WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cứ để mặc giới cầm bút

Thú thực, bình thường tôi không chú ý đến các giải thưởng văn học nghệ thuật ở trong nước. Và từ lâu, cũng không chú ý đến các diễn văn về văn học nghệ thuật của giới lãnh đạo cộng sản. Tuy nhiên, hôm nay, lúc lướt mạng, tình cờ một bài viết đã khá cũ, nhan đề “Đảng, Nhà nước ta tạo mọi điều kiện thuận lợi để văn học, nghệ thuật phát triển”, đập vào mắt. Tự dưng tò mò, đọc thử. Đó là bài nói chuyện của Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, nhân buổi lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và danh hiệu nghệ sĩ nhân dân vào sáng ngày 19/5 tại Hà Nội. Đọc xong, thấy vui, bèn viết vài lời tản mạn.

Nhưng, trước hết, xin giải thích một chút về câu mở đầu ở trên. Lý do chính khiến tôi không chú ý đến các giải thưởng văn học nghệ thuật trong nước vì chúng nhảm. Giải thưởng văn học nào cũng có hạn chế. Ngay cả giải thưởng văn học nổi tiếng nhất thế giới như giải Nobel cũng có vấn đề. Cũng bỏ sót nhiều tác giả và tác phẩm xuất sắc. Và cũng trao nhầm cho những người tài năng làng nhàng bậc trung. Thật ra, đó chỉ là chuyện bình thường. Giải thưởng nào cũng do một số người lựa chọn. Là người, không có ai không có những giới hạn nhất định. Về kiến thức. Về nhận định. Về quan điểm thẩm mỹ. Và về khả năng cảm thụ.

Có điều, các giải thưởng có uy tín trên thế giới cũng có những tiêu chí nhất định. Tiêu chí ấy, trước hết, dựa trên tính thẩm mỹ và tính nghệ thuật. Ở Việt Nam thì khác.Tiêu chí hàng đầu là tiêu chí chính trị. Trong chính trị, tiêu chí hàng đầu lại là tiêu chí phục tùng và minh họa chính sách. Thành ra, cho đến nay, hầu hết những tác phẩm được tặng giải thưởng là những tác phẩm kém.

Có thể tóm tắt thành một lời khuyên thế này: ở Việt Nam, nghe một tác phẩm nào đoạt giải, bạn đừng đọc; nghe một nhà văn hay nhà thơ nào được trao tặng danh hiệu “cao quý” nào đó, bạn đừng thèm ngó mắt đến.

Về các lời phát biểu của giới lãnh đạo cũng vậy. Trước, tôi sưu tập và đọc khá nhiều, khá kỹ các bài phát biểu ấy chủ yếu để tìm tài liệu viết cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng sản, 1945-90 (1991 & 1996). Đọc như một cực hình. Cái cực hình khi nghe một người dốt nói chuyện. Nói lải nhải. Lại nói một cách đầy quyền uy. Xin lưu ý: tôi dùng chữ “dốt” chứ không phải “ngu”. Không, tôi không nghĩ những kẻ ngoi lên được những cái ghế cao vòi vọi và giữ chúng một cách vững chắc lâu dài vậy là ngu. Họ không ngu nhưng dốt: ở lãnh vực này, họ không có chút kiến thức chuyên môn nào cả.

Bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang “kế thừa” đầy đủ những cái dốt truyền đời của giới lãnh đạo cộng sản. Cũng xem văn học như một thứ vũ khí đơn giản của chính trị. Cũng xem giới cầm bút như những tôi đòi chỉ biết vâng vâng dạ dạ. Cũng muốn sử dụng những biện pháp hành chính thô bạo để kiểm soát thế giới sáng tạo vốn tự bản chất, phải được tự do, của con người. Cũng có ảo tưởng loại văn chương cung đình họ nuôi dưỡng lâu nay là văn học đích thực.

