Vụ Dương Chí Dũng: Tấn Sang quy tội Tấn Dũng
Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang trực tiếp quy tội cho Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Ðinh La Thăng và gián tiếp quy tội cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vụ bổ nhiệm Dương Chí Dũng vào chức vụ cục trưởng Cục Hàng Hải.
Dương Chí Dũng, 55 tuổi, hiện đang bị truy nã quốc tế về tội “cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng”. Khi công an xét nhà và chỗ làm việc ngày 18 tháng 5, 2012 thì ông này đã bỏ trốn. Một số bài viết nêu ra nhiều sai trái của ông này từ việc mua hàng loạt các tàu cũ, ụ nổi quá quy định, đến đầu tư cảng biển dẫn đến thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.
Khi tới Sài Gòn “tiếp xúc với cử tri”, ông Trương Tấn Sang được báo Tuổi Trẻ hỏi về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là “quy trình bổ nhiệm có vấn đề hay vấn đề nằm ở chỗ chọn không đúng cán bộ?”
Ông Sang cho rằng “Không thể đổ cho quy trình làm công tác cán bộ được. Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng. Không thể nói là làm đúng quy trình, nhưng con người được bổ nhiệm đã hư rồi thì còn nói đúng quy trình gì nữa?”
Dịp này ông Sang nói “Tôi cho rằng trường hợp này là đánh giá không đúng con người. Trước khi bổ nhiệm phải biết rõ con người dự định chọn là tốt hay xấu. Một người đã hư rồi nhưng bảo không hư, đã hỏng rồi nhưng còn lý giải gì nữa, chắc chắn cử tri sẽ không đồng tình.”
Không những vậy, ông chủ tịch nước còn đặt nghi vấn “Ở đây cũng cần xem thấu đáo có phải do không biết các sai phạm trước đó hay do bao che nhau.”
Ngày 6 tháng 2, 2012 sau khi đã có văn bản “quyết định” của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho ông Dương Chí Dũng “thôi giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines)”, ông Bộ Trưởng Ðinh La Thăng cũng ký một “quyết định” khác cử ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải.
Trước nhiều nghi vấn bổ nhiệm “có vấn đề” cả ông Ðinh La Thăng cũng như ông bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Ðức Ðam (thay mặt ông thủ tướng) thanh minh rằng việc “điều” ông Dương Chí Dũng từ tổng công ty Vinalines đang lỗ chỏng chơ về làm cục trưởng Cục Hàng Hải là “đúng quy trình” bổ nhiệm cán bộ.
Tại cuộc họp báo thường lệ sau phiên họp chính phủ ngày 27 tháng 5 năm 2012, ông Vũ Ðức Ðam nói “việc Bộ Giao Thông Vận Tải bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải là đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục theo các quy định về cán bộ của đảng và nhà nước”. Báo điện tử VietNamNet tường thuật. “Thời điểm Bộ Giao Thông Vận Tải có văn bản đề nghị bổ nhiệm ông Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải là tháng 12 năm 2011. Bộ Nội Vụ, cơ quan thẩm tra đề nghị này, ra văn bản thẩm định vào tháng 1 năm 2012”, ông Ðam nói. “Tất cả đều trước thời điểm thanh tra có dự thảo kết luận vào tháng 2 năm 2012. Trong tất cả các hồ sơ cho đến thời điểm báo cáo lên đều chưa có thông tin về các sai phạm của ông Dũng”.
Giải thích như vậy rồi ông Ðam nói thêm: “Không có quy định nào nói rằng một doanh nghiệp đang trong quá trình thanh tra thì không được bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ, bởi theo luật, thanh tra không chỉ để phát hiện các sơ hở để phòng ngừa, mà còn để phát hiện các yếu tố tích cực, thanh tra là công việc hàng năm.”
Sau đó, khi điều trần ở Quốc Hội ngày 14 tháng 6 năm 2012, ông Bộ Trưởng Ðinh La Thăng vẫn cả quyết việc ông bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là “đúng thẩm quyền, không trái các quy định của luật thanh tra”. Có chăng, ông này chỉ nhận “nóng vội khi bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng”.
Tuy nhiên, trước đó hai tuần lễ, ông Thăng ngày 31 tháng 5 năm 2012 nói với báo chí rằng “…Tập thể Vinalines khi đó có thể nói là mất đoàn kết cần thay một vị trí chủ chốt. Do đó, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải nhằm cứu Vinalines, giải quyết mâu thuẫn, đẩy mạnh chiến lược biển và quá trình tái cơ cấu tập đoàn…”
Trong dịp này, ông Thăng tiết lộ nhiều chuyện lình xình xảy ra tại Vinalines nên “Từ tháng 9 năm 2011, ban cán sự đảng bộ giao thông có chủ trương phải đưa ông Dũng ra khỏi vị trí Chủ Tịch Vinalines càng sớm càng tốt. Sau hơn một tháng động viên thì ông Dũng mới đồng ý. Tuy nhiên, thời gian thực hiện quy trình thủ tục, bổ nhiệm quá lâu, từ tháng 10 năm 2011 (xin chủ trương) đến tháng 2 năm 2012 (có quyết định) là gần 5 tháng..”
Các tập đoàn, tổng công ty lớn nằm dưới sự điều động trực tiếp của chính phủ. Những chuyện nội bộ của chúng thế nào, chắc chắn ông thủ tướng phải biết để ra lệnh.
