WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cần cảnh giác trước những buổi lể tưởng niệm

 

Vụ tự thiêu gây tranh cãi của Hòa thượng Thích Quảng Đức

Vụ tự thiêu gây tranh cãi của Hòa thượng Thích Quảng Đức

Năm nay là năm đặc biệt có những buổi lễ tưởng niệm về những biến cố tôn giáo-chính trị xảy ra ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Đó là các buổi tưởng niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại góc Phan Đình Phùng để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Tiếp theo sau là vụ tự tử của nhà văn Nhất Linh vào mồng tháng 7 sắp tới cũng cùng một mục đích đó.

Và đến đầu tháng 11 thì sẽ có các buổi lễ giỗ cầu cho linh hồn hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị các tướng lãnh đảo chánh thảm sát.

Tôi đã một lần tham dự một buổi lễ giỗ TT Ngô Đình Diệm tại Cali . Những người trong ban tổ chức đã rất thận trọng, nhạy bén chính trị và họ chủ trương các buổi lễ giỗ giới hạn trong phạm vi tôn giáo và không một bài diễn từ hay phát biểu nào liên quan đến cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 cũng như cuộc đảo chính của các tướng lãnh miền Nam.

Tưởng niệm là tưởng niệm. Tưởng niệm là để nhớ lại hoặc cầu nguyện cho vong linh người đã chết. Nếu không đạt được mục đích ấy thì buổi tưởng niệm mất ý nghĩa và người chết lẫn nguồi sống cũng chẳng vui gì. Vì chết là hết. Chết không còn biên giới của hận thù, biện biệt chia rẽ..

Sự thận trọng của những người tổ chức ấy là đúng và cần thiết để tránh những đụng chạm không nên để xảy ra. Vậy mà đã xảy ra vì lời phát biểu của ông Vũ Ánh cũng như của ông Huỳnh Tấn Lê trong một buổi lễ tưởng niệm do Tổng Hội cư sĩ Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức. Tôi nhận được một số email với một số ngôn từ không thích hợp biểu lộ một tự tức giận quá đà.

Các ông ấy thay vì phát biểu trong một buổi lễ như thế, có thể thẳng thắn viết những bài tham khảo phê phán các chế độ miền Nam. Cá nhân tôi cũng từng viết nhiều bài như vậy thể hiện đúng cái quyền của người viết-người đọc. Nhưng thật không phải chỗ dùng một buổi lễ tưởng niệm trong một buổi lễ tôn giáo để nói lời nặng nhẹ.

Tôi xin có lời cảnh giác hai vị trên vì hiện nay ở trong nước cộng sản đang tổ chức rầm rộ lễ tưởng niệm 50 năm Hòa Thượng Thích Quảng Đức cũng như phục hoạt giá trị cho Tự Lực Văn Đoàn. Năm 2008, nhà nước cộng sản đã cho phép một buổi hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy cổ trạch của Tự Lực Văn Đoàn tại thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Người ta dễ suy đoán là quý vị đang theo đuôi cộng sản vì trước đây quý vị đã không làm mà nay làm. Trường hợp ông Vũ Ánh đã có hai lần gây xôn xao đối với cộng đồng người Việt khi làm trong tòa soạn tờ Người Việt- một tờ báo mà một số không nhỏ trong ban trị sự có lý lịch bất minh trước 1975. Tôi đã có dịp nói chuyện điện thoại với tướng Nguyễn Khắc Bình và ông xác nhận là người sáng lập tờ báo Người Việt có làm việc cho tình báo Mỹ.

Cá nhân tôi thường đánh giá tờ Người Việt online  bằng cách so sánh với BBC, RFA và danchimviet.info nơi tôi đang cộng tác thường xuyên. Tôi đưa ra một vài cột như tranh đấu chính trị, các nhà bất đồng chính kiến, tin tức chính trị VN vv..

Kết quả rất là khích lệ và rõ ràng. Ai muốn biết chân cẳng tờ Người Viet thì hãy thử làm như vậy.

Ở ngay chỗ tôi cư ngụ, Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã không thấy động tĩnh gì cả Các chùa khác cũng không thấy gióng mõ khua chuông gì cả..Có lẽ hơn ai hết, Hòa Thượng Thích Tâm Châu là một trong những người ở trong cuộc, từng nắm rõ tính chất của cuộc vận động đấu tranh năm 1963 và những biến chất của nó nên Hòa Thượng tránh những biểu dương có tính thế tục như của một số người đang làm…

Ở đây tôi xin được nhắc lại đôi chút tóm lược về cái thời điểm 1963 để thấy mọi biến cố xảy ra trong thời kỳ ấy đều chịu sự chi phối, giật giây bởi người Mỹ và bị cộng sản lợi dụng. Mọi chuyện chân hay giả rồi cũng sẽ rõ cả.

Cho nên cái chết của hai anh em ông Diệm đã chẳng đem lại một một kết quả tích cực nào cho Phật giáo đồ và cho những kẻ đã lật đổ ông. Sau 1963, Phật giáo đã đạt được điều gì và ngay cả đã mất điều gì? Đó là câu hỏi quan trọng cần được trả lời. Cái chết đó chẳng những nó cáo chung một chế độ, nó còn làm thay đổi hoàn toàn diện mạo cuộc chiến tranh ở miền Nam cũng như về mặt chính trị, tôn giáo, xã hội.

Kể từ ngày đó, miền Nam không còn như trước nữa. Cảnh bát nháo chính trị với nhiều biến tướng chính trị đã có lúc miền Nam có thể rơi vào tình trạng vô chính phủ-nhất là vào các thời điểm 1964-65-66.

Sự tin tưởng thay vào là sự thất vọng, sự vui mầng nay là sự chán nản. Trong những năm ấy, không một ai nghĩ tới chuyện ăn mừng, chuyện lễ lạc, chuyện tưởng niệm.

Trong những năm sau đó, có một yếu tố rất quan trọng mà tôi xin nhấn mạnh ở đây- là sự mất niềm tin vào các chính quyền-. Các chính phủ như Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh hay Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát hoặc Nguyễn Cao Kỳ đều đi đến phá sản chính trị. Các chính phủ ấy hầu như bất lực, tỏ ra yếu kém và phải dựa vào thế lực các tôn giáo để tồn tại.

Thần quyền nhảy vào dẫm chân lên thế quyền. Phải chăng đây là cái đạt được sau 1963?

Cổng nhà thờ nhất là cổng chùa trở thành những cổng chính đi vào chính trị. Ông Dương Văn Minh, ngay cả lúc làm tổng thống 48 tiếng- ở trong tình trạng một mất một còn với cộng sản cũng vẫn ngong ngóng trông cậy vào TT. Trí Quang!! Một người làm chính trị như thế chỉ xứng đáng làm cai thầu chính trị- làm cỗ cho người khác xơi.

