Ðổ máu cho tự do dân chủ
Nhiều người Thái Lan lại chết vì khát vọng dân chủ. Lần sau cùng dân Thái Lan đổ máu là trong những cuộc biểu tình năm 1992. Những người đã chết vì tự do dân chủ đó không chết uổng. Sau đó, đời sống chính trị đã thay đổi và đạt được nhiều tiến bộ. Một bản Hiến Pháp mới được ban hành. Nhiều định chế được thiết lập để kiểm soát chính quyền, ngăn chặn tham nhũng, không cho quân đội can thiệp vào việc chính trị như trước đó nữa. Từ 1992 đến năm 2006, Thái Lan là một quốc gia tự do dân chủ nhất Á Châu.
Năm 2006, quân đội lại đảo chính để lật đổ ông Thủ Tướng Thaksin Sinawatra, nhưng các tướng lãnh đã trao trả quyền hành cho các chính phủ dân sự. Những người ủng hộ ông Thaksin tiếp tục chống chính phủ, mặc dù chính ông ta đã lưu vong, và bị kết án về tội tham nhũng, lạm quyền. Hai phe chống và thân Thaksin thay phiên nhau biểu tình. Có lúc phe chống Thaksin mặc Áo Vàng chiếm phi trường, cho đến khi một thủ tướng thân Thaksin phải từ chức. Quốc gia từ từ rơi vào tình trạng hỗn loạn, cho tới những cuộc biểu tình Áo Ðỏ kéo dài trong 2 tháng qua, kết thúc vào sáng Thứ Năm, 20 Tháng Năm, 2010, khi quân đội bắn chết nhiều người và các lãnh tụ biểu tình chịu đầu hàng để tránh đổ máu thêm.
Những cuộc biểu tình năm 1992 quy tụ dân trung lưu thành phố, rất nhiều sinh viên, học sinh, đông đảo hơn năm nay và ôn hòa hơn. Có lúc 200 ngàn người đi biểu tình tiến tới trụ sở Quốc Hội. Khi bị quân đội ngăn không cho qua cầu, các thanh niên biểu tình chống lại bằng cách nổ xe gắn máy, quay ống phun khói về phía những người lính cầm súng đứng dàn hàng. Năm nay, số người biểu tình chỉ dưới 10 ngàn, đa số từ nông thôn miền Bắc và Ðông nước Thái Lan cùng với một số dân nghèo ở Bangkok; nhiều người có võ trang súng, lựu đạn, có lúc họ đã bắn cả vào những người lính cứu hỏa. Trong đám biểu tình cũng len lỏi nhiều phần tử bất hảo, lợi dụng để trộm cướp.
Tuy những cuộc biểu tình năm nay khác lần trước, nhưng ý nghĩa và hậu quả sẽ không kém quan trọng. Nhiều người dân Áo Ðỏ biểu tình vì bất mãn với chính quyền và họ có những quyền lợi chính đáng phải đòi hỏi, không khác gì năm 1992. Những người Thái đã chết trong những ngày qua sẽ được hậu thế ghi nhận là họ đã chết vì khát vọng tự do dân chủ. Các cuộc biểu tình còn tiếp tục ở các tỉnh, miền Ðông và Bắc Thái Lan cho thấy các khát vọng tự do dân chủ có thật. Nước Thái Lan sẽ phải thay đổi. Ðời sống chính trị sẽ phải cởi mở hơn, chế độ dân chủ cần tạo ra những thành quả cụ thể hơn đối với nhiều nông dân, những người đã bị bỏ quên trong những thập niên qua. Nhờ những người bị đổ máu mấy hôm nay, đa số nông dân sẽ được hưởng những quyền lợi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế, mà trước đây dân thành thị đã phải tranh đấu cho họ.
