WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nỗi buồn 30/4 và những nghĩ suy

 

30-04-1975

Tôi không hứng thú lắm khi viết về ngày 30/4 vì đã nhiều năm nay, năm nào cũng viết, nhưng những bài viết thường chỉ mang đến cho tôi những nỗi buồn hơn là những ký ức khó quên.

Cái buổi hôm ấy, lúc mọi người trong nhà tù Hoả Lò khấp khởi vui mừng “chiến thắng” khi được giám thị thông báo, thì tôi đau xót, im lặng và hụt hẫng. Tôi vẫn hy vọng sau khi ra tù, sẽ tìm cách trốn vào Nam để sống. Với cái lý lịch ở tù, sự tồn tại vươn lên của tôi trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) chắc chắn sẽ vô cùng nan giải.

Tôi đã từng kín đáo hỏi thăm, tìm hiểu cách “chạy” vào Nam từ một người bạn tù. Khó khăn nhất là đoạn từ sông Bến Hải vào đến sông Hàn, Đà nẵng. Còn qua được sông Hàn thì mọi việc êm xuôi. Lúc này tôi vẫn hy vọng bộ đội miền Bắc không tiến được vào sâu hơn nữa. Tôi không nghĩ đến một cái “chiến thắng” nhanh chóng như vậy!

Thật chua xót. Tôi từng là anh chàng học sinh, biết được đi nước ngoài du học nhưng vẫn rủ đám bạn bè trong lớp lấy máu viết thư xin đi bộ đội. Ra chiến trường, dù có chết, với chúng tôi thật vô cùng ý nghĩa. Tôi đã tận mắt trông thấy và tham gia cứu thương trong những trận dội bom của máy bay Mỹ xuống làng mạc miền Bắc làm chết nhiều người. Chỉ với lòng căm thù đế quốc Mỹ. Sôi sục ý chí trả nợ nước thù nhà.

Nhưng rồi dần dà tôi đã hiểu. Đây là chiến tranh. Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tắm máu, huynh đệ tương tàn, cho việc nhuộm đỏ toàn đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một cuộc chiến ý thức hệ, rõ ràng và nhất quán. Mỹ và miền Nam đã phải nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ tự do.

Năm 1954, Việt Nam chia hai. Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, là quan sát viên của Liên Hiệp Quốc. Miền Nam sẽ thanh bình, phát triển và đi lên nếu như miền Bắc không gây chiến và phá rối. Người ta có thể thống nhất đất nước bằng nhiều cách, không cần đổ máu, không cần đến “bạo lực cách mạng”, mà nước Đức là một ví dụ.

Nhưng để đánh chiếm miền Nam, miền Bắc có thể “đốt cả dãy Trường Sơn”, dồn cả dân tộc vào máu lửa, quyết tâm trở thành “tiền đồn” của cả phe XHCN.

Hồ Chí Minh từng nói: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”- (1959, HCM toàn tập, tập 11, trang 166).

 Còn Lê Duẩn, trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ, Nguyễn Mạnh Cầm, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói: “Chính sách này dựa trên nền tảng “một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!“.

Vâng, hầu như tất cả mọi phương tiện cho cuộc chiến, sản xuất, cũng như mọi nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợ chỉ, đều do Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp. Nhưng vì “tất cả cho chiến trường”, dân miền Bắc đã phải cam chịu cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn, dồn hết tinh thần và vật chất cho công cuộc “giải phóng miền Nam”.

Và miền Bắc đã “giải phóng” miền Nam. Ngày 30/4/1975.

Trong bài “Phản nhân văn“, nói về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức, tờ Công an Nhân dân (CAND) viết:

“Đáng kinh ngạc nhất là Huy Đức “nhai lại” ý kiến sai trái, xạo xược của Dương Thu Hương. Trước khi sang châu Âu sống lưu vong, bà ta phun ra hàng loạt phát ngôn điên loạn, trong mớ hổ lốn, hồ đồ đó, có đoạn nói rằng, ngày mới đặt chân đến Sài Gòn, bà ta đã choáng ngợp trước cuộc sống tiện nghi ở miền Nam, khác rất xa với cuộc sống khó khăn ở miền Bắc: “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại…”.

