WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tập đại thành Lý Đông A và lâu đài tư tưởng bất thành của Trần Đức Thảo

MỘT DỰ TÍNH TRIẾT HỌC MUỘN MÀNG!

tdtMất gần 40 năm, 1951-1991, TĐThảo mới nhìn ra hết những sai trái của Marx và Hegel, như trong hang tối của Platon, ông bị sở tri chướng (Phật) đè nặng, trở thành u mê, như chính lời ông bố mắng : mày học làm thợ còn hơn, mày học nhiều quá nên trở thành kẻ không tưởng, kẻ sống trong mộng ảo…(tr.160) chúng nó đã xúi mày đi vào chỗ chết…

Chính ông về sau cũng nhìn nhận : Kẻ đi tìm chân lý như tôi nay cũng chỉ là một thằng hề! ha ha ha… Người Pháp gọi là fou rire, cười như điền rồ…mang tiếng kẻ có học mà cứ phải đi theo đuôi mấy ông cán bộ i tờ (TĐThảo-Những Lời Trăng Trối-tr.326 )- Bố mẹ nuôi nấng, cho sang Tây ăn học, nay trở thành thằng khùng trong xã hội…

Năm 1987 TĐ Thảo vào Sài Gòn, hào hứng viết Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (xb và tái bản ở Sài Gòn 1988), để phản bác Althusser, một ông Mác xít muốn nhìn lại Marx chính thống. Đây là giai đoạn bứt phá, kiểm điểm lại những sai lầm cơ bản đã mắc vào thời trên tháp ngà non nớt, vọng niệm và vọng động. Ông biết chắc : Marx sai từ cơ bản, không phải người thực hành sai, Marx đã lật ngược lại duy tâm Hegel, nhưng chính Hégel biện chứng cũng sai nốt, sai về phương pháp ( tr.415) , Hegel nói chuyện trên Trời thì không đến nỗi tai hại quá, nhưng Marx lại đưa cái dialectique ấy từ trên trời xuống đất, đặt cái tương lai lên trước cái hiện tại… để bảo rằng sau này sẽ tiến tới chủ nghĩa CS (Trăng Trối-tr421)-với lối biện luận siêu hình mơ tưởng, Marx tiên tri sai trật lịch sử.

Không dùng tới Mác xít và Hegel, TĐThảo những ngày cuối đời toan xây dựng một triết thuyết hoàn toàn mới, ông muốn khai thông bế tắc tư tưởng, một món nợ phải trả cho dân tộc, cho triết học, ông dự định từ 1991, xây dựng một lâu đài tư tưởng, một cuộc cách mạng mà cả nhân loại mong chờ, lo tìm hạnh phúc đích thật cho toàn thể nhân loại…Cuộc sống gian khổ của dân ta và của tôi đã chuẩn bị vật liệu để tôi xây cất ngôi lâu đài ấy…lâu đài của tinh thần và lý tưởng dân chủ, của một nền công bằng xã hội chân chính…công lý nghiêm minh…khai triển một cuộc cách mạng lý tưởng bằng lương tri, trí tuệ…quyền dân chủ bằng lá phiếu của mình…(Trăng Trối-tr.339-40) xây dựng trước hết bằng một cuốn sách, ông cần ít nhất vài tháng hay một năm để viết, nhưng, khốn thay, ông đã lìa đời sau lần nói chuyện đó có 2 tuần!

Vấn đề cần bàn ở đây là TĐThảo, cho dù còn sống sau 1993, có khả năng xây dựng từ đổ nát một toà lâu đài tư tưởng mới cho nhân loại như ông nói không?

BỐI CẢNH TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG Tiền bán Thế kỷ XX

Trần Đức Thảo theo học Triết tại Paris từ 1936 tới 1951 thì về chiến khu VMCS. Bối cảnh Triết học Tây phương thời ấy gồm mấy phái chính :

1- Duy tâm của Hegel, Hiện tượng luận của Husserl, Duy vật của Marx. TĐThảo đã viết hai luận văn về Husserl và Hegel và nghiêng về duy vật biện chứng Marx.
2- Trường phái Luận lý Tân Thực nghiệm (neopositivisme logique), còn gọi là Nhóm Vienne (Cercle de Vienne), gạt bỏ siêu hình trừu tượng lý thuyết, chỉ nhìn nhận những gì dựa trên lý trí hoặc những sự kiện thực nghiệm. Nhóm này, với Ludwig Wittgenstein (1889-1951) và cùng với Bertrand Russell (1872-1970), dẫn tới Triết học phân tích (Philosophie analytique), rất gần với luận lý hình thức (logique formelle) và ngôn ngữ học (linguistique), chú trọng tới phần phát ra tiếng nói (énoncés du langage) hơn là tìm hiểu ngoại giới (le monde) vốn là phần vụ của khoa học.

