WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Công Bằng: Tiếng nói riêng của ngài Tổng thống Áo hay là tiếng nói chung của châu Âu?

Tiếng nói riêng của ngài Tổng thống Áo hay là tiếng nói chung của châu Âu?

Theo báo Đức, những lời tuyên bố: “EU đã sai lầm trong chính sách về Nga và Ukraina, và áp đặt những biện pháp trừng phạt mới chống lại Matxcơva là “ngu dốt và gây hại”. Tổng thống Áo Heinz Fischer đã tuyên bố như vậy trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn APA vừa qua”. Người ta cho rằng đây cũng là tiếng nói và quan điểm chung của tất cả các quốc gia khối châu Âu.

Tổng thống Áo nhận định, quan điểm cho rằng có thể đạt được những mục tiêu chính trị bằng phương tiện trừng phạt chống Nga, là “gây hại”. Theo ông, nền kinh tế Nga có dự trữ bền vững và mặc dù trừng phạt trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với Matxcơva nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề ở Nga sẽ chỉ dẫn đến những khó khăn mới cho tất cả, chứ không giúp giải quyết vấn đề tồn đọng.

Ông Heinz Fischer. Ảnh www.phj.at

Ông Heinz Fischer. Ảnh www.phj.at

Tổng thống Áo nhấn mạnh: “Tất nhiên, dưới góc độ lịch sử, sẽ là thiển cận và không đúng, nếu nói rằng hiện tượng xung đột hiện nay bùng phát chỉ do lỗi từ phía Nga, chứ không phải là sai lầm của châu Âu và các bên hữu quan khác”,

Tổng thống Fisher tuyên bố: “Theo lời Tổng thống Áo, Liên minh châu Âu đã đánh giá không đúng mức về độ hấp dẫn của đề xuất liên kết với Ukraina. Tổng thống Fisher cho rằng cần tạo điều kiện để Kiev xây dựng quan hệ đối tác cả với châu Âu cũng như với Nga. Tuy tổng thống Áo chỉ nói đến lãnh đạo châu Âu nhưng lời chửi mạnh mẽ này là nói tới tác giả đã xúi giục châu Âu phải hành động mà đau xót vì đang mất tiền lớn khi bị Nga trừng phạt phản đòn. “

Hiện nay đã có hầu như các nước châu Âu bất bình vì Mỹ ra lệnh cấm vận Nga và trang bị vũ khí cho Ucraina là phá hoại hòa bình ở nước này và sẽ thôi thúc Nga có lý do tiếp vũ khí hiện đại trang bị quân của vùng ly khai để họ đưa quân giải phóng Ucraina. Các quốc gia này đang rất chú ý tới ý kiến của Thành viên Duma Quốc gia nêu khả năng cung cấp vũ khí Nga tới Donbass. Nga có thể xem xét khả năng cung cấp trang thiết bị quân sự cho Donbass.

Trong tình trạng hiện nay, người ta lưu ý đến ý kiến vừa qua của hạ nghị sĩ Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng Duma cho biết ý kiến vào ngày Chủ nhật, khi ông bình luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ cho biếtWashington có thể chuyển toàn bộ các thiết bị quân sự hiện có ở Afghanistan cho Ukraina.

“Việc chuyển các thiết bị từ Afghanistan đến Ukraina là một bước làm rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ dẫn đến sự leo thang bạo lực ở đông nam Ukraina“, – ông Klintsevich nói với các phóng viên. Đây có thể là quyết định của Nga khi Hoa kỳ thực hiện việc ;àm tai hại này thành sự thật .

Ngay nhà báo Mỹ vừa lên tiếng cho rằng, dường như đang có “cuộc nổi dậy” của nguyên thủ châu Âu chống lại lệnh cấm vận Nga do Mỹ đưa ra. Đây là tựa đề bài báo sáng nay được báo chí châu Âu đăng tải: “Lãnh đạo châu Âu “nổi dậy” chống lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga”.

Bài báo viết: “Trong số lãnh đạo các quốc gia EU, báo giới châu Âu đang ghi nhận có cái gì đó “giống như cuộc nổi dậy” chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Ngày càng nhiều lời phàn nàn về lệnh cấm vận phản tác dụng này – cây bút chính luận Mỹ Patrick Smith viết trên tờ Salon.

Theo quan điểm của nhà báo Mỹ, bằng chứng của việc này là những tuyên bố gần đây của các lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Italia Matteo Renzi, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Martin Lidegor.

Theo ông Smith, tất cả những nguyên thủ này, bằng cách này hay cách khác, theo con đường chính thức hay những tuyên bố mang tính chất cá nhân, đang chứng minh rằng họ không ủng hộ chính sách trừng phạt mà Mỹ đang áp dụng đối với Nga, đồng thời gây ra những “tác dụng phụ” không mong muốn đối với châu Âu.

