WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân biểu Joseph Cao đối mặt với căn bệnh trầm kha

Bức thư đề ngày 29.04.2010 của Dân biểu Cao Quang Ánh (Joseph Cao), Hạ nghị sĩ của nước Mỹ từ chối lời đề đạt của TT Sơn (Thứ trưởng Bộ ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn) với lý do được nêu là vì “tiền đề sai lầm“ không chỉ là sự trục trặc ngoại giao đơn thuần, mà nó còn là một bệnh án bất bình thường, khó có thể tháo chữa một sớm một chiều -trong tương lai gần.

Từ trái qua: TT Nguyễn Thanh Sơn và dân biểu Joseph Cao 1/2010.

Chuyến đi bán chính thức vào Việt Nam của NS Cao vào hồi tháng giêng vừa qua từ căn bản hoàn toàn không có mục đích rõ ràng nào, cũng không có định đề nào khác được công bố trước để thảo luận. Trong suốt chuyến đi dọc nước Viêt Nam của ông chỉ mang tính chất thăm quan và tìm hiểu. Ngoại trừ câu nói “có nhiều nguyện vọng của tôi nhiều lúc không đi song với đường hướng của chính phủ Việt Nam…“,  thì hầu như không có đả động gì về mặt chính trị. Điều này chứng tỏ chuyến đi của NS Cao chỉ vì sự quan tâm của riêng cá nhân ông đối với đất nước Việt Nam hôm nay. Ông cũng khẳng định như thế trên báo chí. Ai cũng phải nhìn nhận tấm lòng cuả ông đang hướng về quê hương.

Lúc đầu đã có lời ra tiếng vào về chuyến đi này của một số người trong CĐNVNHN (Cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại). Việc này đã không mấy gì thuận lợi cho NS Cao trên đất Mỹ. Số người này lo sợ DB Cao chủ trương bắt tay, hòa giải hay thoả hiệp điều gì đó với NNVN (Nhà nước Việt Nam). Nhưng chuyến đi cuối cùng rồi cũng đã diễn ra trong êm xuôi. Từ phía Việt Nam chỉ có vài hàng tin -phần nhiều lạc quan về DB Cao- với đôi ba hình ảnh nằm trong khuôn khổ ngoại giao được báo chí đăng tải. Ở hải ngoại cũng thế. Cả từ phía DB Cao cũng không có đúc kết gì sau chuyến đi. Người ta đã gần như đã quên đi câu chuyện này. Tưởng cũng nên nhắc thêm là trong chuyến đi đã có ít nhất 2 Nghị sĩ khác người Mỹ tháp tùng, Nghị sĩ Eni Faleomavaega và Nghị sĩ Mike Honda.

Bẵng đi đôi tháng, vào ngày 31.03.2010, từ Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội, TT Sơn gửi một bức thư đến Washington đề nghị DB Cao hỗ trợ cho Bộ Ngoại Giao -ở đây là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài- gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam và các Tổ chức ở nước ngoài để hội thảo nhằm xóa đi những “ngộ nhận và hiềm khích“ đối với NNVN của CĐNVNHN vì “…còn thiếu thông tin đúng đắn về Việt Nam và vẫn còn mang tư tưởng hận thù cùng những lời nói, việc làm chống lại Nhà nước Việt Nam.“ (nguyên văn trong bức thư của TT Sơn).

Một tháng sau, ngày 03.05.2010, DB Cao công bố bức thư phúc đáp của ông (thư đề ngày 29.04.2010) từ chối đề nghị của TT Sơn vì cho rằng: “tiền đề cho buổi gặp gỡ nhằm giải toả những điều được gọi là THIẾU THÔNG TIN ĐÚNG ĐẮN là tiền đề sai lầm và chắc chắn không phải là khởi điểm mang tính cách xây dựng cho việc đối thoại“.

Rõ ràng qua bức thư từ Bộ Ngoại Giao, TT Sơn có ý đồ muốn dựa vào tình yêu Quê hương cùng với “vị trí và uy tín“ của DB Cao để chính thức được chính quyền Mỹ bao bọc, bảo vệ cho những buổi dự định tuyên truyền công khai của NNVN trên đất Mỹ, rồi đến Canada. Việc này cho đến hôm nay đã chưa từng xảy ra ở hải ngoại.

Những toan tính này của TT Sơn  –qua bức thư- cho thấy ông đã không thể hiện sự khôn ngoan cần thiết của một Thứ trưởng, của Bộ Ngoại giao. TT Sơn không khôn ở chỗ là cho dù đã là nhân vật chính của NNVN, chịu trách nhiệm trực tiếp tiếp xúc với DB Cao trong suốt chuyến công du, nhưng vẫn không nắm và hiểu được DB Cao đang nói gì, đang thực sự nghĩ gì về Nhà nước Việt Nam hiện tại. TT Sơn lại còn không ngoan ở chỗ rất liều lĩnh -đến mức độ hồ đồ trơ trẽn- khẳng định rằng ở hải ngoại thiếu thông tin đúng đắn về Việt Nam. TT Sơn tưởng bở.