Sau này, TĐ Thảo bỏ cả Hiện tượng luận Husserl lẫn Duy lý Duy tâm Hégel, vì cả hai đều mang hình thức lý tưởng (idealistic) và yếu tố siêu hình.TĐThảo dùng duy vật biện chứng để tìm hiểu ngọn ngành của Ý thức. Ông cho rằng phải chỉnh lý Hiện tượng học-vốn không chú trọng tới Ý thức- bằng Marx qua xã hội và lao động của con người, nghĩa là qua kinh nghiệm sống.

Năm 1973 TĐ Thảo ra một cuốn sách khác, khá có tiếng ở thời điểm ấy, Nghiên Cứu về Tiếng Nói và Ý thức (Recherches sur l’Origine du Langage et de la Conscience) tìm tòi tương quan sinh học và lý trí (materialist biological and cognitive) của con người. Ý thức là do sự phát triển của tiếng nói, mà tiếng nói thành hình qua hoạt động của con người trong những điều kiện xã hội, lao động. Trước đó, 1971 ông còn viết về Hiện tượng học Tâm Trí và nội dung đích thực của nó (The phenomenology of mind and its real content), về sau, ông còn bàn rộng thêm về Hiện Tại Sống Động của Husserl qua bài viết về Le Présent Vivant, thời gian tính, về chuyển động lịch sử, thay vì bản chất thường hằng trong Hiện Tượng Luận Husserl.

Ông, cũng như Nguyễn Mạnh Tường, cuối đời được trở lại Paris, đã diễn thuyết về những đề tài Tây học cũ kỹ thời 1930-50, đến nỗi khán giả, nghe danh tiếng xưa, mới đầu còn tới khá đông, sau thưa dần, cuối cùng chỉ còn lác đác vài người!
Là vì từ giữa thế kỷ XX, nhiều học giả đã nhìn ra những giới hạn và sai lệch của Biện chứng pháp Duy vật lẫn Duy tâm rồi.
BIỆN CHỨNG PHÁP lệch lạc Duy Tâm- Duy vật

Đề-Phản đề-Tổng hợp đề, thật ra không phải của Hégel, mà là của triết gia duy lý Kant (1724-1804), được Fichte (1762-1814) chuyển đạt. Hegel dùng ngôn từ khác :

Trừu Tượng (abstract)-Phủ nhận (negative)-Cụ thể (concrete), vẫn là diễn trình tiêu cực, cái này huỷ diệt cái kia để tới một cái khác. Khẳng định một diễn trình nhất định ấy, Duy tâm rơi vào thuyết Định mệnh (déterminisme) và Duy vật noi theo cũng là Định mệnh thuyết, khác chăng là dùng đấu tranh giai cấp để điều chỉnh, thúc ép định hướng diễn tiến. Nhận thức luận như vậy, rất máy móc khách quan mà không biết mặt chủ quan.

Marx cho rằng người ta hơn con nhện về kỹ thuật là vì biết quan niệm rồi mới hành động. Triết gia không chỉ luận giải thế gian bằng những cách khác nhau, mà cần phải thay đổi nó đi (The philosophers have only interpreted the world in various ways,the point is to change it- Thesis to Feuerbach XI), Marx chủ trương Tri-Hành, nhưng cái nhìn về diễn tiến vạn sự, khởi từ Vật chất, qua những mâu thuẫn, A tự phủ nhận thành B, B lại tự phủ nhận thành C, như thế C chịu phủ nhận hai lần, C là huỷ thể của huỷ thể (négation de la négation)… lối suy tư theo mặt Ác (lời Lý Đông A) với chuỗi mâu thuẫn trái nghịch ấy nhìn mọi diễn tiến, từ thiên nhiên tới xã hội, đều luôn luôn xung đột, huỷ diệt lẫn nhau. Giải pháp đấu tranh giai cấp từ Ác tâm đó mà ra, nó cũng là lối chủ -nô, giầu-nghèo, đấu chọi nhau… một khu rừng có cây cao cây thấp, nay chặt hết cây cao cho bằng cây thấp, bắt giầu thành nghèo, chia nhau con số zero, thì sự tiến hoá sẽ đi xuống chứ không thể đi lên, giải pháp ác liệt không tưởng này là bánh vẽ, không thể thi hành trong xã hội phức tạp loài người, không thể giản qui con người thành ra thuần vật chất, thành cái đinh con ốc trong công thức biện chứng duy vật, nó thiếu sự uyển chuyển, thiếu thăng hoa tất yếu của luật tiến hoá. Lối suy tư ước mơ đó của Marx đã sai trật, thể chế Mác xít, thành lập từ giai cấp đấu tranh, dẫn tới độc tài của một giai cấp mới, chỉ đưa xã hội tới nghèo đói và chuyên chế (The economics of such societies failed, so instead of prospering, they became impoverished. Marxist government, then gave people both poverty and tyranny…p.170 Bryan Magee) (1)

Cả một trận doanh khác bên trời Âu, đã phản đối những hệ thống cứng cỏi ấy, như Freud, Jung, với tâm lý học chiều sâu, chiều rộng, đi tìm nội tâm của cá nhân, của cái tôi đặc thù, Kierkegaard cho trực giác kinh hoàng lo âu (Le Concepts D’Angoisse 1944) của con người (angoisse-anxiety-Angst), là một kinh nghiệm riêng tư, một mình mình biết, một mình mình hay, vượt ngoài hệ thống, ngôn từ, suy luận, sống là sống ở đời (Être dans la vie) theo Jaspers trong những điều kiện hạn chế-situations limites, Hiện hữu có trước bản thể (L’existence précède l’essence) theo Heidegger, tới J.P.Sartre, cùng Gabriel Marcel, một khuynh hướng mới của hậu bán thế kỷ XX, nó khác nhiều so với bối cảnh thời TĐ Thảo ở Pháp, khi đó Hégel, Husserl, Marx đang ngự trị trận doanh tư tưởng.

