Trả lời của ông Neil Curry (BBC) và lời trần tình của bà Đ.N.Bích
Đàn Chim Việt: Việc phản biện lại bài viết của bà Đỗ Ngọc Bích đăng trên BBC cũng như tranh cãi, mổ xẻ về “thân thế sự nghiệp” của bà có lẽ đã đến lúc nên kết thúc. Bởi bà chắc cũng đã nhận ra sự “ngu dốt”, “dại dột” của mình, BBC cũng đã có lời xin lỗi dù chưa hoàn toàn thỏa mãn mong muốn của bạn đọc. Và hàng chục học giả đã viết bài phản biện. Bạn đọc cũng đã “xả” sự tức giận của mình qua cả ngàn ý kiến trên BBC và các diễn đàn khác trong suốt mấy tuần qua.
Để khép lại chủ đề này, chúng tôi xin đăng tải vài bức thư mà chúng tôi nhận được qua hộp thư BBT:
———————————————————————–
1- Thư của Bộ phận châu Á – Thái Bình Dương-BBC trả lời học giả Đinh Kim Phúc
www.bbc.co.uk/worldservice
Ngày 29 tháng 04 năm 2010
Thưa ông,
Cảm ơn ông đã email về diễn đàn trực tuyến Ban Việt Ngữ BBC, đặc biệt bài về ý kiến của bà Đỗ Ngọc Bích, lần đầu tiên được đăng trên trang web ngày 17 tháng 4, và sau đó là bài trả lời của ngày 20 tháng 4 năm nay của bà Bích, cả hai đều đúng với bản chính.
Trước hết, tôi thành thật xin lỗi về việc của chúng tôi đưa tin sai về chức danh và xác định tư cách của tác giả, tuy nhiên tôi xin chỉ ra rằng, điều này đã được sửa ngay sau khi nhóm đã được thông báo. Chúng tôi vô cùng hối tiếc vì sự thiếu chính xác này và nhóm phụ trách chương trình tiếng Việt đã nghiêm túc thảo luận bài học này trong hai cuộc họp ban biên tập đặc biệt để nâng cao quá trình ủy nhiệm của họ trong phạm vi Diễn đàn chịu ảnh hưởng.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng quan điểm của tác giả không phải là quan điểm của BBC. Tương tự áp dụng cho ba bài “phản biện” mà sau đó được đăng trong mục. Đây là một nguyên tắc cơ bản của các Diễn đàn bình thường.
Tất cả những điều chúng tôi làm đã được hướng dẫn bởi tính công bằng và độc lập trong biên tập. Chúng tôi không thể, và không làm, đó là đứng về phía bên nào trong bất kỳ cuộc tranh luận, cho dù chủ đề tranh cãi có như thế nào đi nữa. Trên trang web của chúng tôi, Diễn đàn là một nền tảng cho các quan điểm trong phạm rộng nhất có thể được, cho dù là chính trị, văn hóa, lịch sử và sự tồn tại của nó là để khuyến khích tranh luận trong một môi trường tự do và cởi mở. Vì lý do này, chắc chắn “User Generated Content”(nội dung phát sinh từ phía người sử dụng) trên trang web của BBC có thể gây ra sự bất mãn nhưng chúng tôi luôn luôn đón nhận những lời chỉ trích, phản hồi và quan điểm khác.
Chúng tôi cân nhắc các vấn đề về sự cân bằng trong biên tập rất nghiêm túc. Đây là lý do tại sao, sau khi tham vấn với các biên tập viên cao cấp ở BBC World Service, ông Giang Nguyễn, Trưởng ban Việt ngữ BBC, đã đưa vào blog trên bbcvietnamese.com, giải thích quá trình biên tập của chúng tôi liên quan đến trường hợp này. Đối với đài BBC, Blog của Biên tập là một nơi thích hợp để chia sẻ những suy nghĩ đằng sau quyết định biên tập một cách nghiêm túc nhưng thân thiện, và phương thức cho phép độc giả gửi các ý kiến trực tuyến, cho dù họ đồng ý hay không đồng ý với chúng tôi.
Chúng tôi không bao giờ có ý định làm tổn thương tình cảm của bất kỳ ai. Đồng thời, người sử dụng phải hiểu rằng chúng tôi đề cao tính đa dạng của các ý kiến, cũng như cách diễn tả nhằm tranh cãi hoặc phản đối nội dung hay sự kiện trong bài.
