WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ý nghĩa các buổi hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

tulucvandoan

Ý nghĩa các buổi hội thảo về TLVĐ từ trong nước ra ngoài nước

Ngày 7-7-2013, đã có một buổi hội thảo Văn học về Nhất Linh với tựa đề: Hội thảo Phong Hóa, Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn tại hội trường báo Người Viêt. Người chủ trì, sắp xếp, ai được mời, ai không nên mời phát biểu là ông Phạm Phú Minh.

Buổi hội thảo được cho biết là thành công. Phần đông những thuyết trình viên là những người có quan hệ thân tộc với dòng họ Nguyễn Tường. Trong cái sự vắng mặt ý nghĩa ấy hình như thiếu Duy Lam- tôi không dám chắc – Không biết vì lý do sức khỏe mà anh không tham dự được hay không được mời.

Đối với tôi, anh là người biết rất nhiều về Nhất Linh hơn bất cứ ai cả về mặt chính trị, mặt họ hàng và đồng chí cũng như mặt văn học. Qua những chúc thư văn học của Thế Uyên để lại trước khi chết thì hai anh em trở thành những thành phần Unwanted của dòng họ Nguyễn Tường mặc dầu cả hai đều rất quý mến người Bác.-mặc dù có đôi chỗ không đồng ý-. Duy Lam đã viết bài: Những gì tôi học được từ Bác tôi, Nhất Linh, đăng trong Tân Văn số 13, tháng 8, 2008. Có dịp, tôi sẽ viết về Thế Uyên như đã hứa với anh ta khi anh còn khỏe mạnh.

Đề tài giới hạn rất rõ ràng: Chỉ nói về Phong Hóa-Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn. Sẽ tránh nói đến Nguyễn Tường Tam, nhà Chính Trị và cuộc quyên sinh của ông để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm cũng trùng vào hai ngày hội thảo này!!

Buổi hội thảo này nó cũng nhắc nhở mọi người trước đây đã có một buổi Hội Thảo về Phạm Quỳnh. Hình như cũng do Phạm Phú Minh tổ chức? Người ta cũng đã tìm cách làm thế nào tránh nói đến các hoạt động chính trị của Phạm Quỳnh khi ông cộng tác với Pháp cũng như về cái chết còn nhiều mờ ám của ông.

Trong nước, hiện nay đã có đến hai ba giả thuyết về cái chết của Phạm Quỳnh với các nhân chứng trong cuộc. Khó ai mà biết sự thật ra sao..

Nhưng mọi người tạm yên tâm với câu nói của Hồ Chí Minh với hai người con gái họ Phạm là bà Phạm Thị Giá và bà Phạm Thị Thức như sau:

Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này, con cháu cứ vững tâm đi theo Cách Mạng.

Quả nhiên lời nói của Hồ Chí Minh có thể chỉ là nói cho qua chuyện nay đã thành sự thực. Cụ Phạm Quỳnh được đánh giá lại và được vinh danh về những công trình khảo cứu của cụ.

Vì thế, hiện nay nói chung, mọi người quên hay lờ đi những giai đoạn làm chính trị và hợp tác với Pháp và chỉ chú trọng đến hoạt động văn hóa của Phạm Quỳnh với rất nhiều bài viết ca tụng ông.

Cũng thế, sau này có thể người ta chỉ biết đến nhạc Phạm Duy, nhạc Trịnh Công Sơn mà không cần biết đến con người và những hành trạng của họ.

Nhưng nếu như thế thì những bài viết của Trần Huy Liệu trong các tập san Sử Địa vào những năm 1953-1954-1955 nay chỉ là những thứ đáng vứt vào sọt rác chăng!! Tôi đọc lại tiểu sử đời của Trần Huy Liệu do con trai ông viết mà thấy buồn. Lịch sử cuộc đời có những chòng chéo oái ăm đến là trớ trêu đến không hiểu được.

Sau đợt vinh danh Phạm Quỳnh thì nay đến lượt TLVĐ và Nhất Linh.

Nếu tôi không lầm thì vai trò giao lưu văn hóa bằng cách phục hoạt lại các công trình văn hóa, văn học của Phạm Quỳnh, Nhất Linh cũng nằm trong chính sách văn hóa vận, nhằm hải ngoại hơn là người trong nước?

Đã có biết bao nhà văn, nhà trí thức cần được được phục hoạt như Vũ Hoàng Chương, Trần Văn Tuyên vv thì chết vẫn không được nói ra lời và hằng trăm, hằng ngàn các văn nghệ sĩ miền Nam khác. Đã có lần tiếp xúc với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, bà cho biết bà có một lô sách truyện đã viết, nhưng đành gác một xó.

Muốn hiểu lý do tại sao như thế thì may ra chỉ có ông Phạm Phú Minh- người tổ chức bữa tiệc văn học này may ra biết được. Tôi quen ông từ hồi ngồi trên ghế nhà trường, nhưng cuộc đời hoạt động của ông đối với tôi vẫn là một ẩn số. Cũng báo cho ông biết, bạn chung của chúng ta, Nguyễn Trọng Văn, kẻ đi ngược đường. Bị thất sủng, bị bẻ bút từ hơn 30 năm nay đã ra đi trong im lặng. Bạn bè trong nước, không một ai báo tin. Số phận những kẻ theo phía bên kia đầy cay đắng và tủi nhục! Để làm gương cho chúng ta! Những kẻ thừa hưởng mọi ân sủng của miền Nam cần nhớ lấy điều ấy! Tôi nhắc chừng ông như vậy.

Như vậy việc phục hoạt lại các công trình sáng tác của TLVĐ đã bị bỏ quên lãng sẽ như bước khởi đầu để cho cộng đồng người Việt hải ngoại xích gần lại với đường lối chính sách trong nước.

Và để làm được công việc ấy thì phải xóa bỏ quá khứ, xóa bỏ những biên giới chính trị vốn tạo ra sự bế tắc giữa hai bên.

Vì thế, người ta không lấy gì làm lạ lả ở Hải ngoại có các ông Đỗ Tuấn Khanh và nhóm ông Phạm Phú Minh, Nguyễn Tường Thiết dưới sự hỗ trợ của báo Người Việt đã đứng ra làm công việc tổ chức khó khăn và tế nhị này..

Thật ra ở tư cách cá nhân những vị này không có đủ tài lực, vật lực, trí lực cùng lúc để triển lãm và hội thảo nếu không có sự hỗ trợ ở đằng sau. Tôi nhận thấy thiếu Nguyễn Xuân Hoàng, bởi vì anh ta cho biết bị đau nặng.

Gọi là hội thảo cho đẹp chứ thực ra là đến để nghe những điều tán tụng ở mặt tích cực, chỉ nói cái hay, cái cái đẹp và có thể sau này góp lại ra một tuyển tập. Đó là công việc dễ dàng nhất mà người ta có thể làm được. Các tuyển tập được xuất bản từ trước đến nay đều theo một quy trình giống nhau cả.

Vì thế tôi mới gọi buổi hội thảo là bữa tiệc người.

Trong dịp này Tú Mỡ, Xuân Diệu, Thế Lữ, Trần Tiêu nay thì đại diện bằng con cái họ cùng ngồi chung chiếu văn học với Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh. Cũng trong dịp này nếu Võ Nguyên Giáp còn khỏe mạnh mời được ông thì nhất.. để ông có lời xin lỗi những người đại diện gia đình Khái Hưng, anh Nguyễn Tường Triệu- một người hiền lành và ít lời xuất hiện low profile nhất.

Người ta cứ nói người Việt chia rẽ và xấu xí.. Thì hãy nhìn buổi Hội thảo Văn Học này. Chỉ có những lời lẽ tốt đẹp, chỉ có tiếng cười, tiếng vỗ tay và những giọt nước mắt xúc động chia sẻ.

Nhưng tôi nhận thấy cùng lắm các ông trong ban tổ chức chỉ là có cái công bàn giao, chuyển tải những công trình do người khác đã làm sẵn, kế hoạch sẵn.

Vậy mà tôi nhìn thấy cái vẻ tự đắc và hãnh tiến lắm trong các buổi phỏng vấn làm như thể tất cả công lao đến từ Phạm Phú Minh!! Cái công của họ là điều phối và tổ chức triển lãm lại những công trình tìm kiếm của những người như Tiến sĩ Martina Thucnhi Nguyễn, có nhận học bổng Fulbright-Hays để về VN tìm kiếm tài liệu hay bà Phạm Thảo Nguyên, con dâu Thế Lữ đã mua được khoảng 200 số báo Phong Hóa- Ngày Nay và ông Nguyễn Trọng Hiền, con thứ nhà thiết kế thời trang Nguyễn Cát Tường.

Sự phối hợp cộng tác của ba người này cho văn học đã đem lại một kết quả tốt đẹp là thực hiện số hóa các số báo trên. Hơn 400 số. Cả một công trình.

Đó là những người làm văn hóa thiện nguyện, vô tư và trong sáng nhất. Công trình của họ đã được trao cho các cơ sở thư viện như Đại Học Hoa Sen, Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn ở trong nước. Và nay được trao cho Phạm Phú Minh và công ty Người Việt.

Phần cô tiến sĩ Thục Nhi thì đã đợi đúng ngày 22 tháng 9, 2012 để gửi đến BBC theo đúng kế hoạch dự trù ở trong nước. Kỷ niệm 80 năm Phong Hóa ra đời. Nhưng bài viết của cô đã chỉ được BBC đưa lên ngày 25 tháng 9 , 2012, trễ ba ngày.