Giờ đây, Huy Đức lại bắt câu đó với hàm ý khen miền Nam nhiều hàng hóa và đời sống sung túc hơn miền Bắc, tự do dân chủ hơn miền Bắc nên đã “giải phóng” ngược lại miền Bắc! Về đoạn này, trên mạng có bài viết ký tên “nhà văn Đông La” phân tích: “Cái nền văn minh mà Huy Đức thấy qua “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette” rồi “rạp chiếu bóng, nhạc viện và sân khấu ca nhạc”… đều có từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở Việt Nam kèm theo 58.000 nhân mạng nữa để rồi mất trắng trở về…”.

Không chỉ nhà văn Dương Thu Hương khóc mà sau ngày “giải phóng”, nhiều người khác đã vỡ mộng! Phải có tấm lòng thật nhân văn mới hiểu rằng, tiếng khóc của Dương Thu Hương là thành thật và là sự cảnh báo. Những thứ mà họ “giải phóng” và huỷ hoại thì chính họ chứ không ai khác lại đã quay lại một  thập niên sau đó.

925 tỷ USD đã Mỹ chi cho cuộc chiến ở Việt Nam. Vâng, nhưng thử hỏi bao nhiêu tỷ USD mà Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN đã rót cho miền Bắc kèm theo hàng triệu nhân mạng cũng ra đi không trở về?

Người miền Nam không chỉ có “những chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng choé”… Việt Nam Cộng hoà (VNCH), trong 20 năm, tuy chưa có một nền dân chủ hoàn toàn, phải đối mặt với tình trạng chiến tranh, nhưng đã có một nền kinh tế đa dạng, một xã hội văn minh, một nền giáo dục kỷ cương đáng tự hào, một tập quán sinh hoạt công cộng lịch lãm và tiến bộ. Những người gắn bó với VNCH có lý do chính đáng để tiếc nuối. Những thứ này sau 1975 đã dần dần bị băng hoại.

Cònmấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette”, tất tật mọi thứ của miền Nam sau ngày 30/04/1975, muốn hay không muốn, chúng vẫn trùng trùng nối nhau ra Bắc. Tôi vẫn nhớ cuối năm 1975, hình ảnh ở khu tập thể quân đội số 3B đường Ông Ích Khiêm, Hà Nội. Cứ tối đến, hàng xóm quây quần, xúm xít ngồi xem phim qua chiếc Motorola của gia đình mang từ trong Nam ra. Máy truyền hình ở miền Bắc lúc đó là cả nột tài sản lớn.

Bài báo CAND viết tiếp:

“Cũng cần phải nhắc lại rằng: từ số tiền khổng lồ đó, Mỹ đã đổi ra 7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin; 7,85 triệu tấn bom đạn để rải xuống Việt Nam, giết chết khoảng 4 triệu người, gây thương tật cho hàng triệu người khác, nhất là những đứa trẻ nạn nhân của chất độc da cam/dioxin; tàn phá hàng ngàn thành phố, thị xã, làng mạc, trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo…

Thế nhưng Huy Đức, Dương Thu Hương và một vài “nhà dân chủ” mới được “bơm”, cố tình không hiểu điều đó, họ tôn thờ tiện nghi vật chất hơn phẩm giá và lòng tự trọng của một dân tộc, sùng bái “bơ”, “sữa”… hơn xương máu của những người con dân đất Việt đã ngã xuống để có độc lập, tự do hôm nay!”.

Tôi không nghĩ rằng, “số tiền khổng lồ đó, Mỹ đổi ra 7, 85 triệu tấn bom đạn, để giết chết khoảng 4 triệu người và thương tật cho hàng triệu người khác”. Cái chết của khoảng 4 triệu người và thương tật của hàng triệu người khác có sự can dự của cả hàng triệu tấn đạn dược của Liên Xô, Trung Quốc. Cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968, những cuộc pháo kích, đánh mìn, nổ bom vào các chợ, trường học, rạp hát… Cuối cùng, đây là con số của cả cuộc chiến. Chiến tranh, bên nào cũng đều phải sử dụng đến súng đạn.

Còn “7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin” diệt cỏ, phát quang của Mỹ không nhắm vào dân thường mà nhắm vào nơi ẩn trú của Việt Cộng. Có thể nó để lại di hại cho môi trường nhưng không quá bị thổi phồng như bộ máy tuyên truyền của cộng sản. Tôi đã vào sống trong Nam và đi nhiều nơi, ở đâu cũng thấy màu xanh cây lá. Những đám rừng bị chất độc da cam xa lắc lơ đâu đó tôi không có cơ hội nhìn thấy. Còn nạn phá rừng giờ đây khủng khiếp hơn nhiều. Bọn cơ hội bắt tay với các quan chức cộng sản phá rừng, lấy gỗ làm giàu, mà Trầm Bê hay Cường Đô La là những ví dụ. Thực phẩm độc hại mà dân Việt dùng hôm nay, chủ yếu từ Trung Quốc, công khai huỷ diệt nòi giống Việt, làm cho bệnh ung thư của Việt Nam ở vị trí cao nhất thế giới và mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người, man rợ và bi thảm hơn nhiều. Người ta cứ thích nhớ mãi cái đã qua đi gần 40 năm mà cho phép mình “quên” hiện tại trước mặt!