Cho nên không lạ gì mới đây nhất trong bài phỏng vấn Hoàng Nguyên Nhuận( tức Hoàng Văn Giàu), nguyên chủ tich sinh viên Phật tử Huế nhan đề: Nói về Những Phong trào tranh đấu của Phật giáo tại miền Nam, Ông Hoàng Nguyên Nhuận còn có thể viết những dòng hí lộng như sau về TT Thích Trí Quang:

“Xét về những đóng góp cho độc lập quốc gia và hòa bình dân tộc, tôi nghĩ thầy Thiện Minh, thầy Trí Quang và quý thầy khác trong hàng ngũ lãnh đạo phật giáo đã đóng góp lớn lao cho hòa bình và tự chủ của Việt Nam. Uy tín của thầyTrí Quang đối với quốc nội cũng như quốc tế chỉ thua Hồ Chí Minh mà thôi.”

Trích Quán Như phỏng vấn Hoàng Nguyên Nhuận, sách hiếm.net

Đây là một nhận xét rất hồ đồ- so sánh Hồ Chí Minh, một người làm chính trị và Thích Trí Quang, một nhà tu hành là một so sánh khập khiễng và sơ đẳng và một cách nào đó gián tiếp đồng hóa cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 vào tiến trình xâm chiếm miền Nam của cộng sản? Và nổi tiếng nhất để làm gì và nay tại sao tịnh khẩu?

Và thực tế thì cộng sản đã lợi dụng được điều đó.

Các cơ sở chùa chiền, đại học Vạn Hạnh sau 1963 trở thành cơ sở hoạt động của Thành Đoàn và từ đó tung ra những cuộc biểu tình, xuống đường, đốt xe Mỹ phá rối trị an ở Sài Gòn.

Trong bài Các điểm hẹn, Phúc Tiến viết lại như sau:

Lạ kỳ thay còn có những địa điểm khác nguyên là cơ sở của tôn giáo song đã là điểm hẹn của học sinh sinh viên. Ngôi trường đại học Vạn Hạnh mọc lên từ bãi sình lầy ven cầu Trương Minh Giảng trở thành nơi lui tới của trí thức sinh viên các giới..(…) Riêng trụ sở Trung tâm Thích Quảng Đức củng là một điểm hẹn sinh viên học sinh. Tòa nhà 294 Công Lý vừa là ký túc xá sinh viên vừa là một hội quán sôi nổi những cuộc hội thảo, họp mặt, văn nghệ. (..).

Trước năm 68, tổ chức cách mạng cũng có hoạt động ở đây. Tuy nhiên lực lượng ta thời gian nầy chưa mạnh. Tháng 10-1968, tình hình tổ chức cách mạng ở trường sau thời gian bị đánh phá, coi như trắng. Thành đoản chỉ đạo đồng chí Sáu Tỉnh( tức Đỗ Quang Tỉnh) nay là cán bộ Hợp tác Kinh tế của Ủy Ban nhân dân Thành phố) về xây dựng lại.

Việc xây dựng cơ sở quần chúng để thâm nhập nơi đây bắt đầu bằng một tổ chức: Liên Đoàn sinh viên Phật tử Vạn Hạnh.

Trui rèn trong lửa đỏ, các trang 83-93

Phải chăng đây là điều mà ông Hoàng Văn Giàu muốn nhắc tới sự đóng góp của các TT Thích Thiện Minh và TT Trí Quang cho hòa bình và độc lập dân tộc?

Nhưng ở một chỗ khác, Hoàng Văn Giàu lại nhìn nhận một cách gián tiêp và không dám nói rõ ra. Ông viết:

Tôi là Vụ trưởng sinh viên Phật tử Vụ nên tôi cũng bị lây. Tờ Điện Tín của nhóm Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức từng tố khổ tôi trên trang nhất là Giáo gian Hoàng Văn Giàu chỉ vì tôi quyết dẹp đoàn Sinh viên Phật tử Sài gòn và Vạn Hạnh vì đa số thành phần điều khiển những đoàn này.. không còn là.. Phật tử nữa ..

Có nghĩa là nói rõ ra họ đã bị cộng sản xâm nhập, trà trộn?

Nói về những phong trào tranh đấu của Phật giáo miền Nam, phỏng vấn Hoàng Văn Giàu của Quán Như. Sách hiếm.net

Sẽ có nhiều người không đồng ý với lập luận của ông Hoàng Văn Giàu và trong số đó có Hòa Thượng Thích Tâm Châu.

Người ta được biết rằng thoạt đầu phong trào tranh đấu Phật Giáo có tính cách thuần tôn giáo nhằm đòi hỏi chính quyền Ngô Đỉnh Diệm thực thi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo. Nhưng chẳng bao lâu sau nó trở thành một phong trào chính trị bạo động nhằm lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Từ tranh đấu có tính cách tôn giáo rẽ sang tranh đấu chính trị bằng bạo lực đã chia rẽ khối Phật giáo làm hai mảnh.

Từ đó có sự phân rẽ trong Phật giáo: Phật giáo Ấn Quang chủ yếu là cánh miền Trung do TT. Trí Quang và TT Thích Thiện Minh lãnh đạo trở thành một phong trào cực tả rất gần với các hoạt động phá hoại của Việt Minh cộng sản.

Nhận thấy mối nguy cơ của một miền Nam có thể rơi vào tay cộng sản, TT Thích Tâm Châu đã tách ra khỏi Ấn Quang, có lúc phải trốn tránh ra Vũng Tàu để tránh khỏi bị người của Ấn Quang ám hại, và sau đó thành lập khối Phật giáo Việt Nam Quốc Tự với đường lối tranh đấu ôn hòa hơn.

Sau này, TT Tâm Châu đã viết lại tất cả nội bộ Phật giáo trong giai đoạn này trong một tập sách mỏng nhan đề: Bạch thư vế vấn đề chia rẽ Ấn Quang với Việt Nam Quốc Tự, Tổ Đình Từ Quang, 2176 Ontario. East Montre1al, Qué bec, H2K, 1V6, Canada, 1993 trong đó Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã tố cáo đích danh những hoạt động cũa TT Trí Quang đánh phá ông và Việt Nam Quốc Tự.

Sau 1963, các TT Thích Trí Quang và phái Ấn Quang đã tạo ra một tình trạng hầu như vô chính phủ ở miền Trung, ngay cả tham vọng muốn đòi tự trị và kéo dài trong suốt ba năm mà Lý Chánh Trung đã viết một cuốn sách nhan đề: Ba năm xáo trộn.

Cho nên sau 50 năm có dịp nhìn lại, ai dám can đảm đánh giá một cách thuyết phục các thành quả của cách mạng sau 1963 của các vị tướng lãnh, các chính khách đã từng có mặt ỡ những thời điểm ấy là những người có tài, có bản lảnh và tâm huyết và nhất là có đảm lược chính trị?