Tất cả các Ban BBC, kể cả Ban Việt ngữ BBC phải tuân theo Nguyên tắc Biên tập của BBC – một cuốn sổ tay toàn diện về đạo đức phát thanh mà chúng tôi nhằm mục đích phát huy mọi lúc. Tài liệu này được đưa ra cho công chúng giám sát để các độc giả của chúng tôi biết một cách chính xác những tiêu chuẩn cao mà chúng tôi mong muốn. Tôi đính kèm đường link cho ông, nếu quan tâm: http://www.bbc.co.uk/guidelines/editorialguidelines
Nếu ông không hài lòng với phản hồi của tôi, ông có thể yêu cầu một phản hồi thứ hai, gửi vào Bộ phận Khiếu nại Biên tập của BBC tại: http://www.bbc.co.uk/complaints/homepage/
Chân thành
(đã ký)
Neil Curry
Executive Editor, Head of Business Development, Asia and Pacific, BBC World Service
———————————————————————————-
Thư của bà Đỗ Ngọc Bích gửi nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc
Thưa ông Phúc,
Tôi là Bích, người mà đã hân hạnh được ông dạy dỗ, mỉa mai, phản hồi, đả kích rất nhiều cả trên trang TNN của chúng tôi và trên BBC.
Trước hết, tôi đã đọc mọi ý kiến mang tính học thuật lịch sử mà ông viết. Chúng rất có ích, và mở ra cho tôi nhiều kiến thức. Xin cảm ơn ông.
Tôi muốn trình bày một số ý sau đây để ông có thể hiểu thêm về việc tại sao tôi viết các bài đó.
1. Khi đọc các sách vở kiến thức ở Việt Nam, tôi gần như hoang mang không còn lòng tin thật sự vì không thể biết chắc được rõ nó là kiến thức thật hay giả, là kiến thức tạo dựng hay là cắt xén nữa rồi. Thư viện thì nghèo nàn và khó khăn trong việc cho đọc cho mượn. Ông chắc hiểu rõ tại sao. Phải sang tận tới trường Yale, chui vào cái thư viện của họ, tôi mới đọc thấy bao nhiêu thứ mà đáng lẽ ra thế hệ chúng tôi phải được đọc từ lâu, và đáng lẽ sinh viên VN phải được biết trước khi các sinh viên giáo sư nước ngoài được biết, được đọc. Kể cũng đáng buồn là nhiều người Mỹ còn hiểu lịch sử VN hơn người VN.
Việc dạy và tuyên truyền lịch sử ở VN có vấn đề nghiêm trọng. Có lẽ nếu tôi không dũng cảm đem thân ra để thiên hạ sỉ vả thì bao nhiêu người VN còn lâu mới được đọc những kiến thức quí giá của ông.
2. Theo qui tắc báo chí, khi gửi bài, người viết luôn hiểu là bài của mình phải qua khâu biên tập, hiệu đính, sửa chữa, và ít nhất, người viết phải được xem bài lần cuối trước khi in lên cho đại chúng biết. Nhất là ở một tờ báo lớn như BBC. Nhưng BBC đã hoàn toàn không làm thế. Tôi đã đinh ninh chắc chắn là BBT BBC sẽ xem xét kỹ bài của tôi rồi sửa, góp ý, và cho tôi xem lại lần cuối trước khi đăng. Không những họ không làm vậy mà lại đưa ảnh của tôi lên và đưa tin sai về cá nhân tôi. Tôi xin thưa với ông là bản lý lịch tôi gửi hoàn toàn trung thực, nhưng không rõ vì lý do quan liêu, cẩu thả, hay thích marketing, đánh bóng, giật tít….mà họ làm như vậy.
Từ khi tôi gửi bài đến khi nó lên báo là 1 tháng. Trong một tháng đó, suy nghĩ đã thay đổi nhiều, cảm giác bốc đồng khi mới viết cũng xẹp đi, và chắc chắn đã có thể thay đổi nhiều ý nếu được xem lại. Vậy mà đùng một cái, họ đăng rồi thông báo với tôi vỏn vẹn: “bài của em đã lên”. Mọi yêu cầu tôi đòi sửa đều mất 2-3 ngày nhận qua tay người này người khác, bàn bạc, duyệt, mãi mới sửa, và BBC rõ ràng muốn giữ thể diện của mình, nên không/chưa công khai nhận lỗi. Tôi thấy lời bình luận mỉa mai của ông về bằng cấp và học vấn của tôi là quá nặng nề, như thể tôi là người cố tình gian dối vậy.