Sùng bái “bơ”, “sữa” không ai hơn những quan chức cộng sản, những “đại gia” đỏ phè phỡn với ô tô siêu sang trọng, nhà lầu, người hầu kẻ hạ, con cái đi du học nước ngoài. XHCN không thấy đâu, nhưng tư bản chủ nghĩa ngấm sâu vào từng sinh hoạt nhỏ nhất của giới chức có quyền, của những ông “vua tập thể” trong triều đại phong kiến-cộng sản quái thai này.

Tôi quen thân với ông Nguyễn Lương Thuật, một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cư ngụ ở Seattle, tiểu bang Washington. Chiều 29/4/1975 ông chỉ huy một chiến hạm và đã tiếp nhận hàng trăm người leo lên tàu di tản khỏi Sài Gòn., Ông đã đứng ngẩn ngơ nhìn con tàu xa dần bến bờ quê hương và thầm nghĩ, thôi, dù sao cũng đã chấm dứt một cuộc chiến, những người cộng sản đã thắng, đất nước thống nhất, mong rằng họ sẽ đưa đất nước phát triển, bình yên và dân chúng được hạnh phúc. Ông đã chết năm 2007 vì ung thư và mang theo giấc mơ vô cùng vị tha của mình xuống mồ.

Máu xương của những người con đất Việt đã ngã xuống, nước nhà thống nhất, độc lập, nhưng hoàn toàn không có tự do. Người Việt phải bỏ nước ra đi, tha phương cầu thực, sự chia rẽ vẫn nhức nhối. Đất nước nằm trong tay một tập đoàn bao gồm các băng nhóm trục lợi. Quyền tự do của công dân bị bóp nghẹt và đàn áp. Không có bầu cử tự do, không có báo chí tự do, cả một hệ thống chính trị là một nhà tù vĩ đại giam cầm, khống chế dân tộc.

Những người đã từng dấn thân, bị tù đày cho chính thể hôm nay đã phải thất vọng. Có lẽ câu nói của ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, mang tính đại diện nhất: “Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay“.

Cầm quyền 38 năm, và còn tiếp tục 39, rồi 40 năm và có thể sẽ lâu hơn, ĐCSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn phản động, phản bội, chạy theo đồng tiền bất chấp lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nhân dân, những người đã bỏ xương máu để có nhà nước hôm nay, trở thành kẻ nô lệ, bị lừa gạt và sống trong sợ hãi của sự đàn áp, bị u mê bởi những trò mị dân “mua thần bán thánh”, hoặc bị lên đồng điên khùng bằng những chất kích hoạt khác. Đất nước là tổng thể của một bức tranh ô hợp, lạc loạn, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu có thêm, kẻ bần cùng vật lộn với miếng ăn hàng ngày, phó mặc sự đời, kỷ cương phép nước và các giá trị đạo đức của xã hội đảo lộn.

38 năm “giải phóng” thực sự trở thành 38 năm kinh hoàng của thời kỳ phong kiến-tư bản man sơ, hoang dã với mỹ từ “kinh tế thị trường định hướng XHCN”.  Vâng, chỉ mới “định hướng” thôi, còn tiến về đâu không biết. 38 năm đi hoài, đi loanh quanh, đi mãi về một nơi mà chẳng bao giờ biết nó là cái gì cả, có tồn tại hay không.

