WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đâu rồi cái sỉ của kẻ sỹ Việt Nam?

ke sy“Kẻ sĩ” là từ dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp trí thức trong lịch sử. Theo từ nguyên học, etymology “kẻ sĩ” 几士 là từ ghép Việt-Hán, xuất hiện từ thời cổ đại, chữ “sĩ” vốn dùng để chỉ quân đội, thường gọi là võ sĩ, chứ không chỉ “văn nhân”  hay “trí thức”  như ngày nay.  Vào thời cổ đại đó, ở Trung Quốc, đại quốc thường có “ba quân”, trung quốc thường gồm có “hai quân” và tiểu quốc thường gồm có “một quân”. Mỗi “quân” có một nghìn cỗ xe, mỗi cỗ xe có mười “sĩ” thống lĩnh.

Về sau này “sĩ” dùng để chỉ “văn” chứ không chỉ “võ” như thời cổ đại nữa. Bởi thời cổ đại, nhà nước có hai việc quan trọng vào bậc nhất, đó là tế lễ trời đất và hoạt động quân sự  nên  “Sĩ”, có nghĩa là người được giáo dục, huấn luyện chủ yếu là về quân sự, nhưng về sau do tình hình thay đổi, nên nội dung giáo dục, huấn luyện lại thiên về văn. Do đó, cùng là “sĩ” nhưng thời xưa chỉ quân nhân cũng như “quan võ” nhưng  thời nay lại chỉ “trí thức” cũng như “quan văn”, rõ ràng cùng một từ ngữ mà do sự vận động và phát triển xã hội, ngữ nghĩa đã biến đổi quá xa, thậm chí còn gần như còn đối nghĩa với cả từ nguyên.

Trong xã hội ngày nay, kế thừa lịch sử, người ta cũng gọi “sĩ” là “kẻ sĩ”, tức là “trí thức”, để chỉ chung những người chủ yếu lao động bằng trí óc mà có thể nôm na là những người đã hoàn tất bậc đại học, có trình độ từ cử nhân cho đến tiến sỹ… Tức là tầng lớp khoa bảng trong xã hội.

Tuy nhiên, đối với hầu hết người Việt, khi nói đến “kẻ sĩ” thì người ta có xu hướng nghĩ ngay đến những con người khả tín và khả kính, không nhất thiết phải là những người khoa bảng mà mà là những người có nhân cách cao cả, đạo đức chính tâm, tượng trưng cho chân lý và lẽ thật. Tức là những người sống vì cái sỉ, và không bao giờ chịu khuất phục trứơc bạo quyền. Quan niệm này có đúng một phần.

Lịch sử của dân tộc Việt Nam còn lưu danh một số kẻ sĩ vạn đại danh bất hư truyền mà đối với mọi người Việt Nam, không ai lại không quen tên biết tuổi như cụ Chu An, một đại quan Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, đời Trần Minh Tông được phong tước Văn Trinh Công, nên người đời thường biết đến ông là Chu Văn An. Nhưng người ta nhớ đến ông không phải vì chức tước của ông mà bởi cái sỉ của kẻ sĩ khi ông cáo quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng sau khi dâng sớ xin chém đầu bảy tên nịnh thần vào đời vua Trần Dụ Tông, nhưng không được chấp nhận.

Bạch Vân Am

Bạch Vân Am

Và là người Việt Nam, cũng không mấy ai không biết đến Nguyễn Bỉnh Khiêm,  người đã đỗ trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu, nên dân gian gọi ông là Trạng Trình. Nhưng cũng không phải người ta nhớ đến ông chỉ vì ông là một nhà khoa bảng, mà vì cái sỉ của kẻ sỹ này. Bởi ông cũng đã cáo quan năm 1542 về dựng Bạch Vân Am ở quê nhà để ẩn dật, sau khi dâng sớ hạch tội 18 lộng thần, không được vua nhà Mạc chấp thuận…

Tất nhiên, cả hai kẻ sỹ Chu Văn An và Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi cáo quan, hồi hương ẩn dật, đều có cuộc sống thanh bần của ẩn sỹ, bởi “Nước loạn mà kẻ sĩ giàu là kẻ sĩ nhục, nước trị mà kẻ sĩ nghèo là kẻ sĩ nhục”- đất nước loạn lạc mà kẻ sĩ giàu thì đó là kẻ ích kỷ chỉ biết lo thân, đất nước thái bình mà kẻ sĩ nghèo thì đó là kẻ bất tài không nuôi nổi mình.

Chính cái thái độ minh triết bảo thân ấy của hai cụ Chu Văn An và Nguyễn Bỉnh Kiêm là cả một sự khinh bỉ, bất hợp tác của kẻ sĩ đối với nhà cầm quyền – Và chính cái sỉ đó của kẻ sĩ đã làm cho các cụ được lưu danh vạn đại trong lịch sử của dân tộc, như là bậc thầy của muôn thế hệ con dân đất Việt “Vạn thế sư biểu”.

