WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ tai nạn khoan dầu trong Vịnh Mexico đến Biển Đông Việt Nam

Ngày 20/4 giàn khoan dầu Deepwater Horizon do hãng dầu Bristish Petroleum (BP) thuê của công ty Transocean đang khoan dầu trong Vịnh Mexixo ngoài khơi bang Louisana thuộc hải phận Hoa Kỳ bỗng bốc cháy làm thiệt mạng 11 công nhân trong số 126 người làm việc tại giàn khoan. Sau khi cháy giàn khoan sụp đổ và chìm dưới đáy biển sâu 1,600 mét, cách bờ biển bang Louisana 65 km. Giàn khoan Deepwater Horizon trị gíá 1 tỉ mỹ kim.

Giàn khoan Deepwater Horizon là loại giàn khoan tối tân nhất hiện có khả năng khoan những túi dầu sâu 3.500 mét. Giàn khoan Deepwater Horizon không dùng neo. Nó được giữ yên tại chỗ bằng những máy phản lực nhỏ gắn chung quanh nền giàn khoan nổi trên mặt biển được điều khiển bằng một hệ thống định vị GPS (General Positioning System).

Sau khi định được vị  trí của túi dầu, giàn khoan khoan sâu và lòng biển cho đến túi dầu, đặt ống và hút dầu lên. Để chống lại áp suất cao của túi dầu ống hút được chôn chặt bằng xi măng (do hãng Halliburton của Mỹ phụ trách) và tại chân ống hút trước khi thọc vào lòng đất có một bộ phận an toàn (blowout preventer) để bít ống nếu áp suất dầu trong ống cao bất thường trong khi bơm dầu (do công ty Cameron International phụ trách).

Trong dịch vụ khoan dầu này, hãng BP là chính, hùn với hai công ty ty nhỏ hơn là American Anadarko của Mỹ và Mitsui của Nhật.

Trong tai nạn ngày 20/4 áp suất dầu trong ống hút quá cao, máy blowout preventer không hoạt động, ống dầu ngang tầm giàn khoan nổ sinh ra hỏa hoạn đốt cháy và làm sụp giàn khoan. Ống dẫn gần đáy biển gãy làm dầu trong túi dầu tự do chảy ra ngoài.

Sau hai tuần lễ, vào đầu tháng 5, dầu loang vào đến bờ biển phía Đông Louisana làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của ngư dân. Và nếu không chận được nguồn dầu loang đúng lúc, ngoài 3 tiểu bang Louisana, Mississipi, Alabama, dầu có thể loang đến bờ biển phía tây Florida, nơi đang chuẩn bị đón dân du lịch từ Canada và khắp nước Mỹ tới. Dầu cũng có thể tràn qua Đại Tây Dương và luồng nước Gulf  Stream có thể mang dầu đến bờ biển miền Đông Hoa Kỳ. Lực Lượng Phòng Duyên Hải Hoa Kỳ (U.S. Coast Guard) ước lượng mỗi ngày có khoảng 5.000 barrels (667 mét khối) dầu đổ vào nước biển. Theo tính toán của Viện đại học Florida (Florida State University) con số này lên tới 3.330 mét khối.

Hãng dầu BP đang triển khai nhiều phương pháp để bít ống. Công tác này phải mất ít nhất 3 tháng mới hoàn tất. Trong thời gian này nếu lấy con số trung bình 10.000 barrels mỗi ngày (1.334 mét khối/ngày) thì trong 3 tháng lượng dầu đổ vào nước biển khoảng 120.000 mét khối! Số dầu loang này gấp 4 lần số dầu tàu dầu Exxon Valdez đã đổ vào bờ biển Alaska năm1989.

Ngoài việc bít ống bể, hãng BP còn lo việc ngăn chận và giảm thiểu tác hại của dầu loang. Ông Tony Hayward, giám đốc hãng BP cho huy động 200 tàu thuyền và 2500 nhân viên từ các nơi khác đến để làm công việc này. Với nhân sự của chính phủ Hoa Kỳ và ngư dân trong vùng số người tham gia công tác bít ống và ngăn dầu loang lên đến 10.000 người.

