WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Lê Thăng Long phản hồi các chỉ trích

Nhà hoạt động vì dân chủ của Việt Nam, ông Lê Thăng Long, người vừa ra tù hôm 04/6/2012, phản hồi về các ý kiến của dư luận xung quanh việc ông công bố bản kêu gọi về phong trào “Con đường Việt Nam” và đưa ra danh sách thư mời tham gia phong trào này.

Ông Long khẳng định với BBC Tiếng Việt hôm 18/6/2012 rằng việc xây dựng và công bố các văn bản trên đã có sự ủy nhiệm và trao đổi trước về chủ trương giữa ông và các ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức trong thời gian ba người thi hành án tù.

Ông cũng khẳng định “không có bàn tay” của bất cứ ai đứng sau các lời kêu gọi và bản danh sách mời mà ông mới công bố, cũng như bác bỏ một số ý kiến cho rằng đây có thể là một “cạm bẫy.”

Mở đầu cuộc trao đổi với BBC từ nhà riêng ở Sài Gòn, ông Long cho biết ý kiến tổng thể của ông về các phản ứng đa chiều của dư luận xung quanh lời kêu gọi và thư mời tham gia phong trào.

Ông Lê Thăng Long: Tôi có theo dõi những phản ứng đó. Và ý kiến tổng thể của tôi là có lẽ những cái này là một cái mới so với trước, cho nên cũng có những phản ứng hơi bất ngờ.

Tuy nhiên chúng tôi cũng cần hết sức lắng nghe tất cả những ý kiến của các quý vị. Kể cả những ý kiến ủng hộ cũng như những ý kiến phản biện hoặc là những ý kiến chưa đồng tình.

BBC: Thưa ông, hai ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức đã ủy nhiệm cho ông phát động ‘Phong trào Con đường Việt Nam’ như thế nào?

Việc này chúng tôi đã được thống nhất khi cả ba người ở Xuân Lộc và sau đó anh Định được chuyển đi vào ngày 10 tháng Tám (2010) tại trại giam Xuân Lộc về Chí Hòa. Trước khi tôi ra tù, tôi sống chung với anh Thức ở trong tù. Và tôi cũng được ủy nhiệm chính thức từ anh Thức. Và theo tinh thần, quan điểm là đa số quá bán. Tức là trên hai phần ba, thì sự thống nhất này là sự thống nhất chung của chúng tôi.

Thống nhất từ quan điểm trước đây của chúng tôi cũng như là sự ủy nhiệm về nguyên tắc trong điều hành. Và tất cả những việc này, chúng tôi công khai. Cho nên chúng tôi tin chắc rằng về phía Nhà nước, về phía các cơ quan chức năng biết việc này.

BBC: Có ai đứng sau lời kêu gọi hay bản danh sách mời hay không? Có sự tác động nào từ phía chính quyền hay không?

Tôi khẳng định việc này không có ai đứng đằng sau, phía chính quyền hay là sự tác động nào, mà hoàn toàn do ba người khởi xướng chúng tôi chọn lựa và đề ra.

BBC: Việc ủy nhiệm diễn ra trong quá khứ, liệu nay có ảnh hưởng gì không tới việc thi hành án của hai ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức?

Việc làm của tôi thay mặt hai người còn lại mục tiêu cũng muốn làm sao để việc thi hành án hay sự thật, hay sự bảo vệ cho những người đã dũng cảm, đã yêu nước và đã thực hiện những quyền đúng đắn của mình, sớm ra khỏi tù.

BBC: Ông và các ông có tiêu chí gì khi lập danh sách mời những người tham gia vào “Phong trào Con đường Việt Nam” này?

Tuy là ở trong tù, chúng tôi vẫn có thời gian suy nghĩ, cân nhắc và xem xét tất cả những vị mà chúng tôi đề ra. Và tiêu chí là những vị đó cũng có tinh thần giống, tương tự tinh thần của “Con đường Việt Nam” và có thể đóng góp bằng khả năng của mình cho hoạt động của Phong trào “Con đường Việt Nam.”

Thông qua những hoạt động trong quá khứ của các quý vị, chúng tôi đánh giá, xem xét, cân nhắc để chọn lựa và mời quý vị một cách công khai. Đó là sự chọn lựa và cân nhắc của chúng tôi.