Bài phát biểu của Trương Tấn Sang chỉ có một ưu điểm: ông không hề nhắc đến chữ “chủ nghĩa xã hội” như một ý thức hệ. Trong cả bài, chữ “chủ nghĩa xã hội” chỉ xuất hiện có một lần, một lần duy nhất, ở câu cuối cùng, nhưng nó nằm trong cụm từ “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Như một danh xưng. Chứ không phải như một ý thức hệ.

Ngày xưa, giới lãnh đạo cộng sản xem chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa như một phương pháp sáng tác duy nhất được chấp nhận dưới chế độ của họ. Sau năm 1991, khi chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ hoàn toàn ở Nga và châu Âu, họ bỏ dần cái thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong các bài diễn văn. Nói cách khác, trong việc lãnh đạo, họ bỏ qua vấn đề phương pháp. Điều đó mặc nhiên có nghĩa là: giới cầm bút có thể sử dụng phương pháp sáng tác gì cũng được. Tuy nhiên, họ vẫn giữ lại một giới hạn về ý thức hệ: đó là chủ nghĩa xã hội. Bây giờ, khi nhắc đến các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược, Trương Tấn Sang hoàn toàn lờ đi mấy chữ “chủ nghĩa xã hội”.

Ông chỉ nói: “Mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của đất nước ta hiện nay là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thấm đượm tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng, là động lực và mục tiêu phát triển đất nước, theo quan điểm Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đó, cùng với toàn Đảng, toàn dân, các văn nghệ sỹ có vinh dự và trọng trách lớn. Đảng, Nhà nước ta tạo mọi điều kiện thuận lợi để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng toàn diện nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ; cùng cố, đổi mới hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật ở Trung ương và các địa phương, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới.”

Việc bỏ đi những chữ nhảm nhí ấy dĩ nhiên là một điều hay. Tuy nhiên, vấn đề là: bỏ đi cả phương pháp sáng tác (chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa) lẫn ý thức hệ (chủ nghĩa xã hội), vậy thì sự lãnh đạo của đảng Cộng sản trong lãnh vực văn học nghệ thuật sẽ còn lại gì?

– Không còn gì cả.

Xin nói ngay: đó là điều đáng mừng chứ không phải đáng tiếc. Văn học nghệ thuật vốn là thế giới của sáng tạo, mà sáng tạo, tự bản chất, lại gắn liền với tự do cá nhân – tự do và cá nhân, không cần bất cứ sự lãnh đạo nào. Ở Tây phương, chả có nhà chính trị nào dám mở miệng nói đến chuyện lãnh đạo văn học nghệ thuật.

Điều bất hạnh lớn nhất của văn học nghệ thuật hiện đại Việt Nam là lúc nào nó cũng bị lãnh đạo. Chính những sự lãnh đạo dốt nát, hẹp hòi và thô bạo ấy đã làm văn học nghệ thuật càng ngày càng ốm o, còi cọc, què quặt, dị dạng. Ngay cả những tài năng kiệt xuất nhất cũng chịu bó tay, không sáng tác nổi một cái gì ra hồn.

Muốn cứu vãn văn học nghệ thuật Việt Nam, điều duy nhất đảng cộng sản và nhà cầm quyền nên làm và cần làm là cứ bỏ mặc nó. Đừng lãnh đạo gì cả. Đừng lập ban bệ gì cả. Đừng tổ chức hội nghị hay họp hành gì cả. Đừng trao giải thưởng hay phong danh hiệu gì cho ai cả.

Cứ để cho giới cầm bút được tự do. Tự do, tự nó, không đủ sinh ra tài năng. Nhưng nó sẽ giúp tài năng được nảy nở.

Khi tài năng được nảy nở, tác phẩm lớn sẽ ra đời.