Tôi chưa thấy một bài biên khảo nào đánh giá sự thành tựu của cuộc tranh đấu sau 1963!!

Nhưng điều đó cho thấy nó phô bầy một thực tế khá phũ phàng là họ chỉ có khả năng đạp đổ mà không có khả năng cầm quyền. Vì thể một cách nào đó, tự họ làm “phai nhạt” những thành quả cách mạng, những hy sinh ngay cả lý tưởng cho cuộc chính biến 1963. Từ đó cũng nảy sinh một hiện tượng “ trốn trách nhiệm”, hiện tượng “ đổ vấy cho nhau” mà tôi gọi là những kẻ chạy tội.

Trong nhiều năm sau đó ở miền Nam, tôi chưa hề được chứng kiến những ngày lễ hội, ăn mừng chiến thắng. Không hề thấy có những tiệc mừng công khai, chính thức hay trong vòng riêng tư. Cũng không có tưởng niệm, không có tượng đài, không có diễn binh, không có diễn văn cũng không có hội thảo cũng không kiếm ra được một công trình nghiên cứu, một sử liệu nào được viết ra một cách nghiêm túc. Đã không có mấy công trình nghiên cứu đáng giá về vai trò của Mỹ, về vai trò của Phật giáo, về biến cố đài phát thanh, về vai trò của ông Trí Quang về vai trò các tướng lãnh, các nhà lãnh đạo chính trị một cách quy mô có khảo chứng? Theo tôi thì chưa có đầy đủ.

Mặc dầu không có công trình nghiên cứu nào đáng nể, nhưng một cách mặc nhiên, không ai cần nói ra, người ta hiểu rằng, cuộc “ cách mạng” sau 1963 là một cách mạng dang dở inachevée và không hoàn tất. Cái dang dở ấy chấm dứt với Phong trào Phật giáo đấu tranh của Ấn Quang năm 1966 bằng vụ tuyệt thực đến chết bất thành của TT Trí Quang tại dưỡng đường Duy Tân.

Ngày hôm nay, không hiểu do những động lực chính trị nào đứng đằng sau đang khơi dậy một cách có ý nghĩa những biến cố chính trị-tôn giáo- văn hóa trước 1963.

Điều oái ăm là các buổi tưởng niệm như tưởng niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức hiện nay ở trong nước lại do nhà nước cộng sản chủ trì và dàn dựng. Nó được diễn ra trên khắp các thành phố lớn trên toàn quốc. Tại chùa Quán Sứ- Hà Nội do T.Ư Giáo Hội Phật giáo tổ chức để tưởng niệm 50 năm ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân ( 1963-2013).

Với sự tham dự theo thứ tự đại diện các bộ, ngành, MTTQ Việt Nam, các chức sắc Phật giáo, tăng ni, Phật tử cùng dự lễ.

- Cùng ngày, tại Thiền viện Quảng Đức, TP Hồ Chí Minh, Thành Hội Phật giáo thành phố cũng trang trọng tổ chức.

- Cùng ngày, tại Tổ Đình Từ Đàm ( TP Huế), Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo Thừa Thiên- Huế cũng tổ chức một buổi lễ tương tự.
- Nhưng quan trọng nhất là tại Nhatrang, quê hương của Bồ Tát Thích Quảng Đức vào ngày 28 tháng năm, tại chùa Long Sơn, Nhatrang, Giáo Hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa phối hợp cùng Ban Văn Hóa Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức. Bên cạnh đó còn có những buổi lễ khánh thành xây dựng tượng đài Bồ Tát Thích Quang Đức, triển lãm các hình ảnh và di vật cũng như hành hương về nơi Bồ Tát đản sinh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Hữu Dược- Vụ trưởng vụ Phật giáo ( Ban tôn giáo chính phủ) khẳng định: Hành động phi phàm của Hòa thượng Thích Quảng Đức, tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp Phật giáo cách đây có ý nghĩa rất to lớn trong phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam, đồng thời thắp sáng lương tri nhân loại để ủng hộ dân tộc Việt Nam giành độc lập-tự do. 50 năm đã trôi qua, hành động của Bồ Tát Thích Quảng Đức ngảy càng được xã hội tôn vinh bởi những gì ngài tâm nguyện nay đang thành hiện thực. Sự hy sinh của ngài là động lực tốt đẹp cho Phật giáo và xã hội phát triển. Ông nói tiếp với lời nhắn nhủ các tăng ni, phật tử: Đối với mỗi tăng ni, phật tử hôm nay, tự hào trước tấm gương vô úy của Bồ Tát Thích Quảng Đức, mỗi người gương mẫu thực hiện tốt phương châm của giáo hội Phật giáo Việt Nam là: Đạo Pháp- Dân tộc và chủ nghĩa xã hội. xây dựng cuộc sống an lạc tốt đạo- đẹp đời”. Ông Bùi Hữu Dược nhấn mạnh.

Vài dòng trích dẫn của người đại diện chính quyền trên đây cho thấy Đạo Phật đã mất tư thế một tôn giáo độc lập, thoái hóa bản chất, chỉ là một thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc.

Nói thẳng ra. Đó là một thứ tôn giáo nhà nước mà không mấy người dám nhìn nhận một sự thật đau lòng đó. Họ im lặng, họ tránh né nói đến và có một số ngậm miệng ăn tiền.

Bảy chữ vàng Đạo Pháp-Dân Tộc- Và chủ nghĩa xã hội tự nó nói lên tính cách thế trị của đạo Phật ngày hôm nay.

Họ chẳng còn là Ấn Quang, họ cũng chẳng giử được tư thế là Việt Nam Quốc Tự nữa. Họ là Phật giáo Quốc doanh và nay có nguy cơ thứ Phật giáo này được xuất cảng ra Hải ngoại tạo ra tình trạng vàng thau lẫn lộn. Người ta sẽ không còn biết ai là người tu thật, ai giả tu, chùa nào là chùa nơi xứng đáng cho hàng phật tử lui tới niệm Phật?

Những người như Hòa thượng Tâm Châu và một số vị chân tu khác hẳn là phải lo âu lắm cho tình trạng này mà đôi khi đành bất lực.

Bề ngoài thì đạo Phật ở Việt Nam có được sự tài trợ vật chất, tài trợ xây dựng và xem ra rất bề thế. Các cơ sở tu trì, chùa chiền, tu viện được xây cất khắp nơi. Các buổi lễ với ánh sáng, âm thanh, cờ sắc, quần áo rực rỡ và có phần được ưu đãi hơn các tôn giáo bạn.