‘Nghi ngờ là cần thiết

Những người trong vụ án ông Lê Công ĐịnhÔng Lê Thăng Long khẳng định không có cạm bẫy hay bàn tay của bất kỳ ai khác phía sau kêu gọi và bức thư mời

BBC: Có người cho rằng đây có thể là một “cạm bẫy” cho chính bản thân ông và những người mà ông mời tham gia, ông bình luận thế nào?

Tôi khẳng định đây không phải là một cạm bẫy và mỗi người sẽ nhìn nhận. Và quan điểm của tôi là việc cân nhắc, tìm hiểu và thắc mắc, kể cả việc nghi ngờ đó là việc hết sức cần thiết. Tôi nhớ một người nào đó nổi tiếng đã nói là “trước tiên hãy nghi ngờ tôi, để sau đó tin tôi, nhưng đừng vội tin tôi để sau đó nghi ngờ tôi.” Thì đó là quan điểm của tôi.

BBC: Ông sẽ làm gì để bảo vệ an toàn, an ninh, tính mạng cho những người đi theo con đường mà các ông khởi xướng hay ký tên vào thư mời tham gia, ủng hộ khi danh tính của họ công khai và họ gặp vấn đề, rắc rối?

Chúng tôi, qua việc mời công khai đó, cũng chính là đảm bảo an toàn, an ninh cho mọi người. Nếu tôi mời một cách không công khai, thì sẽ bị các cơ quan chức năng thắc mắc là không biết làm những việc gì đó có lẽ là mờ ám chăng. Nhưng việc mời công khai và việc công bố tất cả những quan điểm, đường lối, tài liệu của phong trào là một hình thức bảo vệ cho tất cả mọi người thực hiện các quyền chính đáng của mình mà không phải sợ hãi.

Và việc đó sẽ giúp cho đất nước và tất cả người dân Việt Nam sẽ tự tin, vượt qua sợ hãi và vượt qua những cản trở của những ai đó, hay là những cái gì đó mà chúng ta còn cảm thấy e ngại.

BBC: Cho tới nay ông đã nhận được bao nhiêu sự ủng hộ cho bản kêu gọi hay các chữ ký trả lời, nhận tham gia, ủng hộ phong trào của ông, thưa ông?

Chính thức hiện nay, chúng tôi có bốn người công bố danh tính rõ ràng tham gia với tư cách sáng lập. Còn những lời ủng hộ rất nhiều. Nhiều nhưng được đăng ký với tư cách ủng hộ hoặc thông qua những diễn đàn, những tiếng nói ủng hộ, kể cả những sự ủng hộ trong lòng của người dân mà chúng tôi nghe được, từ những người thân, từ những bạn bè phản ảnh lại cho chúng tôi.

BBC: Việc đưa ra lời kêu gọi và thư mời có mâu thuẫn gì với quy chế quản thúc sau khi ông được thả tự do hay không?

Theo luật mới nhất hiện nay, tức là Luật thi hành án hình sự, áp dụng từ 01/7/2011, mà tôi đã nghiên cứu kỹ, các quyền mà bản thân tôi đang thể hiện cho Phong trào hoàn toàn không bị giới hạn ở trong luật này. Tôi chỉ bị giới hạn về phạm vi địa lý thôi. Tức là chỉ đi lại ở trong khu vực phường thôi, nhưng các quyền đó không bị giới hạn.

Tôi có một số quyền khác bị giới hạn như quyền ứng cử, quyền bầu cử, nhưng quyền thể hiện quan điểm, tiếng nói hoàn toàn không có giới hạn trong luật đó. Và theo nguyên tắc của Nhà nước Pháp quyền, thì những gì luật không giới hạn thì anh được phép làm.

‘Rút lại lời nhận tội?’

BBC: Trước đây ông có nhận mình có tội, nay ông có rút lại lời nhận tội đó không? Nếu ông cho rằng mình vô tội, phải chăng việc bắt giam và bỏ tù ông là sai trái?

