WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hành trình 700 ngày vượt biên tìm miền đất hứa

Người Việt bị bắt trong 1 lần vượt biên vào Ba Lan

Người Việt bị bắt trong 1 lần vượt biên vào Ba Lan

Nhờ có chương trình làm giấy tờ nhân đạo của nước Cộng hoà Ba Lan, hàng nghìn người Việt tha hương đã có thể làm ăn hợp pháp ở nước sở tại và đàng hoàng trở về quê hương sau nhiều năm cách xa biền biệt.

Hàng chục nghìn người Việt từng sinh sống và định cư trên đất Ba Lan là hàng chục nghìn số phận khác nhau. Nhưng trong những người đã từng vượt biên trái phép, họ còn nguyên vẹn những ký ức kinh hoàng về cuộc hành trình tìm “miền đất hứa” thiếu hoa hồng, đầy những máu và nước mắt ấy. Họ đã từng chạm tới địa ngục của trần gian trong vạn dặm xa xôi ấy để tìm cơ hội đổi đời ở trời Tây.

Lộ trình tủi nhục

Cũng giống như những người Việt khác đã từng đi “xuất khẩu lao động chui” cách đây chục năm về trước, ông Phùng Đức Xuân (SN 1965, ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) có những ký ức buồn không thể quên về những ngày tháng tha hương tìm kiếm hy vọng đổi đời ở trời Tây. Năm 2005, ông Xuân gặp lại một người quen cũ đang sinh sống ở Ba Lan, hy vọng mong manh được đổi đời ở “miền đất hứa” lại nhen nhóm. Bị những lời đường mật của người đàn bà quen cũ khích lệ, ông Xuân đã đánh cược cả gia đình, tài sản và cuộc đời mình ở “miền đất hứa” Ba Lan. Trong căn phòng nhỏ, đặc quánh khói thuốc, quện với hơi người, ông Xuân trầm ngâm kể lại chuyến vượt biên hãi hùng của đời mình.

Theo lộ trình đã thống nhất với người đàn bà quen ấy, ông Xuân sẽ đáp máy bay xuống thủ đô Matxcova của Nga, rồi tiếp tục vượt biên sang Ukraina và điểm dừng chân cuối cùng là Ba Lan. Để thực hiện hành trình đơn giản trên, ông Xuân đã mất gần hai năm. Ông được đi máy bay đến thủ đô nước Nga thật nhưng những hành trình sau đó là sự trốn chạy trong hoảng loạn đến kiệt sức. Ông Xuân kể: “Tôi phải di chuyển đến vùng biên giới giữa Nga và Ukraina. Tôi nằm chờ ba tháng trong một căn nhà nhỏ, ẩm thấp, hôi hám và bẩn thỉu. Sau đó, tôi và năm người Việt khác phải bỏ tiền thuê một người bản địa dẫn sang Ukraina.

Đó là một chuyến đi bộ băng rừng, vượt suối và chỉ có thể đi vào ban đêm. Chúng tôi lầm lũi đi, đói khát từng cơn xé ruột, tinh thần thấp thỏm lo sợ bị phát hiện. Cuộc hành trình xuyên rừng được năm ngày thì chúng tôi bị bắt ở một con suối nhỏ trên đất Ukraina. Sau khi bị bắt, nhóm của tôi bị lực lượng biên phòng kiểm tra. Họ thu hết tiền bạc và tư trang trên người, sau đó dẫn đến chỉ huy. Họ giao chúng tôi cho một sĩ quan to cao lực lưỡng. Tiếp theo đó là những ngày tháng chúng tôi bị hành hạ về thể xác. Chúng tôi bị đánh đập dã man, bị hỏi rất nhiều về lý lịch, về hành trình đi – đến. Chúng tôi bị nhốt ở đó ba ngày trong cảnh đói, khát. Sau đó, họ chuyển chúng tôi tới trại tị nạn và ở trong đó sáu tháng”.
Sau khi được cứu ra khỏi trại tị nạn, ông Xuân vẫn tiếp tục cuộc hành trình sang Ba Lan. Chuyến đi tiếp theo cũng là một hành trình khốc liệt không kém. Ra khỏi trại tị nạn, ông và người đàn ông tên Vinh (quê Nam Định) phải nằm trong một cốp xe ô tô để di chuyển đến vùng biên Ukraina và Ba Lan. Chính trong chuyến đi này, người bạn đồng hành của ông đã bị giãn dây chằng vai, tàn phế suốt đời. Ông Vinh chưa tìm được “miền đất hứa” đã phải về nước sống trong nợ nần.

Ở biên giới, ông Xuân được đưa tới sống tại một căn nhà cũ nát, nằm sâu trong rừng. Ba tháng sống ở đây đối với ông là “địa ngục trần gian”.