© 2013 Lê Diễn Đức – RFA Blog

50 Phản hồi cho “Nỗi buồn 30/4 và những nghĩ suy”

  1. VC tàn sát cả 1 làng ở Xuân Lộc: says:

    Tiết lộ bí mật khủng khiếp : tháng 4/ 1975, VC tàn sát cả 1 làng ở Xuân Lộc:

    hãy đọc để biết tàn ác của CSVN
    Lại thêm 1 tội ác diệt chủng của CSBV vừa được phanh phui qua lời kể của 1 cán binh CS, Bài viết có nhiều từ ngữ VC khó nghe ,nhưng vì để giữ tính trung thực nên không được chỉnh sửa,mong quý bạn thông cảm

    Thời gian lặng lẽ trôi, tôi, một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói. Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.
    Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam Cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.
    … Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
    - Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!
    Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.
    Tôi quát:
    - Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.
    Mấy ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
    - Anh ơi! đây là lệnh.
    - Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
    - Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
    - Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
    Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
    - Ai bắn đấy?
    - Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
    Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sốc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cân làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
    - Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
    - Không lo, có tôi đi cùng!
    Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
    - Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
    Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”
    Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:
    - Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
    - Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.
    * * *
    …. Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.
    Sau ngày giải phóng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:
    - Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.
    Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…
    Trần Đức Thạch
    Cựu phân đội trưởng trinh sát
    Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266
    Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4

  2. Phan Bá Ước says:

    Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển, làm gì có sự phân hoá như các ông tưởng. Số người ở hải ngoại phân hoá chủ yếu là bên Mỹ thôi, ở Việt Nam vẫn có những người đối kháng nhưng rất ít, tôi thấy bên đó bao nhiêu là hội đoàn, đảng phái, tổ chức nọ, tổ chức kia, dân sự rồi quân đội, mỗi phe mỗi ý chửi nhau ra rả trên đường phố, lời lẽ tranh đấu thì quá i tờ lỗ mảng theo kiểu đâm thuê chém mướn. Đem mô hình của những cái đa đảng loạn xạ ấy vào ai tin được, mạnh thế nào được. ít ra cũng phải như ông Hoàng Duy Hùng giám nói là không thể đánh bom được tại bến nhà Rồng khi đó, mà ra đền Hùng thắp hương hỏi các đức vua đã có công dựng nước… có lẽ các đức Vua báo mộng với ông Hùng là Hồ Chí Minh đã giữ nguyên được giang sơn đất nước, giờ các cháu phải xây dựng ngày càng to đẹp hơn. Và bây giờ tôi tự hiểu và xác định như thế này: Không thể vượt được cái người sinh ra trước mình, mình phấn đấu đi được cái xe đạp thì họ đi xe máy, khi mình có xe máy thì họ đi ô tô rồi, ….rồi cứ thế cho mãi mãi là máy bay, tàu vũ trụ, v..v..Chính vì vậy không đứng núi này trông núi nọ, không nên đưa các cụm từ “Hoặc…Thì….Là….Nếu…’’ Hãy vượt lên chính mình thôi, không ai cho không ai đâu, không ai thương mình bằng chính

    • Nguyen Trong Dan says:

      “..ở Việt Nam vẫn có những người đối kháng nhưng rất ít ”

      BA SAO HOÀI…

      CÓ ĐẾM CHƯA MÀ SAO BIẾT ÍT ?

  3. vietha says:

    hai lúa say:
    21/04/2013 at 17:18
    Quan hệ Mỹ Việt không có gì bị ảnh hưởng bởi chuyện nhân quyền đâu. Đó chỉ là cơm nưa bóng mây mà thôi. Vì sao? Vì lợi ích của Mỹ với Việt nam quan trọng hơn với chuyện này. Đó mới là điều đáng buồn. Chúng ta đừng hy vọng hão huyền hay đề cao cái chuyện nhân quyền này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Con ếch nhìn bầu trời qua cái nong nó tưởng là to. Nhưng ở ngoài cái miệng giếng là cả bầu trời rộng lớn kia. Cái nong chỉ là nhỏ bé của cái bầu trời kia
    Reply
    vk mỹ says:
    23/04/2013 at 09:56
    Hai lúa chỉ được cái nói đúng:
    Từ cổ chí kim, Mỹ coi nhân quyền là cái đinh rỉ gì?
    Nhân quyền gì mà Mỹ ủng hộ Pon pot- Khơ me đỏ diệt chủng ở Campuchia?
    Nhân quyền gì mà Mỹ đem quân vào can thiệp I raq, Apganistan làm xã hôi đảo lộn, bom nổ đì đùng, người dân khốn quẫn trong khi dân chủ thì chẳng thấy đâu? Kết quả là Mỹ ù té quyền.
    Riêng ở VN, Mỹ chỉ thỉnh thoảng khơi khơi vài chữ nhân quyền cho vui lòng một vài vị nghị sỹ Hoa Kỳ mà thôi. Mục tiêu chính bây giờ là kìm chế TQ mà muốn vậy thì phải hợp tác với VN. Đơn giản là thế. Thế là trên hết. Nhân quyền là cái thớ gì?
    Chán!