Vụ án Lê Công ĐịnhÔng Lê Thăng Long (thứ hai, từ phải) nhận tội trước tòa, nhưng nay đang nhắc tới quyền khiếu nại của công dân

Đúng là như vậy. Tôi đã cúi đầu tại phút cuối cùng vì mong và cũng là thống nhất để làm sao ra được sớm nhất để có tiếng nói, để mọi người hiểu được sự thật là tôi không có tội và các bạn của tôi không có tội. Và theo nguyên tắc của xét xử thì kể cả anh nhận tội, nhưng thực chất anh không có tội, thì anh vẫn không có tội. Và một việc nữa là quyền bảo vệ việc đó, kể cả sau khi anh thi hành án tù, đó là anh có thể lên tới Giám đốc thẩm, hoặc là mức khác như là quyền khiếu nại, tố cáo.

Kể cả trong quá trình ở tù, ở điều tra, cũng như ở thi hành án tù, khi một số cán bộ, khi tôi chia sẻ việc của tôi thì họ nói: anh vẫn có quyền sau khi anh thực hiện xong việc kết luận của Tòa án, thì anh ra, anh vẫn tiếp tục bảo vệ chuyện của anh. Anh vẫn cứ tiếp tục và không có gì anh phải ngại hết. Đó là một sự thực.

BBC:Nhưng việc nhận tội đó có thể ảnh hưởng gì tới tư cách, vị thế, tương lai chính trị hay hình ảnh nhân cách của ông hay không, thưa ông?

Đây cũng là một câu hỏi thú vị. Việc nhận tội cũng là một việc gì đó gây cho mọi người suy nghĩ và đặt dấu hỏi về niềm tin, cũng như sự nghi ngờ về tôi nhiều.Nhưng tôi nghĩ mình làm việc là vì một mục đích tốt và sự trong sáng, chân thật, cho con đường mà mình đã chọn.

Nếu không phải chỉ vì mình, thì việc đó, mình làm bất cứ vị trí nào mà mọi người đồng ý cho mình làm, thì mình sẽ làm hết sức để đóng góp chung cho một sự nghiệp chung của phong trào cũng như của toàn dân Việt Nam. Cho nên tôi không cảm thấy là phải quá buồn về việc này. Đương nhiên đó là một thực tế mà tôi phải chấp nhận.

BBC: Trong thời gian mà ông thi hành án, bản thân ông, hay những người khác trong vụ án mà ông được biết, như ông Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức, đã được đối xử như thế nào trong tù?

Tôi đã có trao đổi trước tòa. Quá trình điều tra là quá trình tác động để làm sao cho chúng tôi phải nhận tội, bằng mọi cách, trong đó có những cái mà tôi đã nói trước tòa. Chắc là các quý vị cũng được nghe và tôi sau này đã đọc trên mạng cũng có một số nơi nói lại. Tức là có những cái nó không còn công bằng và khách quan.

Đó là một sự thật. Và nó dẫn tới kết luận cũng như bóp méo kết quả để đạt được mục đích của những người và những cá nhân nào đó thực hiện quá trình điều tra, kết luận cũng như xét xử vụ án của chúng tôi và của riêng cá nhân tôi.

Còn về sau trong quá trình chấp hành án hay ở trong tù, chúng tôi cũng được đối xử tương đối tôn trọng. Trong quá trình đó, chúng tôi cũng gặp những người công an có tư cách rất tốt, tôn trọng và đối xử tốt với chúng tôi.

BBC: Bây giờ ông tái lập cuộc sống như thế nào, ông có khó khăn gì không về khám bệnh, điều trị, việc làm hay thu nhập…?

Hiện giờ tôi vẫn chưa đi làm, tôi đang tập trung vào công việc của Phong trào. Hiện nay tôi đang ở nhà và đang bị quản chế ở nhà của tôi ở tại Sài Gòn. Tôi chắc cũng dành một thời gian vừa tập trung vào công việc của phong trào vừa xem xét lại cả một quá trình, tình hình hiện nay để xem mình có thể đóng góp gì thêm.