Nhưng thực chất chỉ là công cụ của nhà nước, nằm trong Mặt trận và bộ phận tôn giáo do chính quyền chi phối, điều hành và quyết định. Và phần đông chú trọng và phần phục vụ như lễ nghi, ma chay, cưới hỏi, chôn cất. Đây là những dịch vụ hái ra tiền.

Và tôn giáo thế trị thì có nhiều nguy cơ bị phá sản.

Bằng chứng là linh hồn của cuộc tranh đấu Phật giáo năm 1963 là TT Thích Trí Quang nay bị cộng sản cô lập và nay vắng mặt. Có thể ông Thượng tọa Trí Quang bị giam lỏng, diện bích và tịnh khẩu!!

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu được vì lý do gì đã ép buộc một người có nhiều tham vọng như ông lại có thể tịnh khẩu, im tiếng trong suốt 38 năm này..

38 năm rồi, ông nay chỉ là cái bóng mờ của tinh thần tranh đấu Phật giáo 1963. Những đệ tử thân tín như trưởng đoàn và phó trưởng đoàn sinh viên Phật tử Huế do ông sáng lập và xây dựng nên nay họ đang ở đâu và ở phía nào? Hằng ngàn ngàn Phật tử mà nhiều người nghe theo lời kêu gọi của ông đã dấn thấn xuống đường, đã tranh đấu ngay cả đã hy sinh nay họ đâu cả rồi.

Người cộng sản vinh danh, xây dựng tượng đài cho Hòa Thượng Thích Quảng Đức, nhưng lại giam lỏng người lãnh đạo cao nhất của phong trào Phật giáo năm 1963.

Sự mâu thuẫn trái cựa ấy nói lên điều gì?

Ai tin người cộng sản thì cứ việc tin, còn tôi thì không. Bởi vì cùng thời điểm này, Phật giào Hòa Hảo cũng tổ chức tưởng niệm giáo chủ của họ thì bị công an, đàn áp, đánh đập. Trong khi đó, tôi mới nhận được tin tức bạn bè gửi cho thì Phật giáo Hòa Hảo đang gặp kiếp nạn .

Theo tin của thông tín viên RFA ngày 25 tháng 06 năm 2013, công an đã đến bao vây không cho tiến hành lễ kỷ niệm khai sáng đạo tại ấp Long Hòa 2, xã Long điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Kết quả là tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm đã lấy dao ra tự mổ bụng để phản đối.

Theo lời ông Võ Văn Diêm, người em củ ông Võ Thanh Liêm cho biết sự việc như sau:

Làm lễ xong rồi, mặc áo choàng đi mỗi người cầm một nén hương vào chùa Quang Minh Tự, đi được một đoạn đường hơn 100 mét, hai bên có hàng rào công an dùng ghế ném chúng tôi, dùng nước thối xịt chúng tôi. Anh Năm tôi và các đồng đạo đều bị trúng, rồi họ chửi mắng một cách thô lỗ, lúc đó anh mới vạch bụng ra tự mình rạch bụng, vết thường chiều sau6b hơn 1 cm, và chiều da2in hơn 10 cm, lúc đó họ thấy vậy tản ra . Anh Năm tôi lúc đó xỉu, mấy anh em tôi mới khiêng anh Năm tôi tôi về nhà thân mẫu tôi. Bây giờ chúng tôi đang lo trị bệnh cho anh Năm và các anh em bị thương .

Cũng mới đây, Phật giáo Hòa Hảo cũng gửi thư phản đối một luận văn tốt nghiệp của tăng sinh Thích Thiện Huệ, (tăng sinh khóa 4 1997-2001) của Phật Học viện Phật giáo Việt Nam ở số 759, Nguyễn Kiệm, F4, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Bản luận văn mang tên: Thực chất của đạo Hòa Hảo.

Bản luận văn chỉ gồm có 57 trang mà theo thư phản đối thì tác giả đã xử dụng những lời lẽ thô bỉ, vô giáo dục và ngu xuẩn nhằm nhục mạ Đức Huỳnh Giáo Chủ và đả kích nền giáo lý PGHH một cách thậm tệ.

Chẳng hạn, xin trích dẫn một câu:

Chúng ta có thể bỏ qua những lỗi lầm do nhận thức thô siển của một nông dân ít học, thích diễn giải Phật pháp như Huỳnh Phú Sổ, nhưng chúng ta không thể chấp nhận thái độ ngang ngược mang tính bất lương của ông khi cố tình lý giải sai lệch mục Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Đạo đầy ác ý, nhằm bài xích tư tưởng của những người theo tư tưởng Mác Xít (Trích nguyên văn).

Trích Lê Quang Liêm, Trúc Lâm Yên Tử trên mạng xã hội.

 

Tôi không đếm xỉa đến tư cách của tăng sinh Thích Thiện Huệ. Nhưng tôi trách cứ những kẻ đã chấp thuận luận văn với lời phê: luận văn đạt yêu cầu.

Viết điều này ra để mọi người thấy được, tính chất bất dung nhận của những người cộng sản đối với các tôn giáo như thế nào ..

Nói về tôn giáo với người cộng sản thì nói đến bao giờ cho hết!! Chỉ mong là người của các tôn giáo cần cảnh giác để đừng để họ lợi dụng tôn giáo cho những mục đích chính trị của họ.

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

 

104 Phản hồi cho “Cần cảnh giác trước những buổi lể tưởng niệm”

  1. ĐĂNG says:

    Xin mời bà con đọc 1 ca dao tục ngữ Phật giáo thời xã nghĩa như thế này :

    “Có người rủ thiếp đi tu
    Thiếp rằng chỉ sợ lũ sư nó tồi (câu 114-trang 59).
    Đi tu Phật bắt ăn chay
    Thịt chó thì được, thịt cầy thì không (c.51,tr,118)
    Ai về nhắn với ông sư
    Đừng nhang khói nữa mà hư mất đời (c.44, tr.597)
    Qui Phật, qui Pháp, qui Tăng
    Ông sư bà vãi bẻ măng xào gà (c.85, tr.601)
    Sống thì duyên mặn tình nồng
    Thác về với Các Mác vô cùng thảnh thơi (c.26, tr.145)
    Gái hư ông sư cũng ghẹo (c.10, tr.149)
    Bụt ngoảnh mặt đi, ông Thích Ca mỉm cười khì
    Của Tam Bảo để làm gì không bóp
    Để lâu ngày nó tóp tọp tòm tom (c.131, tr.583)
    Con ơi nếu có lên chùa
    Khi vào chánh điện đừng đùa với sư
    Cúi lạy con phải từ từ
    Đừng chổng đít quá, cu sư ngóc đầu (c.12, tr.583).