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

8 Phản hồi cho “Cứ để mặc giới cầm bút”

  1. NGÀN KHƠI says:

    CON SÂU LÀM RẦU NỒI CANH

    Con sâu này là Các Mác. Nồi canh này là nền văn hóa, văn minh nhân loại. Đây là một sự thật phũ phàng mà cho đến nay vẫn còn nhiều người chưa hoàn toàn sáng tỏ. Bởi vừa rồi có dịp nói chuyện chơi với một trí thức chắc chắn không trong đảng CS, người đó vẫn hết mức bênh vực Mác, kể cả bênh vực Trần Đức Thảo. Người đó nhiều lắm chỉ kết tội Lênin như là người đã tầm thường hóa học thuyết Mác, kế đó Stalin đã làm sắt máu hóa học thuyết Mác, cũng như Mao Trạch Đông cùng nhiều người theo học thuyết Mác nổi tiếng khác đã làm cho học thuyết Mác trở thành tai quái, lạc hậu về mặt nhận thức và ý thức về tự do cũng như khoa học. Thậm chí người đó còn ca ngợi Trần Đức Thảo như một thiên tài vì đã quán thông học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác. Chỉ có điều sự thất bại của Thảo là đã về VN cho nên đã đánh mất hết sự nghiệp đã rực sáng trước đó của ông ta mà thôi. Tôi không nói gì mà chỉ ngao ngán tính cách nhận thức của một số trí thức VN về các mặt khoa học và triết học. Đúng là hoặc người VN kiểu như thế là thật sáng suốt và thông minh thật. Hoặc là người VN kiểu như thế thì quả hàm hồ và nông cạn thật.
    Bởi nói cho cùng, nếu lý thuyết Mác hoàn toàn trong sáng, làm sao lại có các hiệu ứng hay hậu quả ngược lại sau này kể từ Lênin trở đi về mọi mặt khoa học và đời sống của loài người như mọi người đều biết. Nói như vậy không phải là sự quy chụp suông, mà thật sự là sự nhận định hoàn toàn khách quan và có cơ sở. Chính quan điểm duy vật của Mác được kết với quan điểm duy tâm về biện chứng luận đã là điều ngô nghê đầu tiên và bao trùm nhất của Mác. Từ đó Mác đẻ ra học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như là kiểu lý luận vung vít, tùy tiện, đoán mò, gây ra bao điều tác hại về đầu tranh giai cấp. Đó chính là điều mà nhà “triết học” Trần Đức Thảo đã từng say mê đắm đuối, dùng để lý luận cho cả đời sống kiểu củ khoai hạt đậu và cho cả một phần của nền văn học VN. Chính cái lập lờ u trệ đó của Mác cũng đưa đến lý thuyết giai cấp đấu tranh từng làm vỡ mộng nhiều người, từng làm đổ vỡ và tàn lụi bao nhiêu bước phát triển khác nhau của nhiều nơi nhiều nước, hay một phần của toàn nhân loại. Một học thuyết về mặt khoa học thực tế lẫn mặt triết học bao quát đều chứa quá nhiều nhược điểm như vậy, mà đến ngày nay kiểu như anh trí thức vừa nói hay như nhà “Mác học” Lữ Phương đã từng lên tiếng chỉ mình mới là người hiểu đúng Mác nhất thì kể cũng lạ. Nhưng nói gom lại, cái làm rầu lớn nhất của Mác chính là chủ trương tướt đoạt tự do của con người và của xã hội mà Mác chỉ thị như là mục tiêu của đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Đấu tranh giai cấp là một tư tưởng bệnh hoạn tàn độc nhất của Mác đối với nhân loại. Còn chuyên chính vô sản hay thủ tiêu tự do là một tội lỗi tệ hại đối với xã hội loài người mà Mác đã phạm phải. Bởi yếu tố của con người là yếu tố mỗi cá nhân đều bình đẳng, độc lập, tự do như mỗi nguyên tử. Mác lại phủ nhận mọi đặc thù khách quan đó để gom vào cho giai cấp và lấy giai cấp công nhân làm đầu tàu phát triển lịch sử. Đây chính là sự tai quái nhất mà Mác đã phạm phải. Bởi vì mọi sự phát triển của nhân loại từ cổ chỉ kim đều chỉ dựa vào văn hóa và khoa học, tức mọi thành quả của trí tuệ cá nhân kết hợp cùng nhau lại. Có nghĩa bất kỳ ai dù xuất xứ giai cấp nào mà không có học thức, đạo đưc, tài năng cũng đều không thể thành con người văn hóa và khoa học để góp phần vào sự đi lên của dân tộc hay xã hội. Vậy mà Mác dám ẩu tả chỉ quơ quào vào cho cái được gọi là giai cấp vô sản như là động lực, mũi nhọn phát triển lịch sử. Quả Mác chỉ là người rồ dại, ngu ngơ, dị đoan, mê tín, hoang đường, mà mãi sau này Nghị Viện châu Âu mới hoàn toàn lên án. Ngày nay thế giới văn minh trội vượt về kỹ thuật khoa học, về toàn cầu hóa để mở mang kinh tế, đó là do giai cấp đấu tranh hay do phát triển kỹ thuật và khoa học thì mọi người đều rõ. Chính khoa học kỹ thuật và văn hóa là nền tảng làm cho kinh tế phát triển. Rồi kinh tế phát triển mới làm cho xã hội và lịch sử phát triển. Thế mà Mác dám cho rằng kinh tế là nguồn gốc của tất cả, giai cấp là nguồn gốc của kinh tế. Đó quả thật là một người thông minh trội vượt hơn cả triệu người, một đỉnh cao của trí tuệ loài người như nhiều kẻ trí thức điếu đóm từng lên tiếng ngợi ca phúa phùa bất chấp chân lý khách quan chính là như thế. Thay vì tầng lớp trí thức đa dạng, đa diện là đầu tàu, người ta chỉ quy vào “sứ mệnh” đó cho giai cấp nông dân và công nhân, thì quả đó là sự giật sập và giật lùi lịch sử thật không sai là thế. Sai một ly đi một dặm, hay kiểu con sâu làm rầu nồi canh cũng chính là thế. Nó quả là sự đi ngược lại tính thực tế, khách quan của lịch sử. Thay vì giai cấp công nhân và nông dân được ưu ái để phát triển. Đàng này nó được nhân danh và thêu dệt nên như một tác nhân của lịch sử, đó quả là một sự “thông minh” làm phá tán lịch sử chính là như thế. Khi mọi sự tự do của mọi người đều bị mất theo kiểu như thế thì chẳng phải trời mà chính cả bản thân của Mác vì muốn chuộc lỗi mà đứng ra lấy lại cũng chưa chắc gọi là được. Trứng đã giao cho ác rồi thì nhiều lắm cũng chỉ có thể lấy được chút vỏ trứng mà thôi. Ôi quả hoan hô thiên tài ngàn đời của nhân loại chính là như vậy. Bởi không có tự do cũng không thể nào còn có văn hóa và khoa học hoàn toàn hiệu quả và hoàn toàn đúng nghĩa nữa.