Nguồn: BBC

11 Phản hồi cho “Ông Lê Thăng Long phản hồi các chỉ trích”

  1. TRƯỜNG says:

    Hãy nhớ cách đây vài năm Sư ôm Nhất Hạnh te te về VN, cân đai áo mão tổ chức ” đại trai đàn chẩn tế”. Báo hại tên Vẹm mặt như chó sói này lường gạt dân TP. HCM . Hắn dặn dò, mọi nhà có người thân mất trong mấy ngày hắn làm ” trai đàn” tại chù Vĩnh Nghiêm, thì tại nhà phải lập bàn hương án ngoài trời nhang đèn 24/24, sau đó gởi tên thân nhân tại chùa để chẩn tế.Những ngày “chẩn tế” phật tử túc trực tại chùa dự “trai đàn”. Báo hại tôi ròng rả nửa tháng đi sớm về khuya dự lễ. Sau này đọc trên mạng mới biết hắn ta làm ” trai đàn” để cứu nguy cho thằng CSVN ! Biết thì đã bị lừa ! Sau đó hắn ĐƯỢC cho xây tu viện Bát Nhã, nhưng cuối cùng cũng bị thằng CS giựt cho trắng bốc ! Thật đáng đời thằng Vẹm già, tu mà tâm địa bất nhơn. Cái cú cho thằng Vẹm già về VN lập trai đàn, bọn CS được lợi gì, mọi người đều biết rõ.
    Nay lại có tình hình mới là Mỹ thăm Cam Ranh hứa hẹn trong tương lai thằng CS “đánh cho Mỹ cút” được …viện trợ ! Thế là mấy anh tư bản đỏ có lai lịch cướp của, giết người, cướp đất dân oan chuẩn bị …lên đời ! Được Mỹ bảo kê là số một ! Thì tự nhiên có anh LTL được RA TÙ để khởi xướng ” Con đường VN” ! Trước đó lại có bình loạn gia Trần Bình Nam viết bài “Hội luận tại Corneil” ! Trong đó ngài bình loạn gia sợ phong trào đối lập VN hiện nay …đi theo ” vết xe đỗ ” mà bắt chước làm một ” mùa xuân Ả Rập” thì nguy cho Đảng …CƯỚP !
    Anh LTL muốn mần gì đó thì cứ mần, nhưng đừng quên cái gương của anh Sư Vẹm bị Đảng ..trấn lột sau khi ảnh hoàn thành cái nhiệm vụ mà ĐẢNG CƯỚP đã giao cho ảnh.