3. Mong ông thông cảm thêm một điều nữa là tôi đã bị ảnh hưởng 10 năm học ở môi trường giáo dục Mỹ khi mà mọi học sinh đều được khuyến khích nói ra những điều mình nghĩ và nghi ngờ, hỏi bất cứ điều gì, và một qui tắc chủ đạo trong truyền thống học thuật phương Tây là: “bất cứ ai cũng có thể sai lầm, ngay cả giáo sư ở trường ĐH tiếng tăm, ngay cả trong chính chuyên môn của mình, nên đừng sợ mắc sai lầm hay để lộ sự kém hiểu biết.” Nếu có thể xin ông tìm đọc bài viết “How I learn to teach about Vietnam” do giáo sư lịch sử VN nổi tiếng ở Cornell, Mỹ, tên là Keith Taylor viết năm 2004, sau in lại trên tạp chí chuyên ngành năm 2005 trong đó ông ta chứng minh rằng cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN là đúng đắn và cao quí. Nhiều học giả ở Mỹ đã không thể hiểu tại sao GS này lại có thể phát biểu như vậy khi 99% nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh ngược lại, nhưng người ta cũng chấp nhận ý đó như là một quan điểm riêng và tranh luận một cách bình tĩnh có văn hóa hơn người Việt chúng ta nhiều.
Cuối cùng, ông có thể chắc chắn một điều là tôi không vô cảm với đất nước, mà chỉ có đất nước vô cảm từ bỏ tôi mà thôi. Mẹ và ông ngoại tôi có 40 năm tuổi Đảng, là người gương mẫu, yêu nước, lý tưởng, nhưng bố và ông nội tôi thì đã bị chối bỏ mọi quyền lợi học hành sự nghiêp của nhà nước VN vì ông nội đã làm việc cho Pháp 3 năm từ năm 1949-1952.
Trân trọng,
Đỗ Ngọc Bích.
Chú ý: xin ông đừng trả lời vào hộp thư này, nay đã bị lộ và gửi nhiều thư rác, bậy, và bị theo dõi. Nếu có ý kiến gì, xin ông gửi lên diễn dàn TNN. Tôi cũng không phàn nàn nếu ông không muốn lên diễn đàn TNN nói gì nữa.
———————————————————————
Lời trần tình của bà Bích trên Facebook
Đã hơn 2 tuần kể từ ngày một bài viết của tôi được đăng trên website của Ban Việt ngữ đài BBC, gây nên một cơn bão trong giới học thuật Việt Nam và lòng yêu nước của hàng triệu người dân Việt. Giờ đây, tôi mới có đôi phút ngồi tĩnh tâm để chia sẻ vài lời chân thành với chính mình, và với các độc giả.
Mọi việc bắt đầu từ một lần tôi được hân hạnh mời ăn tối cùng các giáo sư và sinh viên chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á ở Đại học Yale. Câu chuyện hôm ấy có lúc đề cập đến học giả Trần Trọng Kim. Ông được họ nhắc tới với thái độ rất khâm phục và trân trọng khiến tôi thấy mình có vẻ hết sức dốt nát, lạc lõng.
Ngày hôm sau, tôi tra cứu và tìm cái tên Trần Trọng Kim trong danh mục sách thư viện, và thấy hiện ra 16 đầu sách do ông viết. Trước đó, lần cuối cùng tôi cầm một cuốn sách lịch sử Việt Nam là vào năm 1991, khi học môn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, và tôi nhớ là mình chỉ biết đến nhân vật này qua cụm từ “chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim” chứ đâu có biết ông là một học giả lỗi lạc như vậy? Tôi cảm thấy tức giận như đã bị lừa, hổ thẹn vì mình kém hiểu biết lịch sử Việt Nam hơn nhiều người nước ngoài khác, và tinh thần dân tộc của tôi bị xúc phạm.
Nhân một dịp rảnh rang trong kỳ nghỉ xuân, tôi ngồi xem bài của mấy blogger Việt Nam nổi tiếng trên Facebook, VOA tiếng Việt, và một số bài lấy từ BBC Việt ngữ, cùng hàng trăm nhận xét. Lời lẽ phê phán chính phủ và giới lãnh đạo Việt Nam có vẻ rất nặng nề, nghiệt ngã, nhiều người tỏ ra rất cảm tính, khiến tôi nghĩ họ có định kiến rõ rệt với nhà nước cộng sản và dường như thù hận Trung Quốc thái quá. Tôi cảm thấy có gì đó không ổn và bắt đầu suy nghĩ.
Hoàn toàn theo phản xạ tự nhiên, tôi viết một bức điện thư cho một người bạn làm bên BBC tiếng Việt, bộc bạch tâm sự của mình về thái độ thù hận Trung Quốc cực đoan, tình hình các blogger bị mắc vì vấn đề chính trị trong nước, đồng thời đưa ra một loạt câu hỏi về những thông tin lịch sử mà phần đông học sinh, sinh viên Việt Nam (trong đó có tôi) được tiếp nhận ở trường trong những năm giáo dục bậc phổ thông và đại học.