Cũng theo nguyên nghĩa của “kẻ sĩ” 几士 thì Việt Nam hiện có 24.300 tiến sĩ, 101.000 thạc sỹ và hơn 5.000.000 cử nhân, tất cả đều là “kẻ sĩ” của thời đại Hồ Chí Minh, nhưng khốn nạn thay cho đất nước và dân tộc Việt Nam trong chế độ cộng sản này, bởi hơn 5.124.00 kẻ sĩ này đều cần phải có cái sổ hưu, đều cần phải có siêu xe, đều cần phải có biệt thự sang trọng trong hoàn cảnh đất nước nhiễu nhương, dân tình loạn lạc… Cho nên ai cũng cần phải được xích hóa với cái thẻ đảng viên, để được thụ hưởng đầy đủ ân sủng từ chế độ để bản thân và gia đình không phải thuộc tầng lớp khó nghèo trong thời buổi nước loạn. Để được vậy, kẻ sĩ thời nay không cần phải biết sống xứng đáng của danh hiệu con người, không cần phải biết trọng nhân cách, danh dự, biết kính trên, nhường dưới, biết xả kỷ vị tha, biết hy sinh cho đại nghĩa. Kẻ sĩ Việt Nam thời nay có cần chi cái Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, mà chỉ cần “trung với đảng, hiếu với Bác” là đủ lắm rồi!  Đây là lý do tại sao xã hội Việt Nam ngày nay đã trở nên thác loạn. Cá nhân thác loạn vì có thể sống buông thả vô kỷ cương, gia đình thác loạn, sự tương kính tương thân trong gia đình dần dần mất đi, xã hội thác loạn, vì giá trị con người đã mất, vì lòng trọng kính thương yêu nhau cũng chẳng còn. Chỉ vì chế độ cộng sản chỉ biết đến luật đời, tức là luật nhân tạo, mà không chấp nhận Luật Trời, tức là luật thiên tạo, luật tự nhiên, cho nên “kẻ sĩ” Việt Nam ngày nay chỉ biết sùng bái vật chất, mà không cần biết đến chữ “sỉ”, tức là không cần biết xấu hổ là gì nữa, bởi sỉ chính là sự xấu hổ.

Đối với người xưa, xấu hổ không phải là vì tiền bạc thua người, áo mão kém người, nhưng xấu hổ chỉ vì đã không làm tròn phận sự mình, xấu hổ vì những điều xằng bậy mình đã làm, xấu hổ vì đã không thực hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Trong Luận Ngữ, Đức Khổng khen thầy Tử Lộ:

Mặc áo dài bằng vải cũ rách, đứng chung với những người mặc áo lông hồ lông hạc mà chẳng hổ thẹn, đó là trò Do chứ!” Và chính Khổng Tử cũng từng dạy rằng: “Kẻ sĩ chuyên tâm cầu đạo, nhưng còn hổ thẹn vì nỗi áo xấu, cơm thô, thì chưa đáng được nghe bàn luận đạo lý.” Và “Điều đáng xấu hổ, là bên trong thì gian ác, xấu xa mà bên ngoài thì dùng lời nói hay, bộ tịch khéo léo, lịch sự để che đậy, bề trong thì oán ghét người mà bên ngoài lại giả tảng thân thiết với người.”

Điều đáng xấu hổ là khi trong nước loạn ly, mà mình dùng những phương tiện bất chính để trở nên sang trọng dư dật.”

“Điều đáng xấu hổ là lúc nào cũng bo bo nghĩ đến lợi lộc cơm áo riêng tư, còn vận nhà, vận nước thì mặc cho gió cuốn, sống vùi.”

Người xưa chỉ xấu hổ khi tài đức không xứng với chức vị, khi không có tài đức mà dám cầm trọng trách, để cho cơ đồ tan hoang đổ vỡ, mất biển đảo, mất đất liền, đất nước lâm nguy, dân tộc có nguy cơ rơi vào vòng nô lệ.

Người xưa chỉ xấu hổ khi mình đã ở cấp lãnh đạo mà không làm được cho đạo đức thi hành.

Lễ Ký cho rằng người quân tử khi cầm quyền xấu hổ 5 điều:

Có địa vị mà lời ăn tiếng nói không xứng đáng.

Lời ăn tiếng nói xứng đáng mà hành động không xứng đáng.

Đã có đức độ rồi lại làm mất đức độ.

Trị dân mà dân bỏ nước ra đi.

Người khác trị dân cũng có phương tiện như mình mà lại thâu lượm được kết quả gấp đôi.
Mạnh Tử cho rằng:

Biết xấu hổ rất hệ trọng với con người. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt đã bỏ mất tấm lòng hổ thẹn của mình rồi. Khi đã không còn có liêm sỉ như mọi người, thì làm sao mà còn là giống người được nữa!”

Chính những điều đó mà nhiều người cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là một “kẻ sĩ” quá vô liêm sỉ khi trị nước mà để cho nước lâm nguy, an dân mà để cho dân đói khổ, ly loạn, đã vậy khi được gợi ý hãy cáo quan từ chức, trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho những người có thực đức thực tài, thì lại dãy như đỉa phải vôi… thật là một kẻ không còn biết gì là liêm sỉ, là xấu hổ, không thể gọi là con người nữa. Điều này, theo tôi, có thể không đúng lắm, vì Nguyễn Tấn Dũng chỉ là một kẻ mục đồng chứ có học hành đâu mà gọi y là kẻ sĩ, để mà y có thể hiểu được thế nào là Lễ, Nghĩa, Liêm Sỉ?

Có đáng trách chăng là trách những “kẻ sĩ” như nguyên bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc chính là kẻ đã dám liếm lại những gì ông đã khạc nhổ ra. Chính “kẻ sĩ” Nguyễn Đình Lộc là kẻ “chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt đã bỏ mất tấm lòng hổ thẹn của mình rồi. Khi đã không còn có liêm sỉ như mọi người, thì làm sao mà còn là giống người được nữa!”

