WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đá banh: Thể thao đại chúng hay hiện tượng suy thoái Tâm Thần?

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Quyền lực của những người cụt tay 

Cứ mỗi bốn năm, hơn phân nửa nhân loại lại có dịp hân hoan xác định lại lý lịch của mình. Hoặc chỉ là mối quan hệ hàng ngang lý lịch mà thôi, nhưng điều ấy cũng đủ làm cho người ta tự hào và công dân của một số quốc gia trong Liên Hiệp Quốc có dịp hát quốc ca trước hàng tỉ khán thính giả. Có khi quốc ca vừa cất lên liền bị khán thính giả gốc Hồi giáo la ó phản đối. Thụy sĩ chấp nhận không kéo cờ Thụy sĩ lên để tránh mất lòng Hồi giáo vì cờ Thụy sĩ làm cho người Hồi giáo thấy đó là biểu hiện thánh giá Thiên Chúa giáo.

Xác nhận lý lịch của mình, tức xác nhận lòng yêu nước. Muốn biết nhân dân thế giới ngày nay có còn giữ tình yêu nước nhà hay không, phải đợi mỗi lần có trận banh lớn, cấp địa phương hay cấp quốc tế. Trên qui mô thế giới, cứ bốn năm, người ta sẽ thấy nhân dân thế giới biểu lộ lòng yêu nước qua giải túc cầu thế giới. Chính những trận tranh giải bóng tròn này đã làm cho con tim của hơn phân nửa nhân loại rung động mãnh liệt, những mạch máu tưởng chừng sơ cứng từ lâu nay trở nên nóng bỏng và sôi sục trở lại.

Không riêng gì các ông, mà cả các bà cũng hăm hở, bồn chồn, đứng ngồi không yên trước màn ảnh TV chiếu trực tiếp trận tranh tài. Phải thức đợi đến ba, bốn giờ sáng để xem, do sự sai lệch múi giờ, cũng sẵn sàng, không thấy buồn ngủ và mệt mỏi vì thức thâu đêm. Chắc các bà bị Giải Túc cầu Thế giới thu hút do môi trường sôi nổi hấp dẫn tác động qua truyền thông và do ảnh huởng cả gia đình và bạn bè. Chớ tự nhiên không thuần túy vì nghệ thuật bóng tròn. Đó là sức mạnh huyền bí thu hút mọi người, dù đang ở khắp nơi trên trái đất, cùng lúc, con tim rung động, đầu óc tập trung theo dõi từng động tác của một nhóm người trên sân cỏ, cùng phản ứng giống nhau để khen thưởng hay chê trách. Sức mạnh thu hút mãnh liệt đó chính là “ Quyền lực của những người cụt tay! ”. (Vì đá banh cấm dùng tay).

Thương mại hay thể thao đại chúng?

Giải túc cầu thế giới được thành lập năm 1930 và liên tục tổ chức mỗi bốn năm.

Người ta tự hỏi không biết rồi đây Liên Đoàn Túc Cầu Thế giới (FiFa ) sẽ còn giữ được vị trí chủ nhân ông siêu quốc gia của mình nữa không? Vì khối tiền thu hoạch được ở mỗi kỳ tranh giải càng ngày trở thành quá kếch xù.

Ở Nam Phi năm 2010, FiFa thu về xấp xỉ 4,2 tỉ mỹ kim. 64 trận đấu, được truyền đi bằng 73 000 giờ, làm say mê hơn 30 tỉ lượt khán giả của 214 quốc gia. Giải Túc cầu Thế giới vẫn là biến cố được truyền thông loan tải mạnh hơn hết. Tiền thu được của FiFa, một phần sẽ trả lương và thưởng cho cầu thủ. Riêng lương của ông Josephe Blatter, Chủ tịch FiFa, là 4 triệu euros/năm. FiFa trong năm 2009 kiếm lời được 147 triệu và ngân quĩ sở hữu là 795 triệu euros.