Ngoài ra ở trong nước, có một sự làm việc nhộn nhịp như những ngày lễ hội để phục hoạt lại TLVĐ. Ông Vu Gia là người đã có một công trình biên khảo nhiều nhất gồm 6 tập như: Khái Hưng, nhà tiểu thuyết, nxb Văn Hóa, 1993. Thạch Lam, thân thế và sự Ngiệp, 1994, Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa Văn Học, Hoàng Đạo, nhà báo, nhà văn, Trần Tiêu, nhà văn độc đáo của TLVĐ, Tú Mỡ, người gieo tiếng cười, 2008.

Trước đó, năm 2003, ông Vu Gia đã cho xuất bản cuốn: Phan Khôi, Tiếng Việt- Báo Chí- và Thơ Mới. do nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003. Trong cuốn sách ông có trích dẫn một câu: Trên báo Nhân Dân, ngày 14-4-1958, Như Phong cũng cho rằng ” Phan Khôi, cả một đời toàn làm những việc phản bội Tổ Quốc Phần Thế Lữ cũng cho rằng, “ Phan Khôi phản cách mạng, ngấm ngầm chống Đảng lãnh đạo Cách mạng từ trong kháng chiến”.

Rồi tác giả hạ một câu: Thú thật, khi đọc qua những dòng chữ ấy, tôi cũng hãi.

Nhưng cái thời đó thì người ta phải viết như thế, phải nói như thế. Nói khác thì đi tù.

[1] Vu Gia, Phan Khoi, Tiếng Việt, Báo chí và thơ mới, trang 94

 

Nay thì cái thời ấy đã qua rồi. Chẳng những không bị cấm mà ông còn được khuyến khích viết về các tác giả TLVĐ. Và bây giờ là lúc phải khen- khen lấy được.

Trong nước khen, ngoài nước khen. Người Việt khen. Cả dòng họ Nguyễn Tường hoan hỉ. Thi nhau viết bài, thi nhau cầm bút. Tôi có thói quen coi gió là tên phản bội và tôi gọi đó là lúc Gió đã đổi chiều!!

Vậy mà tôi còn nhớ sau cái chết của Nhất Linh, Thế Uyên đã viết dại dột về người Bác của mình như sau: ”Riêng hai đứa chúng tôi (ám chỉ Duy Lam) thán phục Nhất Linh tiền chiến và chấp nhận Nhất Linh hậu chiến”.

[2] Trích Văn Học miền Nam, truyện, Võ Phiến, trang 1226.

 

Nhận xét của Thế Uyên là chính xác, trung thực. Nhất Linh chỉ thành công trong giai đoạn tiền chiến và bị lu mờ sau 1954. Chính Võ Phiến khi viết về Nhất Linh cũng phải nhìn nhận. “Trong khi kiểm điểm sự việc để viết về Nhất Linh của thời kỳ sau 1954, tôi có một cảm tưởng buồn”. Tại sao Võ Phiến lại buồn, ông Nguyễn Tường Thiết có biết điều đó không?

Nhưng có người thù dai bám vào hai chữ “ chấp nhận” mà Thế Uyên đã dùng và cho đó là xấc láo. Xin nhường cho Thế Uyên giãi bày về chuyện này:

“Nhưng cuộc đời không dễ tính với nhà văn như vậy, muốn im lặng nhiều khi đâu có dễ, cứ bút sa là gà chết ngắc, không chạy đâu thoát, không còn cả chọn lựa làm gà quay hay gà luộc.. Gần đây, năm 2004, tại Mỹ, một bạn thân và cũng là anh họ lại chơi vào một sáng mùa đông không có tuyết nhưng đầy sương mù, đột nhiên nổ tôi một phát: Trong hồi ký “ Người Bác”, ông đã dùng hai chữ “ chấp nhận Nhất Linh”, là xấc xược….

Rồi nữa! Một vấn đề, một bài văn đã cũ hơn 40 năm sau lại được hâm nóng, mang ra mổ xẻ trở lại, một lần nữa. Đầu tôi đã có mầu bạc thay cho bầu trời bên ngoài không có tuyết, nên kiên nhẫn ngồi giảng giải, một lần nữa không biết thứ mấy, rằng vào một thời điểm viết bài ký, có tạp chí Sáng Tạo và sau đó một tạp chí thân chính khác ồn ào phủ nhận Nhất Linh và Tự Lực Văn Đoàn ”.

[3]Trích Tự thuật Văn Học, Âm thanh và cuồng nộ một thời đã qua, trích trong Tiền Vệ, 2002-2013.

 

Đã có lúc tức giận, Thế Uyên thề: kể từ nay không bao giờ viết về Nhất Linh nữa.

Nay Thế Uyên đã là người thiên cổ, tôi tự hỏi, nếu ông còn sống, ông có được mời tham dự buổi hội thảo Văn Học này không. Và cả Duy Lam nữa. Chắc là không. Bữa tiệc người đó không thể có mặt Thế Uyên được, ví ông thuộc họ ngoại lại tỏ ra ăn nói xấc xược.

Xét một cách công bằng và khách quan thì trong nước họ đã đi trước hải ngoại một bước dài về mọi phương diện vềTLVĐ . Họ đã cố gắng thực hiện nhiều công đoạn trong sự phục hoạt lại TLVĐ ít lắm từ mười năm nay.

Công việc có ý nghĩa nhất, có tinh chính thức do sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch do UBND huyện Cẩm Giang tổ chức và thực hiện tại tỉnh Hải Dương vào ngày 9-5-2008.

Trong buổi hội thảo được gọi là khoa học này, điều căn bản cần nêu ra ngay là Nhất Linh gồm hai con người: Con người tiến bộ và con người phản động của ông. Và chỉ nên căn cứ vào chúc thứ 71 chữ ông để lại. Và rằng có nhiều con đường yêu nước khác nhau. Và chưa biết con đường nào hay hơn con đường nào.

Tháo gỡ được khúc mắc chính trị ấy là tháo gỡ được mọi cửa ngõ từng đóng kín giữa đôi bên. Con người Nhất Linh phản động như thế đừng nhắc tới nữa và chỉ còn con người tiến bộ của ông.

Gớm thay cho miệng lưỡi cộng sản. Đổi trắng ra đen, đổi đen ra trắng

Nhưng sự có mặt trong buổi hội thảo lại có các nhà văn như Phong Lê, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Huệ Chi, Chương Thâu bắt buộc mang tính thuyết phục. Họ là những người làm công tác văn học theo nghĩa đàng hoàng, chính đáng.

Và tính thuyết phục ấy cũng có thể được áp dụng ở Hải ngoại trong buổi Hội thảo này? Làm Văn học thuần túy. Để lại cho đời một cái gì.. Đó là sự lưỡng tính của một sự thật !!

Và ở trong nước người ta cũng đã dựng một bảng chì đường: Nơi lưu niệm Tự Lực Văn Đoàn. Bao giờ ở Hải Ngoại cũng sẽ dựng lên một cái bảng như thế như thể bảng chỉ đường ấy sẽ đưa chúng ta đi đâu, về đâu?

Sự phục hoạt mang tính cách nhà nước với những chỉ thị rõ ràng và những số tiền bỏ ra cho các địa phương như Hải Dương, Cẩm Giàng, Hội An là một toan tính chính trị, văn hóa du lịch, không thuần túy văn học.

Phải hiểu rõ ràng như thế.

Nó đã được dựng lên ở những nơi có liên hệ xa gần vớ nơi cư ngụ, quê quán và gốc gác với nhóm Nhất Linh, Hoàng Đạo đã làm chúng ta kinh ngạc.

Đến ngay các nhà văn thuộc loại công thần của nhà nước như Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, nhất là Tố Hữu cũng không được hưởng những vinh danh đã dành cho nhóm TLVĐ. Đã có tượng đài, Hội thảo quốc tế chuyên đề về Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Lẽ nào không thể xây dựng một tượng đài dành cho Nhất Linh?

Trong nước làm được, tại sao ngoài nước không bắt chước làm theo. Làm tới đi Phạm Phú Minh!

Trong suốt 20 năm miền Bắc trước 1954 và ít nhất 25 năm sau 1975, nhóm TLVĐ vẫn là những đối tượng bị cấm kỵ, nếu không nói là những kẻ thù của chế độ.

Điều gì đã làm cớ sự biến kẻ thù thành bạn? Đó là điều mà mọi người cần suy nghĩ và tự đặt câu hỏi cho mình..Những người làm văn hóa thì có thể đều là những người chân thực, nhưng chính sách văn hóa có tính cơ hội, chính trị, thủ đoạn thì khó mà biết được.

Bộ Văn Hóa Thông tin Việt Nam đã có công văn chính thức yêu cầu tỉnh Hải Dương là nơi sinh quan của dòng họ Nguyễn Tường tập trung tư liệu hình ảnh và gia phả có tên trong Tự Lực Văn Đoàn để thành lập những khu kỷ niệm. . Những nhà văn như Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo được chính thức yêu cầu tỉnh Hải Dương xem xét và tập trung tài liệu xác minh những thành quả mà các nhà văn này đạt được..

[4] Tìm hiểu về nhóm Tự Lực Văn Đoàn, dài RFA, Mặc Lâm, ngày 20-8-2007

 

Ngoài ra còn có các tuyển tập cửa một số nhà văn của TLVĐ được xuất bản.