Và có đáng trách chăng là trách 9.000 Giáo Sư, 24.300 tiến sĩ, 101.000 thạc sỹ và hơn 5.000.000 cử nhân là những “kẻ sĩ” đích thực, nhưng chẳng biết cái “sỉ” là gì, nên cứ tiếp tục khom lưng, cúi đầu cho những tên mục đồng đè đầu cưỡi cổ, chỉ vì nhà cao cửa rộng, chỉ vì “khanh tướng, công hầu” và chỉ vì cái sổ hưu mà phải đứng vào hàng ngũ của cái đảng cướp cộng sản, một dư đảng khủng bố, chống lại loài người mà cả thế giới đều đã gớm ghiếc, kinh tởm.

Tóm lại có biết trọng danh dự thì mới xứng đáng là con người. Làm người mà bán rẻ khí tiết danh dự thì làm sao mà còn có thể gọi là con người được nữa hỡi những kẻ sĩ của Việt Nam?

Cuối cùng, sau khi nói lên những điều này, chúng tôi cũng đã kịp suy nghĩ lại mà có xin lời tạ lỗi với 71 “kẻ sĩ” đã ký tên vào bảng kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 và đã kịp trình lên Ban Sửa Đổi Hiến Pháp của Quốc Hội vào ngày 04 tháng 02 năm 2013 vừa qua, trừ ông Nguyễn Đình Lộc.

© Nguyễn Thu Trâm

© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Đâu rồi cái sỉ của kẻ sỹ Việt Nam?”

  1. Vũ duy Giang says:

    Tác giả đã quên bài:”Luận Kẻ sĩ”,mà com sĩ Phan hữu Trí đã đăng chọn vẹn,đúng như cụ Nguyễn công Trứ đã cho rằng kẻ sĩ phải có nhiều tài”kinh bang,tế thế”,cũng như cụ đã cầm quân dẹp giặc ở Lạng Sơn,bắt Phiên tặc ở thành Trấn Tây,trừ Hải tặc(Hoa tặc?!)ở ngoài ĐÔNG HẢI(biển Đông),và cụ cũng còn”lấn biển,mở đất”(của VN!)ở Kim Sơn,Tiền Hải(Thái bình),đắp đê ngăn nước mặn ở Hải Dương,khơi dòng sông Cửu Long ở Long Xuyên.

    Ngoài ra,cụ còn chống tham nhũng ở Triều đình,như cụ từng tâm nguyện:”Trong lương miếu,ra tài lương đống.Ngoài biên thùy,rạch mũi Can tương”.

    Ngay Karl Marx cũng coi kẻ sĩ là:Người nói thật,phê bình không nhân nhượng những gì hiện hữu. Không nhân nhượng có nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của quyền lực,hoặc trước xung đột với quyền lực,bất cứ quyền lực nào”

    Cho nên”người lao động trí óc”(theo định nghĩa của CSVN để hạ thấp họ)chỉ biết tính toán công việc chuyên ngành,và sự nghiệp CÁ NHÂN,cùng lo cho gia đình,mà KHÔNG màng đến VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC,vội kéo”MŨ NI CHE TAI”,vì bị MUA CHUỘC(như Ngô bảo Châu?),thì không phải là Kẻ sĩ,hoặc trí thức,theo định nghĩa từ Đông qua Tây.

  2. phong nguyenvan says:

    cám ơn tác giảNGUYỄN THU TRÂM , bài viết đoc thấm lắm . Vá tôi là 1/5000000 đó !

  3. Khách qua đường says:

    Khoong biết tác giả muốn đi tìm kẻ sỹ để Làm gì ? Kẻ sỹ VN từ ngày có vua Gia Long hầu như đã bị tàn rụi . Trí thức theo pháp , trí thức theo Cộng sản , trí thức bị kiềm kẹp nỗi lên phản kháng đấu tranh , thành phần này rất nhiều . Tiếc thay gọi là kẻ sỹ vì dân tộc lại quá ít , không có được mấy người .

    Bị bức xúc vì bị bỏ rơi , bị chèn ép , bị thất bại , bị đàn áp bóc lột tàn bạo ,trở nên hận cái chế độ này CS chết tiệt này mà đấu tranh , mà phản kháng . Dùng những từ ngữ yêu nước , dân tộc , làm phương tiện căn bản để phát động tinh thần chính nghĩa , hầu như ai cũng rõ . Còn thực tâm vì dân tộc thì e rằng chỉ là con số không to lớn , chắc chẳng ai dám nhận mình là kẻ sỹ . Kể cả tác giả cũng như bản thân tôi giỏi lắm cũng ở thân phận kẻ hèn , hèn sỹ !

    Cái Cần cho dân tộc thoát được ách CS để có tự do , dân chủ , Công bằng , Bác ái , không phải nhất định phải là kẻ sỹ . Kẻ sỹ làm gì có trong người Việt ngày hôm nay , kêu gọi tiếng nói kẻ sỹ , chẳng khác nào nằm mơ giữa ban ngày . Nhưng thành phần hận và thù CS thì rất nhiều , bất mản thì rất nhiều . Người Việt ở nước ngoài thì chưởi CS một cách thoải mái , ngược lại người Việt trong nước muốn vạch Trần bộ mặt xấu xa của CS thì phải có can đảm .