TẬP ĐẠI THÀNH LÝ ĐÔNG A

Ở Việt Nam, cùng năm 1943 khi TĐ Thảo ra trường Sư Phạm, thì Lý Đông A, một kỳ tài mới 23 tuổi, trẻ hơn TĐ Thảo 3-4 tuổi, đã soạn thảo án tổng hợp tư tưởng, xây dựng chủ đạo quốc sách mới cho VN và nhân loại. Riêng về Duy vật- Marx, LĐA đã nhìn ra rất sớm, trước TĐ Thảo cả 50 năm, Lý Đông A đã phê phán triết lý Duy Vật của Marx và Duy Tâm của Hégel như sau :

- Triết học ấy đáng là lạc hậu 100 năm rồi, nhắc lại phê phán vì Cách Mạng 1917, với tất cả những thất bại của đệ I, II, III, IV quốc tế, với CS đảng các nước.

- Sự sai lầm lớn lao của Duy Vật Biện Chứng Pháp là nó chia rẽ hẳn lý luận với thực tiễn

- Duy Vật căn cứ vào vật chất, nhưng thế nào là vật chất… khoa học khám phá ra nguyên tử, lượng tử (quantum), năng tử, rồi còn nho nhỏ nữa… từ chỗ cực vi đến vũ trụ, hai cái thái cực để dối chiếu lẫn nhau làm ta không quyết định được tính chất tuyệt đối của vật chất làm căn cứ tối cao.

- Nó tự bị đào thải trong đường trường của lịch sử thế giới, và xã hội sống thực tiễn, dân tộc là bản vị, giai cấp là cơ năng…

- Áp dụng sống theo một triết học thiên lệch nào là không đúng với tổ chức con người, tức là phản chính trị.

- Không nói đến Dân tộc, không lấy dân tộc làm lý lẽ đấu tranh, chỉ chú trọng tới cách mạng, sẽ không có một căn cứ nào vững vàng, sẽ lông bông vô ý nghĩa (trích Đường Sống Việt-LĐA ).

- Cộng Sản chủ nghĩa chỉ là lý tưởng quá độ của Vô chính phủ chủ nghĩa.

Toà lâu đài tư tưởng, với lý tưởng dân chủ mà Trần Đức Thảo ước mơ năm 1993 đã được Lý Đông A thảo ra từ thập niên 1940 rồi:
-Sau Tổng hợp đời Lý-Trần, cần một Tổng hợp văn hoá mới, tập đại thành tiến bộ Đông Tây Kim Cổ, làm kim chỉ nam cho cuộc phục hưng và phục hoạt dân tộc, để từ đó thống nhất dân tộc về mặt tư tưởng, tạo lại niềm tự tin dân tộc, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào một cường quốc nào về mặt văn hoá và chính trị. Thắng Nghĩa Duy Dân ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này, mở đường cho dân tộc bước vào thời đại 2000 – đón đầu thời đại 2000 (Sử quan Việt-LĐA).

- Độc lập Thực tại (tự mình sống, làm), độc lập căn bản (tự dân chúng tự quyết lấy).

- Độc lập Chân chính (danh dự quốc dân với quốc dân khác, quốc tế công nhận chủ quyền của nhân dân), độc lập siêu nhiên (không lệ thuộc văn hoá ngoại lai).
- Dân chủ của toàn dân không có giai cấp chuyên chính, không có kim tiền lũng đoạn, không có thế lực uy hiếp, kinh tế bình sản.

- Dân chủ cần giải quyết cho con người: Cơ hội, Nghĩa vụ, Quyền lợi. Đấy là Dân chủ Nhân chủ.

- Không tả không hữu chỉ có GỐC

- Mơ hồ quốc tế, độc đặc quốc gia, quá chật hẹp… chỉ là quá khích vô căn bản (1945 -Đường Sống Việt).