Người ta đang nghĩ FiFa sẽ khó giữ vững địa vị duy ngã độc tôn vì ngày càng phải đối phó với nhiều khó khăn. Các hội banh phản đối việc cho mượn cầu thủ ưu tú của mình mà mỗi ngày Hội phải trả lương ít nhứt 1500 € và nếu tai nạn xảy ra, cầu thủ phải dưỡng bịnh trong thời gian dài, chi phí vẫn do Hội đài thọ. Trong những ngày tới chắc chắn quyền lực của Liên Đoàn túc cầu thế giới (FiFa) sẽ không tránh khỏi bị xét lại.

Trong tương lai chỉ còn Hội giàu tồn tại. Môn đá banh sẽ trở thành môn chơi của nhà giàu và làm ra tiền, chớ không còn là môn thể thao đại chúng nữa.

Những Hội banh đã giàu sụ như vậy thì lợi tức của cầu thủ ưu tú tự nhiên phải cao hơn tất cả lương của các nguyên thủ quốc gia, hay Tổng Giám đốc xí nghiệp lớn. Đài Tf1 của Pháp năm 2010 đã bỏ ra 120 triệu euros để mua quyền phát hình trực tiếp các trận banh ở Nam-Phi và thu quảng cáo trong giờ trận banh diễn ra là 300.000 € cho 30 giây. Trong trận Pháp-Ba Tây năm 2006, từ 21 giờ đến 24 giờ, có đến 6,4 triệu cú điện thoại gọi đi báo tin diễn tiến và kết quả trận đấu.

Cầu thủ ưu tú, nổi tiếng vì những thành tích đá vô lưới trở thành một thứ hào quang vượt không gian, tức vượt khỏi biên giới quốc gia, không thể có một nguyên thủ quốc gia nào được dư luận ngưỡng mộ như vậy. Tuy biết rằng chỉ số hiểu biết (QI) của cầu thủ bóng đá rất kém . Như cầu thủ Zidane gốc algérie của Pháp,trong năm 2005, lợi tức lên đến 14,6 triệu euros, tăng 44% so với năm trước. Lương của Tổng Thống Pháp, Nicolas Sarkozy, là 21.000 euros/tháng. Lương của Chủ tịch Tổng Giám Đốc xí nghiệp mỹ phẩm Oréal vừa hơn 6 triệu euros/năm. Đó là mức lương cao nhứt ở Pháp.

Đội banh Pháp Pháp màu đen

Người ta ghi nhận đội banh Pháp có nhiều cầu thủ da màu hơn các đội banh của các quốc gia khác, tức không thấy có Tây thiệt.

Ông Pap N’DIAYE, nhà nghiên cứu người da đen về thế giới da đen của Trường Cao đẳng Khoa học Xã hội Pháp tại Paris (EHESS), giải thích hiện tượng này là do Pháp trước kia là một đế quốc thực dân nên thu nhận cầu thủ gốc từ các nước thuộc địa cũ. Nước Anh cũng là một đế quốc thực dân lớn, mặt trời không kịp lặn trên đất của Nữ hoàng. Nhưng Anh không chọn cầu thủ da màu cho đội banh quốc gia vì trọng quốc thể. Còn Pháp chủ trương có mặt đông đảo cầu thủ da màu trong đội tuyển quốc gia được thấy rõ từ những năm 1960. Cứ nhìn hàng ngũ đội banh áo lam, người ta có thể hình dung lại rõ nét bản đồ một nước Pháp đế quốc thực dân với những nước thuộc địa, chỉ không có Việt, Miên, Lào mà thôi.

Nhưng nhà sử học da đen Pap N’DIAYE kia không nói rõ phải chăng cầu thủ da đen được chọn đông đảo vì người da đen vượt trội hơn người da trắng về các môn chơi. Âm nhạc, người da đen cũng xuất sắc. Các môn thể thao, người da đen đều giỏi, đoạt nhiều huy chương vàng.

Theo học giả Larousse của Pháp, thì trong cấu trúc bộ óc của người da đen, phần dành cho xúc cảm thường lớn hơn phần dành cho sự suy nghĩ. Do đó mà người da đen khi vui hoặc buồn, họ cũng vui hoặc buồn sâu xa và dai dẳng. Người da đen, từ bản chất chủng tộc, đam mê vui chơi, nhảy nhót, la hét, nên họ luôn luôn giỏi hơn người da trắng về các trò chơi. Thậm chí vào nhà thờ dự thánh lễ, phụ nữ da đen cũng đi và lắc đít núng nẩy như đang biểu diễn một vũ điệu.