    Từ uất ức , bất mãn , hận thù để có được sự can đảm dưới chế độ CS là một tinh thần hết sức khó khăn . Chỉ Cần cất nên tiếng nói vạch nên ít , nhiều , lỗi lầm của ĐCSVN , nhà nước CHXHCNVN , của người trong nước , dầu đang ở bất cứ một cương vị nào , cũng đều đáng để cho người Việt hiện nay khâm phục , khâm phục vì tinh thần can đảm .

    Do đó , để tiêu trừ được chế độ CS VN hiện nay . Điều Cần thiết là tinh thần can đảm từ những tiếng nói của người Việt trong nước đối lập với chế độ , phát xuất từ mọi tầng lớp , mọi thành phần . Đương nhiên sẽ không có sự đóng góp của lẻ sỹ , bởi vì từ khi vua Gia Long dẫn Pháp vào VN , cái sĩ của người Việt đã mất thì làm gì còn kẻ sỹ .

  4. Trúc Bạch says:

    Thời nay với thời cụ Trần tế Xương chẳng khác nhau là mấy, có khác là khác ở chỗ – thời cụ Trần còn có người như cụ để mà lên tiếng và được phép lên tiếng rằng :

    Sĩ Khí rụt rè gà phải cáo
    Văn Chương cố đấm…đấm ăn xôi .

    Thời nay, rõ ràng rằng những người chân trí thức thì đang bị đám Cồn đồ, “còn đảng. còn mình” bao vây trùng trùng điệp điệp, hăm he dùi cui roi điện, nhà tù hay nhà thương điên; ….làm cho phải e dè nhìn trước ngó sau, không dám nói lời “Thanh nghị” .

    Trong khi đó thì đám “lưu manh giả danh trí thức” hoặc cũng mang “hàm” trí thức nhưng lại bán rẻ lương tâm mình chỉ vì để bảo vệ cái sổ hưu giống như cái nắm xôi (lớn nhỏ tùy đẳng cấp) mà đảng ban phát cho hàng tháng .

    Ngay như Ngô Bảo Châu, mang danh là nhà toán học quốc tế, nhưng vì căn biệt thự và một số tiền đảng thí cho hàng năm mà tự biến mình thành thằng hề “diễu dở” …

    Thật đáng khinh !

  5. LeBinh says:

    Thời VNCH tôi được nghe kể rằng luật sư Nguyển văn Huyền đã từ chức chủ tịch Thượng Viện để phản đối Nguyển văn Thiệu sửa đổi Hiến Pháp để Thiệu làm TT nhiệm kỳ 3, kẻ sĩ do học cao, hiểu rộng, nên họ nhìn xa, trông rộng, họ là trụ cột của đất nước để xây dựng quốc gia, kẽ sỉ của bọn cs được bọn cs đào tạo nên và thông thường là trình độ văn hoá bổ túc, trước khi vào đại học đã được học bài tủ, nên khi đi thi đậu là cái chắc, nên đây không phải là kẻ sĩ chính hiệu, đây phải gọi đúng là đầy tớ của đảng.

    • ABC says:

      Gọi tên những cụu lãnh tụ một cách trống không như Diệm,Thiệu thì đó là hạng người gì ?

  6. noileo says:

    1
    Không phải cứ có một kiến thức nào đó mà đuọc gọi ngay là “trí thức”

    [Rất buồn cười là ở Việt nam dưới ách cai trị cộng sản, một người nào đó có trình độ lớp 10, vừa qua khỏi bậc trung học đệ nhất cấp & tương đương đệ tứ ngày xưa - tương đương về cấp, không hẳn tương đương về học lực - , cũng đuọc gọi là "trí thức".

    Thậm chí Hồ chí Minh, the serial killer, học lực không qua lớp 7, chuyên nghề đạo văn, cũng đuọc quý các nhà trí thức xã hội chủ nghĩa & quý các nhà trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian, xưng tụng là "trí thức" & là "minh triết Hồ chí Minh"]

    2
    Người trí thức, ngoài kiến thức sâu rộng, còn phải có lòng nhân, lòng thương người, biết rung cảm với cuộc sống, biết đau với nỗi đau của đời, và nhất là phải có cái can đảm trí thức, để, tối thiểu, nói lên những cảm nhận chân thực về cuộc sống & nói lên hoài bão của mình,

    3
    Ở trên chỉ là trí thức bình thường. Trí thức xã hội chủ nghĩa, trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, cũng có người, giống như mọi trí thức bình thường, có một hiểu biết sâu rộng.

    Nhưng khác với trí thức bình thường, trí thức xã hội chủ nghĩa, trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, trong đó có một bộ phận không nhỏ là trí thức hà nội & sĩ phu bắc hà, còn có một nghề đặc biệt, độc đáo, hầu như độc quyền, đó là nghề làm chứng gian,

    đó là chuyên nghề xử dụng kiến thức của mình để bóp méo lịch sử, xuyên tạc sự thật, làm chứng gian ,

    chẳng hạn như “sử gia” cộng sản, “sử gia” xã hội chủ nghĩa Trần Huy Liệu, “viện trưởng viện sử học” của chế độ cộng sản Hồ chí Minh tại miền bắc VN, với “câu chuyện lịch sử” về “liệt sĩ Lê văn Tám” lừa gạt thiếu niên miền bắc, xử dụng thiéu niên miền bắc làm công cụ chiến tranh chống mỹ cứu nước tàu!