    Các câu thơ bôi bác Phật giáo bên trên là những câu trích trong quyển “Ca dao, tục ngữ Phật Giáo Việt Nam” của Thượng Tọa Thích Trung Hậu sưu tầm, dày 775 trang, do nhà xuất bản tpHCM phát hành vào ngày 17-1-2001.
    -Người chịu trách nhiệm xuất bản: Trần Đình Việt.
    -Biên tập: Hoàng Mai
    -Sửa bản in: Hoàng Tân
    -Trình bày bìa: Hoạ sĩ Bửu Hoàng
    -Lời giới thiệu: Tiến sĩ Cao Huy Thuần (nguyên quán làng Thế Chí Đông, quận Hương Điền – nay là huyện Quảng Điền, Thừa Thiên, trước 1975 là cán bộ trí vận của Việt Cộng, hiện định cư tại Pháp.

    Mấy “em’ TU DỎM hải ngoại nghỉ sao về bài ” ca dao, tục ngữ Phật giáo phát hành tại VN này mà lại được ngài chiên – da Phật giáo Cao Huy Thuần mở lời giới thiệu ? Mấy em cũng đọc rồi mà … quên phản kháng, bởi nó thể hiện ” người thực việc thực, phải không mấy em ? Chả là có em thích Minh Tín bị lộ đoạn phim ” ăn thịt ăn cá, vợ con đề huề” thì tự nhiên em chuồn về VN lánh nạn, bà con Phật tử hải ngoại mới phát giác em là thằng ” giặc thầy chùa” được CS cài cắm ra nước ngoài để đánh phá Phật giáo.
    Bà con Phật tử hải ngoại cảnh giác, các ma tăng đang chuẩn bị tổ chức 1 lễ vinh danh ngọn lửa “vị BÁC vong thân” ăn theo ngọn lửa này là kèm thêm lễ cầu nguyện cho …. Nhân quyền! Dân chủ Tự do cho Việt Nam ?!!! Trời ạ, hết chịu nỗi ! sẽ làm tại Lễ Đài trước Quốc Hội Âu Châu ở Strasbourg lúc 11 giờ đến 13 giờ ngày 11/07/2013” . Đúng là các em thừa thắng xông lên, chẳng sợ thằng Tây nào ! Vừa ăn cướp vừa la làng.

    • TRĂNG NGÀN says:

      NHÌN LÊN, NHÌN XUỐNG

      Nhìn lên tam bảo rõ ràng
      Còn như nhìn xuống thế gian xà ngầu
      Đã tà thì chính còn đâu
      Đã là sư giả đâu còn chân sư
      Chân sư niệm Phật ăn chay
      Giả sư thịt chó mỗi ngày có sao
      Chân sư ăn của cúng dường
      Giả sư được cái lĩnh lương của người
      Thế thì mọi sự rõ rồi
      Chân sư đâu phải loại người hổ mang
      Ngụy sư lại kiểu điếm đàng
      Nâu sồng thấy gái chỉ toan vồ liền
      Cái dâm là cái của người
      Còn sư chân chính kỵ điều tà dâm
      Nên thôi dẫu tiếng hà rầm
      Chính chuyên phải giữ chữ tâm mới là
      Lên chùa niệm Phật đi tu
      Đừng đùa với Phật chổng khu cho đời !

      GIÓ NGÀN
      (10/7/13)

  2. HẢI SƠN says:

    Anh tú phỏng này mang 1 chuyện vu vơ ra viết có tác dụng gì ? anh hỏi cho rỏ cái người” con cháu Bảo Đại” gì gì đó rõ địa điểm, tôi hiện đang sống ở VN sẽ đến để nhìn tận mắt bức tượng Đức Mẹ như anh tú phỏng …rái vừa viết.
    Khuyên anh không nên bắt chước cái thói vô văn hoá, man rợ của các bố anh thời CCRĐ vu khống đặt điều rồi giết, cướp không gớm tay. Tôi cũng thông cảm cho anh, vì anh đang sống trong cái thời mà 1 tên hiếp dâm rồi đập đầu giết phụ nữ được lên bàn thờ ngồi ngang hàng với Phật, cho nên cái miệng thúi của anh không từ việc ngậm kít phun bẩn hình tượng thiêng liêng của tôn giáo khác.
    Khổ nỗi anh NGU như LỢN . Chào anh dư LỢN viên

  3. NgườiViệtYêuNước says:

    BẢN LÊN TIẾNG
    Của Chức sắc các tôn giáo Việt Nam

    Các chức sắc tôn giáo phản đối việc nhà cầm quyền dùng bạo lực, can thiệp vào nội bộ tôn giáo
    http://www.chuacuuthe.com/2013/07/09/chuc-sac-cac-ton-giao-viet-nam-bao-ve-dao-cao-dai-chan-truyen/

    Kính gởi: Hội đồng nhân quyền LHQ
    Ủy hội tự do tôn giáo thuộc Quốc hội Hoa Kỳ
    Tổ chức Human Rights Watch
    Các tổ chức nhân quyền
    Các hãng thông tấn, truyền thông quốc tế và quốc nội
    Quý tín hữu các tôn giáo
    Quý nhân sĩ và toàn thể đồng bào

    Sáng thứ tư, ngày 03.07.2013 (26.05.Quý Tỵ), công an và Ban cai quản họ đạo Cao Đài tỉnh Tiền Giang, do nhà nước thành lập (Cao Đài quốc doanh), đã dung dùi cui, đá, xe cơ giới tấn công hiền huynh chánh trị sự Lê Văn Ngọc Diệp và đồng đạo để tiến chiếm thánh thất Long Bình, Châu đạo Gò Công. Ngày thứ bảy, ngày 06.07.2013 (29.05. Quý Tỵ), công an tỉnh Vĩnh Long lại dung biện pháp hành chánh uy hiếp hiền huynh chánh trị sự Nguyễn Kim Lân và hiền tỷ chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng.

    Việc làm của nhà cầm quyền tại thánh thất Long Bình đã gây rối loạn trị an, kích động chia rẻ nội bộ tôn giáo, gây ra hiềm khích giữa các tín hữu Cao Đài và những người dân nhẹ dạ.

    Việc nhà cầm quyền thuê mướn và kích động thanh niên quấy phá cơ sở thờ tự tôn giáo, đánh đập người tu hành đang trực tiếp làm cho đạo lý xã hội ra suy đồi.

    Việc nhà cầm quyền thành lập ra các Ban cai quản họ đạo Cao Đài (đạo quốc doanh), không công nhân những người tu hành chân truyền, và tổ chức ểm trợ cho đạo quốc doanh tiến chiếm các thánh thất của Cao Đài giáo vừa là hành động can thiệp thô bạo vào nội bộ tôn giáo, vừa trực tiếp và công khai phá đạo Cao Đài, là một tôn giáo bản địa Việt Nam.