Nhưng nói như vậy không phải để đổ hết tội lỗi cho chính phủ Thái Lan hiện nay. Họ chỉ làm những việc không thể tránh được; sử dụng quân đội khi không thể thỏa hiệp với những người biểu tình bạo động. Trong quá trình xây dựng Dân Chủ ở một quốc gia, tại những khúc quanh thường gây ra đổ máu, lịch sử các quốc gia tự do dân chủ phần lớn đều cho thấy như thế. Trên thế giới chỉ có nước Mỹ là sau khi chế độ dân chủ được thiết lập, không có một cuộc đảo chính nào xóa bỏ Hiến Pháp, thay bằng Hiến Pháp mới. Có lẽ vì dân Mỹ trong 200 năm qua được thừa hưởng một lục địa giàu tài nguyên. Các vụ tranh chấp quyền lợi ở Mỹ không gay go, nặng nề, như ở các nước mà dân số đông, phải sống chen chúc hàng ngàn năm, chia nhau những tài nguyên có giới hạn. Tuy vậy, ở nước Mỹ vẫn xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu vì những xung đột quyền lợi kinh tế.
Vậy nguyên nhân nào gây ra những biến cố gần đẫm máu ở Thái Lan trong thời gian qua?
Cựu Thủ Tướng Thaksin Sinawatra chịu trách nhiệm lớn nhất. Có thể tin lời tố cáo của chính phủ Thái rằng chính ông Thaksin đã thúc đẩy những người ủng hộ ông tổ chức biểu tình, chính một lãnh tụ biểu tình cho biết họ được ông ta tài trợ. Ông Thaksin lại ngăn cản không cho các người điều khiển cuộc biểu tình Áo Ðỏ thỏa hiệp sau khi Thủ Tướng Abhisit Vejjajiva đã đồng ý sẽ giải tán Quốc Hội và bầu cử lại vào Tháng Mười Một năm nay.
Nhưng ông Thaksin không phải là nguyên nhân duy nhất khiến cho nhiều người dân Thái đi xa hàng ngàn cây số về thủ đô biểu tình đòi chính phủ từ chức. Người dân vùng Ðông Bắc có nhiều lý do đích thực khi ủng hộ ông Thaksin. Bởi vì từ nhiều thập niên qua, nông dân đã bị giới lãnh đạo chính trị trong nước bỏ quên. Nhiều người Áo Ðỏ biểu tình cũng công nhận ông Thaksin có tham nhũng, lạm quyền, khi làm thủ tướng. Nhưng chính ông ta, một chính trị gia xuất thân từ miền Bắc Thái Lan, đã là vị thủ tướng đầu tiên đem lại những lợi ích thiết thực cho nông dân. Ông đã mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế cho toàn thể dân chúng, lần đầu tiên các nông dân chỉ phải trả mấy đô la Mỹ cũng được khám bệnh. Ông cũng tổ chức mạng lưới tín dụng nhỏ, cho nông dân được vay vốn ngân hàng, do chính phủ cung cấp. Ðó là những thứ “xa xỉ” mà trước đó chỉ dân thành phố được hưởng.
Có thể nói ông Thaksin đã “đánh thức” nông dân Thái Lan dậy, để họ thấy có quyền được hưởng những thành quả của chế độ dân chủ và sự phát triển kinh tế của nước Thái Lan. Nếu không có ông, chắc nông dân Thái Lan phải chờ nhiều năm để nuôi ý thức về các quyền lợi của họ. Sau khi ông ta bị lật đổ, các chính phủ sau đều tiếp tục các chính sách đó, nhưng người dân nông thôn đã coi Thaksin là người hùng của họ, và họ thấy những lợi ích ông ta mang lại quan trọng hơn là những mánh khoé làm giầu mang lại cho gia đình ông hàng tỷ Mỹ kim trong thời gian ông nắm quyền. Các chính trị gia khác có thể trong sạch hơn, nhưng không làm được như ông Thaksin.