Tỉnh Hội An, nơi gốc gác dòng họ Nguyễn Tường, đã lập tủ sách Tự Lực Văn Đoàn tại phố Cổ Hội An sưu tầm và lưu trữ các tác phẩm của TLVĐ. Họ vận động các nhà văn, các nghệ sĩ, nhà xuất bản và các con cháu tộc Nguyễn Tường ủng hộ sách cũng như tài liệu liên quan về nhóm TLVĐ kể cả kinh phí mua các loại sách, tư liệu có liên quan.

Tủ sách sẽ được đặt tại nhà thờ tộc Nguyễn Tường của anh em nhà họ Nguyễn Tường, đường Nguyễn Thị Minh Khai, khối Hoài Phô, phường Cẩm Phô, không xa chùa Cầu.

Tôi tự hỏi giá Nhất Linh còn sống trước việc khôi phục lại TLVĐ như trên, phản ứng của ông sẽ có thái độ như thế nào.

Các nhà văn, nhà phê bình trong nước thuộc đủ các nhóm từ những người bất đồng chính kiến như nhóm beauxit, các nhà phê bình văn học như Nguyễn Huệ Chi, Lại Nguyên Ân, nhà thơ như quý ông Nguyễn Trọng Tạo các nhà văn trong Hội nhà văn đều đồng loạt hưởng ứng khôi phục lại Tự Lực Văn Đoàn..

Người ta quên hết quá khứ hay xóa sạch quá khứ. Quên đi các vụ thảm sát đường Ôn Như Hầu, quên đi các vụ thanh toán ám sát các người của đảng phái và tiêu biểu nhất là vụ ám sát nhà văn Khái Hưng..

Và như thế, người ta cũng nên dành thì giờ đốt hết các tập san Sử Địa miền Bắc, đốt hết các tài liệu chống Nhân Văn Giai Phẩm và theo cô tiến sĩ Thucnhi Nguyễn và hàng ngàn những bài viết chống phá TLVĐ từ thời Thực Dân..

Tôi không biết anh Nguyễn Tường Triệu, khí nói về người cha nuôi ở hội trường báo Người Việt, anh có còn nói về cái chết thảm thương của ông Khái Hưng nữa hay không?

Tôi tin chắc rằng chính sách giao lưu văn hóa nảy mở đường cho việc bắt tay giữa đôi bên- giữa trong nước và ngoài nước.

Nhưng trước hết, có bốn thắc mắc gửi đến ông Phạm Phú Minh- trưởng ban tổ chức buổi hội thảo này.

* Một là là trong phần triển lãm các tài liệu về báo Phong Hóa, Ngày Nay, ông có thể cho biết rõ gốc gác các nguồn tài liệu mà ông có được như thể nào? Những ai đã cung cấp cho ông? Có sự liên lạc với trong nước có thể là bán chính thức để có được những tài liệu được coi là hiếm quý?

Ông và ông Nguyễn Tường Thiết có liên lạc với Hà Nội trong việc sưu tầm tài liệu không? Theo tôi được biết trong một bản tin có nhan đề: Sắp công bố toàn bộ Phong Hóa – Ngày Nay của TLVĐ có viết như sau: TP- Ngày 22-9-2012 tới là ngày kỷ niệm 80 năm báo phong Hóa(sau đổi thành Ngày Nay) ra đời. Cũng trong ngày nay, dự kiến một số trang mạng trong và ngoài nước đồng loạt khởi đăng báo này dưới dạng số hóa lần lượt từ số đầu tiên cho đến số cuối cùng.(…) Đặc biệt, anh Nguyễn Tường Thiết con trai của nhà văn Nhất Linh, đã chia sẻ một tư liệu vô cùng quý giá: Di cảo viết tay” Đời làm báo” của Nhất Linh.

Trích nguồn: báo Tiền Phong, ngày 16-09- 2012

Báo Thế kỷ 21 có nằm trong số các trang mạng ở ngoại quốc nhằm phổ biến đồng loạt các tài liệu của Phong Hóa-Ngày Nay đã được số hóa và chính thức đưa lên mạng cùng ngày là 22-9-2012 không?

Vai trò của bà Phạm Thảo Nguyên hẳn là không nhỏ. Bà đã đi về Việt Nam để phổ biến tại nhiều cơ sở văn hóa, trường học tại nhiều địa phương để phổ biến, phát không các công trình đã được số hóa này.

Riêng về việc số hóa các số báo ấy thì tôi được biết do công sức của bà Phạm Thảo Nguyên- bà là góa phụ của ông Nguyễn Thứ Lễ, con trai út của ông nhà thơ Thế Lữ

Bà Phạm Thảo Nguyên cùng với ông Nguyễn Trọng Hiền, con trai thứ của họa sĩ Le Mur và cô tiến sĩ trẻ Thục Nhi Nguyễn là người đã có công lớn phục hoạt lại hai tờ Phong Hóa và Ngày Nay, bà Phạm Thảo Nguyên cũng là một người thuyết trình viên trong buổi Hội Thão tổ chức tại Cali trong ngày 6 và 7- tháng 7. Tôi cũng được nhìn thấy ông Nguyễn Trọng Hiền được mời từ trong nước đến tham dự đứng giữa đám đông phụ nữ triễn lãm các loại áo dài.. Tôi không có gì để nói về những người đã góp công sức trong việc số hóa này, vì họ làm vì một mục đích cao cả.

Điểm thắc mắc thứ hai của tôi là tờ báo Phong Hóa kỷ niệm 80 năm rơi vào ngày 22-9-2012 Ngày ra báo Phong Hóa số đầu tiên..Ông Phạm Phú Minh lại chọn các ngày 6 và 7- 2013, nghĩa là gần một năm sau và không phải là tháng 9 mà là tháng 7. Cũng không phải ngày thành lập Tự Lực Văn Đoàn vào năm 1933 mà rơi đúng vào mồng 6 và 7 tháng bảy.. Ngày này, ông thừa biết cũng là ngày kỷ niệm ông Nhất Linh quyên sinh? Sự chọn lựa này có hậu ý gì không. 80 năm trong nước tính từ 1932-2012 thì phải kỷ niệm vào năm 2012. 80 năm ngoài nước là tính từ 1933-2013. Xin ông giải thích để cho mọi người hiểu để không gây hiểu lầm về việc này.

Điểm thắc mắc thứ ba khi cho công bố các tài liệu đã được số hoa về Phong Hòa-Ngày Nay, ông đã thực sự đưa lên mạng ngày nào? Hay là ông cho công bố toàn bộ các số báo Phong Hóa-Ngày Nay trên Diễn Đàn Thế kỷ 21 vào cùng ngày 22-9-2012 như dự kiến của Hà Nội cho một số trang mạng trong nước và ngoại quốc như dự liệu không? Về đìều này, bản thân tôi không có cách chi để có thể biết được sự thật?

Điểm thắc mắc thứ tư liên quan trực tiếp đến kẻ viết bài này. Được biết buổi hội thảo tránh né đề cập đến vấn đề chính trị. Và chỉ nhằm cổ xúy khía cạnh văn hóa, nghệ thuật cũng như đóng góp của tờ Phong Hóa-Ngày nay vào sự đổi mới xã hội cũng như văn học.

Cứ xét về phương diện khách quan và bề ngoài thì tôi thật sự hoan ngênh và không có gì để nói thêm. Chỉ trừ khi có những ẩn ý chính trị thì không biết được. Thế nhưng, bên cạnh đó, tờ Người Việt cho đăng lại bài viết của Nguyễn Tường Thiết nhan đề: Sự thật về cái chết của Nhất Linh.. Bài viết cho rằng tôi bóp méo sự thật, sửa đổi lịch sử và xuyên tạc cái chết. Bài viết này thật ra là đăng lại, bởi vì nó đã được đưa lên tờ Người Việt- nếu tôi không lầm- là từ ngày 07-12-2012.

Đây là một hậu ý xấu của tờ Người Việt mà đã có lần vào tháng 5-2007, họ đã lấy bài: Đi tìm thời gian đã mất của tôi dài 80 trang đăng nhiều kỳ trên tờ Người Việt- không xin phép, cũng không trả tiền nhuận bút- Điện thoại cho chủ bút thì cãi chầy cối nói bài do tôi gửi đến. Tôi lúc bấy giờ cũng đang làm chủ bút một tờ báo, hà cớ gì lại phải gửi cho báo khác đăng? Tôi cần một lời xin lỗi cũng không có.

Việc chọn cho đăng lại bài viết của Nguyễn Tường Thiết không có lợi gì cho Nhất Linh và NTT, tự nó làm cho buổi hội thảo một cách gián tiếp tự các ông bôi bẩn mình. Hội thảo thì né tránh chính trị, nhưng mặt khác lại dùng tờ báo phê phán người khác. Và hậu quả của nó ra sao còn chưa biết được !!

Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời Võ Thị Hảo trong tác phẩm Dạ tiệc quỷ

Trong phần Tự Bạch:
Tôi sinh ra cùng một món nợ của người khác.

Bắt đầu bằng Cải cách ruộng đất ở miền Bắc. Người bước vào cuộc ấy ở cửa này, khi bước ra cửa sau sẽ biến dạng.