Công tác bít ống

Kỹ thuật BP dùng để bít ống dầu là khoan song song và đặt một ống dẫn xuống sâu dưới lòng đất ít nhất 4.000 mét rồi bắt nối vào ông cũ. Xong cho bơm chất lỏng với áp suất cao hơn áp suất dầu trong ống gãy để chận nó lại. Kỹ thuật sửa chữa này là một kỹ thuật có trong sách vở nhưng chưa bao giờ được dùng ở một độ sâu như vậy. Đường khoan phải thật chính xác mới hy vọng hai ống đường kính chỉ bằng 18 centimét có thể gặp nhau và nối vào nhau. Để bảo đảm thành công BP dùng hai giàn khoan và khoan hai đường ống.

Công tác giảm tác hại môi trường

Trước hết BP cho làm những cái phễu miệng vuông nặng 100 tấn chúc ngược úp lên các ống dầu vỡ để gom dầu lên vào các khoan tàu đậu trên mặt biển. Hôm 7/5 BP cho đặt phễu đầu tiên. Kỹ thuật này không xa lạ nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện ở độ sâu 1600 mét.

Sơ đồ khu vực dầu loang

Đồng thời hãng BP triển khai hai công tác khác: (1) làm loãng dầu trong nước, và (2) chận không cho dầu vào bờ.

Hiện nay ngư dân đang tiếp tay với Coast Guard để rãi chất dispersant (như xà phòng rữa chén bát) để làm tan dầu trên mặt biển để cứu những loại chim sống trên biển. Lông của các loại chim này có một chất như sáp chống thấm nước. Chạm dầu chất sáp bảo vệ tan đi, chim bị lạnh và chết.

Để tăng tác dụng của dispersant BP dùng tàu ngầm không người lái phun chất dispersant ra chung quanh các ống bể chảy dầu để trung hòa dầu trước khi dầu trồi lên mặt biển.

Ngoài dispersant hãng BP dùng tàu trải các bó vải (gọi là booms)  để chận dầu không cho loang vào bờ hay vào những nơi cần bảo vệ như vùng san hô hay vùng sinh đẻ của cá. Booms cũng có thể dùng để gom dầu vào một chỗ để dùng máy hớt đi (skim) hay đốt cháy. BP đã trải 165 km booms và còn sẵn 210 km để dùng.

Tất cả các biện pháp trên hữu hiệu đến mức độ nào còn tùy ở thời tiết và sóng gió.

Phí tổn

Hiện nay mỗi ngày BP tiêu 6 triệu mỹ kim cho công tác chận dầu loang. Chưa kể phí tổn của hai đường ống đang thông mỗi đường chừng 150 triệu mỹ kim, phễu gom dầu mỗi phễu vài chục triệu. Và nếu dần loang rộng vào bờ, tiền lau chùi bờ biển và bồi thường thiệt hại môi sinh, thiệt hại kinh tế sẽ là một khoảng tiền lớn. Riêng ngành cá mỗi năm mang đến cho bang Louisana 2.6 tỉ mỹ kim. Các chuyên viên tài chánh ước lượng BP có thể phải chi 10 tỉ mỹ kim cho vụ loang dầu này. Phí tổn này không phải do BP gánh chịu một mình. Các công ty liên hệ như American Anadarko, Mitsui, Transocean, Halliburton và Cameron International tùy theo trách nhiệm sẽ cùng trả.

Tuy nhiên dư luận chỉ biết hãng BP và do đó uy tín của BP bị ảnh hưởng nặng. Nhất là trong 5 năm qua BP đã gặp một số khó khăn phải thay đổi giám đốc (ông Tony Hayward thay thế ông John Browne năm 2007).

Năm 2005 nhà máy lọc dầu của BP ở Texas City cháy làm thiệt mạng 15 công nhân và 170 công nhân bị thương do thiếu tiêu chuẩn an toàn. Năm 2006 hệ thống ống dẫn dầu của BP ở Alaska vỡ làm chảy gần 700 mét khối dầu vào Vịnh Prudhoe Bay. Năm 2007 BP bị kiện làm giá propane (trong năm 2004) và đã phải thỏa thuận bãi nại với giá 300 triệu mỹ kim.

Trong vòng 2 tuần lễ sau vụ cháy giàn khoan trong Vịnh Mexico, chứng khoán BP mất giá 16% hay 30 tỉ mỹ kim.