Ông Thaksin là người được hưởng những thành quả của các cuộc tranh đấu đòi dân chủ trước kia, đặc biệt là những cuộc biểu tình năm 1992 và năm 1997, đưa tới các bản Hiến Pháp mới. Chính nhờ xã hội trở thành dân chủ hơn mà ông Thaksin leo lên được ghế thủ tướng. Nhưng các cuộc tranh đấu trước, nhiều lần cũng đổ máu, chỉ mang lại lợi ích cho dân thành phố, nơi người ta có trình độ học vấn cao và được thông tin đầy đủ hơn vùng thôn quê. Một lớp trung lưu thành hình ở thủ đô và các tỉnh, họ tranh đấu thiết lập và bảo vệ các định chế dân chủ nhưng họ không quan tâm đến việc chia sẻ các thành quả của quá trình dân chủ hóa đó cũng như sự tiến bộ về kinh tế với các đồng bào của họ ở các vùng thôn quê xa xôi. Thaksin đã sử dụng các định chế chính trị và kinh tế mà chế độ dân chủ thiết lập để mang lại những ích lợi mới cho nông dân; đó là điều mà các chính phủ Thái Lan trước kia không làm.
Cho nên, không thể nói các cuộc biểu tình Áo Ðỏ gần đây chỉ do một cá nhân ông Thaksin Sinawatra gây ra. Vì vậy, muốn tránh những cuộc biểu tình khác diễn ra tại các thành phố lớn ở Thái Lan, nhất là vùng phía Bắc và phía Ðông, để tránh không rơi vào một cuộc nội chiến, thì chính phủ Thái Lan phải tìm các giải đáp chính trị để yên lòng những người đang bất mãn
Từ trước đến nay, mỗi khi nước Thái Lan có biến loạn thì người ta lại trông vào Vua Bhumibol Adulyadej ra tay can thiệp. Năm 1992, sau khi người biểu tình bị bắn chết, Vua Thái Lan đã lên tiếng chỉ trích cả các lãnh tụ biểu tình và chính phủ quân nhân. Họ đều nhận lỗi, và các tướng lãnh từ chức, một chính phủ dân sự ra đời, tổ chức bầu cử và soạn một bản Hiến Pháp mới. Vua Thái Lan được mọi người kính trọng, cho nên dù theo Hiến Pháp ông đứng ngoài chính trị nhưng vẫn có một địa vị rất quan trọng.
Nhưng năm nay, Ðức Vua Bhumibol đã 82 tuổi và nằm bệnh viện từ nhiều tháng qua. Ðiều khó khăn nhất cho ông năm nay là chính những người thân cận của ông lại ra mặt chống Cựu Thủ Tướng Thaksin từ lâu. Những cuộc biểu tình chống Thaksin trước đây đều mặc Áo Vàng, mầu của hoàng gia, và được mặc nhiên công nhận.
Chính vai trò của vị vua quá mạnh, trong một chế độ quân chủ lập hiến, là một nhược điểm của hệ thống chính trị tại Thái Lan. Người ta không thể đổ lỗi ở nhà vua, ngược lại, chính ông đã sử dụng vai trò đó để giúp nước nhiều lần khi cần giải quyết các xung đột chính trị phe đảng. Nhưng một quốc gia dân chủ không thể để cho một cá nhân (ông vua) hay một định chế (hoàng gia) đóng vai trò quan trọng vượt lên trên các định chế khác như vậy. Ðó không phải là một hiện tượng lành mạnh. Nhất là trong thời gian này, khi hoàng gia còn đang lo vấn đề kế vị nhà vua. Con đường thoát của Thái Lan hiện nay nằm trong tay các nhà chính trị. Nếu họ biết bày tỏ thái độ hòa giải đối với những người chống đối, và tìm được các biện pháp cụ thể, thì nước Thái Lan sẽ thoát nạn.