Trên bản đồ thuộc địa của Pháp, dĩ nhiên phải không thể thiếu Việt Nam. Nhưng rất tiếc cho đến ngày nay, dân Đông dương chưa thấy xuất hiện trong đội banh Pháp như người Madagascar, Martinique, Congo, Mali, Algerie,…Riêng Việt Nam, tuy vắng mặt trên sân cỏ với màu áo xanh, nhưng đã từng nổi tiếng với vụ PMU18. Ông Bùi Tiến Dũng lấy tiền cơ quan do ngoại quốc tài trợ đánh cá trận banh 2006 và thua hơn 2 triệu đô-la. Thành tích nào bằng? Trong mỗi trận banh lớn, Việt Nam thường có bao nhiêu người nổi tiếng vì tán gia bại sản, tự tử, nhảy lầu vì thua cá độ?

Các sắc dân gốc thuộc địa cũ ngày nay có thể tự hào vì cầu thủ xứ mình được tuyển chọn và được khen thưởng. Còn Việt Nam thì giữ tâm lý tập thể hồi sau 30/04/75, “Nam nhận Họ, Bắc nhận Hàng”, ứng xử tạm trong thời gian giải vô địch thế giới: người Mỹ gốc Việt thì nhiệt tình cổ vũ đội banh Mỹ, người Úc gốc Việt thì có thể vỗ tay, la hét ủng hộ đội nhà, người Việt ở Pháp thì để con tim của mình tự do đập theo nhịp tim của dân Tây thiệt,…

Tất cả đều rung động một cách vô cùng thành khẩn. Không hề có mặc cảm! Như chính mình đang thật sự tranh tài!

Đá banh là hiện tượng suy thoái tâm thần

Đúng vậy. Trong thời gian giải vô địch thế giới, người ta ghi nhận những hiện tượng xã hội, không riêng gì ở Tây Âu, mà ở khắp nơi trên thế giới: “ đá banh điên, đá banh si mê, đá banh toàn hành tinh và sau cùng “đá banh là tôn giáo thế giới”.

Nếu không tin đá banh được suy tôn như trên đây, xin mời đọc tờ nhật báo của Hội y sĩ  (y sĩ Tây) ngày 4 tháng 7 nhân Giải Thế giới năm 2006.

Thật thế, môn bóng tròn ngày nay đã không còn là môn thể thao đại chúng nữa, mà đã tự biến thành một môn “xã hội học về từ ngữ”. Người ta chưa kịp trông thấy trái banh lăn trên sân cỏ thì đã bị tràn ngập ngay bởi một loạt từ ngữ: nào trận quyết định, trận nhiều may rủi, quả banh vàng, đôi chân thép,… Người ta dùng những từ ngữ như trong một thiên anh hùng ca để làm cho dư luận phấn chấn, hăng say bằng một thứ xúc cảm mạnh, thăng cao. Đá banh đã trở thành một thứ “văn hóa quả da bò”. Nhưng có mấy ai nhận thấy trong “văn hóa quả da bò” này có ba trục tư duy chánh: sự suy thoái tâm thần, bạo lực và con buôn?

Hai nhà xã hội học, Th. Adorno và M.Horkheimer, thuộc trường phái Francfort, dùng phương pháp phê bình xã hội đoàn lũ (từ ngữ của GS Kim Định) nhận định rằng đá banh cũng như loại âm nhạc đại chúng, chương trình giải trí trên TV, chỉ nhằm làm bậc dậy, bốc cháy những cảm xúc về mặt sinh lý của con người ngày nay dễ dàng mà thôi.

Những tiếng la ó, gào thét, chửi bới chiếm mất hết chỗ cho suy nghĩ. Khi con người ta quá cuồng nhiệt say mê thì cũng là lúc bắt đầu sự suy thoái tâm thần.