    Việc ép buộc các vị chánh trị sự Cao Đài giáo tại Lâm Đồng và Vĩnh Long phải làm việc với công an, nhằm đe dọa đời sống đức tin của người tu hành là bằng chứng cho thấy không có tự do tôn giáo.
    Chức sắc các tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Cao Đài giáo lên tiếng:

    - Phản đối việc làm mờ ám và vô đạo đức của nhà cầm quyền đối với Cao Đài giáo trong suốt thời gian qua, nhất là với thánh thất Long Bình, châu đạo Gò Công, Tiền Giang.
    - Yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt việc tạo ra các Ban cai quản đạo Cao Đài quốc doanh, trả lại việc tu hành và hành đạo cho đạo chúng thực hành đúng đạo lý do Đức Tôn Sư Hộ Pháp truyền dạy.
    - Kêu gọi các Tổ chức thuộc Liên hiệp quốc, quốc tế, Hoa Kỳ, Liên Âu, Úc Châu, Cộng đồng các nước Đông Nam Á, tín hữu các tôn giáo và tất cả những người thành tâm thiện chí lên tiếng bảo vệ Cao Đài giáo chân truyền, lên án việc phá đạo của nhà cầm quyền vô thần, và góp sức bảo vệ các nhà tu hành theo đúng đường lối chánh đạo, không do nhà nước xui khiến.

    Làm tại Việt Nam, ngày 08.07.2013 (01.06.Quý Tỵ)
    Chức sắc các tôn giáo đồng ký tên
    Hòa thượng Thích Không Tánh (Phật giáo)
    Cụ hội trưởng Lê Quang Liêm (Phật giáo Hòa Hảo)
    Linh mục Phan Văn Lợi (Công giáo)
    Linh mục Đinh Hữu Thoại (Công giáo)
    Linh mục Lê Ngọc Thanh (Công giáo)
    Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (Tin Lành)
    Mục sư Trần Mạnh Hùng (Tin Lành)
    Chánh trị sự Hứa Phi (Cao Đài)
    Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (Cao Đài)
    Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (Cao Đài)

  4. Trần Tiểu Ngũ says:

    Không những ‘Cần cảnh giác trước những buổi lể tưởng niệm’ mà cả với những kẻ tu giả, mượn đạo tạo đời!

    Tu sĩ Phật giáo phải sống đời sống độc thân, thế nhưng vị tu sĩ 34 tuổi, trụ trì tu viện Khantitham Forest Monastery này lại là một người đã kết hôn với một người phụ nữ có tên là Yupinpraethong Janthawa, và không chỉ thế, theo báo cáo điều tra của Sở Điều Tra Đặc Biệt của Thái Lan (DSI) thì ông ta còn “tằng tịu” với 7 phụ nữ khác. Chuyện nhà sư sống xa hoa như qúy tộc tại Thái Lan là một nhà sư… giả hiệu (?)

    Chuyện này không phải chỉ ở Thái Lan, mà đang nhan nhản ở VN, không chỉ những kẻ bất chính mượn áo nhà chùa để lường gạt, mà cả những sư CA núp dưới áo càsa để kiểm soát và làm kinh tài cho CSVN, bà Dương Thu Hương đã có lần nói về chuyện này (sư CA trong chùa).

    • Trần Tiểu Ngũ says:

      Những loại Sư, Cha kiểu này đều mang nhãn hiệu CNXHVN, được xuất cảng từ chế độ CSVN sang Mỹ, Úc, Pháp và thế giới. Nó chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian CNXH được nhập cảng vào VN và phát triển cho đến nay.

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    BẢN PHÚC TRÌNH CỦA ỦY BAN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ VẤN ĐỀ KỲ THỊ, ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA

    Sau một thời gian 2 tuần điều tra, phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc đã phúc trình với kết luận như sau:

    1)- Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã tận tình hợp tác với phái đoàn, phái đoàn có thể đi bất cứ nơi đâu mà họ muốn. Phái đoàn cũng đã tiếp xúc và lấy lời khai tất cả các nhân chứng mà họ thấy cần thiết.

    2)- Đây là lần đầu tiên mà Liên Hiệp Quốc thực hiện một cuộc điều tra tại chổ về một chính phủ bị tố cáo vi phạm nhân quyền, nhưng không phải là do yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, mà lại do lời mời của chính phủ đó.

    3)- Chính phủ của Tổng Thống Diệm đã tạo cho phái đoàn điều tra một cảm tưởng rằng chính phủ sẵn sàng sửa chữa những sai lầm nếu đã phạm phải, cũng như chính phủ của Tổng Thống Diệm tin chắc rằng những sự kiện căn bản sẽ chứng minh rằng chính phủ không có lỗi.

    4)- Phái Đoàn cũng đã tìm gặp được một số nhà sư lãnh đạo Phật Giáo và thanh niên phật tử mà theo những báo cáo trước đây mà phái đoàn đã nhận được rằng những người nầy đã bị chính quyền của Tổng Thống Diệm giết chết, nay hóa ra đó chỉ là những BÁO CÁO KHỐNG, KHÔNG đúng sự thật.

    5)- Phái Đoàn KHÔNG tìm thấy bằng chứng nào xác nhận những báo cáo đã dược công bố nói rằng, có những nhà sư đã bị ném từ trên các tầng lầu cao xuống đất vào đêm Thiết quân luật 20/8/1963 khi lực lượng quân đội của chính quyền Tổng Thống Diệm mở cuộc hành quân lục soát chùa Xá Lợi.

    Bản Phúc Trình của Liên Hiệp Quốc đã chính thức kết luận rằng:

    1)- Tại Việt Nam hoàn toàn không có chính sách kỳ thị áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo.

    2)- Những người khai báo cho phái đoàn biết về vụ nầy thường là chỉ nghe nói lại và trình bày một cách mơ hồ, tổng quát.

    3)- Mỗi nhân chứng đều cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể để trình với phái đoàn, nhưng rốt cuộc chỉ thấy có một vài hành vi lẻ tẻ, nhỏ nhặt, mang tính cách cá nhân mà thôi.

    4)- Vì vậy căn cứ trên những sự kiện, bằng chứng đưa ra từ các người được phái đoàn phỏng vấn, phái đoàn đi đến kết luận rằng: Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông ta không chủ trương chính sách chống Phật Giáo vì lý do tôn giáo.

  6. noileo says:

    Luận án tốt nghiệp tiến sĩ xã hội chủ nghĩa hạng tối ưu, chuyên ngành văn hóa tư tưởng hồ chí minh

  7. Thanh Sơn says:

    Những ai còn nghĩ, tin rằng rằng TT Ngô Đình Diệm “đàn áp Phật Giáo” thì hãy đọc, suy nghĩ, suy luận, để biết rõ sự thật;

    Khi Đại Sứ Gunewardene của Tích Lan nói rằng: Đã có vấn đề đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, yêu cầu đưa vấn đề đàn áp Phật Giáo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào chương trình nghị sự của Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

    Ngay khi đó Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã chỉ thị cho vị đại diện của Việt Nam Cộng Hòa tại 5 quốc gia ở Phi Châu, bác học Bửu Hội, tiếp xúc với Hội Đồng để giải quyết vấn đề này.

    Trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Đại Sứ Bửu Hội tuyên bố: Việt Nam Cộng Hòa có chủ quyền nên không chấp nhận bất kỳ một phái đoàn nào của ngoại quốc đến điều tra hay can thiệp vào nội tình của Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên, để làm sáng tỏ vấn đề chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có đàn áp Phật Giáo hay không,

    Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa chính thức mời một phái đoàn của Liên Hiệp Quốc sang tìm hiểu tình hình Phật Giáo tại Việt Nam. Để được vô tư và minh bạch trong vấn đề tìm hiểu điều tra Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa cam đoan thi hành những điều sau đây:

    Bấm vào đọc tiếp: http://hoilatraloi.blogspot.ch/2013/06/yeu-cau-ong-thich-quang-o-va-ghpgvntn.html

  8. Nghịch Nhĩ Thường says:

    Chưng Sơn ơi
    Đừng xả rác nữa, hãy tỏ ra là người có ý thức và đã trưởng thành, đừng cứ như trẻ con mãi vậy.

  9. Nghịch Nhĩ Thường says:

    Hãy tỏ ra có ý thức một tí, đừng xả rác như trẻ nít nữa!

  10. Lại Mạnh Cường says:

    Dear Tú Phóng,

    Có đôi điêu tôi muốn tâm tình riêng với bạn thôi nhé :-) !

    Bạn kể chuyện tiếu lâm rất có duyên và hấp dẫn lắm.
    Rất tiếc có một số điều sai nhỏ và rất lớn mà bạn kô biết.

    1/
    Tôi lả kẻ ngoại đạo cũng rõ một điều là, khi nào tu sĩ nhánh Roman Catholic, gọi tạm là kitô giáo nhánh La Mã Vatican, lên tới chức giám mục hay tổng giám mục hoặc đức ông (Monseigneur), mới được tín hữu cung kính gọi là đức cha; khi lên tới Giáo hoàng, tức giáo chủ của giáo hội Vatican, mới được gọi là đức Thánh cha (The Holy Father) !
    Quyền uy của ông đức cha (dòng triều) phải nghe ông linh mục Nguyễn Văn Khải kể lại là, tuyệt đối trong vùng ông ấy cai quản, đến cả giáo hội mẹ Vatican cũng không có quyền xía vô.
    Nói thế để thấy, khi cần cử người đi truyền bá đạo ở một nơi (hẻo lánh) nào đó, chỉ cần một (vài) linh mục (dòng) thừa sai (missionary) lên giảng đạo và tìm tín đồ thôi.

    wikipedia:
    A missionary is a member of a religious group sent into an area to do evangelism or ministries of service, such as education, literacy, social justice, health care and economic development. The word “mission” originates from 1598 when the Jesuits sent members abroad, derived from the Latin missionem (nom. missio), meaning “act of sending” or mittere, meaning “to send”. The word was used in light of its biblical usage; in the Latin translation of the Bible, Christ uses the word when sending the disciples to preach in his name. The term is most commonly used for Christian missions, but can be used for any creed or ideology

    2/
    Người ta hay nhạo báng một số điều cho là vô lý, như Đức mẹ Maria lại gọi là thánh nữ đồng trinh bla bla bla. Thực ra đó chỉ là biểu tượng mà thôi, nếu hiểu cho sâu cho rộng cho kỹ giáo lý của Kitô giáo, tôi cho là thế. Ở mỗi thời người ta phải biết ăn ở theo tình thế mà hành xử ! Đi sớm quá hay đi trễ quá cũng không được lòng quần chúng !

    Ở cái thời xa xưa con người còn cảm thấy quá nhỏ bé trước thiên nhiên và còn dã man hung bạo, nên cần phải ( a Must) dùng các hình tượng hay hiện tượng mang tính thần thánh, huyền bí … để gọi là “dụ dỗ” cho con người hướng thiện. Xét ra các tín ngưỡng hay tôn giáo nào cũng thế cả.

    Mấy ai hiểu được cái thâm ý sâu xa của đạo Phật, kể cả mấy ông tu sĩ vào hàng cấp cao, thuộc kinh bổn như cháo, kể cả các kinh viết bằng chữ Phạn, thậm chí cả chữ Hán Việt nữa. Đọc thuộc kinh ngàn vạn quyển không thua gì cái máy, lại còn tụng niệm lên bổng xuống trầm cực hay.
    Họ quên rằng, Phật từng bảo: Gặp Phật giết Phật ! Tức giết cái hình tướng bên ngoài, đừng tưởng là cứ xì xụp lạy cái tượng gỗ sơn son thiếp vàng kia là giác ngộ là được cứu rổi thật sự, là cầu xin được ngay điều lành điều tốt. Bởi chưng ông Phật đã bảo thẳng và rõ ràng là “Phật tại tâm, kẻ nào tu cũng có thể trở thành Phật, đồ tể vất dao đi cũng thành Phật” ….

    Ông Gia Tô tức Jesus cũng rứa thôi, nếu ta tìm hiểu cho thấu tình đạt lý, sau khi vặt bỏ trụi lũi các hình tường bên ngoài, để nắm được cái cốt lõi BÁC ÁI VỊ THA.

    3/
    Đạo Phật xuất phát từ một xứ nhỏ (xưa gọi là Thiên Trúc) ở phía Bắc Ấn Độ, lan truyền sang Viễn Đông và Đông Nam Á theo hai con đường, đường biển và đường bộ. Theo đường biển tới Việt Nam rất sớm vào thế kỷ thứ nhất theo lịch công nguyên, gọi là Tiểu Thừa (bánh xe nhỏ). Theo đường bộ gọi là Đại Thừa (bánh xe lớn), tức theo hướng từ Thiêu Trúc du nhập vào Tàu rồi từ đó vào VN.
    Ta thấy có sự khác nhau rất lớn về phục sức của tu sĩ giữa hai cánh đại thừa và tiểu thừa ở VN. Bởi vì đã có những thích ứng theo từng địa phương, khi con đường hoằng pháp đạo Phật đi ngang qua. Rồi lại thêm các nhánh riêng nảy nở tại từng nơi theo thời gian cho thích hợp. Như ở ta có trường phái Trúc Lâm Yên Tử chẳng hạn. Rồi biến tướng thêm như Phật giáo Hòa Hảo, hay một sự tổng hợp như đạo Cao Đài ở trong Nam, thời thực dân Pháp xâm lăng nước ta.