Ba tháng trong “địa ngục trần gian” cuối cùng cũng kết thúc, ông Xuân được người ta bố trí cho vượt biên sang Ba Lan cùng 12 người Việt khác. Ông Xuân kể: “Trong chuyến đi đêm ấy, có ba người phụ nữ trẻ, họ thường xuyên bị bọn người dẫn đường lôi vào trong rừng cưỡng hiếp. Nhìn thấy cảnh tượng ấy vừa thương lại vừa tức, nhưng lực bất tòng tâm, bởi đã chạm đến “cửa tử” thì con người ta phải tự cứu mình trước khi cứu người khác, đó là bản năng mất rồi”.

Cũng theo ông Xuân, trong chuyến vượt biên ấy, nhiều thời điểm không còn lương thực, đoàn của ông đã phải hái dâu dại để ăn, lấy lá me nhai lấy nước cầm hơi. Sau một tuần vượt biên trong cái lạnh thấu xương cuối cùng đoàn của ông cũng đặt chân tới “miền đất hứa” – Ba Lan.

Sau khi được đón từ vùng biên về thủ đô Vacsava, chiếc xe chở ông cùng 12 người khác bị cảnh sát Ba Lan bắt giữ. Ông Xuân tiếp tục phải “nghỉ ngơi” trong trại tị nạn thêm một năm nữa. Như vậy, sau gần hai năm rời quê nhà, nếm đủ mùi vị cay độc, cùng cực của kiếp người, ông Xuân mới được ra ngoài sinh sống và làm ăn ở “miền đất hứa” Ba Lan.

Chưa đến “miền đất hứa” đã mất mạng

Cho đến ngày nay, cộng đồng người Việt ở Ba Lan vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện cảm động, rơi nước mắt về những cuộc vượt biên sang Ba Lan tìm kiếm việc làm. Đó là câu chuyện của người đàn ông bán quần áo ở chợ vận động Mười Năm. Năm 2010, người đàn ông này đưa vợ con từ Việt Nam sang. Đến khúc sông giáp ranh giữa Ukraina và Ba Lan, người ta cho vợ và cô con gái bảy tuổi của ông đi trên chiếc thuyền phao. Bị biên phòng vùng biên phát hiện, mọi người chạy tán loạn, bỏ lại hai mẹ con chòng chành trên chiếc thuyền phao. Dòng sông tuy nhỏ nhưng nước chảy xiết đã cuốn chiếc thuyền va vào đá, cô con gái mất tích trong dòng nước dữ, người mẹ may mắn được một người đàn ông Ba Lan cứu giúp.

Cứu được người mẹ này, người đàn ông Ba Lan đấy đã mất đi một chân. Chính vì vậy, người mẹ trẻ đã tình nguyện ở lại làm vợ vị ân nhân của mình. Người chồng chờ mãi không thấy vợ con sang, đã nhờ một du học sinh ở Ba Lan, thạo đường, thạo tiếng đi tìm giúp. Anh sinh viên này lặn lội ở vùng biên giới suốt một tuần mà không có tin tức gì. Về đến quán ăn, anh ta phát hiện ở đó có món đậu phụ. Anh hỏi dò la tin tức thì được người ta cho biết đó là món ăn do một người phụ nữ Việt Nam làm. Anh lần tìm mãi mới đến nhà chị, chị đành kể hết sự tình và nhờ anh sinh viên nói lại với chồng: “Anh về bảo chồng tôi, coi như tôi đã chết”.

Một câu chuyện nữa cũng khiến nhiều người Việt phải tê tái, đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hoàn (quê Nghệ An). Năm 2005, chị Hoàn theo đường dây trốn ra nước ngoài trái phép, vượt biên sang Nga để vào Ba Lan. Trong chuyến đi khổ ải ấy, chị gặp phải sự kiểm soát chặt chẽ nên phải ở lại đất Ukraina gần nửa năm. Đến mùa đông, sự kiểm soát lỏng lẻo hơn, đoàn người mới thực hiện vượt biên. Mùa đông ở Đông Âu thường lạnh tới âm 20 – 30 độ, tuyết phủ kín lên các rừng thông, những con sông, con suối đều đóng băng. Những thành viên trong tốp vượt biên cứ lặng lẽ đi, mặc cho cái rét buốt ngấm vào da thịt. Là người phụ nữ đến từ miền đất gió Lào cát trắng, chị Hoàn hãi hùng trước cái lạnh buốt của tuyết, của băng, đôi chân chị dần dần mất hết cảm giác. Khi tốp người vượt biên bị bắt, bác sỹ ở trại tị nạn phát hiện ra chân trái của chị bị “đóng băng”, họ buộc phải tháo khớp chân. Chị Hoàn đã trở về nước sau khi bỏ một chân ở miền đất xa lạ.
Đặt chân tới Ba Lan là ước mơ của nhiều người, thế nhưng khi tới đây, họ mới biết mình lại phải đối mặt với một cuộc sống vô cùng khắc nghiệt.