Phải thật thà mà nói rằng cốt lõi của đá banh không gì khác hơn là sự hung bạo. Nó là một thứ chiến tranh thật sự. Trên nhiều qui mô khác nhau. Giữa quốc gia với quốc gia, giữa địa phương, khu phố, giữa màu cờ sắc áo với nhau.

Người ta ca tụng đá banh là môn chơi tập thể vì nó thể hiện rất cao tình anh em “huynh đệ chi … túc cầu”. Nhưng trên thực tế ngày nay, người ta không thể chối cãi đá banh là một lò lửa nung nấu những xúc cảm để sẵn sàng hạ đối thủ bằng mọi thủ đoạn, cả thủ đoạn phi đạo lý bình thường. Đá banh là nơi choảng nhau giữa cầu thủ và đổ máu giữa những người đi theo ủng hộ đội banh nhà.

Nếu kể hết ra những vụ đập lộn, chửi rủa, đốt xe trên công lộ, đập cửa kiếng những cửa hàng lớn và sang trọng, thì bộ mặt của đá banh sẽ nhuộm màu đen xì của khói lửa và màu đỏ lòm của máu.

Đây, chỉ nhắc lại vài trường hợp điển hình: tại Bruxelles, ngày 29 tháng 5 năm 1985, trận banh là nguyên nhân trực tiếp của 39 cái chết và 400 người bị thương nặng, nhẹ. Tại Nam-Phi năm 2010, Algérie thua. Ở Paris 12, dân Algérie bực tức, lũ lượt kéo nhau ra đường đập xe cộ đang đậu trên lề đường Paris và thuận tay, đập luôn mặt kiến các cửa hàng sang trọng. Năm trước, trong một trận đấu địa phương, đội Algérie thắng, dân Algérie ở Marseille reo mừng, kéo nhau ra đường, đập, đốt xe cộ, lập thành tích chào mừng chiến thắng của đội banh nhà.

Nếu ý hệ đá banh là cổ vũ “tình huynh đệ toàn cầu” thì chung quanh sân cỏ, người ta sẽ chỉ thấy quốc gia chủ nghĩa, tinh thần độc đoán tự tôn ngự trị và tinh thần kỳ thị chủng tộc nổi lên công khai.

Ở Pháp, từ những năm 90, báo chí và dư luận đề cao sự sống chung hài hòa, sự hội nhập vào xã hội Pháp bằng khẩu hiệu “đen – trắng - xám” (black – blanc – beur) thì lập tức sau đó, những sắc dân không phải tây trắng tập họp lại thành cộng đồng riêng để xác định ranh giới chủng tộc ngay trên đất Pháp.

Ảo tưởng đẹp tan biến!

Nếu đem so sánh đá banh với sự phát triển những ý hệ độc tài thì chúng ta sẽ thấy những tương đồng rất hiển nhiên. Cả hai đều nhằm đánh thẳng vào những cảm xúc ở tầng bản năng của con người. Mà căm thù là cảm xúc cao vút. Nên độc tài cộng sản chủ trương căm thù giai cấp triệt để.

Những nhà cầm quyền độc tài chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà chọn sân banh làm nơi biểu tình cho nhân dân. Biểu tình ủng hộ, hoan nghênh nhà cầm quyền, đem tổ chức tại sân đá banh. Biểu tình phản đối, đả đảo một phe đối lập nào đó cũng tại sân đá banh.

Và ở Việt Nam, Hà Nội đem những người chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa bị khép vào tội “gián điệp ”,  “phản động ”, “chống đảng”, “âm mưu lật đổ chánh quyền nhân dân ” ra ngay sân banh để hành quyết trước sự chứng kiến của nhân dân.

Yêu đá banh nhưng trái banh vẫn có mặt trái của nó khi nó bị cắt ra từng mảnh.

© Nguyễn Văn Trần

© Đàn Chim Việt

 

1 Phản hồi cho “Đá banh: Thể thao đại chúng hay hiện tượng suy thoái Tâm Thần?”

  1. Lâm Vũ says:

    Không biết có phải vì ảnh hưởng của văn hóa Pháp không mà tác giả mang quả banh ra một xẻ thành trăm mảnh, sao thê thảm quá! Một thằng bé con nhà nghèo ở Nam Mỹ, Phi Châu hay Đông Dương (Việt – Miên – Lèo) sẽ chỉ thấy tiếc thương quả banh được tác giả giải phẫu thôi, chứ không muốn biết cái “mặt trái” của trái banh da nó thế nào!