Rất nhanh, anh bạn tôi trả lời, bảo rằng ý kiến của tôi có nhiều điểm đáng chú ý, có thể đem ra suy nghĩ và bàn luận, và yêu cầu tôi biên tập lại đôi chút để biến thành một bài viết cho BBC Việt ngữ.
Tôi chưa từng viết báo trong đời, nên ý nghĩ đầu tiên của tôi là từ chối vì tôi đang quá bận với luận án của mình và cuộc sống ở đây. Thêm nữa, bài viết liên quan tới nhiều vấn đề không thuộc chuyên môn của tôi. Tôi trả lời anh rằng, để viết một bài tử tế mất nhiều thời gian đọc thêm để trích dẫn cho chính xác và khoa học, thôi bỏ qua nó đi.
Anh bạn tôi lại khuyến khích rằng không cần viết bài mang tính học thuật quá, chỉ là đưa ra một luận điểm “trái chiều,” mang tính phản biện, để rộng đường thảo luận mà thôi.
Vài tuần sau, tôi gửi anh bài viết, chỉ chỉnh sửa rất ít từ nội dung bức điện thư, với lời dặn: “Em không muốn tên tuổi bị chú ý. Bài này chỉ để các anh tham khảo cũng được, và phải biên tập chỉnh sửa lại nếu đăng lên. Em cũng không có thời gian tham gia diễn đàn hay trả lời đâu.” Nhưng trong thực tế, rõ ràng sự việc đã khác hẳn. Chẳng lẽ anh nghĩ tôi nói đùa?
Trưa thứ bảy ngày 17/4, tôi nhận được e-mail ngắn gọn: “Bài của em lên rồi nhé” cùng với đường dẫn đến bài viết. Ngó qua một giây, tôi phì cười, ông anh “bốc” mình kinh quá: “Học giả nghiên cứu về Việt học? Tiến sĩ từ Đại học Yale?” Phải góp ý để đính chính lại thôi, nhưng đang cuối tuần, lại ở mục Diễn đàn chứ không ở trang chính, chắc mọi người ít để ý. Cứ để đấy, qua hai ngày cuối tuần đã.
Cả ngày thứ bảy tôi cho con đi chơi và ăn BBQ ở nhà thầy giáo dạy tiếng Việt của Yale đến tối mới về. Ngày chủ nhật thì đi chợ, đi công viên, ung dung làm việc nhà đến buổi tối mới vào mạng.
Đọc đến đây, chắc nhiều người giơ tay kêu trời: trong lúc bao nhiêu người sôi sục lên vì “nó” mà “nó” dám ung dung đủng đỉnh coi như không phải việc của mình thế à? Đồ vô trách nhiệm! Vâng, tôi xin nhận.
Đúng là tôi vô trách nhiệm vì không hề ngờ rằng thời đại thông tin khiến mọi người tìm ra và để tâm đến một bài viết nhỏ – thể hiện suy nghĩ cảm tính, cá nhân – nhanh và nhiều đến vậy. Rõ là ngây thơ!
Tối chủ nhật, đọc lại bài của mình, tôi rất “choáng” vì thấy BBC không những đưa sai thông tin về cá nhân tôi, mà còn chẳng biên tập, chỉnh sửa gì hết, ngoại trừ việc đặt nhiều câu chữ trong dấu nháy kép làm tăng độ kịch tính, trích dẫn lại câu ra ngoài, sửa mấy lỗi đánh máy và trưng cái tít (mà tôi không hề viết) lên ngay đầu tiên: “Một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và Việt học tại Hải ngoại cảnh báo về tinh thần dân tộc ‘mù quáng’ ở người Việt”, khiến bài viết trở nên ngông nghênh, kiêu ngạo hơn cái mà nó có.
Câu nói của danh hài Mỹ Groucho Marx: “I don’t want to belong to any club that accepts people like me as a member” rất đúng với tâm trạng của tôi lúc đó. Tạm dịch là: “Tôi không muốn tham gia câu lạc bộ nào mà lại chấp nhận một người như tôi là thành viên,” hay có thể hiểu là nếu BBC nhận đăng cái bài như thế của tôi lên (ở dạng nguyên thủy mà tôi gửi đi), thì BBC cũng có… vấn đề!