Đã có dịp đi trong lòng đất mẹ, trở lại Mỹ sau chuyến về thăm Quê Hương, DB Cao „đã tận mắt chứng kiến và thực sự cảm nhận qua chuyến về Việt Nam vừa rồi„ (lời của TT Sơn), hiển nhiên ông phải có những suy nghĩ cho thấu đáo, cùng những trăn trở cụ thể về hiện tình của Đất nước.

Trả lời TT Sơn, song song với căn nguyên của sự từ chối vì sự sai quấy ngay từ tiền đề, DB Cao liền phản ứng nêu lên trong bức thư của mình những điều “tận mắt chứng kiến“ (cũng lời của TT Sơn) về sự thống trị hà khắc của Nhà nước Việt Nam hiện tại. Đang nổi cộm được nhắc đến là những vụ trấn áp các tôn giáo, xách nhiễu và giam cầm những người bất đồng chính kiến,chiếm đoạt tài sản tư hữu v.v… Chung qui rất rõ ràng là những vi phạm nhân quyền trầm trọng.

Có một số cá nhân cho rằng nên lợi dụng vào cơ hội này tạo nên những buổi hội thảo rộng rãi nhằm mục đích cải hóa hàng ngũ lãnh đạo của NNVN. Nhưng DB Cao thì không có hy vọng như thế. Ông đã quyết định ngược lại.

Nguyên tắc căn bản của một cuộc hội thảo là:

1. Cả hai (các) bên đều phải có khả năng nhận thức và thay đổi quan điểm theo hướng hợp lý (logic), và
2. Sự trao đổi tư tưởng mà cả hai (các) bên phải có sự hợp tác trong sự thành thật, dựa trên cái đúng để sửa cái sai, cùng tìm đến lẽ phải (Ngày nay, thế giới -con người- định nghĩa lẽ phải qua nhân quyền).

DB Cao đã trình bày quan điểm của ông trong chuyến công du:: “Mặc dù đôi khi bất đồng ý kiến về một số vấn đề nào đó, nhưng mục đích cuối cùng mà chúng ta cùng hướng đến là càng ngày Việt Nam càng mạnh và người dân được phát triển. Mặc dù bước tiến mà chúng ta đi đến đích nhiều khi không song hành với nhau, ngay cả như tôi và hai người bạn nghị sĩ ở đây nhiều khi không đồng ý, bất đồng với nhau nhưng vẫn cùng nhau làm việc để có thể tìm kiếm sự thống nhất, nhằm có được bước đi tốt đẹp hơn cho nước Mỹ. Vì vậy, tôi hi vọng dù nhiều khi chưa đồng ý về một số vấn đề nào đó, nhưng chúng ta sẽ hợp tác và cùng nói chuyện để nước Việt Nam được phát triển”.

Từ bức thư khởi đầu của TT Sơn (và có lẽ đã ngay từ trong chuyến công du), DB Cao đã nhận thức ra được là TT Sơn đã không có thiện chí trong căn bản thảo luận. TT Sơn luôn khư giữ tiền ý của mình, không muốn lắng nghe ý kiến đối lập mà chỉ muốn đơn phương tuyên truyền với luận điệu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như trong bức thư, TT Sơn viết: ” … Những cá nhân, những tổ chức ..vẫn còn mang tư tưởng hận thù cùng những lời nói, việc làm chống lại Nhà nước Việt Nam“. Lập luận (tiền đề) hoàn toàn cứng ngắc và mang bản chất ùn đẩy. Như thế sẽ không có thảo luận xảy ra, việc đối thoại sẽ chỉ từ một chiều -điều này được gọi là tuyên truyền-. Nó sẽ không đem đến kết quả đích thực mà chỉ hao tốn thời gian, thậm chí còn gây ra xung đột.

DB Cao có lý ở đây, cuối văn thư ông nhấn mạnh thêm: “Tôi nhất thiết yêu cầu chính phủ Việt Nam chứng tỏ thiện chí giải quyết những vấn đề quan tâm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể bắt đầu tiến trình hàn gắn những vết thương sâu đậm đã chia cắt chúng ta và có những cuộc đối thoại cởi mở và chân thành trên những vấn đề trọng yếu về lợi ích chung.

Cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong vấn đề bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, lời kêu gọi của Ông Thứ Trưởng đến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ tiếp tục không được đón nhận.“

“Tôi, giống như đa số người Mỹ gốc Việt, mong muốn một Việt Nam giàu mạnh. Chỉ là điều tự nhiên khi người ta có thiện ý đối với quê hương.“ Những lời nói này chứng tỏ DB Cao không chỉ yêu Việt Nam nhiều lắm, ông ta đang sẵn lòng với quê hương.

Nhưng không vì thế mà TT Sơn có thể xun xoe dụ dỗ, tưởng DB Cao là củ khoai lang bở, đào là được.