Và còn nhiều cuộc bước ra bước vào

Chẳng còn ai có thể sống như cũ nữa

Từ đó nhiều người lấy sự phản trắc và cướp bóc cùng dối trá để được sống, được hơn người, lấy sự giả mù, sự câm, sự điếc làm gậy dò đường.

Những rường mối gia đình, xã hội bỗng bở nát như bị mối xông. Con tố cha, vợ đổ oan cho chồng, bội phản ân nhân, đó là cách tồn tại khốn khổ của của những người nô lệ không có nơi nào để di, không có gì để bấu víu, thôi đành vô cùng tự mãn về cách hành xử của mình

[5] Võ Thị Hảo, Dạ tiệc quỷ,nxb trang 23
Tôi thực tình không muốn tham dự vào bữa Dạ tiệc quỷ này! Trong bài viết trước đây của tôi: Cần cảnh giác về những buổi tưởng niệm mà tiêu biểu là nhắm vào một nhóm cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, cầm đầu là tiến sỉ Huỳnh Tấn Lê và ông Vũ Ánh, tờ Người Việt. Tôi do dự khi viết xong bài này phải chăng có nên đưa thêm vào danh sách những người cầm đầu buổi hội thảo này cũng của tờ Người Việt vào chung danh sách đó chăng?

Mùa Pháp nạn năm 1963, phải chăng đã có nguy cơ sống lại tại cộng đồng người Việt.- đặc biệt là tại quận Cam này. Xưa nó nổ ra ở thành phố Huế, nay nó nổ ra quận Cam- nơi có số đông người Việt Nam nhất- nơi cũng là có nhiều máu thanh mưa gíó nhất với những buổi DẠ TIỆC QUỶ.

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

——————————————–

Ghi chú:

Vu Gia, Phan Khoi, Tiếng Việt, Báo chí và thơ mới, trang 94
[2] Trích Văn Học miền Nam, truyền, Võ Phiến, trang 1226

[3]

[4] Tìm hiểu về nhóm Tự Lực Văn Đoàn, dài RFA, Mặc Lâm, ngày 20-8-2007
[5] Võ Thị Hảo, Dạ tiệc quỷ,nxb trang 23

22 Phản hồi cho “Ý nghĩa các buổi hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn”

  1. van nguye says:

    Thưa ông Lục,
    Dể tránh đ5ng chạm với ông , tôi chỉ xin đ1nh chính chuyện rất nhỏ , nhưng “đồng chạm ” đến tình tình đống môn : Khi Anh Nguyễn Trọng Văn qua đời , từ Saigon ,Anh HCD gọi điện thoại lien lạc với tôi …và tôi dã thông báo cho các thân hữu khác …Chác Anh hiểu tại sao anh khôhg nhận đươc …Tôi cũng biết chác một điều Anh Pham Phú Minh và nhiều thân hữu khac dều biết …Ông hiểu rỏ vì sao các bạn cùng lớp it lien lạc với Anh …Anh Lục ạ, các bạn trong nước thường xuyên lien lạc thong tin vui buồn vói nhau đó ,chúng tôi biết rất rõ hoàn cảnh của nhau .. chỉ có diều ngại …mail cho riêng một mình Ông thôi …Nói thế chác Ông hiểu .Ông bảo Anh Văn không “dóng góp :” gì nữa ??-Không đúngg dâu … Anh Văn có sang tác và chúng tôi có dọc dấy .Giũa Anh và một vài than hữu khác có một khoảng cách …Ông thử dọc lại những hang Ông Viết về Phạm Phú Minh ở trên xem …. Tôi xin rất tụ chế, không phê phán nội dung của dề tài Ông viết .Mục dích duy nhất chỉ đính chính diều ông không biết , nhưng than hữu dều biết …thế thôi

  2. TLVD says:

    Tac giả bài viết Ng văn Lục có một số nhận xét cũng đúng như ngoài TLVĐ ra thời tiền chiến có có nhiều nhà văn nổi tiếng , viết hay độc đáo như Ng Tuân, Vũ trọng Phụng, Nam Cao….chứ không riêng gì TLVĐ nên việc đề cao TLVĐ quá sẽ không khách quan lắm, như ông Ng tường Thiết nên tự phát huy tài năng của mình hơn là dựa vào ông cụ thân sinh Nhất Linh ….vân vân và vân vân

    Nhưng tác giả bài viết cũng không khách quan lắm khi hướng mũi dùi chỉ trích hơi nhiều vào TLVĐ, vào những người trong gia đình với mục đích chính trị và cá nhân. Một bài viết về đề tài văn hoá văn học đúng lý ra t/g Ng văn Lục nên tránh chuyện chính trị, tránh nói về Ngô thổng thống, và nhất là không nên đưa vô bài viết những tỵ hiềm cá nhân.

    Đối với những chuyện cá nhân nên gọi điện thoại, gửi thư email hoặc gặp gỡ nhau giải quyết riêng , có thể thượng chân hạ cẳng nếu cần !!!không nên đưa cho tất cả bà con cô bác cùng đọc, mệt quá!
    Xin tác giả bài viết mần ơn thông cảm cho bà con cô bác, chúng tôi đâu có ân oán thù hận gì với gia đình Ng Tường, với TLVĐ mà cứ bắt chúng tôi phải nghe những luận điệu đã phá chỉ trích, xoi mói họ. Bài viết với cái tiêu đề văn hóa nhưng thực chất chỉ là “bài chửi”

    Viết những bài như thế này ông Ng văn Lục sẽ tự hạ giá của chính mình nhiều hơn là tạo sự đồng tình của độc giả , hoặc tạo danh tiếng cho mình, chẳng thà ông để thì giờ viết về văn hóa, văn nghệ VN trong, ngoài nước, xưa nay thì bà con sẽ nhiệt liệt hoan hô ông, còn nếu ông cứ tiếp tục chuyện tư thù cá nhân bới lông tìm vết, xỉ vả người này người nọ thì người đọc sẽ chán ngấy đến tận cổ, rồi sẽ chẳng còn ai thích đọc văn ông nữa
    Xin ông mần ơn đừng bắt chúng tôi phải chán mãi, chán lắm rồi, khổ lắm nói mãi

  3. Tu Do says:

    Đúng là dư hơi và bắt chước theo việt cọng.

  4. T. says:

    Hình như chủ trương của báo Người Việt là “thương mại” nhiều hơn là muốn một nước Việt Nam độc lập, dân Việt được tự do, hạnh phúc!!! Do vậy họ viết những bài báo hay tổ chức những cuộc hội thảo có lợi cho nhóm cầm quyền trong nước để họ có được nhiều lợi nhuận hơn, đây là mục đích của tờ báo? Đài Little Saigon Radio trước kia hay dùng những bản tin của Người Việt trong chương trình chào Bình Minh nhưng sau những “cố ý” về báo Xuân của Người Việt như nay họ đã dùng nhưng tin của các báo khác, thính giả, độc giả ở vùng Little Saigon có thể kiểm chứng điều này.

  5. Nguyen Huu Dư says:

    Ông Lục thuộc nhóm “phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm”. Ông Lục quên sờ sau ót. Ông cay cú việc nhà văn Nhất Linh tự sát để chống Ngô Đình Diệm và cay cú bài viết của Nguyễn Tường Thiết được báo Người Việt đăng lại. Tinh thần NĐD là tinh thần của một tổng thống VNCH, rất đạo đức để cho anh là ông Thục và em dâu là bà Nhu đóng thuế cho VC để được khai thác gỗ Long Khánh (Đọc Nhật kỳ Đỗ Thọ). Ngoài ra để cho em ruột Nhu và Cẩn tiêu diệt các đảng phái, các tôn giáo. Nhớ lại đi ông Lục ơi. Tốt hơn hết, đừng viết bài chửi bậy.
    NHD

    • BIỂN NGÀN says:

      CHỐNG QUA CHỐNG LẠI

      Một là “thân Diệm” tuyệt vời
      Hai là “chống Diệm” ngút trời là sao
      Ba là “hộ Cộng” ào ào
      Bốn là “thù Cộng” biết bao trên đời
      Ối chao dân tộc kiểu này
      Trăm năm chia rẽ biết ngày nào nên
      Tại sao không xét nhãn tiền
      Chỗ nào là đúng, là sai trên đời
      Cứ mang lịch sử ra soi
      Cứ mang thế giới ra mà sánh so
      Biết bao thực tế nói rồi
      Tại sao mãi ngủ, bao giờ thức đây
      Xót xa ta viết lời này
      Mỗi người tự xét nơi ngay chính mình
      Hỏi rằng mình có thông minh
      Hay là ngu tối giữa nơi cuộc đời ?
      Hỏi rằng yêu nước yêu nòi
      Hay mình thật chỉ một loài điêu ngoa !
      Nói gần đâu phải nói xa
      Mỗi người đều xấu nước nhà về đâu ?