Bài trả lời của tôi có lẽ còn khiến nhiều người càng tức hơn. Tôi đã viết nó trong sự thúc giục gấp gáp của bên BBC, trong trạng thái thiếu bình tĩnh, cảm thấy bị tổn thương, hiểu lầm, với phản xạ của một kẻ đang bị tấn công, nên nó đã không thể hiện được ý tôi muốn diễn đạt và do đó, không đạt được kết quả cần thiết đối với tôi và độc giả.
Nhưng, một lần nữa, BBC cũng không có ý kiến gì, chỉ đăng nguyên xi nó lên!
Trong câu chuyện này, chắc chắn BBC Việt ngữ có nguyên tắc và cách suy nghĩ riêng của họ mà tôi không được biết trước. Họ có vẻ rất dân chủ và tự do. Nếu như tôi biết là họ sẽ không biên tập gì về nội dung bài viết của mình, thì hoặc là tôi đã không gửi bài, hoặc là đã bỏ rất nhiều thời gian đọc, trau chuốt, và tự hoàn thiện bài viết (nhiều khả năng là lựa chọn thứ nhất, vì tôi vốn đã rất ít thời gian).
Suy nghĩ lại, một số ý kiến của tôi, có lẽ chỉ thích hợp trong trao đổi cá nhân, chứ đưa lên diễn đàn BBC thì hết sức trớ trêu và vô ý.
Những câu như “Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố ‘Sông núi nước Nam, Vua Nam ở,’ thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc” hay “Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn” hay đưa ra câu hỏi các blogger đã đọc nguyên bản Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu chưa (trong khi cuốn này đã thất truyền, chỉ còn 19 đoạn trích mà tôi biết được đưa lại trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên), hay cách dùng từ da thịt… là hết sức liều lĩnh và sai lầm, hoặc ít ra là cần có những dẫn chứng rất rõ ràng (điều mà tôi đã bỏ qua).
Vì đã từng đọc nhiều bài viết mang tính học thuật của người bạn biên tập viên BBC, tôi không ngờ là anh lại “để yên” cho những câu như vậy.
Lại nhớ đến một việc xảy ra cách đây gần chục năm, khi tôi nói chuyện với một giáo sư người Mỹ gốc Nhật Bản dạy môn “Asian American Experience” (tạm dịch là “Trải nghiệm lịch sử của người Mỹ gốc Á”). Tôi ngạc nhiên khi thấy cô đưa cuốn “Monkey Bridge” của Lan Cao, một nhà văn Mỹ gốc Việt, vào danh sách giáo trình đọc cho môn này.
Cuốn sách đó có khá nhiều sai lầm cả về dữ kiện và quan điểm (chẳng hạn như chi tiết Việt Nam nằm ở phía Nam xích đạo, hay Việt Nam chưa bao giờ có ý đồ thống trị các nước láng giềng – và một số chi tiết nữa mà các nhà phê bình Mỹ đã chỉ ra, thiết nghĩ không cần nhắc lại). Ngạc nhiên hơn là giáo sư đó không hề nao núng khi nghe ý kiến của tôi, và nói ngay: “Sách hay hay dở, đúng hay sai, chỉ quan trọng một phần. Cái quan trọng hơn là nó tạo ra một ngữ cảnh để sinh viên suy nghĩ, thảo luận, phê phán.” Có lẽ đó cũng là quan điểm của BBC (mà tôi không biết) chăng?
Có ai đó hỏi tôi có ý đồ biện hộ, hay tố cáo, hay cảnh báo về tính chất quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay. Xin thưa, tôi chỉ muốn nói lên hai quan điểm: 1) Trong thời đại kinh tế toàn cầu, tất cả mọi quốc gia đều ít nhiều phải phụ thuộc vào nhau để tồn tại và phát triển, vậy có lẽ chúng ta nên kìm hãm sự thù hận, dùng biện pháp ngoại giao ôn hòa, thay vì quá chú trọng đến cái “tôi” và chủ nghĩa dân tộc cực đoan; 2) Mọi người dân, đặc biệt là giới trẻ (vì họ sẽ là thế hệ lãnh đạo sau này), đều có quyền được tiếp cận thông tin trung thực về lịch sử để có thể tham gia vào chính trị, thời cuộc, và có những quyết định, nhận thức đúng đắn.
Rất tiếc, hai quan điểm ấy của tôi, vì nhiều lý do mà cái chính là do cách diễn đạt không được rõ ràng, đã không tới được bạn đọc như tôi mong muốn.
Mắng tôi là ngu, dốt, liều, vô trách nhiệm, đều đúng cả, nhưng bảo tôi gian dối thì tôi dứt khoát không nhận.