  2. CAM Ca. says:

    1/Trong ba người bị bắt cùng một tội như nhau theo cáo trang của nhà nước CSVN nhưng 2 người không nhận tội vì coi như nhửng cáo buộccủa nhà nuớc không ĐÚNG,không thể là tội.Chỉ một mình LTL nhận tội để được khoan hồng. Vây có phải LTL đả phản bội anh em ,đống chí ,bạn bè của mình không ? Và có phải đó là xác nhận tội của 2 nguời kia dù họ không nhận tội ? Đâm sau lưng “chiến sỉ.?”
    2/Phổ biên CĐVN là láy lại chút uy tín đả mất hay đây chỉ là một cái bẩy giăng của CS qua LTL để dẹp tan luôn CĐVN và bắt nhửng người chưa bắt hay chưa kip bắt ?Mà CĐVN là của TDT.ai chứng nhận là có sự “nhất tri cao”của họ và giao nhiệm vụ cho LTL phổ bién khi ra tù ? Đây củng giúp cho 2 ông bạn tù thêm 01 tội nửa là “ở trong tù vẩn liên lạc ra ngoài qua ltl để tím cách phiổ biến ,phát tán tài liệu,bài viết hô hào CĐVN…?
    2/Nhất là Ông lêhăng long dược khoan hồng ra tù mấy ngày,còn bị quản hế,tức là theo dỏi ,vậy ông ta là người can đảm hay là “do CA chỉ đaọ”.khoanhồng cho ra tù sớm đề lập công ,tập họp nhửng người ủng hộ hay đi theo CĐVN cho chúng bắt ?.
    3/LTCN PHS và rất nhiều trí thức củng chỉ góp ý mong VN có tự do dân chủ thực sự,,,qua nhưng bài viết ,nhửng góp ý,nhửng bài dịch từ các bào (như bài dịch Dân chù của PHS vậy ,nhưng tất cả đều bị bắt.Phản đối TC chiếm HSTS là yêu nước cung bị bắt (ở Phi có cả trên 10,000 người biêu tình rất tự do )Ngay cả Ông NHQ,g/s Úc mổi năm đều đem sv ông ta dạy về VN giao lưu ,coi như ông ta rất thân,thân với VC thế mà củng bị đuổi về Úc vì bài viết dạng nghiên cứu lịch sử có dính tới đảng “ta” thôi ! Cha con họ Huỳnh ở QN củng được “nổi tiếng’ vì bị đàn áp thô bạo củng chỉ là viết nhửng ý tưởng ,nhửng hiểu biết của mình !Ông T/S Diên củng đang gặprăc tối dù Ông ta góp ý như một trí thức (sỉ phu) trước viển ảnh mât nước thôi !Cù Huy Hà Vủ củng vậy . Phản đối nhưng không nhận tội dù bị tù oan là thái độ thách thức đầy nhân tính trí tính của người trí thức. Dám làm dám chịu.Không đầu hàng giửa chừng
    Vây CĐVN hôm nay ltl ,người tù nhận tội xin khoan hồng phổ biến (CĐVN không phải ltl là tác giả) và xác nhận có sự nhất trí cao của THDT và LCĐ có thực sự có sự xác nhận đó không khi họ ngồi tù (tù CS) . Ai minh chứng ? Tờ giây xác nhận của họ ư? Thật có đường dây gởi “bí mật: từ trong tù ra đó sao ?
    Hay thư xác nhận này CA lấy từ trong tay 2 người tù đem ra cho LTL ? CA VC nay tiến bộ dử a !
    Dầu sao tôi củng phục ltl.có lẻ anh anh thấy nhân tội xin khoan hồng là không đúng lắm nên nay ANH SỬA SAI để lấy lại chút uy tín.
    Mong là vậy !