Hậu quả vụ dầu loang

Vụ cháy giàn khoan Deepwater Horizon và dầu loang lần này sẽ có những hậu quả quan trọng ít nhất trên 3 lĩnh vực. Thứ nhất đối với luật lệ bồi thường tại Hoa Kỳ và cung cách kiểm soát an tòan của chính phủ. Thứ hai chính sách năng lượng của Hoa Kỳ. Và thứ ba làm căng thẳng thêm sự tranh chấp tại những vùng biển có dầu đang được nhiều nước tranh giành chủ quyền.

Năm 1989 sau vụ Exxon Valdez quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật giới hạn tiền Exxon Valdez bồi thường thiệt hại cho đệ tam nhân là 75 triệu. Phần bồi thường cao hơn sẽ do qũy tai nạn do tiền thuế nhập cảng dầu và khai thác dầu (một loại Disaster Fund do chính phủ liên bang Hoa Kỳ điều hành) trang trải. Qua vụ 20/4 quốc hội Hoa Kỳ muốn nâng số tiền giới hạn lên 10 tỉ mỹ kim. Với tiền lời khổng lồ hãng BP thu được hàng năm (trong 3 tháng đầu năm 2010 BP lời 5.6 tỉ mỹ kim), BP sẽ không ngại việc bồi thường. BP quan tâm nhiều hơn đến việc duy trì cảm tình của khách hàng.

Về cung cách làm việc của các cơ quan kiểm soát vụ loang dầu lần này như một giọt nước làm đầy ly nước buộc các chính phủ phải siết cách làm việc của các cơ chế kiểm soát an toàn và cơ chế kiểm soát lạm dụng. Từ cuối năm 2008 khi “quả bong bóng nhà cứa” tại Hoa Kỳ bùng nỗ, tiếp theo vụ hãng xe Toyota mập mờ trong sự an toàn, và mới đây công ty đầu tư Goldman Sachs dùng mánh khóe để làm giàu cho thấy các cơ chế kiểm soát hoặc vì sơ hở, hoặc bất tài, hoặc bị mua chuộc đã dung túng cho các đại công ty làm giàu bất chính trên tiền bạc và sinh mạng của người dân thường. Trước chuỗi sự việc này các nhà lãnh đạo quốc gia cần và ắt sẽ tăng cường các biện pháp kiểm soát.

Ngoài ra vụ 20/4 sẽ ảnh hưởng nhiều đến chính sách năng lượng của chính phủ Hoa Kỳ, và với tác dụng dây chuyền sẽ ảnh hưởng đến chính sách năng lượng của thế giới.

Tổng thống Obama đang làm việc với đảng Cộng hòa để viết dự luật năng lương bảo đảm Hoa Kỳ giảm khí thải vào khí quyển để thuyết phục Trung quốc và Ấn độ theo chân. Để có sự hợp tác của đảng Cộng hòa tổng thống Obama có ý nhượng bộ đòi hỏi của Cộng hòa bằng cách cho khoan dầu ngoài khơi Hoa Kỳ một cách có giới hạn (tư bản Mỹ muốn khoan dầu ngoài biển một phần vì lợi nhuận, một phần để giảm sự lệ thuộc vào dầu của Trung đông, của Nga và của Venezuela). Với vụ cháy giàn khoan và ô nhiễm bờ biển đang diễn ra tổng thống Obama buộc phải ngưng kế họach khoan dầu ngoài biển, và hy vọng đảng Cộng hòa hợp tác với bộ luật năng lượng bất thành.

Nếu không tìm thấy một giải pháp để khai thác dầu ngoài biển một cách an toàn, Hoa Kỳ ngưng triển khai chương trình này dài hạn Hoa Kỳ sẽ rơi vào sự lệ thuộc dầu nước ngoài nặng nề hơn trong tương lai (nếu có một biến chuyển nào xẩy ra), như Hoa Kỳ đang ở vào trạng huống lúng túng đó hôm nay vì năm 1979 khi lò điện lực nguyên tử Three Mile Island ở Pennsylvania bị hở để phóng xạ lọt ra ngòai Hoa Kỳ đã ngưng mọi chương trình thiết lập lò điện nguyên tử.