Lý Đông A luận rằng Duy tâm còn tính Thiện, Duy vật có tính Ác. Duy tâm, lấy tuyệt đối tinh thần, ý chí tối cao, làm cứu cánh, thiên về Tĩnh, nhằm tới văn minh biểu hiện Đức tính; Duy vật, thiên về Động, chú trọng hưởng thụ (theo Nền Triết học Chính Thống-Ám Thị Biểu và Tuyên ngôn Duy Dân học xã ). Lý Đông A đã tập đại thành biện chứng qua ba thành phần: Nhiên-Nhân-Dân, giác ngộ nhân chủ, để tiến tới một nền văn minh tự giác nhân chủ cho nhân loại. Ông đưa ra 2 nguyên lý : Tổng thể và Hướng thượng để thay thế biện chứng pháp duy tâm duy vật rất lệch lạc của thế kỷ 19. Triết học Duy Dân lấy con người trong xã hội làm căn cứ, Xã Hội Tự Tính là căn bản. Lý Đông A nhấn mạnh luật tắc Hỗ Tương, giữa Bản vị và Cơ năng, giữa Quá khứ, Tương lai – gần giống thuyết Tổng thể – Gestalt theory của triết & tâm lý học Đức (Goldstein).

Luật mâu thuẫn tác dụng tuần hoàn theo chu kỳ xoáy trôn ốc, mỗi chu kỳ có 3 giai đoạn, Chính-Phản-Hợp, nâng trạng thái từ thấp lên cao (tr. 200, Phạm Khắc Hàm), theo hai nguyên lý Tổng thể và Hướng thượng.

Như Heraclitus (BC 540-475) luận ngày đêm, sáng tối là hai mặt, đối lập mâu thuẫn, mà thống nhất, cũng như Âm Dương tương sinh tương khắc, hay tương tức tương tác của Phật, được LĐA hợp sáng thành: nguyên lý đối lập thống nhất, từ đó lập Xã hội Biện chứng pháp chính xác cho loài người, thay biện chứng pháp máy móc tâm và vật. (2).

Sau này ở miền Nam VN, nhiều học giả như Nguyễn Đăng Thục, Ngô Đình Nhu, Kim Định, và nhất là Nghiêm Xuân Hồng, đã phê bình Duy vật Mác xít rất cặn kẽ :
Trong bài Cội Nguồn của Sự Vật, (theo blog lambamblog.wordpress) Nghiêm Xuân Hồng, tác giả Đi Tìm Một Căn Bản Tư Tưởng, Xây Dựng Nhân Sinh Quan, Biện Chứng Giải Thoát trong Tư tưởng Ấn độ… từ những năm 1960 đã viết :

Duy vật thiển cận hay khoa học máy móc đều sai lầm vì sự chuyển động ngẫu nhiên của vật chất không có xác xuất nào (probabilité) để tạo ra một sinh vật như con chó, con người. Lý do : Luật Entropie của vật chất chuyển động là chuyển động tự nhiên để đi tới quân bình hoá tinh lực, mà trong thực tế cây cỏ, sinh vật đều bất quân bình hoá về mức độ tinh lực (asymétrique). Các nghiên cứu khoa học cho thấy các nguyên tố chính Carbon, Hydrogen, Oxygen, Nitrogen, các Amino acids… không thể ngẫu nhiên tạo nên sinh vật, từ Teilhard de Chardin, Alexis Carrel, Sinh hoạt thuyết (vitalisme) đến sinh hoá học đều chứng minh Duy vật biện chứng là phản khoa học chứ không phải là khoa học. Thế kỷ 19, khoa học còn đang ở bước đầu, Darwin với thuyết Tiến hoá, Berthelot hoá học, Pasteur, Koch… vi sinh học… gây ấn tượng lên triết học, vì thế Marx cũng muốn khoác thêm chiếc áo thô khoa học thời đó để cuốn hút tín đồ !

Sở trường Triết học Tây phương, cả đời trong bộ môn chuyên biệt uyên bác, nhà hiện tượng học TĐ Thảo đã không đi vào tư tưởng Đông phương -Ấn, Phật học, Dịch lý, Lão Trang… như thế làm sao xây dựng được lâu đài tư tưởng viên mãn cho thiên hạ ? Ngay cả luận giải về nguồn gốc tiếng nói nay cũng đã lạc hậu so với những khám phá Y khoa, Thần kinh não bộ neurosciences tân tiến (3).

Tư tưởng phương Đông, từ Yoga, Phật,Thiền, đến Dịch, đến Lão… cũng đã cống hiến cho nhân loại những phương pháp suy tư và đạo sống cao cả. Nam VN thời 1960-70 đã nở rộ Thiền học, khai thông Triết Tây với Đông qua nhiều học giả như Nguyễn Đăng Thục, Kim Định, Nghiêm Xuân Hồng…, các nhà tu như Đức Nhuận, Quảng Liên, Nhất Hạnh,Trí Siêu, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm… cùng với những bóng lớn như Suzuki, Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng…

Biện Chứng Hoà Hài Đông Phương

Mã Minh (Asvaghosa tk I), một thi hào tư tưởng gia Phật giáo, trong bộ Đại thừa Khởi tín đã vượt cả Duy Tâm : chân như và vô minh như nước lặng với sóng động, hay : thiên hình vạn trạng là do tâm chủ thể biến hiện… một duy tâm chủ quan, hiện tượng-phenomena và tự thể-noumen-đồng nhất, thật-giả, nước-sóng, cũng từ tâm mà ra.