  3. NGÀN KHƠI says:

    TỘI VÀ SỰ NHẬN TỘI

    Ông Mác đưa ra lý thuyết chuyên chính vô sản để nhằm xây dựng xã hội theo cách của ông ta suy nghĩ. Điều này, thực tế đã phản bác lại ông ta quá nhiều, nên sau thời kỳ Stalin và Mao Trạch Đông, những người đi làm cuộc cách mạng cộng sản quốc tế theo kiểu mác xít, cũng đã lờ đi, hoặc đã công khai từ bỏ chính cái yếu tố “chuyên chính” thật sự hết sức quái dị này của ông Mác. Song nói là vậy, nhưng thực chất và thực tế, mọi “Đảng CS quang vinh muôn năm” đang cầm quyền nào, dù bất kỳ ở đâu, cũng không hề muốn chia sẻ “tính ưu việt” của mình cho bất kỳ một ai khác, vì để nhằm dành quyền lãnh đạo xã hội có tính ưu việt đó cho riêng mình. Điều này, chắc ông Lê Thăng Long phải biết, thế cho nên khi ông chủ trương ngược lại, tức là chủ trương trường phái dân chủ theo kiểu phi mác xít, tức là chủ trương đa nguyên đa đảng, thì rõ ràng hành động của ông Long đã phạm vào luật pháp của nhà nước đương thời. Phạm luật pháp, cũng có nghĩa phạm tội, đối với nhà nước đương thời. Đây là điều rất tinh tế và phức tạp, khi người ta bảo rằng có tội hay không có tội. Ý niệm tội vốn chỉ là một ý niệm chung chung. Còn trong cụ thể, thì thật sự chỉ luôn luôn là tội với ai, và tội về điều gì. Ông Lê Thăng Long ra tòa, do đó cũng không thể bảo rằng mình “vô tội” được. Bởi vô tội, thì làm sao ông ta lại ra tòa. Nhưng tội ở đây, không phải là tội chung chung, mà là tội đối với chính pháp luật cụ thể của nhà nước cụ thể đó. Đó chắc hẳn là lý do khiến ông Lê Thăng Long đã nhận là mình có tội trước tòa, nhằm mong được án nhẹ hơn. Điều này, tuy thế lại khiến cho nhiều người phải dị nghị ông ta. Sự dị nghị này quả một phần có lý, mà một phần lại không có lý, như trên đã nói. Tức ông ta đáng ra phải nói rõ, hay cụ thể hơn, là ông ta có tội với ai, và không tội với ai. Chẳng hạn, chả lẽ ông lại có tội với bản thân ông ta, hay có tội đối với các quan điểm riêng của ông ta. Thế nên, lần này được trả tự do sau khi đã mãn án, ông Lê Thăng Long lại liền bắt tay tái xuất giang hồ ngay lại. Có nghĩa, nếu quan điểm của nhà nước VN hiện hành vẫn chưa đổi, luật pháp VN hiện hành vẫn chưa đổi, thì ông Long lại “phạm tội” nữa, và những người cùng đi theo với ông ta, lần này cũng sẽ “phạm tội” nữa. Chừng đó nếu phải ra toa lại, ông Long và những người kia cũng không thể bảo rằng họ vô tội, mà chắc chắn cũng sẽ phải “thú nhận” là họ đã “phạm tội”. Thế đấy, nếu hoàn cảnh vẫn cứ còn luôn là hoàn cảnh của Vũ Như Cẩn, thì câu chuyện “cù cưa” này, có lẽ cũng chẳng tới bao giờ dứt. Ý nghĩa tái xuất giang hồ của ông Lê Thăng Long hiện giờ, nó là như thế. Vì người VN sau cả hàng thế kỹ bị chao đảo nhiều mặt về chính trị, đã vốn dĩ phải nghe quá nhiều những sự tuyên truyền chính trị quá lạm, nên bây giờ đây, cũng không còn ai có được lòng tin một cách khách quan, đúng đắn nào nữa. Kiểu mèo sợ nước là như thế. Chuyện này quả khó tìm ra một nguyên nhân, vì nó có đến cả hàng ngàn nguyên nhân khác nhau. Cho nên, chỉ khi nào mọi chủ nghĩa tuyên truyền một chiều chấm dứt, mọi chủ nghĩa độc tài chuyên đoán cũng chấm dứt theo, thì mọi người VN mới sẽ thật sự có được các quan điểm dân chủ, tự do hoàn toàn khách quan, đúng đắn, và đúng nghĩa nhất. Chỉ tới khi đó, lòng tin chính đáng của mọi người mới có thể lấy lại được, và cũng chỉ khi ấy, đất nước cũng như dân tộc, mới có thể thoát ra được mọi thực trạng tồi tệ, và cùng đi lên một thực sự có hiệu quả, tương lai và triển vọng.

    ĐẠI NGÀN
    (22/6/12)

  4. quandannambo says:

    ông đầu hàng bỏ bạn chiến đấu trong tù
    trần huỳnh duy thức là tác giả chính của
    con đường việt nam
    không có mặt ông thức tôi không tin và không theo
    ông lê thăng long nghỉ sao về cái bản lảnh sáng đầu tối đánh

    • kien nhan says:

      Chú hay Bác ạh đừng đêm cái bản lãnh ‘ quân tử tàu’ ra nữa ,đừng quên cs thắng cũng nhờ cái bản lãnh xạo ke đó bác ạh .miễn sao CĐVN thành công thì có xuất huyết não cũng phải làm …keke !

    • Trực Ngôn says:

      Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
      Tùy cơ ứng biến. Đối với bạo quyền gian manh giả dối thì phải dùng chiêu của giặc mà đánh giặc.

      Trong tình thế chẳng đặng đừng thì miệng phải nói chữ đầu hàng để nhẹ đòn, nhưng trong bụng không phục, vì vậy khi được tự do thì đánh tiếp!

  5. kien nhan says:

    Trước hết gởi lời chúc sức khỏe đến anh LTL dù không quen biết anh .
    xin thưa với anh một vấn đề dù nhỏ hay lớn đặc ra tất nhiên không thể tránh khỏi nghi ngờ thậm chí là phỉ bán nó và tất nhiên CON ĐƯỜNG VIỆT NAM cũng không tránh khỏi vì nó con thiếu một sức mạnh vô hình mà theo tôi anh và kể cả những người yêu nước đang thiếu, đang trông chờ …một CON ĐƯỜNG VIỆT NAM đủ rõ ràng để huy động một sự đoàn kết thật sự tạo ra sức mạnh thật sự và hãy đem sự khác biệt và những hoài nghi đó thành sức mạnh VIÊT NAM .
    Phải hy sinh để thành công

  6. Trung Kiên says:

    Đã đến lúc anh Lê Tăng Long và những người sáng lập Con Đường Việt Nam đánh ván “bài ngửa” ?