CV tôi gửi BBC ghi rõ phần học vấn “ABD, American Studies, University of Hawaii at Manoa”, nơi cư trú là New Haven, Connecticut, công việc đang làm là giáo viên tiếng Việt và biên dịch. Từ 4 tháng nay, tôi có tên trong bảng lương của Đại học Yale cho những công việc này.
Có người nói “dăm ba cái job lẻ tẻ dạy kèm tiếng Việt với dịch thuật mà cũng gắn mác trường Yale vào.” Xin được nói thêm cho rõ: một phần, đây là do cách làm việc của BBC Việt ngữ (tôi không hề yêu cầu họ đưa thông tin về tôi, trên cương vị người viết bài), và một phần là bởi tôi tự thấy tôi đã làm công việc dạy tiếng Việt của mình theo đúng nghĩa “giáo viên”(8 giờ/tuần) chứ không đơn giản chỉ là dạy kèm giao tiếp qua loa như Tây ba lô ở Việt Nam.
Tôi rất mất công chuẩn bị, tìm tư liệu đọc, nghe, nhìn bằng tiếng Việt chuyên ngành Tâm lý học và Kinh tế môi trường cho hai sinh viên của mình, và áp dụng các phương pháp sư phạm dạy ngoại ngữ mà tôi có được từ kinh nghiệm dạy tiếng Anh từ xưa, có giáo án và báo cáo nộp hàng tuần, có ra bài tập, bài luận, và sửa chữa góp ý, với trách nhiệm như một giáo viên thực sự.
Những ai vội vàng kết tội tôi “mạo danh” hay “lừa” đều thiếu công bằng, nhưng tôi hiểu rằng trong hoàn cảnh thông tin không được rõ ràng từ phía BBC Việt ngữ, khi nghĩ như vậy, rất có thể họ đã bị ảnh hưởng bởi thành kiến đối với nội dung bài viết và quan điểm rất khó chấp nhận của tôi.
Dầu sao đi nữa, câu chuyện đã xảy ra cũng là một bài học, khiến tôi ý thức hơn được rằng, trong những vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến tâm thức và lòng tự hào dân tộc, phải có cách diễn đạt, thể hiện chín chắn hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn đọc đã để tâm và nhắc nhở sau khi xem bài viết nhỏ của tôi.
Đỗ Ngọc Bích
Không ra gì cả ,giả dối lừa gạt,bà Bích ơi
Bà Bích đúng là người của nhà nước Cộng Sản đào tạo và cái chất CS đã thấm vào máu bà, không bao giờ bỏ được. Dù bà có giải thích gì cho nữa vẫn là bản chất của bà.
Này nhé bà nói người làm tại đài BBC là bạn của bà, thế mà chuyện xảy ra là bà đổ lỗi tại bạn hết, nào không duyệt bài, nào đăng hình không xin phép… Xem ra ngôn ngữ đối thoại của bà với nhân viên BBC cũng thân lắm chứ vì người miền Bắc xưng hô từ Anh và Em cũng là nơi quen biết lâu năm. Thế mà giờ mọi thứ tại bạn bà. Xã hội CS chuyên Đổ Thừa thì bà có Đổ cũng không khác bao nhiêu, nhưng cho thấy ai làm bạn với bà phải cẩn thận vì có ngày bà đem bạn ra bán lúc nào chẳng biết.
Còn tất cả lời trần tình của bà, mới đọc thì tưởng bà nhận lỗi nhưng đọc kỹ lại thì bà cũng chứng minh những gì bà làm là đúng. Vì bà viết nhiều cũng là biện hộ thôi, đó là người CS là vậy. Năm 1975 hứa xây dựng đất nước, sau 10 năm tìm cụm từ BAO CẤP để tránh tội, rồi sau 10 nữa thì tại Mỹ cấm vận và sau đó thì Thế Lực Thù Địch…
Chuyện của bà đơn giản lắm là, bà chỉ viết nhận những sai lầm, trách nhiệm những gì đã viết và xin lỗi mọi người. Chấm hết, ai cũng hiểu bà hết thôi.
Còn đằng này, bà nhận lỗi nhưng tại người nào đó làm bà nên bà mới ra chuyện này… chứ không phải tại bà. Thì có phải lý luận của Đảng không? bà qua Mỹ học mà vẫn chưa học được gì mới cà.
Bà xem những trận đấu bóng quốc tế đi, khi anh chàng BECKAM đá luân lưu hụt, anh ta không bao giờ nói nhiều vì anh biết điều anh làm đã làm bao nhiêu người tại nước Anh đau buồn, anh ta không nói nhiều chỉ một câu xin lỗi nhưng thái độ của anh ta ai cũng thông cảm. Bà nên học cách sống như vậy thì mới tiến bộ. Nên sống thật, không cần nhiều ngôn ngữ bào chữa vì làm riết là xảo ngữ thôi. Bà nên nhớ là bà càng viết theo cách của bà thì người ta càng ghét chứ không ai thương đâu.