    NON NGÀN
    (24/6/12)

    • S.Lam says:

      Đồng ý với bài phân tích rất hay của bác Non Ngàn.Theo tôi ,vì những sai lầm căn bản trong lý thuyết của chủ nghĩa Mác,lại thêm tính cách “mập mờ” trong những giả định của ông,nên đời sau một số đệ tử của Mác đã ‘lý giải”chủ thuyết ấy một cách khác nhau theo ý riêng của mình (nên mới có những Lenin,Stalin,Mao,Hồ,Pôn Pốt…),thành ra nói cho cùng,Mác chỉ đáng khen ở cái tâm của một anh trí thức thông cảm sâu sắc nỗi đau khổ của giai cấp thợ thuyền bị chủ bóc lột trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản…mà không ngờ mình đã đem lại tai họa khủng khiếp…cho nhân loại !

      • S.Lam says:

        Trên đầu bài thì để tên “Ngàn Khơi”,cuối bài thì lại để tên “Non Ngàn”,như vậy cái nào đúng đây ?

  2. Trần Công Thái says:

    Trong thế giới của Cái Đẹp – Cái Tình, người ta không thể tự mình làm cho chính mình xấu thêm được nữa… Dù ác nghiệt, thế lực bóng tối không thể tiêu diệt Tình yêu và Ánh Sáng Nghệ thuật…

  3. Rất Văn Xấu says:

    Không được, bác nói thế là …. không ổn! Nếu “bỏ mặc” mấy bác cầm bút là các bác ấy dùng chính ngòi bút làm… hung khí ngay, rồi sự tồn tại của chính quyền của những người cộng sản chúng tôi khác nào… trứng trên đầu gậy?!
    Đấy là chưa kể chúng tôi có một “bộ máy quản lý” các vị cầm bút hết sức “đồ sộ”… nếu bỏ mặc các vị ấy cũng đồng nghĩa với bộ máy này chẳng còn lý do tồn tại, thế thì ngân sách phân bổ hàng năm sẽ … đến ai? ai sẽ là người tiêu hộ chúng tôi những khoản tiền đó?
    Đấy là chưa kể nếu để mặc bộ máy này, khi không có gì để cho vào miệng, họ có thể lại quay lại… làm hại chúng tôi, ai bảo vệ chúng tôi đây?
    Người dân ư, không có đâu… tiền của chúng tôi đều lấy từ người dân cả, nên họ chẳng ưa gì chúng tôi đâu, chỉ thiếu nước họ chờ thời cơ để “đá đít” chúng tôi chứ còn việc “bảo vệ” ấy e chỉ là “giấc mơ” thôi…
    Đề nghị tác giả cân nhắc kỹ càng trước khi phát biểu nhé…!!!

  4. Lâm Vũ says:

    Tôi vốn thích đọc nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, không chỉ vì ông có kiến thức rộng về văn học VN, ngòi bút sắc sảo, mà còn vì tôi thấy ông khác những tác giả trước 1975. Có lẽ tác giả vào nghể viết lách sau 1975 nên, so với những đồng nghiệp đi trước, ít rào trước đón sau, nói thẳng hơn do đó tươi mát hơn.

    Đặc biệt, trong tác phẩm phê bình toàn bộ nền văn học của chế độ XHCN Việt Nam, xuất bản 20-30 năm trước đây mang nhiều tính chất “trẻ trung”, mới mẻ. Nhưng, tôi đoán, cũng chính tác phẩm này khiến ông gặp một số phiền toái khi về thăm Việt Nam. Sau vài lần “về thăm nhà” không có vấn đề gì, hai lần sau cùng ông đi “công tác” có liên quan đến nghề nghiệp (giảng dạy tiếng Việt tại một đại học Úc) đã bị chặn ở phi trường và “gửi trả” về Úc, khiến công việc của ông bị lở dở…

    Theo nhận định cá nhân, đây chính là cách thế “đối xử” nhỏ nhặt, ti tiện, mạt hạng của chế độ CSVN, nhất là đối với “kẻ thù”. Nhưng đây chỉ là chuyện thường tình, có thể xẩy ra với bất cứ ai bị CSVN xếp vào thành phần “phản động”. Chuyện lạ là ở chỗ: sau một thời gian tôi có cảm tưởng là cách viết lách của chính Nguyễn Hưng Quốc thay đổi, trở nên hiền từ, nhũn nhặn, “cảm thông” hơn đối với chế độ, nhưng cũng có vẻ vô thưởng vô phạt, khen một tí chê một tí… hao hao giống như trường hợp của “nhà phê bình” Trần Bình Nam (một thời là một “thủ lãnh” cương quyết chống chế độ độc tài CS).