Chui lủi ở”địa ngục trần gian”

Do không thể liên lạc với gia đình, trong người không một xu dính túi, cả đoàn phải chịu cảnh sống vô cùng tủi nhục. Đó là ba tháng không tắm rửa, không được bước chân ra khỏi nhà, ho một tiếng to là có thể bị đánh đập. Việc ăn, được quy định: Ngày ăn cơm thì chỉ được ăn hai bát cơm không, đến một ngày ăn cháo và tiếp theo là một ngày nhịn đói. Ông Xuân vẫn nhớ như in, lần ấy, đói quá, ông cùng một người bạn đã mò ra khỏi nhà, nhổ cây bắp cái, nấu ăn, bị phát hiện, bọn chúng đã đổ hết đồ đó vào bồn cầu, đánh đập, chửi bới rất tàn nhẫn.

Thế Hoàng (Người Đưa Tin)

(Còn tiếp)

Tags:

6 Phản hồi cho “Hành trình 700 ngày vượt biên tìm miền đất hứa”

  1. Tu Trong says:

    Vượt qua những thử thách khốc liệt, thoát khỏi cái chết và bắt đầu một cuộc sống mới đầy gian chuân vất vả ở miền đất hứa xa lạ. Những người còn sống sót đó giờ đây có thể có cuộc sống khá giả hơn trước đây hoặc có thể họ đã tìm thấy được hạnh phúc như mong muốn nhưng hõ sẽ không bao giờ được hưởng một niềm vui trọn vẹn khi trong tâm thức họ luôn có một nỗi niềm, khắc khoải về quê hương bản quán. Ở Việt Nam ngày nay không còn ai để ý đến chuyện vượt biên nữa và người ta cũng không còn để tâm đến những người vượt biên bởi đó là câu chuyện của quá khứ, của một thời kỳ vất vả của cả dân tộc chung tay xây dựng, khôi phục lại nhà nhà nước sau những năm tháng chiến tranh tàn phá. Những người vượt biên xưa kia thật ra là những người lười biếng và ảo tưởng. Họ không muốn lao động, không muốn góp công góp sức xậy dựng nhà nước và họ mơ tưởng về một xã hội mà nơi đó họ có thể được hưởng những gì không phải do họ bỏ công làm ra, họ được thừa hưởng những phúc lợi xã hội mà không phải đóng góp, không phải lao động nhưng thực tế đã cho thấy những tính toán đó là sai lầm bởi con đường vượt biên còn kinh hoàng và tồi tệ hơn những khó khăn mà người Việt đã gặp phải trong nước ở một giai đoạn, một thời kỳ nhất định sau chiến tranh. Do đó chẳng có gì mà tự hào cả./

    • Builan says:

      Tôi có chút đồng tình với com cuả anh Tu Trong-
      Có nghiã là chẳng có nơi nào đẹp bằng quê hương , phaỉ không anh !
      Không chỉ có con người CHXHCNVN (,,,,) mơi nghĩ được như thế đâu nhé – mà chung cho xã hôị loài người đấy anh TT à !

      Câu hoỉ thực tế hôm nay không phaỉ ” là những người lười biếng và ảo tưởng” như anh nghĩ- mà là một thế hệ khôn hơn, tài hơn, có kiến thức hơn, siêng năng hơn…. vẫn đương trên đường VỰỢT BIÊN !!! Anh có hay biết gì không ???
      Hy vọng anh biết sống thật nghĩ thật với cái đầu cha sinh mẹ đẽ , có chút óc người, dám nhìn vào sự thật – Ăn nói có chút lương tâm khẩu khí Ít nhất như bác LÊ HỒNG HÀ – hầu như moị người đều kính phục !
      Còn như là phát biển vì nghiệp vụ CCCĐ (1/900) thì cho tôi xin can !!!

      ‘ Do đó chẳng có gì mà tự hào cả./ ”

      Cái đầu anh có vấn đề mơí nghĩ rằng ” 700 ngày vuợt biên….” là TỰ HÀO !
      Cái đầu bình thường thì không ai nghĩ thế ! Tôi tin là anh có thễ nghĩ cao hơn và xa hơn !
      Gọi là hoỉ chơi ! “Đem anh mà nhốt chung với bọn đầu trôm đuôi cướp cuì huĩ, xì ke, ma túy, HIV……! Ttrốn chạy dược thì anh có trốn chạy không ??? hihihi

      “Thực dân CS bắc kỳ
      Vào Nam vơ vét có gì chừa đâu
      Theo vào nón cối dép râu
      Chí rân ghẻ ngưá xà mâu lác saì
      Dái , răng , xì cọt đổng đài
      Vẫu, hô, ngọng- LÁO…Thiên tài TRONG TU !!!… Hu huhuhu !