      THƯỢNG NGÀN
      (20/7/13)

    • Choi Song Djong says:

      Anh NHD,
      Đỗ Thọ cháu ruột Đỗ Mậu tiếng tăm với cuốn “VN máu lửa quê hương tôi”.Đại úy ĐT là một trong những sĩ quan bảo vệ dinh Gia Long,trên đại úy ĐT còn có một số sĩ quan.Người đời thường nói “sông có khúc,người có lúc”.
      Tinh thần NĐD là tinh thần quốc gia dân tộc trên hết chứ không phải tinh thần tôn giáo như một số người lầm tưởng hoặc cố ý vì lý do bài tôn giáo.Đại úy ĐT chỉ là một sĩ quan an ninh phủ tổng thống và có thể đã được TT tin dùng cũng như điều ấy đối với những sĩ quan và binh lính dưới quyền trong dinh.Nước Pháp với xì căng đan tranh cử của TT Sarkozy năm 2007,ông Eric Woerth coi về tài khoản tranh cử và 2012 (có tin đồn Khadafi đã tài trợ cũng như bà tỷ phú Liliane Bettencourt) sau này người ta điều tra ông Philippe Briand chứ ai lại đi điều tra mấy ông cận vệ.
      Thưa ông NHD,ông làm ơn xem lại là làm cách nào đại úy ĐT biết nhiều chuyện thâm cung bí sử trong khi đổng lý văn phòng phủ TT,ông Quách Tòng Đức còn chưa biết nhiều chuyện như thế.
      Viết ra đây vài dòng không phải để cãi nhau nhưng tôi chỉ nêu vài nghi vấn.Hồi ký của ông đại úy ĐT thì tôi chưa có dịp đọc nên không dám lạm bàn.Thân chào ông.

      • Nguyen Huu Du says:

        Anh Choi Song Djong
        Chuyện đại uý ĐT biết chưa chắc ông QTĐ biết. Ông QTĐ biết chưa chắc ông đã nói ra. Chuyện ông Thục và bà Nhu buôn bán với VC chưa chắc đã được nói hết. Ví dụ ông Thục bảo trợ, tiến dẫn tên tình báo Phạm Ngọc Thảo sao ông Lục không nói đến, chuyện ông Nhu liên lạc với VC sao ông Lục không nói đến mà lại nghi ngờ nhóm Người Việt a dua thổi kèn đánh trống cho VC. Còn nhiều nữa. Xét cho kỹ đi, những tên tình báo cao cấp có hại cho quốc gia đều do các linh mục bảo trợ, kể cả Vũ Ngọc Nhạ. Ông Lục biết rất rõ ông giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung ra vào Việt Nam hằng năm, để báo cáo cho Hà Nội biết tình hình văn nghệ sĩ Hải ngoại, mà ông Lục quên nói. Ông Nguyễn Văn Trung chính là anh ruột của ông Lục đó. Ông Trung vâng lệnh ai mà cung cấp tài liệu cho ông Lục đánh phá lung tung. Bây giờ ông Trung bệnh tật không viết được. Ông Lục tiếp tục sự nghiệp của ông Trung. Xin đề nghị ông Lục sờ lại sau ót, im lặng đi, đừng để người ta khui ra những chuyện thối như thế nữa.
        NHD

      • MÂY NGÀN says:

        NGUYỄN HỮU DU

        Nghe Du nói thật giật mình
        Quả đời lắm chuyện uẩn tình vậy sao
        Chỉ Trời ở tít trên cao
        Mới toàn thấy hết mọi điều nhân gian
        Thế nên dẫu có muộn màng
        Chuyện gì bạch hết mới sang trên đời
        Một lần phải rửa sạch thôi
        Để mong bôi thuốc cho đời lành lên
        Vết thương dầu vết thương lòng
        Của toàn dân tộc mới mau tốt lành
        Mọi điều càng phải đành rành
        Có gì khui hết đặng đời tỉnh ra
        Đừng nên ấm ớ ấm a
        Mọi người đều vậy con nhà Việt Nam
        Ở trong hay ở nước ngoài
        Biết gì nói nấy chẳng hoài gì đâu
        Để dân càng biết thêm sâu
        Mọi người cùng biết để hầu nghĩ suy
        Miễn là sự thật làm đầu
        Miễn là chân lý luôn hầu sáng soi
        Tránh toàn chỉ kiểu vì mình
        Mua danh chuốc phận thật tình ra chi
        Vài lời đơn giản khả thi
        Mong “Đàn Chim Việt” gắng ghi chuyện này
        Bởi mình “Cửa Sổ” của đời
        Làm sao cửa sổ vì đời mở hơn
        Khi đời còn tối om om
        Nhìn ra Cửa Sổ mới mong sáng lòa !

        TRĂNG NGÀN
        (21/7/13)

      • says:

        “Chuyện đại uý ĐT biết chưa chắc ông QTĐ biết.” Hay (NHD)!Như vậy cũng có thể nói chuyên ChoiSong Dong biết chưa chac NHDu biết. Ở đay theo lý thì một tên cắp cặp theo hâu TT lam sao biết gi về những chuyên lớn nhỏ chánh trị va nhũng suy tính,kế hoach ,chĩ thị cua TT bằng ong chánh vân phòng PTT được. Đúng không ? Như Ong TT Obama thì người xách căp cho Ong ta biết gì về v/đ hệ trọng quôc gia hơn người cô vân hay người chánh vp cua Ong ta ?Không lẻ di noi chyên ,bàn thời sự,bàn công viêc với tên quân hầu? Đỗ Thọ nhờ là cháu ĐM,coi như thân tín của Ong Diêm ,nên nhờ “chú” xin vào dinh xách cặp hâu cụ Ngô . Tuôi đáng con cháu ,hàng hậu bối,có gi ma một nguyên thủ qg nói chuyên quôc gia đai sự cho NÓ nghe chứ ? Ngày đảo chánh ,ĐT,Đ/úy cùng xuông hầm trong dinh Đôc Lâp…Cụ Diêm kêu chánh văn phong gọi ĐM ,được biêt ĐM theo phe phản loạn ,Cụ nhìn Đổ Thọ.Thấy Thọ run sợ.TT an ủi ,đai khái là chú phản ,nhưng voi ĐT,cụ vân tin dùng. Ngày bât cụ ở nhà thờ cha Tam,cái cập của TT ,ĐT vẩn giu chặt trong tay ,và một Đ/Tá giựt đi ! ĐT sau đo không viêc gi (Có ĐM bảo chứng). ĐT viết HK .Nghe nói ,chưa in thi trong chuyến bay chở me lên ĐL thì vi nạn máy bay khi đáp xướng bị trục trặc nên 2 mẹ con cùng chết.Ngươi ta đồn là bị phe CM thanh toán. Sau đo không lâu cuốn hồi ký ĐT ra đời . Vậy có tin dược là hòan toàn do ĐT viết hay có ai sữa chữa thêm bớt cho hợp “NĐD tội đầy trời.,,, “bi “CM “xữ tữ là đúng ý nguyện của toàn dân (hay của CS?)không?
        PNT, VNN là do tình báo vnch DỞ. Còn Gs Trung đi Pháp có lien hệ với ĐBT thi báo chí thơi dó làm rùm lên ,nhưng đó là luc chinh phủ CH đã tiêu tùng. Noi tóm lại không phải cái gì cũng đổ lên đàu TT.Và Đúng Sai chưa có chứng mnh rỏ rệt .Đỏ hêt tội cho người chết là bất nhân. Nhìn con mắt thời nay xet lại những sai trái ,bắt bẻ này nọ là thiếu trí. Vã lại ,giêt NĐD và “tru di “cả nhà Cụ rồi vẩn còn chưa thỏa thù hận sao,ma còn chi chiết ? Chuyện thật chuyện giả chuyên bịa chuyện không Ai dám nói là minh nói sụ thật? Chẳng qua cũng chỉ ngong nghe rồi bàn luận phê phán lung tung? ĐÂU LÀ SỰ THỰC…?
        …Và sư thực đo là nay VC đã chiêm miền Nam. Trách nhiem không thể đổ hết cho Cụ Ngo ,cũng không đổ hết cho công giáo (bên cụ Ngô,Phó TTNNThơ.. Tônthất Đính ,Trần thien khiêm.Dương vănMinh,Nguyễn Chánh Thi ,ĐMậu…hay Ong Trần kim Tuyến …vv….đều là Phật giáo.
        Vậy Ai kỳ thi tôn giáo Ai đây ?
        Cho nên xin nhắc lại “Chuyện đại uý ĐT biết chưa chắc ông QTĐ biết. Ông QTĐ biết chưa chắc ông đã nói ra. “Như vậy thì có gì kết luận la ĐT xách căp cho TT biết nhiêu hơn Ong chánh phòng phủ TT.”Chuyện đại uý ĐT biết chưa chắc ông QTĐ biết.” Hay (NHD)!Như vậy cũng có thể nói chuyên ChoiSong Dong biết chưa chắc NHDư biết. Ở đay theo lý thì một tên cắp cặp theo hâu TT làm sao biết gi về những chuyên lớn nhỏ chánh trị va nhũng suy tính,kế hoach ,chĩ thị cua TT bằng ong chánh vân phòng PTT được. Đúng không ? Như Ong TT Obama thì người xách căp cho Ong ta biết gì về v/đ hệ trọng quôc gia hơn người cô vân hay người chánh vp cua Ong ta ?Không lẻ di noi chuyên ,bàn thời sự,bàn công viêc với tên quân hầu? Đỗ Thọ nhờ là cháu ĐM,coi như thân tín của Ong Diêm ,nên nhờ “chú” xin vào dinh xách cặp hâu cụ Ngô . Tuôi đáng con cháu ,hàng hậu bối,có gì mà một nguyên thủ qg nói chuyên quôc gia đai sự cho NÓ nghe chứ ? Ngày đảo chánh ,DT,Đ/úy cùng xuông hầm trong dinh Đôc Lâp…Cụ Diêm kêu chánh văn phong gọi ĐM ,được biêt ĐM theo phe phản loạn ,Cụ nhìn Đổ Thọ.Thấy Thọ run sợ.TT an ủi ,đai khái là chú phản ,nhưng voi ĐT,cụ vân tin dùng. Ngày bât cụ ở nhà thờ cha Tam,cái cập của TT, ĐT vẩn giử chặt trong tay ,và một Đ/Tá giựt đi ! ĐT sau đo không viêc gi (Có ĐM bảo chứng). ĐT viết HK .Nghe nói ,chưa in thi trong chuyến bay chở me lên ĐL , khi đáp xướng bị trục trặc nên 2 mẹ con cùng chết.Ngươi ta đồn là bị phe quân nhân thanh toán. Sau đo không lâu cuốn hồi ký ĐT ra đời . Vay có tin dược là hòan toàn do ĐT viết hay có ai sữa chữa thêm bớt cho hợp “NĐD tội đầy trời.,,, “bi “CM “xữ tữ là đúng ý nguyện của toàn dân (hay của CS?).
        PNT, VNN là do tình báo vnch DỞ. Còn Gs Trung đi Pháp có lien hệ với ĐBT thi báo chí thơi đ làóm rùm lên ,nhưng đó là luc chinh phủ CH đã tiêu tùng. Noi tóm lại không phải cái gì cũng đổ lên đàu TT.Và Đúng Sai chưa có chứng mnh rỏ rệt .Đỏ hêt tội cho người chết là bất nhân. Vã lại ,giêt NĐD và “tru di “cả nhà Cụ rồi vẫn còn chưa thỏa thù hận sao,mà còn chi chiết ? Chuyện thật chuyện giả chuyên bịa chuyện không Ai dám nói là minh nói sụ thật? Chẳng qua cũng chỉ ngóng nghe rồi bàn luận phê phán lung tung? ĐÂU LÀ SỰ THỰC…
        …Và sư thực đó là nay VC đã chiêm miền Nam. Trách nhiệm không thể đổ hết cho Cụ Ngô ,cũng không đổ hết cho công giáo (bên cụ Ngô,Phó TTNNThơ.. Tônthất Đính ,Trần thien khiêm.Dương vănMinh,Nguyễn Chánh Thi …hay Ong Trần kim Tuyến …vv….đều là Phật giáo.
        Vậy Ai kỳ thi tôn giáo Ai đây ?
        Cho nen xin nhắc lại “Chuyện đại uý ĐT biết chưa chắc ông QTĐ biết. ” Vậy thì còn gì ma phán đoán nhât là ” Ông QTĐ biết chưa chắc ông đã nói ra.” Ong không nói thì làm sao? Doán mò à ? Ong “chưa chăc đã nói ra” (võ đoán). “Chưa chắc” thì làm sao biết Ong ta BIẾT cái gì để nói ra hay chưa hay không noi ra?(lại vỏ đoán).
        Còn tính báo ,gián điêp nước nào cũng có. Không dể gi phát hiên họ là gián điêp .Nếu h ở ra là phat hiện ngay thi dâu con nhũng tay gián điệp tài ba lưu danh ? 40 năm sau ,gián điêp bach hóa,mơi có người la lên “Nó là gian diệp sao không bât no giết nó ?” Co khác gi tên VC chĩ phóng vien Mỳ theo phái đoàn qua vn họp mà la lên “mày là CIA”.Thằng này sợ quá lay trối chết …(nghe VC kể).
        Cho nên sau nhũng sụ việc xãy ra va mất nước, ta nhìn lại ,phê phán ngon ơ !Thât là đấng tái ba thao lươc…
        (h)