    với những luận điệu bịp bợm lừa dối người dân VN về cuộc phản bội tháng 8 phuc vụ cho lòng tham cộng sản, mà bọn chúng gọi nống lên là “cách mạng tháng 8″, về “ngày 19-5, sinh nhật bác Hồ chí Minh”, về cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác, bành trướng chủ thuyết mác Lê ác quỷ vào miền nam, áp đặt chế độ cộng sản VNDCCH độc tài đê tiện gian ác vong bản ngoại lai tay sai tàu cộng từ miền bắc & VNDCCH cộng sản, lên người dân miền nam, xô đẩy đất nước dân tộc VN vào vòng tụt hậu về mọi phương diện kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa

    khiến đất nước dân tộc VN phải mang nhục vì đã bước vào thế kỷ 21 mà VN, 90 triệu người dân, còn cúi đầu dưới ách cai trị độc tài, ách độc tài cộng sản Hồ chí Minh gian ác,

    xô đẩy đất nước đến bên bờ nội thuộc Tàu cộng, lãnh thổ VN bị bọn cộng sản Hồ chí Minh phản quốc cắt xẻ dâng cho tàu cộng để đuọc Tàu cộng chống lưng cho làm đầu nậu trấn lột nhân dân đất nước VN…

  7. Ban Mai says:

    Tôi hiểu nội hàm về Kẻ Sĩ của tác giả Nguyễn Thu Trâm nhưng bất đồng về lý luận theo cách “giáo khoa thư”.

    Nguyễn Tấn Dũng “lên ngôi” Thủ tướng, như đã nói là, chẳng xin xỏ mà là “được Đảng giao” và không từ chức cũng vì “còn được Đảng tín nhiệm”! Chính câu nói ngắn đó đã cho biết cả người nói và cái Đảng đó ra sao rồi! Đảng là “từ ruộng đồng, từ bưng biền, từ rừng sâu, từ núi cao…”! Cho nên nói lễ, nghĩa, liêm, sỉ với Đảng chẳng khác gì nói đạo đức với công an khi họ công khai giết người trên đường phố, ngay tại cơ quan, hay lột trần truồng phụ nữ tranh đấu “để khám xét”!

    Là đem đàn gảy tai trâu!

    Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng tư pháp, đã luận cứ về cái “đại diện” nhóm trí thức khi trực tiếp đưa kiến nghị đã phô ra mức độ “Kẻ Sĩ” của trí thức XHCN như thế nào rồi! Xin thưa rõ là trí-thức-XHCN (có cái đuôi định hướng XHCN) để tránh ngộ nhận là VN hiện tại không có trí thức!

    Vì thế VN XHCN mới có con số khổng lồ về bằng cấp, biết đâu mai mốt lại có thêm nghề Tiến sĩ hốt rác hay Tiến sĩ chạy bàn?

    Tác giả lại trích lời cụ Khổng, cái mà Cộng thời Mao đã đập nát và Cộng bây giờ lại trưng ra để giáo huấn thiên hạ, thì cũng cùng một cụ Khổng mà ra!

    Còn anh hùng áo vải Lê Lợi, Lê Lai, Quang Trung… có là Kẻ Sĩ không?

    Vấn đề là hơn nửa thế kỷ cộng sản đã ra sức hủy diệt nền tảng văn hóa của người VN nên hiện tại mới xảy ra bọn đầu trộm đuôi cướp cầm quyền và đẻ ra hàng đống tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân…XHCN!

    Đã là trí thức thì tự họ phải tìm được phương hướng giải phóng đất nước! Đầu tiên là giải phóng cho được căn bênh Sợ Hãi kinh niên!

    Phải noi gương rất nhiều người trẻ tuổi, họ bất chấp hiểm nguy bản thân, hay đang bị lao tù, trước bạo quyền VC. Tỉ lệ già/trẻ nầy đã nói lên rất nhiều điều! Chính số người nầy đã và đang giúp phong trào đòi dân chủ tự do ngày một công khai hơn!

    Còn trùm chăn, sợ hãi hay lý luận vòng vo là trí thức XHCN! Trí thức là làm gương qua hành động. Được như vậy người dân sẽ theo. Khi người dân mà ra tay thì VC sẽ cáo chung!

  8. PHAN HỮU TRÍ says:

    KẺ SĨ
    (Nguyễn Công Trứ – 阮公著)
    Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt
    Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên
    Có giang sơn thì sĩ đã có tên
    Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý.

    Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị
    Đạo lập thân phải giữ lấy cang thường
    Khí hạo nhiên chí đại chí cương
    So chính khí đã đầy trong trời đất.

    Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất
    Hưu hưu nhiên điếu vị canh Sằn
    Xe bồ luân dù chưa gặp Thang Văn
    Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.

    Cầm chính đạo để tịnh tà cừ bí
    Hồi cuồng loan nhi chướng bách xuyên
    Rồng mây khi gặp hội ưa duyên
    Mang quách cả sở tồn làm sở dụng.

    Trong lang miếu ra tài lương đống
    Ngoài biên thuỳ rạch mũi Can Tương
    Sao cho bách thế lưu phương
    Trước là sĩ sau là khanh tướng.

    Kinh luân khởi tâm thượng
    Binh giáp tàng hung trung
    Vũ trụ chi nhân gian giai phận sự
    Nam nhi đáo thuỷ thị hào hùng.

    Nước nhà yên thì sĩ được thung dung
    Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch
    Dăm ba đứa tiểu đồng lếch thếch
    Tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn

    Này thơ, này rượu, này địch, này đàn
    Đồ thích chí chất đầy trong một túi.
    Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới
    Ngẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh

    Này này sĩ mới hoàn danh.