Một điều khó hiểu là ngày 25 tháng 5 năm 2012, sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị truy nã, nhiều tai tiếng của Vinalines bị bới móc trên mặt báo, “Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Ðức Ðam ký văn bản truyền đạt ý kiến của thủ tướng yêu cầu Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Nội Vụ báo cáo việc đề xuất thay đổi nhân sự và thực hiện quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải trong khi thanh tra chính phủ đang thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng Công Ty Hàng Hải (Vinalines). Báo cáo gửi thủ tướng trước ngày 31 tháng 5.”
Báo điện tử VNExpress tường thuật tin này ngày 30 tháng 5 năm 2012 làm ra vẻ ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vô can trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng ở Cục Hàng Hải dù ông ta có cho “thôi chức” ở Vinalines.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ, ông Trương Tấn Sang nói “Trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4 tới đây chắc chắn những trường hợp như thế sẽ được làm rõ”.
Làm rõ như thế nào, để làm gì, chưa ai hình dung ra. Sau vụ tập đoàn đóng tàu Vinashin đổ bể tùm lum, ông Nguyễn Tấn Dũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ việc, chỉ ra trước Quốc Hội nói qua loa mấy câu “nhận trách nhiệm” là xong.
Trong bài phân tích nhân vụ đổ bể của Vinalines gửi cho BBC ngày 23 tháng 5 năm 2012, ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc cho rằng “chỉ dấu rằng đang có mâu thuẫn lớn trong nội bộ đảng về các chính sách và các cá nhân… Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đô la liên quan đến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines.”
“Hai bê bối này nó liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực kinh tế và chính trị. Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà các ông bầu chính trị đằng sau họ.”
Và rằng, “các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả… Rõ ràng phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến đảng và các cơ quan của đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.”
T.N (Nguoi-viet.com)
Ông Thăng , Ông Đam hay Ông Chí Dũng chỉ là con tốt của Ông Thủ Dũng Thôi . Anh Chủ Tịch Sang thì làm được gì , kể cả Anh Tổng Trọng cũng thế . Các ông chỉ được cái chức vụ oai thôi chứ có quyền hành gì với chính phủ . Nhất định anh Thủ Dũng sẽ thí vài ba con tốt để được yên thân . Ở các nước Dân chủ , những sai trái của hai Tập đoàn Vina thì thủ tướng đã xin từ chức lâu rồi . Còn VN thì , .. Dân chủ ở VN đúng là gấp vạn lần Phương Tây ( Phải bảo vệ lãnh đạo chứ )
Có đọc việc lên chức giử quyền được điều động theo Bác cả ,có Bác là có tất cả ,mâm cao cổ đầy tùy theo Bác mà thôi ,bây giờ ai sắp sếp lại mâm cho coi được ,không cần Bác sía vào nữa,chuyện nầy hơi khó à nghe .Đường dây chạy chức chạy quyền đả tinh vi lắm rồi ,mà là nội bộ ĐCSVN cả khui chi nó thúi rùm mất uy tín sao nầy nói ai nghe ,mà có dấu củng chả dấu được tin tức mổi ngày trên mạng cứ lồ lộ ra có che có đậy sao được kín .
Lúc nào cũng nghe bài ca ” tôi không quên ” trên các nhà đài VOV – VTV tại VN trong các CT thời sự là: (đảng ta luôn trong sạch vững mạnh ), là ưu việt hơn các chế độ khác trên hành tinh hiện nay .Nhưng xem ra nó thúi tha vì tham nhũng ,hối lộ của các quan tham từ cấp cao, đến cấp thấp hoành hành như tập đoàn mafia ở Ý – Mehico – Brazin v v …đảng cs tuy một đảng nhưng nhiều phe , nhằm tranh giành quyền lực đễ hưởng lợi từ huê hồng chỉ định thầu = 10 – 15 % …Và các vụ hối lộ ,tham nhũng béo bở từ tiền thuế của dân , vốn ODA , FDI các chương trình mục tiêu QG đều bị các quan tham cắt xén cạn kiệt nguồn viện trợ cho người dân nghèo , tiền …duyệt các dự án ma , dự án treo , sân golf , dự án công trình đường sá , cầu cống ,nhà thương ,trường học ….tiền trợ giúp dân bị thiên tai bão lụt , gặm nhấm phong bao , tiền lót tay …, tiền bán chức , tiền làm luật v v …Chúng ăn mà Trương tấn Sang vừa tiếp dân TP SAIGON vừa qua nói ăn vừa thôi ! còn chừa cho dân với .? Chứ ” ăn hết phần của dân ” ( Trích Blog TDN – MGNK ) Tức là lũ QT này uống nước , ăn hối lộ ,tham nhũng không chừa cặn .Nuốt tuốt hết không chừa gì cả !?
Không có ý kiến ( lệnh ) của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì Bộ trưởng Đinh La Thăng không dám thăng chức cục trưởng cho Dương Chí Dũng ?
Ngày hôm nay, chính phủ đưa ra mọi lý do chỉ để ” ngụy biện ” thôi. Nhà nước đang sợ ” bứt dây thì động rừng ” sẽ lòi ra ông Nguyễn tấn Dũng và xấu mặt Đảng Cộng Sản. Họ sẽ không dũng cảm.
MÂM VÀ BÁT
Mâm cao thì cổ cũng đầy
Sắp qua sắp lại các thầy đều vui
Chỉ dân là thấy bùi ngùi
Tiền mình đóng thuế cánh ruồi bay theo
Gió đưa chiếc lá lộn mèo
Chỉ mâm bát ấy hò reo tháng ngày
NON NGÀN
(26/612)