  6. Ban Mai says:

    Cám ơn bác Nguyễn Văn Lục đã nêu ra một vấn đề khá thời sự cho dù bác đã tuổi hạc. Mấy câu hỏi bác nêu ra về 2 ngày Hội thảo TLVĐ vừa rồi tôi nghĩ không có gì khó để trả lời, nhưng việc đó thuộc về người và nhóm chủ trương.

    Một bạn đọc tầm thường như tôi, nhìn nội vụ bác nêu ra đơn giản hơn rất nhiều.

    Tổ chức Hội thảo TLVĐ, cũng như một lễ tang, là với mục đích ca ngợi những điều tốt đẹp nên chẳng mấy ai đi mời kẻ đối lập phát biểu! Do đó hai vị vai cháu Nhất Linh là Thế Uyên và Duy Lam không được mời (cứ đoán mò như vậy đi) thì có gì lạ đâu, khi bác đã dẫn chứng là họ có cái nhìn khác về NL! Thế nhưng họ đã phát biểu qua các bài viết và, nếu muốn, họ cứ lên tiếng tiếp, chỉ tiếc là nhà văn Thế Uyên vừa mới qua đời! Nhưng còn có Duy Lam mà!

    Muốn tranh luận về văn chương, học thuật thì dùng các diễn đàn chứ không ai đi tranh luận ngay tại Hội thảo!

    Hội thảo về TLVĐ, nhân 80 năm ngày thành lập, thì đâu cần phải chính xác ngày tháng? Thời buổi bây giờ có mấy ai tổ chức sinh nhật đúng ngày, nếu ngày đó rơi vào giữa tuần? Cả đám cưới cũng vậy, cho dù họ có coi được ngày lành tháng tốt! Nhưng cứ thứ Bảy hay Chủ nhật mới đích thị là Ngày Tốt đó, thưa bác NVL!

    Chủ nhật 7/7 vừa rồi đúng là ngày chính trị gia Nguyễn Tường Tam tuẫn tiết để phản đối chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm! Với một ngày đăc biệt như vậy tưởng tự nó cũng đã góp thêm vào tư cách chính trị gia NTT trong Hội thảo. Đó là quyết tâm chống cộng và lo sợ VN sẽ rơi vào tay cộng sản!

    Vấn đề còn lại là: Phải chăng chọn ngày 7/7 là nhóm chủ trương có ngầm ý nhắc lại việc “phản đối chế độ của TT NĐD” và để bắt đầu “hòa hợp hòa giải văn hóa với VC”, vì VC đã và đang phục hồi địa vị cho TLVĐ?

    Trong chúc thư ctg NTT đã cô đọng việc ông kết án chế độ của TT Ngô Đình Diệm là độc tài, đàn áp đối lập và… “nước sẽ mất về tay cộng sản”! Bây giờ thì “nước đã mất (thật sự) về tay cộng sản” như vậy NTT có tội? Cái chết của ông đã góp phần làm cho VNCH-I sụp đổ? Chắc chắn đây là vấn đề đang gây tranh cãi và cũng chắc chắn dư luận viên VC sẽ nhân danh chống cộng sản để tung hỏa mù, gây chia rẽ thêm trong cộng đồng người Việt!

    Tôi (chủ quan) nêu một điểm duy nhất, và sẽ không tranh luận để tránh rơi vào bẫy gây chia rẽ của VC!

    Chắc mọi người còn nhớ thời buổi đó trước khi học sinh vào lớp, trước khi xem ciné ở rạp… mọi người đều phải đứng nghiêm chỉnh chào quốc kỳ, hát quốc ca và hát Suy tôn Ngô Tổng Thống! Điệp khúc của bài suy tôn là “Ngô Tổng Thống muôn năm”! Là Tổng Thống mà muôn năm thì tự nó đã sai lầm! Vì thế kẻ địch khai thác đây là một chế độ độc tài giả hình! Cộng thêm bao nhiêu biến cố dồn dập khác nên có kết quả bi đát chung cuộc!

    Bi đát nhất là một chế độ tốt đẹp nhất của miền Nam bị sụp đổ!

    Cùng thời, tại Nam Hàn, TT độc tài Phác Chung Hi cũng bị giết nhưng những người cầm quyền sau đó biết đi đúng hướng nên Nam Hàn mới có được như hôm nay! Còn miền Nam VN thì ngược lại, đám tướng ta đảo chánh vô tài, bất lương nên hậu quả mới bi đát! Như vậy (theo tôi) không thể đổ lỗi sự tuẫn tiết của ctg NTT là đã góp phần cho việc mất nước!

    Câu hỏi sau cùng là liệu con út của ctg NTT, ông Nguyễn Tường Thiết, là người trực tiếp nhận lá thư tuyệt mệnh của cha mình, mà nội dung là cha ông hy sinh tính mạng để cảnh cáo chế độ vì sợ “nước mất về tay cộng sản”! Liệu bây giờ, ông Nguyễn Tường Thiết có thể làm cái gọi là thỏa hiệp với VC trong bất cứ trường hợp nào không? Xin mỗi người tự trả lời!

    Lịch sử đã sang trang từ nửa thế kỷ, vận nước đang bi đát mà vẫn không chịu nhìn đại cuộc trước mắt để đoàn kết chống CS, chỉ quanh quẩn lên án những nhân vật đã đi vào lịch sử bằng cái nhìn hẹp hòi, gieo thêm nghi ngờ giữa lòng người Việt Quốc gia thì phải bao nhiêu thời gian nữa mới giải phóng được quê nhà yêu dấu khỏi bạo tàn VC?