    • NON NGÀN says:

      (Chỉnh lại cho đúng)

      KẺ SĨ

      Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
      Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. (1)
      Có giang sơn thì sĩ đã có tên,
      Từ Chu Hán, vốn sĩ này là quí.
      Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị,
      Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường.
      Khí hạo nhiên chí đại, chí cương,
      So chính khí đã đầy trong trời đất.
      Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất, (2)
      Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn. (3)
      Xe bồ luân (4) dầu chưa gặp Thang, Văn,
      Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.
      Cầm chính đạo để tịch tà, cự bí,
      Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên. (5)
      Rồng mây khi gặp hội ưa duyên
      Đem quách cả sở tồn làm sở dụng.
      Trong lang miếu, ra tài lương đống,
      Ngoài biên thùy rạch mũi can tương.
      Làm sao cho bách thế lưu phương,
      Trước là sĩ sau là khanh tướng.
      Kinh luân khởi tâm thượng,
      Binh giáp tàng hung trung.
      Vũ trụ chi gian giai phận sự,
      Nam nhi đáo thử thị hào hùng. (6)
      Nhà nước yên mà sĩ được thung dung,
      Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch. (7)
      Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,
      Tiêu dao nơi hàn cốc, thanh sơn,
      Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn,
      Đồ thích chí chất đầy trong một túi.
      Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới,
      Gẩm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh,
      Này này sĩ mới hoàn danh.

      Nguyễn Công Trứ

      ——————————————————–

      (1) Tước có năm bậc thì sĩ cũng dự vào; dân có bốn nghề thì sĩ đứng đầu tiên.
      (2) bồng tất: tên hai loại cỏ; cả câu chỉ chốn thảo dã kẻ sĩ ẩn thân lúc chưa gặp thời.
      (3) Điếu Vị: tích Lã Vọng xưa ngồi câu bên sông Vị; canh Sằn: tích Y Doãn xưa làm ruộng ở đất Sằn.
      (4) bồ luân: xe nhà vua thường dùng để đi rước người hiền về giúp nước.
      (5) Ngăn sóng dữ để giữ trăm dòng sông.
      (6) Việc chính trị đã định sẵn trong lòng; Việc giáp binh đã sắp sẵn trong bụng; Việc đời đều coi là phận sự của mình; Làm trai như thế mới đáng mặt hào hùng.
      (7) Hoàng Thạch: tức Hoàng Thạch Công. Cuối đời nhà Tần, Trương Lương đi chơi ở đất Hạ Bì, đến Dĩ Kiều gặp ông già trao cho quyển Binh Thư Tam Lược mà dặn: “Đọc kỹ sách này sau có thể bình thiên hạ. Sau 13 năm nhà ngươi đến núi Cốc Thành, nếu thấy hòn đá vàng thì biết là ta đấy !” (Vì thế sau này người đời tôn ông lão là Hoàng Thạch Công). Đúng như lời dặn của ông, Trương Lương sau này cố công lớn trong việc giúp Lưu Bang lập nên nhà Hán

      (Từ GOOGLE)