    Kitô giáo cũng thế, đâm chồi nảy lộc rất phong phú, có khi đối chọi nhau thật kịch liệt.
    Điển hình nhất là giữa Roman Catholic với Protestant (Phản thệ hay còn gọi là Tin Lành) có lúc kình chống nhau thật dã man tàn bạo, bởi coi nhau như kẻ thù không đội trời chung; hay Hồi giáo với Kitô giáo mặc dù cả hai cùng thờ ông Jesus theo cách riêng (giáo chủ Mohamed từng cho rằng Jesus lả vị đại tiên tri/ grand prophète thứ nhất, còn ông ta là thứ hai và cũng là kẻ sau cùng …) với những cuộc thánh chiến thật kinh khiếp kéo dài hàng trăm năm, lan truyền ở nhiều nơi quanh vùng biển Địa Trung Hải.

    Nói tóm lại, sự biến tướng trên nói lên SỰ SÁNG TẠO không ngừng nghỉ của con người ta vậy.

    4/
    Nói đâu xa cái chủ nghĩa CS cũng thoát thai từ một số triết thuyết có sẵn làm nền tảng, chứ nào có hoàn toàn mới lạ gì cho cam. Đảng CS cũng thế, thoát xác từ một số đảng viên của đảng xã hội, như ở Pháp chẳng hạn. Ông Hồ cũng từ đảng xã hội Pháp nhảy sang đảng CS Pháp rồi đi học thêm ở Nga, rồi được đưa về Tàu rồi VN hoạt động.

    Chính cái đảng CS cũng chia nhánh, rõ nhất là cánh theo Lenin ở Nga và theo Mao ở Tàu. Sau này nẩy sinh thêm cánh theo kiểu Titov. Đó là chưa nói tới các phong trào đệ tam và đệ tứ CS đấy nhé.

    Tóm tắt, khôn ngoan là phải biết thay đổi màu da như cắc kè bông để tồn tại và phát triển.

    Bằng chứng rõ nhât là, Roman Catholic đã canh cải qua tổ chức Công đồng Vatican Hai ở đầu thập niên 60, để thích ứng với tình thế, cho nên được dân chúng nhiều nơi chấp nhận dễ dàng hơn xưa. Qua đó giáo hội mẹ và con phát triển mạnh mẽ và các giáo hội tôn giáo bạn nhìn bằng cặp mắt thân thiện hơn !
    Chính vì công lao trời biển đó, mà vừa qua giáo hoàng thời đó là Gioan 13 (1958-1963) được phong thánh cùng ông giáo hoàng quá cố Gioan Phao Lồ Hai.

    Xin kết thúc góp ý này, bàn đến tín ngưỡng và tôn giáo là chuyện không cùng, ai hiểu tới đâu thì hay tới đó. Chớ nghĩ mình hiểu hết mọi sự mà báng bổ lung tung, e sẽ bị tai tiếng và gây thị phi không cần thiết.

    LMC

    =====
    Tại liệu từ Teletex NOS

    Heiligverklaring twee pausen

    Update: vrijdag 5 jul 2013, 17:48
    Paus Johannes Paulus II wordt heilig verklaard. Paus Franciscus heeft het tweede wonder dat daarvoor nodig was, erkend.
    Franciscus keurde ook de heiligverklaring van paus Johannes XXIII goed, hoewel aan hem geen tweede wonder kan worden toegeschreven. Het Vaticaan maakte vandaag bekend dat de paus een besluit van kardinalen en bisschoppen over de heiligverklaring van Johannes XXIII heeft goedgekeurd.
    Johannes was paus van 1958 tot 3 juni 1963. Hij riep het Tweede Vaticaanse Concilie bijeen, dat tot moderniseringen in de katholieke kerk leidde. In 2000 werd hij zalig verklaard door Johannes Paulus.

    Aangedrongen
    De ceremonies van de heiligverklaringen vinden waarschijnlijk plaats op 8 december, onder leiding van paus Franciscus.
    Johannes Paulus, die in 2005 stierf, werd twee jaar geleden zalig verklaard nadat was bepaald dat hij een zieke vrouw op onverklaarbare wijze had genezen. Halverwege vorige maand erkende een commissie van theologen van het Vaticaan het tweede wonder. Een Italiaanse vrouw zou op voorspraak van de overleden paus zijn genezen van kanker. Kort na zijn dood scandeerde een menigte op het Sint Pietersplein “Santo Subito”, waarmee werd aangedrongen op de onmiddellijke heiligverklaring van paus Johannes Paulus.
    Voor een zaligverklaring is in de katholieke kerk één wonder vereist. Om heilig te worden verklaard, zijn twee door de paus erkende wonderen noodzakelijk.

    • Trần Tiểu Ngũ says:

      Ông Lại Mạnh Cường rỗi hơi đem chữ nghĩa nói với những kẻ không biết suy nghĩ thì khác gì đem nước đổ đầu vịt?

      Hãy để cho giới trẻ Việt Nam dạy dỗ mở lòng cho Tú Phỏng và Chưng Sơn:

      Thưa các chú bác trong nhóm Giao Điểm và những người đang chống Thiên Chúa Giáo
      Thời gian sau nầy, chúng cháu thấy các chú bác viết bài trên diễn đàn tấn công Thiên Chúa Giáo, rõ ràng mất phương hướng, như những kẻ điên loạn, mất hết trí khôn. Các chú bác dưới các tên “ma” như: lehangcasi, bdqnguyenphuonghung, phamhoangvuong, trongluu, nguyenkimkuan, ducthanhbanoi, teslavu, giachanh, tranquangdieu, lelytran, hoangthucan… và một số tên nữa, đã viết bài, đưa hình ảnh rất dơ bẫn, lời văn rất hạ cấp… Rất may chúng cháu không rành nhiều tiếng việt, nhưng một số bạn trẻ lớn dịch lại cho các cháu nghe.

      GIỚI TRẺ PHẬT TỬ LÊN TIẾNG

      * Góp ý với các cháu Christ Nguyễn. Tiffany Trần. Angela Nguyen:
      Hãy ghi thêm Chưng Sơn, Tú Phỏng vào danh sách những kẻ điên loạn, mất hết trí khôn dưới các tên “ma”.

    • Choi Song Djong says:

      Có phải lang băm họ Lại ở Amsterdam đó không và cũng là Lão Ngoan luôn với cái phong độ của LHV cứ như thể bị tẩu hỏa nhập ma điên điên khùng khùng.Đọc 3 phần trả lời của ông bên trên không khỏi cho tôi cái suy nghĩ rằng ông đang bị chứng tâm thần phân liệt.LMC, hy vọng ông nên tỉnh táo khi nói hoặc viết,mà này càng ít càng tốt hoặc đừng nói và viết gì thì là tốt nhất,để thời gian đi dạo khu đèn đỏ coi bộ thích hợp hơn,bớt 3 phải.Thân mến

Leave a Reply to noileo