Long Thọ Bồ tát (Nagarjuna tk II), trong Trung Quán Luận, đưa ra biện chứng Không Sunya, phủ nhận tâm thức nội giới lẫn hiện tượng ngoại giới, vì tất cả đều do nhân duyên điều kiện mà có. Không ở đây là chân không diệu hữu, tuyệt đối, là bản thể của hiện tượng (the nature of phenomena) chân không, không phải là hiện tượng nên không thể nghĩ bàn, vượt ngoài ngôn ngữ (Lão : Đạo khả đạo phi thường đạo= đạo mà nói ra được thì không phải là đạo). Chính Heidegger cũng thấy : Hình tượng chẳng khác gì trống không, trống không cũng chẳng khác gì hình tượng-Con Người-tấm thân năm thước rỗng không (Form is no other than Emptiness; Emptiness is no other than Form. Man-this five foot long Nothingness- tr 150). Trung quán luận phủ nhận giả tướng do cảm giác tri giác giới hạn mang đến, chứ không chủ trương Hư vô (nihilisme). Kinh Bát Nhã tóm lược: Sắc bất dị không, không bất dị sắc mà Long Thọ mô tả bản thể tuyệt đối, ngoài cõi phàm tục như sau : Bất sanh bất diệt-Bất nhất bất nhị-Bất thường bất đoạn-Bất lai bất xuất.

Nhưng còn dùng ngôn từ-bản thể tuyệt đối thì cũng vẫn còn giả danh, Trung đạo đệ nhất nghĩa đề phải là vượt nhị biên Hữu-Vô: phi hữu phi vô, phi phi hữu, phi phi vô. (tr 167- Sử cương Triết Học Ấn Độ-Thích Quảng Liên, 1973).

Duy Thức học cũng luận bàn như vậy, nhất thiết duy tâm tạo, và như Vasubandhu biện chứng theo Phật : Nhân sinh ra quả, quả trở lại làm nhân… Chủng tử, energy, tàng trong A lại da thức, gặp thuận duyên thì hiện ra, chủng tử sanh, là nhân, hiện hành là quả. (tr.182, Duy Thức học-Quảng Liên).

Những Công án trong Phật giáo (Koan) giúp phá chấp, làm bung vỡ sở tri chướng, thành kiến, nhằm giải thoát chứ không dùng biện chứng đầu môi chót lưỡi để tiến tới chân lý.

Mãi tới Heidegger, mới thấy Triết học Tây phương chú trọng tới Hiện hữu và Thời gian (Sein und Zeit-L’Être et le Temps-1927) mà J.P.Sartre đã lấy vào tập Hiện hữu và Hư vô (L’Être et le Néant-1943). Trần Đức Thảo, khai triển Husserl, viết về Thời tính- La Dialectique logique comme dynamique générale de la Temporisation (Biện chứng luận lý như là vận động tổng quát của Thời biến tính ), trong khi, từ cổ đại, Kinh Dịch 64 quẻ đã vạch tiến trình biến động của vạn hữu trong thời gian và không gian, nguyên lý sinh thành tiêu trưởng trong Dịch lý là một biện chứng trung đạo, không phải là nguyên lý mâu thuẫn huỷ diệt, đề-phản đề chống chọi nhau để tới hợp đề. Lão Tử viết: Đạo sinh Nhất, phân hoá ra Hai, Hai tổng hợp vào Ba, Ba sinh ra van vật. Vạn vật đội khí Âm, ôm khí Dương, quân bình hai khí để mà Hoà (Đạo Đức Kinh, chương 2). So với Biện chứng Hégel, thì Lão tử biện chứng theo kinh nghiệm hiện thực. Tổng chi, triết học Tây phương liên quan đến vấn đề tồn tại (Being), triết Đông liên quan đến vấn đề sinh thành (Becoming), Nhị biên lưỡng tính so với bất nhị pháp Đạo học Đông phương (tr.177, Nguyễn Đăng Thục).

TRIẾT HỌC CHÍNH THỐNG

Suốt 40 năm bị sở tri chướng và điên đảo tưởng, chấp kiến Tâm Vật nhị biên, Trần Đức Thảo vẫn chưa vượt thoát sang bờ phá chấp, giải thoát, dẫu có nhìn ra cái sai trái của Hégel, Marx, dẫu có triển khai Hiện tượng luận Husserl, thì ông cũng không có khả năng tổng hợp Đông Tây để đi tới một lâu đài triết học đẹp đẽ thời toàn cầu hoá. Muốn xây dựng lâu đài mới, tổng hợp, mà bỏ qua Đạo học Đông phương, thì cũng lại luẩn quẩn quanh tháp Eiffel mà thôi, chẳng ân ích gì cho Việt Nam, cho thế gian đang ngao ngán ý thức hệ, đang vùng dậy thoát ly sở tri chướng của những triết gia đã ngộp thở trong núi sách lại toan lôi kéo thế gian xuống vũng lầy chữ nghĩa fou rire của mình. Thế giới Anh-Mỹ phát triển nhân bản, tự do dân chủ, pháp trị nghiêm minh, kinh tế phồn thịnh, mà không cần tới triết gia, họ tự hào chỉ có worldly philosophers, những đầu óc thực tiễn có tài kinh bang tế thế, khác xa với văn hoá Pháp, Nga …