    Phải giải thích làm sao bây giờ? Tôi không thể không nghĩ đến một hiện tượng tâm lý học thường được gọi là “hội chứng Stockholm” (Stockholm syndrome), nói về hiện tượng: nạn nhân bạo hành sau một thời gian đổi lối suy nghĩ, trở thành thông cảm với kẻ hành hạ mình. Đó là do “bản năng tự vệ” của con người, khi nạn nhân cảm thấy mình “bất lực” không thể “trả đũa” lại kẻ hành hạ mình (một cách oan uổng). Thay vì để đau khổ dày vò mãi, dền dần nạn nhân tìm cách tự thoả hiệp với “hiện trạng” – kẻ thù không còn là kẻ thù thì sự dày vò cũng biến mất, dễ sống hơn…

    Trở về với bài viết này. Một người thông minh như ông Nguyễn Hưng Quốc dư sức hiểu là sở dĩ chế độ CSVN này tồn tại đến ngày nay không phải vì nó thực tâm muốn làm cái gì tốt cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Mục đích duy nhất của chế độ này là sự tồn tại của chính nó. Ngoài ra nó không có mục đích làm lợi cho ai hay cái gì cả, kể cả người dân hay Văn Học Nghệ Thuật VN. Do đó, lời kết của bài viết, rằng “Cứ để cho giới cầm bút được tự do. Tự do, tự nó, không đủ sinh ra tài năng. Nhưng nó sẽ giúp tài năng được nảy nở. Khi tài năng được nảy nở, tác phẩm lớn sẽ ra đời” mang tính “lạc quan tếu” – “tác phẩm lớn” đâu có phải là mục đích của chế độ này, ngược lại thì đúng hơn!

    Thật là, chả khác gì đi khuyên anh nghiện rượu nên đối sang uống trà xanh, vừa rẻ tiền lại vừa bổ…

  5. Khinh Binh says:

    Thì tôi đã nói. Trong chế độ CS, làm gì có thơ, có văn. Vì thơ văn cần tụ do, cần tâm hồn rung động. CS chỉ có vè xách động và tờ truyền đơn thôi. Thành ra cứ nghe các vị bình phẩm tác giả, tác phẩm của các giải thưởng văn học nhà nước hay giải thương HCM mà tôi muốn khóc! Các vị dư giờ hay không có gì để viết?

    Cứ cho bọn văn nô CS qua một bên, nhìn sản phẩm của chúng như nhìn giấy chùi …là xong! Khỏi bàn nhá!

  6. nguenha says:

    Đúng như vậy, muoôn cứu vản nền Văn học Nghệ thuât VN chỉ có cách DCS cư bỏ mặc nó. Từ khi có
    DCS trên Dât Viêt chưa cóTác phẩm nào về VHNT cho ra hồn,tòan là Văn chương “thổi ống thu dủ”.
    Tự Do vốn là “thuộc tính”của Sáng tạo,không có nó,thì Tác-phẩm chỉ là cái xác không hồn! Con người sống
    có 2 thức ăn chính: Vật chất và tinh thần.Từ lâu,người dân sống dưới chế dộ CS chỉ có một món ăn Vật-chất,
    chỉ nuôi thân xác:to,tròn,béo mâp…như những sinh vật khác,còn món ăn Tinh-thần không có.! Thật vậy”thật
    buồn cười nhỉ,những thằng mù dẩn dắt chúng ta di”(Nhân văn giai phẩm) . Dảng chính là “thằng mù”!
    Thằng Mù mà trao giải thưởng VHNT,thế thì làm sao có VHNT dược,rỏ ràng bao nhiêu năm cả Dân Tộc
    như Câm,như Diếc.Dến dây thì dã rỏ mười mươi,DCS chính là thủ phạm phá hủy Dời sống Tinh-thần
    cuủ Dân-Tộc Việt!!

Leave a Reply to Trần Công Thái