Thái Lan phải có một bản Hiến Pháp mới, Hiến Pháp thứ 18 kể từ năm 1932 khi thành lập chế độ quân chủ lập hiến. Trong Hiến Pháp đó phải củng cố vai trò của các định chế do pháp luật quy định, và hợp lý hóa vai trò của nhà vua trong đời sống chính trị.
Nhưng dù Hiến Pháp được soạn thảo ra sao, chế độ dân chủ ở Thái Lan sắp bước qua một quãng đường mới. Chế độ dân chủ không thể chỉ quan tâm đến hình thức mà phải thể hiện qua các chương trình cụ thể của người cầm quyền, để mọi người dân được tham dự. Chính sách quốc gia phải tạo bình đẳng về cơ hội cho toàn dân và mang lại những lợi ích tốt nhất cho những người yếu kém nhất trong xã hội.
Ðược như vậy, thì những người dân đã chết trong những cuộc biểu tình vừa qua không chết uổng. Người ta không thể chờ sống tự do dân chủ như nằm chờ sung rụng. Muốn hưởng các thành quả chế độ dân chủ mọi người phải tranh đấu.
Nguồn: Nguoi-viet.com
Toi da doc nhieu bai bao va cho rang day la bai bao hay nhat nam qua da dang tren bao nay. Xin moi ban doc theo doi:
” Cuộc chiến tranh đã đi qua 35 năm nhưng đề tài về cuộc chiến này hình như vẫn dài dòng và không có kết thúc, mặc dù người thắng và người thua đều khẳng định muốn vứt bỏ nó phía sau lưng nhưng trong thực tế không hề dễ dàng như thế. Chỉ nói riêng về đề tài ông tướng Nguyễn Cao Kỳ, vị phó tổng thống Việt nam cộng hoà một thời oai phong có tiếng mà đến nay khi nhận định về ông ta mỗi người ở một góc độ nhìn khác nhau cũng đánh giá khác nhau về ông ta, thậm chí còn trái ngược nhau. Ví dụ: khi cuộc chiến đang lúc gay go quyết liệt nhất là năm 1972, máy bay Mỹ bị phòng không Bắc Việt bắn hạ nhiều, phi công bị bắt đầy Hiltơn-Hà nội, khiến Mỹ càng khó khăn hơn trong quyết định có ký hiệp định hoà bình với Hà nội hay không? Đặc biệt trong các phi công bị bắt, có nhiều người là con cái của các nhân vật chóp bu giầu có của chính phủ Mỹ, Tướng Kỳ đã đoán biết được Mỹ nếu không hoá giải được chuyện này tất sẽ phải bị sức ép đi đến ký hiệp ước này, bỏ rơi Việt nam Cộng hoà nên ông đã đích danh lập phương án táo bạo là nhẩy dù xuống Sơn Tây Hà nội, nơi đó chính là quê hương ông để giải thoát họ. Nhưng tình báo Bắc Việt không hiểu sao đã biết trước và di chuyển số phi công bị nhốt tại đây đi trước đó có 2 ngày cho nên quân nhẩy dù xuống Hà Tây mà không thành công sau vài phút đọ súng, họ đã phải rút nhanh mà không đạt được ý nguyện. Đúng như dự đoán của ông, hiệp định Paris về Việt nam đã được ký kết, bất chấp sự phản đối của chính thể Việt nam Cộng hoà.
Nhân viên sứ quán Mỹ tháo chạy khỏi Sài Gòn.