Nhắc lại TĐ Thảo cũng không thừa, vì Triết học thời nào, ở đâu, cũng vẫn nhằm 3 mục đích trí thức hữu ích: Phê bình tư tưởng- Tìm hiểu chân lý- Tìm một đạo sống cho ra sống, hay như Winston Churchill suy ngẫm: Sau này nếu có đế quốc thì đấy là đế quốc của tư tưởng, đế quốc của tâm trí (empire of ideas, empires of mind ) (4)

Trong bối cảnh VN giữa cuộc toàn cầu hoá, điện tử kết mạng, triết học chính thống như thảo án Lý Đông A, vẫn có khả năng và vẫn cần để dập tắt ngọn lửa mê tín vọng niệm thế gian (Superstition sets the whole world in flames, Philosophy quenches them-Voltaire). Một hướng đi nhân đạo, nhân bản, nhân chủ, chỉ đạo đứng đắn kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục, sẽ là ánh sáng soi đường toàn cõi Đông Nam Hải vậy.

© Hạ Long Bụt Sĩ Lưu Văn Vịnh

Nguồn: Chuyển Hoá
————————–
CHÚ THÍCH

1-Lời bình về chủ trương xã hội của Winston Churchill : Chủ nghĩa xã hội là một triết lý thất bại, lòng tin mù quáng, là giáo đường sân hận ghen tỵ, dính kèm đó là sự chia đều nghèo đói khốn khổ (Socialism is a philosophy of failure, the creed of ignorance and the gospel of envy, its inherent virtue is the equal sharing of misery-Brainy Quotes). Tả phái CS rất mạnh ở Pháp thời 1950-70, khiến nhiều trí thức VN bị mắc bẫy, cộng thêm lòng ghen tức với Anh Mỹ của dân Pháp, tuyên truyền của KGB, đã gây ảnh hưởng tai hại.

2-LÝ ĐÔNG A (1920-1946?) tư tưởng gia đưa ra nguyên lý TỔNG THỂ và HƯỚNG THƯỢNG: Nền Triết học chính thống- Chu tri Lục 6- Chìa khoá của Thắng nghĩa, là những bài giảng chính về tư tưởng và Triết học trong Duy Dân Thảo Án Quốc Sách Toàn Pho; Ám Thị Biểu là bản tóm lược Duy tâm, Duy vật, Duy sinh (như Tam dân) và Thắng Nghĩa Duy dân, một công trình đãi lọc, quy nạp diễn dịch thông suốt, độc đáo. Lý Đông A là vị viết về Triết học Đông Tây đầu tiên của VN, ông thấu đáo các triết thuyết giữa thời cao điểm Ý thức hệ, ông đã vượt thời đại để xây dựng một Thảo Án tư tưởng cho [những] năm 2000.

Trong Sử quan Duy Dân, sự xuất hiện loài người trên trái đất là do Cực Chất – các nhân tố sinh hoá đầu tiên, đặc thù của mỗi loài. Rất có thể đây là Stem Cells hay Genomes DNA mà Lý Đông A viễn kiến.

Ông tiên liệu sau Thế chiến II, các nước sẽ thất bại trên hoà bình, Tầu luôn có tham vọng chiếm Việt, Hàn, chiến tranh kinh tế sẽ xảy ra, cho nên ta cần tiến tới Dân chủ xã hội, bình sản (Huyết Hoa/Xuân Thu/Dân chủ- tr.90). Lý Đông A nhận định: Nuôi tâm sinh thiên tài, nuôi óc sinh nhân tài, nuôi thân sinh nô tài, tịnh hoá Thân Khẩu Ý. Kỳ tài Lý Đông A thấu hiểu Kinh tế, Y học, Quản trị, Giáo dục, Triết học, Thế giới sử, Văn hoá thế giới…ở tuổi 14-26, quả là siêu phàm, đạt tuệ giác thông quán.

Bản Ký Trình, viết tay của Nguyễn Tường Tam khoảng 1945-46, thống nhất các đảng phái quốc gia, Quốc Dân Đảng, Đại Việt QDĐ, ĐV Dân chính… đồng thuận lấy Duy Dân chủ nghĩa làm căn bản và lý tưởng thực hành, lập Duy Dân Học Xã để huấn luyện (tr.296, Kỷ Yếu TLVĐoàn).

3-Thỉnh thoảng, TĐ Th. viết đề tài VN: Tìm hiểu giá trị văn chương cũ, Bài Hịch Tướng Sĩ, Truyện Kiều…

4-Penser critique-Trouver la vérité-Le but est d’apprendre à bien vivre-( Philosophies de notre Temps-p.2-Jean Francois Dortier –Chủ bút tạp chí Khoa Học Nhân Văn Pháp- Sciences Humaines).