    Đã đành, trò chơi đá banh ngay nay có phần giống như.. xi-nê-ma, một đám cầu thủ (tài tử xi-nê-ma) trình diễn cho cả thế giới xem. Khán giả vẫn say mê như thường, đâu mấy ai thắc mắc là nghệ thuật nhồi bóng của Cristiano Ronaldo có xứng đáng với mức lương 700 ngàn đô mỗi tuần, cũng thế, người đi xem xi-nê không tự hỏi tài tử chính phim lãnh cat-xê bao nhiêu cho cuốn phim.

    Khán giả chỉ để ý đến nghệ thuật, không nghĩ đến chuyện tiền bạc. Nếu nghĩ đến tiền bạc hay những thứ “vớ vẩn” khác, như chính trị hay tín ngưỡng… thì mất vui đi nhiều. Kẻ sành điệu túc cầu chẳng ai dại thế cả!

    Đi xa hơn nữa, trong một số nước, túc cầu không những là chuyện “quốc thể” mà còn là một thứ tín ngưỡng. Tôi không chỉ nói đến những nước Nam Mỹ, như Ba Tây, Á Căn Đình… những nơi mà ngưòi hâm mộ có thể tự vận hay trở thành kẻ sát nhân chỉ vì đội tuyển túc cầu quốc gia bại trận, mà ngay cả ở những nước văn minh tiên tiến như Đức, Anh… túc cầu giống như một thứ tôn giáo rồi.

    Ở Đức chẳng hạn, hai ngày cuối tuần hay cả buổi chiều ngày thường, nếu bạn lái xe đi qua những vùng ngoại ô hay làng mạc chắc chắn sẽ thấy sân banh – có ở khắp nơi trên đất Đức – trẻ em, thiếu niên, ngưòi lớn quần áo, đội ngũ chỉnh tề rượt theo trái banh. Một trăm năm trước, chắc hẳn là trẻ em và người lớn không chăm chỉ ra sân banh mà đi đến nhà thờ. Hữu thần hay vô thần, chắc ai cũng phải công nhận là quả banh hấp dẫn hơn là… cái chuông nhà thờ, và động thái đá quả banh đi theo hướng mình muốn cũng chắc chắn quyến rũ hơn là… đi xưng tội!

    Viết Thêm.
    Là một “tín đồ” trung thành của môn bóng đá, lần về thăm Việt Nam mới đây, tôi đã để ý tìm hiểu sinh hoạt túc cầu ở đó bây giờ thế nào. May mắn tôi làm quen được một anh cựu cầu thủ kiêm huấn luyện viên bóng đá đẻ hỏi thăm tình hình. Điều anh ta nói không có gì vui cả. Theo anh, nền bóng đá của “ta” ngày càng đi xuống, mà nguyên do chính là do nhà nước và những người có trách nhiệm không những xây dựng môn thể thao ưa thích này mà còn dùng nó như một trò cờ bạc, như môn đá gà. Để kiểm chứng, tôi hỏi thăm về những sân banh ở Sài Gòn thời niên thiếu tôi thường lui tới, anh cho tôi biết, sân vẫn còn đó – ít hay không có sân mới – nhưng hầu như đều thương mại hóa, trẻ em đến chơi phải trả tiền thuê sân…

    Làm tôi nghĩ đến Đà Lạt với những chốn thiên nhiên thơ mộng, như Thung Lũng Tình Yêu, Đồi Thông Hai Mộ… khi đi thăm lại chốn cũ, tôi thấy tất cả đã được rào lại, và biến thành “giải trí trường” giống như Disney Land, có người giả làm lính Ranger Mỹ lái xe cho khách đi dạo… Van Lý Trường Thành.

    Ơi đất nước với 4000 năm văn hiến, bây giờ ra nông nỗi thế sao?

Leave a Reply to Lâm Vũ