Chào bà
Ở Việtnam ngày nay có thể nói bằng cấp ,học vị tràn lan : Giáo sư , tiến sỹ , phó tiến sỹ , thạc sỹ ….nhiều vô kể , xong thực tế xã hội như thế nào thì không nói câu hỏi đã là câu trả lời rồi. Có người đã nói đùa :Nều VN cho phép thành lập các Viện khoa học ở cấp quận, huyện cũng đã đủ số lượng các giáo sư , tiến sỹ đăng ký . Nguyên nhân dẫn đến sự lạm phát bằng cấp ,cho phép tôi không trình bày ở bài này, Bằng cấp ,học vị cao nghe kêu nhưng sự phát minh kém , sản xuất công nghiệp không có gì , sản phẩm hầu như chỉ là nông sản , mà trường hợp Đỗ ngọc Bích cũng không ngoại lệ của số trí thức nửa vời ở Việt nam. Riêng với Bích tôi chỉ muốn lưu ý rằng: Dù có được đọc các tài liệu có tính trung thực hơn ở Việt Nam về lịch sử, có thể một số điều Bích nói theo lịch sử là đúng . Xong nên nhớ rằng ngay cả nước Mỹ một quốc gia hùng manh nhất hoàn cầu có tên :Liên hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United State oF America) chỉ cách đây chỉ hơn hai trăm năm về trước còn thuộc về các bộ tộc da đỏ. Lịch sử Hoa kỳ thuộc về các bộ tộc da đỏ , xong ngày nay Hoa kỳ là Hoa kỳ chứ không thể của người da đỏ được. Cũng như Việt Nam có thể có lịch sử liên quan đến người Tàu , thậm chí còn bị bọn giặc Tàu đô hộ hàng ngàn năm , xong Việt nam vẫn là Việt nam với biết bao vị anh hùng chiến thắng kẻ thù phương Bắc. Chúng ta đang sống ở đầu thế kỷ 21 , trên mảnh đất nhỏ bé mà ông cha ta đã đánh đuổi kẻ thù , tôn tạo và gìn giữ nó , chúng ta nhất quyết không để mất một tấc đất , tấc biển.Việt nam mãi mãi là Việt Nam . Bài viết của chị Bích vô hình chung như một sự cổ vũ cho ý đồ xâm lược của cộng sản Trung Quốc. Bài viết thì về lý như tôi nói ở trên , còn về tình thì mọi người sẽ nghĩ Bích là tay sai hoặc gián điệp của tình báo Hoa Nam Trung Quốc. Bài viết sẽ có tác hại với Bích vì Bích đang sống tại Hoa Kỳ.
Xin Quí Vị ” một giây trầm tư ” Cô Giáo Đổ Ngọc Bích đả nhận : ngu , dốt , liều , vô trách nhiệm … rồi !!!
Loi Cuoi Cho Em
Ít học như tôi cũng nhận thấy có rất nhiều điều bất hợp lý hoặc mâu thuẫn trong những lập luận của bà Bích. Chỉ xin đơn cử hai điểm nhỏ :
1/. Bà Bich viết, “Nếu như tôi biết là họ sẽ không biên tập gì về nội dung bài viết của mình, thì hoặc là tôi đã không gửi bài, hoặc là đã bỏ rất nhiều thời gian đọc, trau chuốt, và tự hoàn thiện bài viết.”.
-Nhận xét : Biện luận này hoàn toàn vô lý. Bút sa gà chết. Bất cứ người viết nào cũng phải tự bắt buộc chính mình “biên tập” bài viết của mình trước khi gửi đi, sửa từ lỗi chính tả đến cú pháp cũng như ý tứ của từng câu viết. Viết xong, đọc đi đọc lại, người viết sợi tóc chẻ làm hai người đọc sợi tóc chẻ làm tám. Không ai dại dột tin vào sự “biên tập” của BBT, nhất là đối với một người “trí thức” như bà Bích, nhiều khi một người viết có “tư tưởng” hầu như còn không muốn bài của mình bị “biên tập”, vì đôi khi chỉ một dấu chấm hay phẩy đã có thể làm lệch lạc cả một đoạn văn.
2/ Bà Bích dựa vào lời thầy dậy của bà, ““Sách hay hay dở, đúng hay sai, chỉ quan trọng một phần. Cái quan trọng hơn là nó tạo ra một ngữ cảnh để sinh viên suy nghĩ, thảo luận, phê phán.”, rồi bà kết luận : Có lẽ đó cũng là quan điểm của BBC (mà tôi không biết) chăng?