  4. PhanBA says:

    Bác Đức, con người hơn nhau là tấm lòng thanh thản, sự hiểu biết và tự hào về nó.. Bác sống và lớn lên trong bên thua cuộc, bác biết, nhận xét và nói về nó. Tôi nghĩ bác, bác Bùi Tín và nhà văn Dương Thu Hương bây giờ tuy không là đại gia, giàu có nhưng sống thoải mái.

    Còn cả đám bị thịt cộng sản, kẻ thắng trận, nếu không là ngu đần, thì láo khoét, ba hoa chích choè, thì cũng đang ngậm hột thị, thật đáng khinh bỉ phải không?

    Cũng có thể là vì KHÔNG TRÍ nên họ vẫn sung sướng vì không hiểu họ là người đáng khinh bỉ!!!

  5. Bờm says:

    Tác giả viết: “Vâng, hầu như tất cả mọi phương tiện cho cuộc chiến, sản xuất, cũng như mọi nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợ chỉ, đều do Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp. Nhưng vì “tất cả cho chiến trường”, dân miền Bắc đã phải cam chịu cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn, dồn hết tinh thần và vật chất cho công cuộc “giải phóng miền Nam”.”

    Năm 1980 vào thời bao cấp, tôi từ Sài Gòn ra thăm Hà Nội lần đầu tiên, gặp nhiều người ở thủ đô ngày làm cơ quan đêm về tranh thủ làm thêm mới đủ sống đã than thở rằng thời chiến tranh họ đã sống thoải mái hơn khi miền nam được giải phóng vì… mọi nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợ chỉ, đều do Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp.

  6. Choi Song Djong says:

    Người bình thường thì nghe nhưng không bao giờ tin những gì người CS nói huống hồ bây giờ những đám man rợ nhờ ôm chân CS để hầu kiếm miếng vinh thân phì gia.Báo côn an,qđnd,antg thì chỉ dành cho những lúc đi “vào lăng thăm Bác” chứ nếu đem gói xôi cho dù là xôi bắp hay khoai mì thì sợ bẩn cả xôi mất.Đỗ Mười,đói rã họng phải đào cả khoai lang,khoai mì còn non lên ăn cho đỡ lòng mà bây giờ giở thói cà chớn.Không chiếm và cướp được miền nam thì có mà chết rã họng từ khua rồi.

  7. Dao Cong Khai says:

    Ngày nay tôi đã thay đổi, khác hoàn toàn với tôi trong những ngày gần 30/4 này 38 năm trước. Hồi đó, trước 75 chúng tôi lớn lên và giáo dục dưới chế độ VNCH, và thực sự lúc đó chúng tôi có cái nhìn rất dân tộc, đối với cuộc chiến. Thế hệ học sinh miền Nam chúng tôi được hiểu biết rõ ràng về chính trị hơn, chúng tôi không ca ngợi Mỹ như CS Bắc Việt ca ngợi Nga Tàu hồi đó, cũng không ca ngợi tổng thống Thiệu như dân Bắc Việt ca ngợi Hồ Chí Minh hồi đó. Ngược lại, chúng tôi có thái độ phản kháng TT Thiệu trong guồng máy chính quyền không như ý muốn người dân chúng tôi. Chúng tôi cũng căm thù người Mỹ đã xen vào nội bộ chính quyền VNCH và lèo lái cuộc chiến đó vào bế tắc rồi lường gạt và phản bội quân dân miền Nam chúng tôi.

    Nói tóm lại chúng tôi hiểu khá nhiều và khá đúng, và có nhiều điều kỳ cục về cuộc chiến tranh đó làm học sinh chúng tôi thắc mắc, cố tìm câu trả lời ngoài những dư luận đồn đại. Đến nay tôi qua Mỹ và từ từ giải đáp được những thắc mắc cũ liên quan đến những biến cố quan trọng trong chiến tranh VN, như cuộc đảo chánh năm 63, hiệp định Paris, trận thất bại Hạ Lào, vụ TT Diệm có ý đồ “bắt tay với Hồ Chí Minh”… tất cả nhưng tin đồn đó bây giờ được minh chứng là có một phần sự thật.