  2. Ông Dukakis diễn thuyết says:

    Cựu ứng viên TT Mỹ ca ngợi tinh thần hòa giải của VN
    Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ Michael Dukakis ca ngợi nỗ lực hòa giải của Việt Nam đối với Mỹ sau những năm tháng đối đầu trong chiến tranh – một “ví dụ điển hình” cho nỗ lực hòa giải vì hòa bình, cho xu hướng thời đại xây dựng một thế giới tránh xung đột.

    Ông Dukakis diễn thuyết ở Hà Nội ngày 8/4 với chủ đề “Thế giới và những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama”. Buổi diễn thuyết là một trong những hoạt động trong chuyến thăm Việt Nam của ông trên cương vị .

    GS Michael Dukakis, Chủ tịch Diễn đàn toàn cầu Boston, là cựu Thống đốc bang Massachusetts, cựu ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ, đối thủ của Bush cha trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1988.

    Nỗ lực vĩ đại

    GS Dukakis bắt đầu bài diễn thuyết về những kỷ niệm của quá khứ của không chỉ ông, mà của thế hệ những người Mỹ từng tham gia phong trào phản đối cuộc chiến của chính quyền Mỹ ở Việt Nam. Cho đến năm 1988, khi tham gia tranh cử Tổng thống, Việt Nam vẫn là chủ đề theo ông trên những chặng đường tranh cử.

    Cựu ứng viên Tổng thống gần như tuôn trào khi nhắc về thế hệ “phản chiến” đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam ở thế kỷ trước.

    Song giá trị mà ông đánh giá lớn nhất, đó là nỗ lực vĩ đại hòa giải của Việt Nam đối với cựu thù. “Các bạn là một dân tộc điển hình về hòa giải, hòa hợp sau chiến tranh, nỗ lực xây dựng một thế giới tránh xung đột” – ông nói.

    Ông chia sẻ lý tưởng chung – muốn tạo dựng hòa bình thế giới cần phải xây dựng thể chế gìn giữ hòa bình chung trên thế giới, mà ở đó mọi quốc gia dù lớn nhỏ đều hành xử bình đẳng, nhất là trong bối cảnh đầy biến động, thách thức đan xen như hiện nay.

    Bày tỏ lạc quan về tương lai nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama, GS Dukakis tin rằng không có “tảng băng” nào cản trở quan hệ Việt – Mỹ.

    Bộ đôi quyền lực mà ông đặt cược cho tương lai quan hệ Việt – Mỹ khởi sắc là Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry – những người từng là cựu binh của cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhưng tiên phong nỗ lực đóng góp cho bình thường hòa quan hệ sau chiến tranh. Ông cho rằng, lịch sử chưa bao giờ có bộ đôi quyền lực thuận lợi như vậy cho quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

    “Quan hệ Việt – Mỹ đã có những thành quả phát triển tuyệt vời. Với hai vị trí quan trọng trong chính quyền Mỹ ủng hộ Việt Nam như vậy, cần làm thế nào để tăng cường, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Chúng ta cần nỗ lực để phát triển quan hệ hợp tác, xây dựng, hòa giải sâu sắc hơn nữa” – ông nói.

  3. Builan says:

    Baì viết trên đây là chuyện vượt biên cua Miền Bắc XHCN nghèo đói ngu dốt – Đã nhầm nhòi gì so với nỗi đau cuả Miền Nam !!! Không có nghiã là phân biệt kỳ thị !
    Phaỉ noí ra cho rõ lẽ ! Đưa ra kết luân:

    • nvtncs says:

      Họ là những người bắc tị nạn kinh tế.
      Khác những người nam ra đi năm 1975; những người này là người tị nạn chính trị.

  4. yeughetkpop says:

    tôi ở Việt nam và cứ suy nghĩ mãi một điều rằng có nhiều người vượt qua cả cái chết để đến miền đất hứa ,nhưng họ chỉ ôn lại kỷ niệm đau thương để tự đề cao mình như một thành tích dâng đảng kính yêu !…không ở đâu người Việt lại tôn sùng đảng như ở Ba lan ! rất nhiều lý do đã được đưa ra nhưng không có lý do nào thuộc bản năng con người cả .

Leave a Reply to Builan