    • Lâm Vũ says:

      Trả lời thẳng với bạn Ban Mai: tác giả chỉ nhằm đánh vào Nhất Linh, như là có mối thù “không đội trời chung”, chứ hoàn toàn chẳng “ke” là có vô tình lợi cho CS. Thù đến độ gọi là một buổi triển lãm TLVĐ là “Dạ tiệc quỷ” thì ngoài sự tưởng tượng bình thường mất rồi!

      Có điều khó giải thích là tại sao lại có chuyện như thế! Lẽ tự nhiên là nhiều người sẽ đoán là ông Lục “hận” Nhất Linh, vì ông là người có đạo CG, đương nhiên ủng hộ TT NĐD, mà Nhất Linh đã chống lại NĐD. Nhưng cá nhận tôi không tin là như thế, hoặc nếu có thì cũng chỉ là một phần nhỏ thôi. Phải có lý do tiềm ẩn lớn hơn nhiều, ở trong người ông ta, mà “người ngoài” không thể biết được.

      Biết làm sao, thôi chỉ xin cầu nguyện cho tác giả tìm được bình yên trong tâm hồn, trong những ngày cuối của cuộc đời.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Lâm Vũ,

        Tôi lại nghĩ khác một tí. Ông Lục muốn “cbơi trội”, cứ phải làm mới lại mọi sự.

        Đáng tiếc “góc nhìn khác” của ông rất ư chủ quan, nặng phần thiên lệch, bởi ông quá yêu hai ông Diệm Nhu, nhưng quan trọng hơn cả “lực bất tòng tâm”, nên dù ông cố dẫn chứng bằng đủ thứ tài liệu hổ lốn, thì mèo vẫn hoàn mèo.

        Thưa bạn Ban Mai,

        Cám ơn góp ý đầy đủ và sâu sắc, nhe nhàng mà thâm thúy.

        Có một điểm nhỏ không đồng ý là nhận định: “Cùng thời, tại Nam Hàn, TT độc tài Phác Chung Hi cũng bị giết nhưng những người cầm quyền sau đó biết đi đúng hướng nên Nam Hàn mới có được như hôm nay!”

        Thực ra Nam Hàn cũng chả khá gì hơn sau khi lật đổ chính phủ dân cử thối nát Lý Thừa Vãn và chả khác gì ta, nối tiếp là bọn độc tài quân phiệt, tìm đủ mọi cách thủ tiêu chính quyền dân sự (Choi Kyu-hah).

        wikipedia
        Choi Kyu-hah (Hán Việt : Thôi Khuê Hạ), (16 tháng 7, 1919 – 22 tháng 10 năm 2006) (cũng viết Choi Kyu-ha) là Tổng thống Nam Hàn từ năm 1979-1980. Ông sinh ra ở Wonju, tỉnh Gangwon. Ông từng là bộ trưởng ngoại giao 1967-1971 và làm thủ tướng 1975-1979.
        Sau vụ ám sát Park Chung-hee năm 1979, Thủ tướng Choi đã lên nắm quyền. Do tình trạng bất ổn do từ chế độ độc tài Park, Choi hứa bầu cử dân chủ (các cuộc bầu cử theo Park đã được nhiều người coi là gian lận), cũng như một hiến pháp mới để thay thế Hiến pháp Yusin độc đoán. Choi giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử tháng 12 năm đó để trở thành tổng thống thứ tư của đất nước. Tháng 12 năm 1979, Thiếu tướng Chun Doo-hwan và những người thân cận trong quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ của Choi.
        [hết dẫn]

        Rất may Nam Hàn có một khuôn mặt lớn thời đại là KIM ĐẠI TRỌNG!
        Đinh Từ Thức và Lữ Giang có bài viết xuất sắc bình luận về ông này.
        Lữ Giang đưa nhiều thông tin và bình luận có phần nhỉnh hơn, nhất là khi bàn về “Chính sách Ánh Dương” của ông Kim.
        Tuy nhiên tôi lại chịu đèn câu kết của Đinh Từ Thức: “Ông Kim Đại Trọng đã thắng được độc tài, nhưng không cảm hóa được cộng sản. Vì cộng sản không thể cảm hóa.” (sic)

        Một điển lớn là, KHÔNG SỢ BÀN LUẬN, miễn sao trong biên hạn ngôn từ cho phép, và phải dẫn chứng thuyết phục (hard proof) bằng các sự kiện cụ thể (concret facts).
        Không thế “ngắt” chỗ này chỗ kia thật tùy tiện như ông Lục hay làm; hay đưa toàn chuyện đồn thổi (hear&say); hoặc như ông Minh Võ, chuyên phỏng vấn các cựu thần trào Ngô, vốn là cận thần sống chết với chế độ.

        Chúc cuối tuần nhiều điều vui và mong tái ngộ nơi đây.

        Lão Ngoan Đồng

      • Ban Mai says:

        Thưa 2 bác Tiền Bảo Bối,

        @ bác LV: Tôi ráng (rán) có còm mới với bác Lục bên “Gánh Nặng…” và hết còm tiếp… hehe… vì còm nhom rùi! :)

        @ bác LNĐ: Phạm vi một còm không cho phép tôi chi tiết (như bác dẫn chứng Wikipedia) nên chỉ đại thể về chính trị Đại Hàn. Từ loạn xà ngầu sau vài đảo chính tiếp, đến kết cuộc ổn định. Vượt bực về kinh tế và dân chủ tự do như bây giờ!

        Kính chúc 2 Tiền bảo bối cuối tuần vui, mà không vẽ thêm nữa! :)

      • noileo says:

        Không thế “ngắt” chỗ này chỗ kia thật tùy tiện như Lão Ngoan Đồng

      • Lâm Vũ says:

        Chào Ban Mai,
        Một số không ít còm của tôi đã không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, trong khi đám DLV thì đâm bị thóc chọc bị gạo thoải mái. Chắc tôi phải xin đầu thai, để né những kẻ đang học nghề CA.
        LV

    • Huong Nguyen says:

      Lúc đầu tôi ủng hộ việc tranh luận này vì nghĩ rằng thà đem những vết ung nhọt như thế này ra mỗ xẽ 1 lần cho hết mưng mũ rồi cùng nhau bắt tay 1 lòng hướng về đại cuộc, tương lai… nhưng rõ ràng là những phản ảnh cho thấy những phân hóa là có chủ đích của những nhóm người đã có chủ trương!

      1 người lấy cái chết để cảnh cáo lãnh đạo chế độ là nếu cứ tiếp tục “độc tài ” như thế thì đất nuớc sẽ mất vào tay cộng sản… con người như thế là con người đã họat động cho cộng sản? Sau cái chết của Nhất Linh, “dư đảng” nào của ông đã tiếp tục hoạt động ( và như thế nào) để làm sụp đổ được chế độ cả 2 chế độ VNCH? – và họ đã làm được cái gì?

      Có ai còn không hiểu nguyên nhân chính trong việc chế độ gia đình trị của ông Diệm bị lật đổ? Nhưng chính ông Diệm cũng phải chia cái trách nhiệm đã (vô tình hay cố ý) tạo ra thêm những mâu thuẩn nội tại. Những cái chết của Nhất Linh, Thích Quãng Đức đã bị lợi dụng và sẽ được Cộng Sản lợi dụng. Vấn đề là những người Việt gọi là “Quốc Gia” có không hiểu mà tiếp tay cho họ không? Nếu họ cứ nhất định tiếp tay cho cộng sản thì họ sẽ nói rất rõ họ là ai và độc giả độc lập sẽ thấy và hiểu mà thôi!

      Nhắc lại lịch sữ, chúng ta học được bài học gì? – hay chỉ để than khóc, trách móc, thậm chí chỉ để… “tưởng niện”?

      “… Lịch sử đã sang trang từ nửa thế kỷ, vận nước đang bi đát mà vẫn không chịu nhìn đại cuộc trước mắt để đoàn kết chống CS, chỉ quanh quẩn lên án những nhân vật đã đi vào lịch sử bằng cái nhìn hẹp hòi, gieo thêm nghi ngờ giữa lòng người Việt Quốc gia thì phải bao nhiêu thời gian nữa mới giải phóng được quê nhà yêu dấu khỏi bạo tàn VC?…” Lời phát biểu rất hay nhưng tôi chỉ sợ là tất cả những hiện tượng như thế này đều có chủ đích của nó chứ không phải chỉ là là phản ảnh của những cảm tính!