Lại nữa, khi Mỹ nhanh chóng rút quân khỏi Sài gòn, nhiều tướng tá Việt nam Cộng hoà hoang mang thì ông Kỳ và Thiệu vẫn to miệng nói se sẽ đập tan Cộng sản ở mọi nơi mọi chỗ và khi Việt cộng tấn công Ban-mê-thuột thì ông Thiệu trốn trước và cũng như đồng thời chỉ sau đó ít giờ ông Kỳ cũng cao chạy xa bay trong khi ông vẫn để lại bài diễn văn cho đài sài gòn đăng tải lời tuyên bố đánh thép của ông Ông kêu gọi những người lính Việt nam Cộng hoà chiến đấu đến giọt máu cuối cùng vì nền tự do và vì nhà nước Việt nam cộng hoà. Tất cả tướng tá mãi hai ngày sau, lúc đó người ta mới biết thực về chuyện hai ông này đã cao chạy xa bay, giờ ai có phương tiện gì thì đưa vợ con và người thân ra đi nhưng
Thiếu úy Ken Prater (sĩ quan vận chuyển của USS Midway), Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Tướng Ngô Quang Trưởng trên chiến hạm U.S.S. Midway (29/04/1975) Nguồn: midwaysailor.com/Ảnh Hải quân Hoa Kỳ.
biết bao người mải chiến đấu đã không còn phương tiện gì để chạy nữa, súng ống, đạn dược và biết bao phương tiện vũ khí vất đầy đường và Sài gòn dinh luỹ cuối cùng đã thất thủ. Người đau khổ nhất vẫn là người không đi kịp và cái giá họ trả là những ngài dài học tập trong các trại cải huấn để rồi 10 năm sau mới lần lượt ra đi làm lại cuộc đời ở bên kia đại dương xa lạ.
Những người bỏ chạy sau cùng khỏi Sài gòn 1975.
( báo Người Lao Động)
Người ta tự hỏi, ông Kỳ sao nói và làm trái ngược nhau? Và nhiều người đã cho rằng nếu không có lời kêu gọi tướng lính tự thủ, họ nếu không chiến đấu cầm cự với Cộng sản đang tiến thần tốc vào Sài gòn thì ông Thiệu và ông Kỳ cùng rất nhiều vị tướng tá làm sao trốn chạy an toàn cùng với vợ con và người thân của mình ra nước ngoài?
Những người chạy không kịp đã phải ra trình diện và sau đó vào trại cải tạo.
Lại nữa, nay khi nhiều người vẫn bàng hoàng tức giận cộng sản thì ông Kỳ và nhiều vị tướng tá khi thấy Mỹ bình thường hoá bang giao với Hà nội, họ đã về nuớc và tậu nhà, đầu tư làm ăn lớn. Người Quán Sát có dịp được một người bạn có dịp về thăm đất nước, được một người bạn nhân dịp đưa lên thăm Hà nội khi đi qua Chí Linh Hải dương đã giới thiệu về sân Golf hiện đại nhất mà ông Kỳ có cổ phần rất lớn tại Chí linh, Sao đỏ tỉnh Hải dương. Nếu có ai đi từ Hạ long trên đường qua Phả lại thì thấy rõ sân Golf này không thua kém bất kỳ sân nào tại Mỹ. Một người bạn khác ở Hạ long đã kể cho Người Quán Sát rằng, ông Kỳ còn đầu tư vào bãi biển ở Vân đồn bên bờ Bái tử long, Cẩm Phả và cả nhiều dự án ở phía nam. Như vậy, bất kỳ kế hoạch gì của Mỹ bang giao làm ăn với Hà nội thì ông đều có mặt đồng thời luôn và đều thành công. Nay ông được nhà nước Việt nam đánh giá rất cao và tặng bằng khen về tinh thần hoà giải hoà hợp dân tộc. Bài phát biểu của ông mới đây đăng trên báo Tuần tin tức và Vietnamnet đã khiến nhiều người dân trong nước đãcho ông là thức thời, có trách nhiệm với đất nước nhưng với các chiến hữu trước đây của ông ở hải ngoại thì cho ông là kẻ khôn lỏi, chạy làng bỏ bạn. Cách lý giải của ông Kỳ là ngồi đó khóc có ích gì, đất nước đã thống nhất, chiến tranh đã qua đi 35 năm thì sao không hoà hợp, hoà giải? Người Mỹ kẻ tử thù của Việt nbam cũng đã bắt tay hoà giải, bình thường hoá, thậm chí còn tiến tới quan hệ toàn diện và chiến lược thì tại sao chúng ta đều là người Việt lại không thể đi đến xoá bỏ hận thù, hoà giải dân tộc?