THAM KHẢO CHÍNH

Philosophie de notre temps Editions Sciences Humaines- 2000- par J.F.Dortier Atlas de la Philosophie P. Kunzmann, F.P.Burkart, F.Wiedmann-La Pochethèque-Dịch từ Đức ngữ sang Pháp ngữ của Zoé Housez, Stephanie Robillard
Des nouvelles idées en philosophie par Denis Huisman, Serge Le Strat –ed. Reitz 1987

Heidegger and Asian Thought edited by Graham Parkes-UN. Of Hawaii Press 1990
The Story of Philosophy by Bryan Magee-DK Publishing 1998

Buddhist Cosmology-Philosophy and Origines by Akira Sadakata-Kosei-Tokyo 1997
Psychology and the East by C.G. JUNG translated by R.F.C. HULL-Princeton Un.Press 1978 ed. 1990

Discussion des Conceptions du Vitalisme en Philosophie ( Mémoire- D.E.S. 1970-162 pages) -Lưu Văn Vịnh

Đức Đạo Kinh -bản dịch Huỳnh Kim Quang- Viện Triết Lý VN & Triết học Thế giới 1994

Triết Lý Đối Chiếu – Nguyễn Đăng Thục- Nhị Khê xb 1973

Sử Cương Triết học Ấn Độ – Thích Quảng Liên-Đại Nam xb 1965

Triết lý Lý Đông A-Triết lý Tổng thể Duy nhân- Phạm Khắc Hàm-Diễn Đàn Địa Lý Nhân Văn VN 1998

Trần Đức Thảo- Những Lời Trăng Trối – Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê-2014 Tổ hợp Xb Miền Đông

Kỷ Yếu Triển Lãm Hội Thảo về Báo Phong Hoá Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn Người Việt xb 9-2014
________________
Butsi LVV
(26/9/2014)

2 Phản hồi cho “Tập đại thành Lý Đông A và lâu đài tư tưởng bất thành của Trần Đức Thảo”

  1. NGÀN KHƠI says:

    NÓI VỀ KHOA HỌC VÀ TRIẾT HỌC

    Khoa học và triết học đều là sản phẩm của nhân loại trong cuộc sống trên hành tinh trái đất. Cả hai đều được hình thành nên ngay trong đời thượng cổ, đặc biệt nơi nền văn minh phương Tây. Khoa học và triết học như vậy có cùng nguồn gốc, cùng xuất phát điểm, cũng như đã từng gắn bó với nhau trong một thời gian rất lâu dài. Tính cách của cả hai đều trên cơ sở duy lý, đó là sở trường nghiêng về phương Tây trong quá khứ hơn là nghiêng về phương Đông, nên thực chất trong quá khứ phương Đông chính yếu chỉ có đạo học mà it có khoa học hay triết học như kiểu phương Tây.

    Khoa học nói chung chủ yếu là khám phá thế giới khách quan. Triết học ngược lại nhằm khám phá thế giới chủ quan, tức một đàng là thế giới vật chất, tự nhiên, còn một đàng là thế giới tư duy, thế giới nhận thức của con người. Nói khác hơn, khoa học luôn dành về phần mình cái gì cụ thể. Trái lại mọi cái gì trừu tượng, như tư duy hay chân lý trừu tượng, cái đó khoa học cụ thể đành chịu và phải nhường lại cho khoa học duy nhất trừu tượng, đó chính là triết học.

    Như thế nói khác đi, khoa học và triết học chỉ là hai mặt của một vấn đề là năng lực nhận thức về thực tại nói chung của ý thức nhân loại. Nhận thức về cái cụ thể, đó là khoa học; nhận thức về cái trừu tượng, đó là triết học. Nhưng cái cụ thể thì có mọi nơi trong tự nhiên, chỉ duy cái trừu tượng là có trong ý thức, tư duy của con người, hay cái gì đó vượt lên trên cả thế giới tự nhiên. Bởi thế chủ nghĩa duy vật chỉ là thứ khoa học đường cụt, trái chiều, trái khoáy, vì đối với khoa học khách quan, vật chất, tự nhiên nó trở thành thừa, chỉ là một loại quan điểm thuần túy mà chẳng có ích lợi gì cụ thể cả.

    Trái lại triết học đích thực nói chung thì không thể là quan điểm duy vật. Bởi nếu thế thì chỉ đi vào con đường cụt, không còn có lối ra và không còn triển vọng hay giá trị gì nữa. Nên triết học chủ yếu là phải phân tích về năng lực nhận thức của con người, phân tích về tiềm lực trong tư duy con người. Đó chính là đầu mối manh nha của hiện tượng luận mà Husserl triết gia người Đức là ý nghĩa tiêu biểu nhất. Hegel cũng nói về hiện tượng luận, thế nhưng quan điểm hiện tượng luận của Hegel là quan điểm tư biện, không mang tính cách khoa học cụ thể, khách quan, đó chính là chỗ yếu của Hegel so với Husserl.