  9. Võ Hưng Thanh says:

    KẺ SĨ THỜI XƯA VÀ KẺ SĨ THỜI NAY

    Cả gần một nghìn năm, kẻ sĩ thời xưa của nước ta là những người có học, có hiểu biết, được đào tạo chính quy và bài bản theo hệ tư tưởng hay ý thức hệ Nho giáo. Điểm đặc trưng của giới kẻ sĩ này chính là năng lực nhận thức và ý thức đạo đức cao khiết của họ. Điều đó thể hiện qua bản lĩnh, tâm hồn, tinh thần và ý chí của kẻ sĩ mà ý thức côt lõi vẫn luôn là “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Có nghĩa đã là kẻ sĩ đúng nghĩa thì không ham giàu sang, không lụy sự nghèo hèn, không sợ hãi quyền lực của kẻ khác. Tức cũng có nghĩa những người nào mang danh có học, có địa vị, danh chức, nhưng đi ngược lại các phầm chất, giá trị hay ý nghĩa đó thì không thể nào được gọi là kẻ sĩ. Nói khác đi, ý nghĩa của kẻ sĩ thật sự hay thực chất là luôn luôn vì phẩm hạnh đạo đức, vì con người, vì xã hội, mà không bao giờ vì cá nhân hoặc lợi lộc của riêng mình. Tầm cao của kẻ sĩ là tầm cao về mặt ý nghĩa đạo đức và tầm cao về mặt lý tưởng nhân văn, xã hội.
    Chính tính cách liêm khiết và cao quý trong tinh thần như thế, nên xã hội VN xưa luôn luôn rất trọng thị và tôn vinh kẻ sĩ. Các tấm gương kẻ sĩ trong lịch sử đất nước do vậy thường hết sức phong phú và nổi bật trong rất nhiều thời đại của quá khứ không thể nói hết.
    Sang đến thời kỳ nước ta bị lệ thuộc Pháp dưới chế độ thực dân, khái niệm kẻ sĩ hiểu theo ý nghĩa mới lại chính là người trí thức theo kiểu Tây học. Tức là khái niệm trí thức đã dần dần và thực tế thay thế hẳn cho ý niệm kẻ sĩ. Bởi nếu kẻ sĩ trong thời phong kiến được hiểu là người khoa bảng theo kiểu kinh bang tế thế, mang đầy đạo lý Nho giáo, thì người trí thức theo quan niệm mới là người có bằng cấp Tây học, được đào tạo theo hướng học thuật và kỹ thuật khoa học. Rõ ràng ở ở đây đã có sự manh nha dị biệt giữa ý niệm kẻ sĩ và ý niệm trí thức. Bởi nội hàm kẻ sĩ vẫn cao hơn nội hạm trí thức. Nên nói cụ thể, người trí thức trong thời đại mới, nếu có đạo đức và lý tưởng xã hội nhân bản thì được gọi là kẻ sĩ, còn nếu không thì chỉ được hiểu như người người trí thức bình thường, tức người có tri thức hiểu biết theo lối thường tình.
    Qua đến thời đại cách mạng cộng sản hậu thực dân, ý niệm kẻ sĩ hoàn toàn không còn nữa, cả ý niệm trí thức cũng hoàn toàn không còn nữa. Thay vào đó là quan điểm mác xít về giai cấp của những người mác xít. Chỉ còn ý nghĩa cán bộ và quần chúng mà không còn ý niệm kẻ sĩ. Cán bộ là người chỉ huy hay vận động quần chúng, họ có thể là đảng viên hoặc là người tuân thủ, làm việc cho chế độ, cho nhà nước. Quần chúng được hiểu là người thuộc các giai cấp nông dân, công nhân, hay người lao động nói chung thuộc các lãnh vực.
    Đó chính là tính cách của chủ nghĩa quần chúng trong các thể chế nhà nước CS. Có nghĩa chỉ còn có hai loại nhân sự hay con người của xã hội, là cán bộ điều khiển và quần chúng bình dân hoàn toàn buộc phải tuân hành hay tuyệt đối tuân hành thế thôi.
    Nên trở về vấn đề, nếu kẻ sĩ thời phong kiến nước ta là giá trị cốt lõi của mọi nhân cách và động lực cao nhất của xã hội, thì thời thực dân thuộc địa, ý nghĩa của trí thức hoàn toàn hay phần lớn đã tách biệt với ý nghĩa kẻ sĩ. Đến thời kỳ CSCN, ý niệm kẻ sĩ đã hoàn toàn triệt tiêu, và ngay cả ý niệm trí thức, cũng được gắn thêm cái đuôi đỏ chóe là trí thức XHCN. Đó chính là kiểu quản trị xã hội độc đạo và chặt chẽ, toàn diện mà nhiều người vẫn mệnh danh là chế độ kiểu toàn trị hay chế độ toàn trị.
    Từ các ý nghĩa trên, đến thời kỳ hậu CS trên toàn thế giới, tức thời kỳ kinh tế thị trường hòa nhập quốc tế và hiện đại nói chung, ý niệm kẻ sĩ hay trí thức ngày nay được hiểu thế nào tất nhiên mọi người đều đã nhận thấy rõ. Kẻ sĩ là người có bản lĩnh, đạo đức, trình độ nhận thức và mục tiêu xã hội. Trí thức chỉ là kẻ có trình độ nhận thức hay hiểu biết bình thường. Còn bằng cấp và khoa bảng ư ? Đó chỉ mới là điều kiện cần cho kẻ sĩ và trí thức nhưng hoàn toàn chưa phải là điều kiện đủ. Ngay cả trí thức cũng chỉ mới là điều kiện cần cho kẻ sĩ nhưng hoàn toàn chưa phải là điều kiện đủ cho kẻ sĩ. Như vậy có nghĩa khái niệm kẻ sĩ là khái niệm độc đáo nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc VN và bất cứ trong thời đại nào nó cũng bắt buộc phải có. Do đó trong những thời đại nào mà tư duy độc lập của con người bị triệt tiêu, đó không còn là thời đại của kẻ sĩ nữa mà chỉ còn là thời đại của phi kẻ sĩ và phản kẻ sĩ.

    Võ Hưng Thanh
    (21/4/13)

    • BUILAN says:

      “Qua đến thời đại cách mạng cộng sản hậu thực dân, ý niệm kẻ sĩ hoàn toàn không còn nữa, cả ý niệm trí thức cũng hoàn toàn không còn nữa. Thay vào đó là quan điểm mác xít về giai cấp của những người mác xít. Chỉ còn ý nghĩa cán bộ và quần chúng mà không còn ý niệm kẻ sĩ. Cán bộ là người chỉ huy hay vận động quần chúng, họ có thể là đảng viên hoặc là người tuân thủ, làm việc cho chế độ, cho nhà nước. Quần chúng được hiểu là người thuộc các giai cấp nông dân, công nhân, hay người lao động nói chung thuộc các lãnh vực.”

      ‘Viết đi chưa hẳn là dại
      Trich lại thì là DẠI Hơn”
      Dù có ai chê DẠI thì tôi vẫn TRICH -
      Những gì tôi cảm thấy thích ở anh !