Ông NCK nhận bằng khen của Mặt trận Tổ Quốc, ảnh TuanVietnam
Những lý do, những lý luận và thực tế mà ông Nguyễn Cao Kỳ đã làm và bao giờ ông cũng đi những bước trước đều làm cho người Việt ở Hoa kỳ hay các nước thứ ba choáng và đều như đi bước trước nhanh vội không đợi chờ và cũng dứt khoát. Hình như ông chẳng để ý đến những ý kiến, những lời tức giận chửi của những người chiến hữu của ông xưa, ông đều để lại phía sau lưng mà ung dung ngồi nhấm nháp ly ca phê Ban mê Thuột ở Hà nội hay ăn bánh xèo ở một nhà hàng Huế hoặc uống ly cô-nhắc ở Sài gòn. Theo sau ông có ông Phạm Duy, cựu bộ trưởng bộ Văn hoá thông tin Việt nam Cộng hoà xưa, với cả một chương trình biểu diễn rất lớn và thành công vang dội tại nhà hát thành phố Hà nội. Nhiều người ở nước ngoài đã về Việt nam nhiều lần, tận mắt chứng kiến và kể những chuyện rất thực này nhiều người được kể cho nghe mà vẫn không tin hay không muốn nghe thì không biết, nhưng nếu ai không tin thì hãy về xem cho tận mắt, còn không muốn tin thì biết nói làm sao? Chắc là khi ai động vào vết thương thì đau không muốn nghe nó dù nó là thật. Giờ cũng nên để bạn đọc nghe vài lời từ chính ông Nguyễn Cao Kỳ trực tiếp nói ra qua trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnanet:
“ PV: Ông có thừa nhận một thực tế là chúng ta có thể xóa bỏ hận thù để bắt tay làm bạn với những nước đã từng xâm chiếm chúng ta, vậy mà việc hàn gắn người Việt với người Việt với nhau xem ra lại mất nhiều thời gian hơn thế?
NCK: Theo tôi, cả hai phía vẫn có thiểu số còn quá nặng về dĩ vãng, chưa có tầm nhìn về tương lai. Một người không biết nhìn về tương lai, thì họ chỉ còn sống và ôm dĩ vãng. Mà như vậy thì tư duy của họ vẫn mãi bị ám ảnh bởi những chuyện hận thù, chủ nghĩa hay phe phái. Chúng ta phải thực tế nhìn vào điều này: muốn hòa hợp thì rất không nên nói nhiều mà phải làm.
PV: Liệu có cách gì để chúng ta không còn phải mất thêm thời gian cho việc hòa hợp, hàn gắn với đa số những người Việt ở bên ngoài đất nước?
NCK: Chuyện quốc gia cũng giống như trong một gia đình. Những việc chung thì cần đánh tiếng để mọi người xúm tay vào làm. Tôi nghĩ đối với đa số người Việt ở bên ngoài thì sẵn lòng góp sức cùng trong nước. Với đất nước có gì phải ngại ngần. Vấn đề là họ cần được thông tin đầy đủ về tình hình và những nhu cầu thực sự mà nhà nước đang cần sự góp sức của họ. Hòa hợp dân tộc sẽ tập hợp được sức mạnh. Cứ đặt lợi ích dân tộc lên trên thì chúng ta tự khắc biết phải ứng xử thế nào cho hợp lẽ. Nhưng khi đã kêu gọi thì cũng phải tạo điều kiện thoải mái cho người ta về. Lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau.
PV: Theo ông, 35 năm có quá dài cho việc hòa hợp dân tộc, hàn gắn lòng người?