-Nhận xét : Bà Bích không hiểu vị giáo sư muốn nói gì. Vị giáo sư dậy bà về cách biện luận hoặc cách nghiên cứu, chứ không dậy bà về giá trị cuốn sách. Trong lớp, người ta có thể nói mặt trời quay quanh trái đất và đưa ra phương pháp ngụy chứng về điều đó. Bởi vậy vị giáo sư mới nói đúng hay sai của vấn đề đặt ra không quan trọng, cái quan trọng là phương pháp suy nghĩ phê phán. Khi ra khỏi lớp học, bà mà ra giữa đường giữa chợ mà hô hoán lên là “mặt trời quay quanh trái đất” thì chắc chắn ai cũng bảo bà là một mụ điên. Bà Bích nghĩ sao mà dám nói cái đó là “quan điểm của BBC” mà bà ấy không biết.
Vậy thì bà Bịch Đỗ ơi, đúng là bà dốt thật.
Bà Bích thân mến,
Với tư cách là một nguời Mỹ gốc Việt sống tại Hoa Kỳ trên 2 thập niên, tôi xin xác quyết các ví dụ về sự tự do phát biểu và cách nêu vấn đề để cùng suy luận mà bà nêu ra, là hoàn toàn trật lất, a lame excuse. Cách giải thích đó củng giống như việc tổng thống Iran Mahmoud ahmadinejad tuyên bố Holocaust là một huyền thoại. Thông thuờng, nguời ta gọ đó là nói tầm bậy.
Trong khi tôi rất ngạc nhiên vì sao một sinh viên tốt nghiệp Đại học Hà Nội lại có một kiến thức rổng tuếch về lịch sữ đất nuớc, tôi hoàn toàn sững sốt về cuơng vị của Bà. Quả là đại hoạ cho nuớc nhà. Tôi tự hỏi phải chăng bà là một trong những cây uơm trong “vườn trẽ trung ương”?
Các suy diển của bà, khiến cho nguời ta phải tự hỏi có thật đó là một hoạt động của não bộ hay không?
Sự kiện này chứng minh cái bằng Tiến sĩ, rất có thể chỉ là một danh giá hảo, không giá trị gì cả, khi mà cái căn cơ cội rể nó quá cằn cổi, còi cọc, không có cây gì sống nổi.
Ba Bich viet mot bai viet thieu suy nghi va non kem ,ke ca thieu khiem ton la cai can co o mot nguoi co hoc nhu ba .Khong the cho doi su giup do tu ai khac ,ba phai chiu trach nhiem voi chinh nhung gi ba tao ra,toi mong ba co y thuc hon va lam viec khoa hoc hon .
Chao ba . Kenny
Cứ như lời bà ĐNB nói ” khi xem bài viết nhỏ của tôi”.Tôi rất muốn xem bài viết lớn của bà.
kính,
thếkỷ
you accepted you are idiot, ,no responsibility ,with your native country and also you are a history professor but just wonder you live 10 years in this country with internet unllimited access you try to be innocent .
nếu có ai cướp nhà chiếm đất của bà chắc bà không ngồi im . thế mà còn biện hộ cho bọn TQ cướp đất và biển ,đảo, như vậy năm 1979 bà ở đâu bà học trường nào ,bà có biết quyển sách trắng của CSVN in không , cái ngụy biện của bà càng thêm dốt nát
Xau thi khong no la Tot ma Dot thi tranh noi hoac dung chu nghia lung tung. Biet thi thua thot, khong biet nhu toi thi dua cot ma nghe.
Khi ba khoe ben ngoai co ca 40 tuoi dang , yeu nuoc la nguoi tot, va ba DNB viet ra voi long hanh dien.
Lai la mot cai dot nua roi, vi gio nay ma chua nhan ra Dang CS va su that ve Ho Chi Minh la nhu the nao qua nhung phuong tien Internet thi DNB tim toi nghien cuu nhat la dang cu ngu tai mot nuoc tu do khong bung bit khong co tin tac Internet thi DNB biet chu de lam gi?
Me va ong ba ngoai co 40 tuoi Dang ma gio nay con chua thuc tinh chua thoat duoc ta ma Mac Le, Dang Mafia CSVN vay ma xung la yeu nuoc chac la yeu Do La trong ngan hang cho DNB di du hoc de ve an tren ngoi truoc de dau tren nhan dan hien lanh phai khong? de dang to quoc cho Trung Quoc de dang hon phai khong DNB?