      Túm lại:
      Dù là trí thức khoa bản, hay tại chức chuyên tu- bán mua bằng thật bằng giả _loại “Những con bò dưa qua các nước XHCN , dát về cũng có bằng Tiến Sĩ”…..
      Chung quy gì gì chăng nữa mà được sinh ra lớn lên- đào tạo- giáo dục- Sống lâu ngày với CỘNG SẢN- dưới chế độ CS … tất yếu trở thành “VÔ (liêm) SĨ” nghiã là ” ý niệm kẻ sĩ hoàn toàn không còn nữa,

      Nhờ anh viết thêm – giaĩ thích, TIÊN ĐOÁN , luận…. thêm
      _Số phận người dân sống dưới ACH THỐNG TRỊ cuả bọ “phi kẻ sĩ- phản kẽ sĩ” ! Bọn Cán bộ là người chỉ huy hay vận động quần chúng, họ có thể là đảng viên hoặc là người tuân thủ, làm việc cho chế độ, cho nhà nước …. RỒI RA SẼ RA SAO ??
      Kính chào

      • NGÀN KHƠI says:

        ĐI VÀ LẠI

        Viết đi chưa hẳn là khôn
        Nhưng người trích lại quả còn khôn hơn
        Đọc vào ai rõ nguồn cơn
        Đâu là ý nghĩa thiệt hơn ở đời
        Trên sông bẻ lái con thuyền
        Cũng về tới bến có phiền chi ai
        Có đi không lại cũng hoài
        Có đi có lại vẫn vừa lòng nhau

        ĐẠI NGÀN
        (24/4/13)

    • Lâm Vũ says:

      Mục đích gần của cuộc Cải Cách Ruộng Đất (1953-56) ở miền Bắc là phá bỏ quyền tư hữu, tập trung sở hữu đất đai vào tay nhà nước CSVN, nhưng mục đích ngầm và xa là tiêu diệt tằng lớp “tiểu tư sản trí thức” . Nhưng thâm hiểm hơn cả là tạo sự căm thù giữa đại khối dân quê với thành phần trí thức. Chính Marx đã nhận ra rằng khối dân đông đảo, ít học ít khi tự mình nổi loạn mà chỉ đứng lên làm cách mạng khi có trí thức dẫn đầu. Do đó, cũng do Marx vạch sẵn, phong trào CS cần trí thức để kích động dân chúng hỗ trợ cách mạng, nhưng khi cướp đưọc chính quyền rồi, đảng cần phải tiêu diệt ngay lớp trí thức, nếu muốn nắm quyền cai trị lâu dài.

      Sau 1975, chiếm được miền Nam CSVN việc làm chính của CSVN cũng vẫn là tịch thu của cải của dân (nắm cái dạ dày thì sai khiến được con người) và triệt hạ tầng lớp trí thức – qua chiến dịch Học tập Cải tạo (HTCT). Ngay cả nhiều người miến Nam vẫn tưởng đây chỉ là việc “tẩy não chính trị”, mà không nhận ra mụch chủ yếu của nó. Cũng thế, “đảng ta” còn nhằm vào một ảnh hưởng lâu dài là tạo căm thù, lần này chính là giữa giới trí thúuc miền Nam và tầng lớp đảng viên đảng CSVN.

      Một lần nữa “đảng ta” đã thành công. Cho đến ngày hôm nay chuyện “hoà giảo hòa hợp” giữa trí thức miền Nam và tần lớp đông đảo đảng viên đảng CSVN là điều hoàn toàn không thể xảy ra!

      Đa số chúng ta ai cũng đặt câu hỏi tại sao đa số dân chúng không còn chấp nhận sự cai trị “ngu dốt” của đảng CSVN nhưng không ai làm được gì, mà không có câu trả lời. Theo tôi, là ít người nhìn thấy sự chia rẽ, phân hóa dân tộc do “đảng ta” tạo ra này. Người ta chỉ nhìn thấy hiện tượng là trí thức VN đã bị hũ hoá, vô dụng… Với hậu quả ai cũng thấy là khi khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô xụp đổ, người dân Việt không nhúc nhích chi cả, sang đến cuộc cách mạng (dân chủ) Ả Rập mới đây cũng thế…

      Tình trạng này nếu kéo dài – cho đến nay có vẻ như thế – thì việc nước Việt sẽ mất vào tay Trung Cộng là điều khó tránh khỏi. Thật quá trình mất nước đang diễn ra, chỉ còn câu hỏi bao giờ chính thức trở thành “lịch sử” thôi.

  10. nguyenlan says:

    “9.000 Giáo Sư, 24.300 tiến sĩ, 101.000 thạc sỹ và hơn 5.000.000 cử nhân là những “kẻ sĩ” đích thực, nhưng chẳng biết cái “sỉ” là gì, nên cứ tiếp tục khom lưng, cúi đầu cho những tên mục đồng đè đầu cưỡi cổ, chỉ vì nhà cao cửa rộng, chỉ vì “khanh tướng, công hầu” và chỉ vì cái sổ hưu mà phải đứng vào hàng ngũ của cái đảng cướp cộng sản, một dư đảng khủng bố, chống lại loài người mà cả thế giới đều đã gớm ghiếc, kinh tởm” – Tác giả: Nguyễn Thu Trâm .

    Tác giả Trần Gia Phụng- “ Theo các thống kê hiện nay, khoảng 2/3 dân số Việt Nam ở lứa tuổi dưới 40. Hai phần ba dân số nầy bị CS nhồi sọ từ 38 năm nay, hoàn toàn không được học Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Các em lớn lên dưới chế độ CS, nghe hoài, đọc hoài, học hoài điệp khúc lừa dối của CS qua các phương tiện giáo dục và truyền thông của nhà nước CS. Nhà nước CS còn bao cấp tất cả các việc kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí”. (“ Chủ trương của Phan Châu Trinh và tình hình Việt Nam hiện tại”)

Leave a Reply to Vũ duy Giang