  7. nguenha says:

    “Trong nước hiện nay có đến 2,3 giả thuyết về cái chết của Phạm Quỳnh với các nhân nhân trong cuộc”, CS thì bao giờ củng muốn tạo ra nhiều giả thuyết,cho một việc, mà chúng bị dư luận chỉ trích lên án. Những “giả thuyết” về cái chết của Phạm Quỳnh và người con trai cả,cũng không đi ra ngoài thông lệ đó. Học giả PQ,con trai cả và Ngô đình Khôi,con trai,tất cả bị Việt Minh bắt sau khi Vua Bảo Đại thoái vị và đem đi về hướng tây-Bắc -Huế (Cổ-Bi,Hiền sỉ). Kẻ viết nầy,có người bà con,nếu còn sống năm nay ông củng trên 90 tuổi,kể lại: Ông chính là người lấp xác,sau khi bọn VM giết cả 4.Tuy nhiên Ông ấy có nói:”thật ra VM muốn dẩn đi,nhưng khi nghe tin, Pháp cho biệt kích đổ xuống cầu Hiền sỉ ,cách chổ bị giết khoảng 3 cây số,để cứu,nên VM phải giết vội . Giết không bằng báng súng mà bằng cán cuốc,có lẻ vì sợ lộ.”Sau khi PQ chết,Trần huy Liệu trở lại nhà PQ,ở An cựu và bắt luôn người dâu trưởng(vợ con trai cả),nói rằng:”Đưa bà ra Hanoi theo chồng!!”,để rồi sau đó chính Trh Liệu “cưởng bức”!!.Thưa bà con,tất cả đó là sự that.Tôi đả gặp Phạm Tuyên tại nhà một nhà văn ở Huế.Chính người Bạn của tôi ,cũng xác nhận điều nầy,nhưng nói thêm:”HCM có la rầy THL”??.
    Trần huy Lieu là nhân vật “đẻ” ra Lê-văn Tám (dổm).Hởi các bạn trẻ ,còn gì nửa mà đội với đoàn.CS
    hôm nay ,lần lượt chúng sẻ phục hồi lại tất cả giá tri của xả hội VN ,không riêng gì TLVD.Đó là việc làm bắt buộc chúng phải làm. Và đó củng chính là Chiến thắng của bao thế hệ miệt mài chống cs!!

    • ĐẠI HẢI says:

      ĐI QUA

      “Diệm Nhu” rồi cũng đi qua
      Những người “chống Diệm” cũng là vậy thôi
      “Việt Minh” giờ cũng qua rồi
      Tương lai, “Cộng sản” cũng đâu khác gì
      Chỉ là còn nước, còn non
      Chỉ là còn lại những ai đàng hoàng
      Mọi người nếu mãi hoang tàng
      Hỏi rằng Đất Nước liệu càng còn không ?
      Làm thân con cháu Lạc Hồng
      Chẳng yêu non nước, lại yêu những gì !
      Sao không sáng suốt ưu tư ?
      Vì dân vì nước lại toàn nói điêu !

      ĐẠI NGÀN
      (20/7/13)

    • Lâm Vũ says:

      Vài “facts” liên quan đến cái chết Phạm Quỳnh:
      - Phạm Quỳnh bị bắt “đi làm việc” ngày 23/8/1945 – và có lẽ bị giết ngày 7/9/1945 (sau 2 tuần bi giam giữ)
      - Người con bị bắt chung với PQ không phải là con trai trưởng, mà là người con rể, Nguyễn Tiến Lãng (*).
      - Sau khi lên làm Tổng Thống, ông NĐD đã cử một lực lượng đông đảo để tìm xác người anh mình là ô. Ngô Đình Khôi và còn trai ông này. Mất cả tháng mới tìm ra, nhưng hố chôn ngoài xác NĐK, người con trai. Người thứ cao lòng nhòng, đeo kính gọng đen tròn… gia đình PQ – những người ở miền Nam – nhận ra chính là Phạm Quỳnh.

      Lời bàn. Như thường lệ, ông HCM và đảng CS của ông ta không nhận trách niệm giết người (thủ tiêu) mà đổ tội cho “nhân dân tức giận cường hào ác bá”. Trường hợp PQ hơi đặc biệt vì ông không thể là “cườnhg hào ác bá” (mà là thủ tường trong nội các của vua Bảo Đại), nên đã đưa ra “giả thuyết” là quân biệt kích Pháp đổ bộ để cứu ông PQ, nên lực lượng cách mạng địa phương phải giết… (Thế nhưng không thấy nói quân Pháp muốn cứ ông Ngô Đình Khôi, nhưng ông này cũng bị giết… oan?!)

      Thật ra, lý do cũng không khó nghĩ ra. Khi về nưóoc “cuớp chánh quyền”, ông HCM không nhận mình là cộng sản và người dân trong nước của không biết ông chính là Nguyễn Ái Quốc, một nhân viên của CS Quốc Tế (Komintern). Chỉ những nhà cách mạng bên Tầu là biết. Nhưng Pham Quỳnh lại biết, tuy không chắc, chủ tịch HCM chính là Nguyễn Ái Quốc. Những người con của ông có kể lại (tài liệu xuất bản bên Mỹ) là, ngày trước khi bị bắt PQ còn nói với gia đình: “Không biết HCM có phải là NAQ hay không, hy vọng là không phải, nếu không đó là đại họa cho dân tộc”. Số là, năm 1922, Pham Quỳnh còn là chủ bút tờ Nam Phong, có làm một chuyến Pháp du, và đã gặp NAQ ở Paris, cùng nhà với Phan Chu Trinh. Lúc đó NTT/NAQ/HCM đã gia nhập đảng CS – và PQ có lẽ đã không thích chủ nghĩa CS rồi (theo Pháp Du Hành Ký của PQ)… Nói chung chẳng lạ gì nhau…

      (*) Nguyễn Tiến Lãng lúc đó, 1945, 36 tuổi. Lúc trẻ đã nổi tiếng là một học sinh xuất sắc (trường Bưởi, Albert Saraut & Luật Khoa Hà Nội) và từng giữ những chức vụ quan trọng trong làng báo (Chủ bút tờ Nam Phong, khi PQ vào Huế làm việc) cũng nhu triều đình Bảo Đại.). Hai cha con được giam riêng và có số phần khác nhau. NTL được tuớng Nguyễn Sơn cưu mang, nên đã sống sót. Khi Nguyễn Sơn bị HCM “đẩy” về Tầu, NTL dinh tê về thành. Sau ông qua Pháp – nhờ làm bí thư cho Nam Phương Hoàn Hậu – sống, làm việc và qua đời bên đó. NTL đã dịch Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự sang tiếng Pháp…

  8. ĐỈNH NGÀN says:

    CON NGƯỜI

    Con người chân chính ở đời
    Thời nào cũng có, nơi nào cũng hay
    Họ luôn độc lập tự do
    Thẳng người, cổ cứng, ngẫng đầu mà đi
    Chỉ nhìn thẳng tắp trên đường
    Không ưa quay ngoắt hoặc thường ngó nghiêng
    Dẫu khi thời buổi đảo điên
    Loạn ngầu xã hội, họ riêng biết mình
    Nghĩa là chẳng chút xu thời
    Mà riêng giữ vững tấm lòng thẳng ngay
    Vì đời không chút riêng tư
    Lối này lối khác thảy như định rồi
    Nếu cần, chính trị mà chơi
    Không cần, văn học để đời tốt thôi
    Miễn là có góp cho đời
    Đâu vì danh vọng tính lời lổ sao
    Cho nên lịch sử rồi qua
    Luôn còn động lại bao người chính chuyên
    Như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Văn chương trác tuyệt, trí năng cao vời
    Như Trần Hưng Đạo sáng ngời
    Con người văn võ song toàn tuyệt luân
    Rồi như Nguyễn Thiếp hào hùng
    Đã nhìn thấy một Quang Trung rạng ngời
    Còn ai ăn xổi ở thời
    Xu thời phụ thế có thời ra chi
    Những hồi đất nước suy vi
    Người khôn vẫn thấy bao nhiêu cách làm
    Ví như Tự Lực Văn Đoàn
    Lấy văn chương để đối ngang kẻ thù
    Khác gì như một Tây Hồ
    Mưu cầu dân trí cứu đời lầm than
    Giang sơn vẫn mãi của chung
    Mỗi người tùy sức mà nung chí mình
    Ví như gương tốt Phạm Quỳnh
    Dẫu là thân Pháp bởi tình thế thôi
    Miễn là đau đáu vì đời
    Tùy cơ ứng biến phải thời tính riêng
    Sức non khó chống cường quyền
    Thì dùng văn học để khuyên thiện đời
    Miễn là hai nếp vào xôi
    Làm sao giúp được nước nhà tiến lên
    Sau này như kiểu Nhất Linh
    Một lòng vì nước dầu phương pháp gì
    Cương nhu tùy lúc tùy khi
    Dẫu cho cách chết há từ nan sao
    Những ai nông cạn dễ nào
    Thấy ra cái chí của trang anh hào
    Trời xanh vút cánh đại bàng
    Khác loài trùng dế ngân vang tháng ngày
    Rõ ràng Giai phẩm Nhân Văn
    Hoàn toàn khác bọn nhăng cuội nhiều
    Xu thời cũng chỉ bấy nhiêu
    Dễ đâu danh giá để đời muôn năm
    Thế nên đời phải nhân văn
    Phải đầy nhân cách mới nên con người
    Mưa xong vuốt mặt một thời
    Toàn loài nhí nhố kể đời làm chi
    Cuối cùng lịch sử luôn ghi
    Ai người vì nước ai người có công
    Ngàn năm chẳng thể đổi dòng
    Cái dòng chính thống nước non muôn đời
    Bởi vì trên mãi có Trời
    Bởi vì dưới đất mãi còn Quốc dân
    Cuộc đời dẫu lúc đa đoan
    Nhưng mà linh khí còn vang vọng hoài
    Người khôn mới hiểu lẽ đời
    Chỉ bao kẻ dại coi trời bằng vung
    Lẽ đời mãi vẫn bao trùm
    Con Người trụ giữa thế gian mới là !

    VÕ HƯNG THANH
    (18/7/13)

    • NẮNG NGÀN says:

      XIN ĐỌC :

      - Luôn còn đọng lại bao người chính chuyên
      - Hoàn toàn khác với bọn nhăng cuội nhiều !

      Rất cám ơn. GIÓ NGÀN

Phản hồi