    Hồi đó học sinh chúng tôi khi nhắc đến người dân miền Bắc, chúng tôi vẫn thương xót họ vì số phận nên bị đói khổ và mất tự do bên kia bức màn sắt, chúng tôi cũng chẳng thấy hận thù bộ đội VC như ngày nay, bởi biết rằng họ bị cưỡng bách để vào Nam chém giết đồng bào chúng tôi. Họ gây điêu linh, tang tóc cho đồng bào miền Nam chúng tôi chứ giải phóng được điều gì; họ pháo kích bừa bãi vào khu đông dân cư chúng tôi cốt gây hoang mang và mất an ninh để dễ phá hoại chính quyền VNCH. Tôi đã chứng kiến VC phá cầu bị bắn chết mà đem xác ra phơi giữa chợ cho đồng bào Bà Rịa coi. Có những chuyện hồi đó tôi không tin VNCH là họ bắt bớ sinh viên học sinh biểu tình chống chính quyền. Tôi nghĩ rằng VNCH đã bắt giam vô cớ sinh viên học sinh khi họ có lý để phản kháng chính quyền; nhưng sau 75 khi cháy nhà nó lòi ra mặt chuột thì chính VC đã làm cho tôi tin vào VNCH hơn, và đó là niềm tin muộn màng. Chính những người bị VNCH bắt giam họ nói, VNCH bắt giam họ không có oan đâu, họ vỗ ngực khoe là họ đã đi VC nằm vùng lâu rồi. Tới đó tôi mới biết được VNCH còn quá nhân đạo với những người họ bắt giam.

    Tình cảm quê hương, tổ quốc, và cả tình cảm của tôi với những người dân ruột thịt miền Bắc đã nhanh chóng cạn kiệt và ngay cả cái nhìn của mình với người VN, với những danh từ lớn hơn như là dân tộc VN, tổ quốc VN… đã biến đổi thành dấu âm từ khi VC vào cai trị miền Nam. Tôi đã cố gắng phấn đấu, biện hộ với chính mình để giữ đẹp những giá trị cũ đó trong tâm hồn, nhưng sự thật phũ phàng đã khiến tôi thay đổi. Đất nước tôi đã mất, nhưng nhiều người cứ nói “đất nước thống nhất rồi” làm nó khiến tôi càng mất thiện cảm hơn với cái “đất nước” đó. Họ chèn ép, bóc lột, cướp tài sản dân miền Nam chúng tôi và miệng lúc nào cũng bô bô đất nước thống nhất rồi không còn hận thù gì nữa… Tình cảm quê hương đã giữ tôi ở lại không đi di tản, nhưng đến khi tôi quyết định phải đi vượt biên thì có nghĩa tình quê hương của tôi cũng không còn nữa.

    Giải phóng rồi, tôi còn gì nữa đâu, rồi ngay cả lòng ái quốc cũng không giữ nổi… Thực tế không ai chối cãi được. Có những nuối tiếc những quá khứ êm đềm, nhưng thực tế vẫn là thực tế, và thực thế quá phũ phàng, chúng tôi cứ tin rằng cuộc chiến tranh đó do Nga Tàu gây ra, nhưng chính những người VN họ khẳng định họ chủ động gây ra để… “giải phóng” chúng tôi và đưa chúng tôi vào bánh xe lịch sử XHCN man rợ của họ.

  8. nguyen ha says:

    ” Nước nhà thống nhất -dộc-lập,nhưng hoàn toàn không có Tự Do” Cái vế sau KHO^NG CÓ TU DO đả
    nói lên “bản chất’ của Vế trước: THÔNG NHẤT-ĐỘC-LẬP!! Như vậy rõ rang Thống-nhất,độc lập chỉ là Bánh-vẻ! Có người nói Công lao Thống nhất Đất nước là của DCS! Xưa nay CSVN vẩn là người thợ làm bánh-vẻ. Vì thế,.không ai giành Công lao với Đảng đâu.Vì tất cả chỉ là BÁnh vẻ!

  9. LONG says:

    Bài viết quá hay. Cảm ơn ông Lê Diễn Đức.

  10. vu doan says:

    “Cầm quyền 38 năm, và còn tiếp tục 39, rồi 40 năm và có thể sẽ lâu hơn, ĐCSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn phản động, phản bội, chạy theo đồng tiền bất chấp lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

    38 năm “giải phóng” thực sự trở thành 38 năm kinh hoàng của thời kỳ phong kiến-tư bản man sơ, hoang dã với mỹ từ “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Tác giả Lê Diễn Đức .

    Tuy sống ở trong nước nhưng tác giả đã không bị guồng máy tuyên truyền của bọn Cộng sản thống trị bịp bợm, trong khi một số kẻ tuy được sống ở hải ngoại nhưng trí óc lại bị mù lòa mở miệng tung hô giặc !

Leave a Reply to Nguyen Trong Dan