Nhà nước Việt Nam và báo chí „lề phải“ rồi đây – nếu có nói đến- sẽ cao giọng như thông lệ rằng NS Cao là thành phần phản động, là thế lực thù địch ngoan cố, âm mưu diễn biến hòa bình, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, không tích cực hòa hợp hoà giải v.v….

Đây là một căn bệnh trẩm kha, căn bệnh tâm thần của con nhà quyền thế mà tự chữa là phương pháp tốt nhất!

Chẳng lạ gì, hãy để yên mà coi!

© Trình Phụng Nguyên

© Đàn Chim Việt

18 Phản hồi cho “Dân biểu Joseph Cao đối mặt với căn bệnh trầm kha”

  1. Di Linh says:

    “At my first press conference I was asked whether we could trust the Communists and, I said that the answer to that question could be found in the writings of Soviet leaders :
    ” It had always been their philosophy that it was moral to lie or cheat for the purpose of advancing Communism.”(p.267,AN AMERICAN LIFE . Ronald Reagan )

  2. Thanh Nguyen says:

    Nguyễn Thanh Sơn đâu cần phải nói nhiều vậy? để biết đâu là “thông tin đúng đắn” thì ông chỉ cần làm một cuộc thăm dò dư luận với chỉ 2 câu hỏi thôi là biết ngay câu trả lời
    Câu hỏi đầu tiên dành cho người Việt ở hải ngoại:
    -Vào thời điểm hiện tại bạn có thật sự muốn trở về VN để xây dựng quê hương không?
    Và câu hỏi thứ 2 dành cho người Việt yêu nước trong quốc nội :
    -Nếu như trong thời điểm này,nhà nước cho bạn tự do di cư qua các nước tư bản đang …chết đuối,thì bạn có đi không ???
    Toàn là một đám bồi bút mà biết gì đến “thông tin đúng đắn”,đúng là VẸM

  3. Nguyen Thanh Vinh says:

    Cám ơn anh Trần Hồng Tâm!
    Về việc các anh chị đã lưu tâm đến lai lịch của tay Nguyễn Thanh Sơn và đàn em của nó. Cộng sản là vậy đó. Chúng tôi tuy ở bên CHLB Đức nhưng có nhiều bạn bè ở Nga nên biết nhiều về cái bộ sậu ở ĐSQ VN. Thời gian hắn làm Tham tán Lãnh sự quán VN tại Nga, ngoài việc buôn lậu cỡ bự, hắn còn làm giàu bất chính bằng việc kí các loại giấy tờ hộ chiếu, đi lại v.v…ăn kênh chênh lệch. Ví dụ: giá qui định là chỉ 50 usd / 1 giấy tờ nhưng hắn giao cho đàn em dưới trướng phải ăn KÊNH lên 150 usd?! (Kiểu làm nhanh hơn thời gian qui định). Còn bọn dịch vụ quảng cáo nhan nhản trên mấy tờ báo cộng đồng VN ở Mátxcơva lại ăn KÊNH của bà con chợ Vòm v.v…là 250 usd??? Có bao nhiêu con người VN ở Nga làm ăn buôn bán từ bao nhiêu năm qua? Từ những năm 1992? Bà con chợ Vòm, ở Nga (các thành phố xa) là nạn nhân của chúng từ bao nhiêu năm nay, họ không có thì giờ đi lại, tiếng Nga thì yếu kém, lo ngại nạn công an Nga hạch sách…nên nhắm mắt đưa tiền cho chúng nó làm giàu. Họ biết vậy mà đành chịu trận. Bà con họ nói với nhau: – bọn này làm Sứ ở Nga mấy năm nhiệm kì về VN đưa lên ” thớt ” cũng đáng. Xem ra bà con VN buôn bán ở Nga bị đọa đày như vậy mà chỉ ngậm bồ hòn làm ngọt, kể cũng hiền thật! Họ còn nói: đi làm “cán bộ” Sứ ở Nga là phải ” xếp hàng “(?) ở Bộ Ngoại giao cơ đấy?! Tất nhiên là ở những vị trí béo bở, có “màu”! Chứ không như đi làm cán bộ Sứ ở các nước khác đâu!

  4. hai tèo says:

    35 năm sau con ve NGỤY đã lột xác thành NGÀI …ô hô ! [thưa ngài nghị sĩ...ngài hạm trưởng...ngài
    tổng lãnh sự...]

  5. Trong chiến tranh Quốc-Cộng, chúng ta đã thất bại sau 21 năm chiến đấu. Trong cuộc chiến dành tự do, dân chủ và nhân quyền, dù vẫn còn những khó khăn và mất mát, chúng ta đã khiến bạo quyền phải quỳ gối, nhục nhã và thất bại suốt 35 năm qua. Hỡi những ai đang chiến đấu trên trận tuyến đầy vinh dự, đầy tự hào nầy..hay vững tiến, lẽ phải thuộc về chúng ta, chiến thắng cuối cùng rồi cũng thuộc về chúng ta, dân tộc và đất nước chúng ta.

Leave a Reply to hai tèo