    Tuy vậy, nếu mục đích của khoa học là thuần túy khám phá cái gì vốn có, mục đích của triết học trái lại là ý nghĩa sáng tạo của nhận thức, của tư duy về cái gì vốn có. Có nghĩa giữa triết học và khoa học cụ thể (vật lý, sinh học …) không thể có sự thay thế lẫn nhau mà chỉ có thể có sự bổ sung cho nhau. Bởi vậy khi Mác đưa ra quan diểm duy vật biện chứng chỉ là sự nông cạn và ngu dốt, vì như vậy là đã triết lý hóa khoa học, triết lý hóa sự vật khách quan một cách không đúng chỗ. Từ sai lầm nền tảng đó dẫn đến quan điểm duy vật lịch sử cũng sai hay nói chung toàn bộ học thuyết Mác là sai.

    Trần Đức Thảo thực sự chỉ là loại thùng rỗng kêu to. Vì ông Thảo không bao giờ là nhà triết học hay nhà khoa học đúng nghĩa mà ông ta chỉ là nhà học giả, và là nhà học giả theo quan điểm mác xít. Đó là lý do tại sao suốt cuộc đời Trần Đức Thảo chỉ nhằm nghiên cứu chủ thuyết Mác. Từ khi về Việt Nam năm 1946 cho tới khi quay lại Pháp khi ông ta đã gần chin mươi tuổi, những năm tháng ấy ở Hà Nội chỉ có giảng dạy và xiển dương duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mà chẳng có công trình gì đặc biệt về triết học nói chung cả.

    Có nghĩa bản chất của Thảo chỉ là một thầy giáo và người nghiên cứu cái gì đã có của người khác còn riêng mình khống sáng tạo ra được cái gì mới, không đóng góp được gì cho nhận thức của nhân loại về mặt khoa học hoặc triết học do chính đầu óc hay tư duy của Trần Đức Thảo tạo ra. Điều đó cũng đã được chính ông Thảo tự thừa nhận khi ông phát ngôn tác phẩm Những Lời Trăng Trối như là dấu mốc chấm hết cuộc đời mình. Bởi trong tác phẩm duy nhất sau cùng này, Thảo thừa nhận chính Mác là sai và cũng thừa nhận trong quá khứ mình hoàn toàn sai. Như vậy Thảo đã phủ nhận bản thân mình khi ông còn sống và rao giảng Mác, và phủ nhận thêm một lần nữa khi cuối đời ông mới nhận thấy ra được rằng Mác là sai.

    Nói chung Thảo không hề có tư tưởng riêng của mình. Những gì gọi là tư tưởng của ông thực chất chỉ là tư tưởng của Mác. Trần Đức Thảo thực sự chẳng khác một ông đồ, tức chuyên môn đồ lại tư tưởng của người khác mà đó không ai khác hơn là Mác. Cho nên khi học hiện tượng luận Hegel hoặc Husserl, Mác không phải đọc theo quan điểm của những người này mà đọc theo quan điểm điểm của Mác, tức là theo quan điểm của Trần Đức Thảo. Người ta bị bé cái lầm là như thế. Bởi cứ nghĩ rằng chắc ông Thảo phải ghê gớm lắm mới nhận xét phê phán về hiện tượng học của Sartre và của Husserl. Nhưng đó chẳng qua Thảo chỉ vác ngọn dáo duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác từng trao cho ông ta để đi đâm túi bụi người khác vậy thôi.

    Cho nên nói khoa học và nói triết học không thể nói kiểu tay ngang hay kiểu nhà biên khảo thuần túy, mà phải nói theo sở trường chuyên môn và phải nói theo tư duy hiểu biết sáng tạo, tự chủ của riêng mình. Kiểu nói của Phạm Công Thiện trước đây là kiểu nói tay ngang, còn kiểu nói của Trần Đức Thảo cũng chỉ là kiểu nói nói của người học giả, thì còn làm sao tiếp cận được với chân lý khoa học và triết học khách quan nói chung được. Chính thói quen thùng rỗng kêu to của nhiều người Việt Nam từ trước đến nay nên khó đưa đến được những nhà tư duy, những nhà khoa học mọi loại thật sự xứng đáng với tầm cỡ thế giới và nhân loại là vì thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (03/6/16)

  2. NON NGÀN says:

    HAI ANH

    Việt Nam từng có hai anh
    Thảo Trần là một Hồ Tường là hai
    Hai anh tưởng quả kỳ tài
    Hóa ra cũng kiểu con ngài trong nong
    Xe tơ kéo kén lòng vòng
    Cuối cùng cái kém cũng lòi đuôi ra
    Thật là thẹn với Đông A
    Người tài như vậy quả ra người tài !
    Bởi khi tài ở trên đời
    Tự mình độc lập theo người mà chi
    Trước sau Tường, Thảo ích gì
    Lăng xáng bốc Mác nhiều khi tận trời
    Cái đuôi nay lộ hết rồi
    Hai anh khùng lại tưởng mình hay ho
    Quả Tường quả Thảo bày trò
    Nhưng mà nghĩ lại cũng cho ai nào
    Bởi chi cũng thứ con ngài
    Cho mình là chính dễ gì con voi
    Việt Nam nhiều kẻ loi choi
    Nên nào dễ mấy ai người vĩ nhân !

    ĐẠI NGÀN
    (06/10/14)

Leave a Reply to NGÀN KHƠI