    Suốt hơn 60 năm dài sống dưới chế độ csvn, người dân đã trải qua quá nhiều cạm bẫy, bị lường gạt nhiều rồi nên tỏ ra nghi ngại, hoài nghi “Con Đường Việt Nam” cũng như bản thân anh Lê Thăng Long (vừa thoát khỏi nhà tù) cũng là chuyện bình thường, dễ hiểu…

    Bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài cũng là một ý kiến xây dựng, đáng lưu ý;

    Chọn đường!

    Sau khi phân tích sự việc, bà PTH kết thúc rằng;

    Tôi xin dẫn một câu nói của Albert Einstein để kết thúc: Các chế độ độc tài sinh ra và được dung dưỡng, bởi chúng ta đã đánh mất cảm giác về tư cách và về quyền có một nhân cách…/…Vì những băn khoăn này, tôi xin phép chưa quyết định việc tham gia Phong trào Con đường Việt Nam“.

    Với những lời lẽ trên đây, phải chăng bà PTH vừa nhắc nhở những người sáng lập “Con Đường Việt Nam” về những sơ sót, hoặc những thắc mắc cần phải được giải thích, đồng thời cũng muốn nói với mọi người; hãy thận trọng trước khi quyết định tham gia hay ủng hộ? (Cám ơn nhà văn PTH).

    Nhưng cây ngay thì không sợ chết đứng, người ngay thẳng, trung thực, thì sớm muộn gì rồi cũng sẽ được nhiều người yêu mến và tin tưởng và ủng hộ!

    Mong rằng anh Lê Thăng Long hãy biểu tỏ lòng trung thực và ý chí của mình, để có thể thu phục đường lòng tin của mọi người! Mong thay…

  7. Viet Anh says:

    Toi khong quen biet anh Long , xong nhung gi anh va cac anh Dinh , anh Thuc da lam , toi kham phuc , toi ung ho quan diem cua cac anh .
    Mong Viet Nam som co duoc nhung gi ma XH dan chu tren the gioi da dat duoc bao nay.

  8. Khinh Binh says:

    Kính gởi anh Lê Thăng Long,
    Tôi không quen biết anh mà xin gọi là anh thay vì ông để tỏ quí mến.
    Cho đến nay, qua những gì anh làm, anh chịu đựng, anh bày tỏ, tôi ủng hộ anh. Ủng hộ vì tôi tin anh và các anh Định, Thức, thực sự dấn thân, thực sự tranh đấu cho một nước Việt tốt đẹp hơn. Những gì anh làm, kể cả việc nhận tội, tôi đều cố gắng để hiểu vì sao anh làm như thế trong khả năng của tôi. Anh không phải là thánh, anh chưa là cứu tinh của dân tộc, nhưng anh có lòng và có làm, có hy sinh tù tội. Thế là đủ cho tôi không dám nói bậy về anh.

    Tôi không muốn làm thầy bàn, ngồi ở nước ngoài gõ phím tứ lung tung để phê phán, tiên liệu, đặt nghi vấn…chỉ nhằm đánh bóng, khoe khoang tên tuổi. Tôi cũng không ở trong nước nhảy dựng lên chửi bới anh cho đảng nó cho điểm, hoặc cho đời nhớ tên.

    Anh công khai như thế là đúng. Công khai cho mọi người biết. CS nó bắt nhốt anh nữa thì mọi người cùng biết. Mọi người dân cùng biết sự thực là việc cần thiết hôm nay. Anh làm sao có thể làm việc bí mật được lúc này hỡi các đáng quân sư bàn phím máy lạnh thay quạt mo!!

    Chúc anh khỏe.

  9. dao says:

    Đã bảo là Việt Nam là nước dân chủ vạn lần các nước Tư bản.

Leave a Reply to dao