NCK: Để tìm được sự đồng thuận trong những vấn đề nhạy cảm như vậy thường không mấy dễ dàng. Tuy nhiên cứ đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu thì ta sẽ biết phải làm thế nào tốt nhất. Việt Nam bây giờ đã là một rồi. Đứng trước tương lai của đất nước, chúng ta phải sớm xóa bỏ hận thù và đoàn kết lại. Cuộc chiến tranh khốc liệt đã khiến cả triệu người ở cả hai bên chiến tuyến hy sinh, thì đó là một chuỗi oán thù chồng chất, không phải chỉ ở một phía. Chỉ có hòa hợp dân tộc mới giải quyết được vấn đề.
Sân khấu chính trị và dư luận hai phía vẫn khác biệt nhau nhưng không phải là Mỹ và Việt nam mà là người Việt với nhau, vết sẹo chiến tranh nhiều khi đã lên ra non lại có thể bị cào ra toé máu khó lành. Ai là người yêu nước? Ai là người bán nước? Ai thắng, ai thua? và người ta tự dưng quyên rằng người gây ra chiến tranh tại đất nước này là ai? Mỹ và Chủ nghĩa Cộng sản có phải là tác giả của nó hay không? Nay họ ngồi lại với nhau, đi lại thân tình như bạn thân, còn hai người Việt làm công ăn lương cho họ thì tuy đã bỏ súng, vất áo mà vẫn chĩa tay, giơ nắm đấm và chửi rủa nhau như những ngày nào. Vậy nay là hoà bình hay vẫn chiến tranh? Sân khấu không có, kịch bản đã bị bỏ xó mà các diễn viên vẫn cứ múa may la hét như thường, còn hai người gây ra cuộc chiến thì mỉn cười cho rằng, những con gà chọi này vẫn còn say máu dù không có võ đài cho chúng nữa. Điều muốn nói sau cùng để lại vẫn là ông Nguyễn Cao Kỳ thức thời hay khôn lỏi đây? Nhưng sau nhiều đêm thức dậy chúng ta cũng phải tự hỏi mình rằng chẳng nhẽ cứ để mãi cảnh kẻ khóc người cười mãi sao? Một thế hệ đã khóc đã cười như điên như dại, nay có nên để con cháu chúng ta khóc lại cười như thế đến khôn cùng. Cha ông ta có câu: ” không ai nắm tay,lâu ngày đến sáng”, có lẽ nhận thức được sớm điều đó mà ông Nguyễn Cao Kỳ, ông Phạm Duy và nhiều người khác đã đi trước một bước để khỏi nắm tay, khỏi khóc than mãi chăng? Ba mươi lăm năm ấy biết bao nước mắt rơi vì sung sướng hạnh phúc hân hoan khi đất nước về một mối và cũng có biển nước mắt đầu buồn bởi chia ly và tủi hờn. Nhưng khóc mãi cũng phải cạn, mưa mãi cũng đến lúc trời tạnh đó là quy luật của thiên nhiên và của con người. Vậy bao giờ hai bàn tay từ hai người con đất Việt có thể nắm tay nhau trong hoà hợp và yêu thương?
Hà nội, ngày 25 tháng 4 năm 2010.
Nguyễn Quốc Việt.”
That la mot bai vier ly thu va de lai khoang san rong cho moi nguoi suy ngam theo y rieng cua minh ve dat nuoc Viet nam nay.
Nguoi Yeu Nuoc
Dân chủ phải trường kỳ tranh đấu,
Trong ôn hoà cho dẩu thiệt thòi.
Tình thâm nghiã nước giống nòi,
SONG MÂU vướn luỵ xét soi lấy mình.
Kẻ ngoại lực ngồi rình hưởng lợi,
Thế ngư ông ngồi đợi ngao cò.
Trong nhà xâu xé đôi co,
Tranh quyền CHÍNH NGHIÃ xây lò thiêu dân.
Rồng Tiên Hồng Lạc rẽ phân !!!