Hiện nay mỗi ngày Hoa Kỳ sản xuất  6.7 triệu barrels (884.000 mét khối) dầu, trong đó vùng vịnh Louisana sản xuất 30%. Cho nên chừng 6 tháng nữa khi các ống chảy dầu đã được bít lại, công tác làm sạch bờ biển hoàn thành, và ngư dân tiếp tục làm cá thì có phần chắc các giàn khoan của BP lại hoạt động tại vịnh Louisana. Tuy nhiên kế hoạch khai thác các vùng biển khác như California, Florida có thể bị ngưng lại.

Sau cùng vụ cháy giàn khoan và ô nhiểm tại Louisana làm cho thế giới chú ý hơn về giá trị tài nguyên dưới đáy biển. Người ta sẽ thấy các nguồn dầu trên đất liền đang cạn kiệt, và thế giới sẽ phải lệ thuộc vào các túi dầu ngoài biển, và sự tranh chấp giành dựt càng khốc liệt hơn. Điều này dẫn thế giới chú ý đến những vùng đang tranh chấp vì dầu như tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Và làm người ta để ý đến bước đi có chuẩn bị của Trung quốc trong việc chuẩn bị phương tiện kỹ thuật để khai thác nguồn  tài nguyên này.

Theo  bản tin của hãng thông tấn Việt Nam VIT căn cứ vào mạng báo điện tử JRJ (do Việt Báo ở Nam California trích đăng ngày 8 tháng 5, 2010) thì Trung quốc đã đầu tư 6 tỉ Nhân Dân Tệ (882 triệu mỹ kim) để đóng một giàn khoan dầu ngoài biển hiện đại có khả năng khoan dầu sâu 3.000 mét (và đã hoàn tất vào tháng 2/2010). Tổng Công ty Dầu khí Trung quốc dự trù dùng giàn khoan này để khai thác dầu trong Biển Đông trong năm 2011. Ngoài ra mạng báo điện tử JRJ còn cho biết Trung quốc dự trù đầu tư 29.5 tỉ mỹ kim trong vòng 20 năm tới để khai thác năng lượng tại Biển Đông.

Sự chú ý của thế giới còn là một cơ hội để Việt Nam chuẩn bị sách lược bảo vệ tài nguyên của mình. Quốc tế hóa quyền lợi thiên nhiên trên Biển Đông là một sách lược tốt nhất cho Việt Nam hiện nay. Nhưng sách lược này chỉ có thể áp dụng khi Hải quân Hoa Kỳ còn là lực lượng hải quân mạnh nhất trên thế giới và đặc biệt còn nắm thế thượng phong tại tây Thái Bình Dương. Trong 15 hay 20 năm nữa khi Hải quân Trung quốc có khả năng đối đầu với Hải quân Hoa Kỳ thì lúc đó đã quá muộn.

May 11, 2010

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

Tài liệu tham khảo:

1.    A Gloomy Outlook on Oil Slick, Los Angeles Times, May 5th, 2010
2.    The Oil spill in the Gulf of Mexico, page 11, The Economist May 8-14th, 2010
3.    BP’s Tony Hayward, page 68, The Economist May 8-14th, 2010
4.    Black Storm Rissing, page 69, The Economist May 8-14th, 2010
5.    Vào Biển Đông của Việt Nam, Trung quốc hai thác dầu từ 2011, Việt Báo nam California 8/5/2010
6.    BP Weighing Other Options to Stop Oil Leak, Los Angeles Times, May 10th, 2010

2 Phản hồi cho “Từ tai nạn khoan dầu trong Vịnh Mexico đến Biển Đông Việt Nam”

  1. Hi X Pham says:

    Phai co Hai-quan manh & Hoa-tien tam xa it nhat 200 cay so. Giac Cong thi con lau, bay gia giac Cong da duoc trang bi oc Mao xinh Xang, tim Chu an Lai roi, chung chi gioi ap u may tay Tau Cong thoi. Dan Vietnam rong la ke thu cua chung.

  2. Trung Hoàng says:

    “Còn một cuộc chiếu manh giành xé,
    Khắp hoàn cầu ó ré một nơi.”

    Tranh chấp Biển Ðông là điều khó tránh khỏi trong một ngày không xa nưã.

Phản hồi