Chẳng hạn, Thủ tướng Italia đã tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt mới chống Liên bang Nga “hoàn toàn không cần thiết”. Còn lãnh đạo đảng Northern League của Italia – ông Matteo Salvini – cũng cho biết, châu Âu bắt đầu hiểu rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga là không có lợi.

Tuyên bố với hãng thông tấn Italia Askanews, ông Salvini cho biết, ngay cả Thủ tướng Italia Matteo Renzi cũng đã “tỉnh dậy từ giấc mơ” và cùng với các nguyên thủ châu Âu khác di chuyển từ quỹ đạo trừng phạt sang đối thoại với Nga.

Vừa qua, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng cho rằng, “không nhất thiết phải biện pháp trừng phạt mới”. Ông Hollande cho biết, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí duy trì hiện trạng đối với điện Kremlin với hy vọng Nga sẽ tôn trọng những quyết định của Ukraine, không vi phạm hiệp định ngừng bắn giữa các bên.

Về phía Đức, Thủ tướng Angela Merkel là nhà lãnh đạo tỏ ra cứng rắn, cam kết giữ biện pháp trừng phạt để tăng cường áp lực kinh tế với điện Kremlin nhưng ngược lại, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier lại bày tỏ quan điểm đứng về phía Tổng thống Pháp Hollande và các nhà lãnh đạo khác, lo lắng sự trừng phạt có thể gây phản tác dụng.

Ông Salvini nhận định, các biện pháp trừng phạt này hiện không chỉ làm tổn thương nền kinh tế Nga mà còn làm tổn thương đến cả nền kinh tế của các quốc gia trên và họ đã bắt đầu nhận ra điều đó. “Châu Âu đang mở rộng mặt trận của những người chống lại các biện pháp trừng phạt Nga. Đó là tin tốt lành” – ông Salvini nói.

Theo lời ông, nếu năm 2008 châu Âu từng đủ mạnh để đối phó với những vấn đề kinh tế, thì bây giờ họ đang hầu như chẳng còn sức lực gì nữa. Nhà báo lưu ý rằng những vấn đề này, cụ thể là sự “hỗn loạn” trên thị trường tiền tệ các nước láng giềng với Nga, đơn giản là bị các phương tiện truyền thông Mỹ phớt lờ.

Nhà báo Patrick Smith cho rằng sự phá hoại của lệnh trừng phạt ngày càng cảm thấy rõ ở bên ngoài nước Nga, cả châu Âu đang bị chia rẽ bởi lệnh cấm vận này. Bởi vậy, phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ là xu hướng tất yếu trong thời gian tới.

Ngoài ra, Nga cũng nhận được sự ủng hộ từ các nhà ngoại giao châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và thậm chí là cả quốc gia đang đàm phán gia nhập EU là Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ của các nước này không đồng ý với quan điểm của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, nhà báo Smith khẳng định rằng chính sách của Tổng thống Nga V. Putin nhận được sự cảm thông và thấu hiểu của nhiều người châu Âu.

Theo lời ông Patrick Smith, họ thừa nhận nhà lãnh đạo Nga có quyền cho rằng chủ quyền của nước Nga đang bị đe dọa và tiến hành các biện pháp đáp trả.”

Trước các diễn biến này chắc chắn lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ sẽ không được châu Âu hưởng ứng nhưng không muốn nói ra. Phản ứng của họ là lờ đi không muốn nói tới chứ đừng nói là làm theo, như vậy cũng tức là để nó không có hiệu lực hay nói một cách khác là nó sẽ chết.

Ngày 28 tháng 12 năm 2014

© Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

 

26 Phản hồi cho “Nguyễn Công Bằng: Tiếng nói riêng của ngài Tổng thống Áo hay là tiếng nói chung của châu Âu?”

  1. Thái Phong says:

    Đây là tin xấu đến với những kẻ vốn thành kiến Nga, mê tín Mỹ. Thân tặng các bạn đó mà tự nhận thấy thất bại vì đánh giá sự kiện quốc tế theo cảm tình bồng bột của mình.
    Nga bất ngờ từ chối bàn tay Trung Quốc chìa ra cứu [31.12.2014 06:23]
    Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/12 đưa tin, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Denisov đã nói với tờ báo này rằng, đúng là nền kinh tế Nga đang trong thời kỳ rất khó khăn, nhưng ông cho rằng Nga không cần bất cứ viện trợ khẩn cấp nào từ Trung Quốc, Nga và Trung Quốc cũng không có nhu cầu kết đồng minh.
    Kinh tế chỉ bị cảm cúm, sẽ nhanh khỏi
    Ông Andrey Denisov cho biết, Nga là một quốc gia lớn trên thế giới chứ không phải “đất nước loại hai”, mặc dù đồng rúp mất giá đã gây ra những khó khăn tạm thời cho người Nga nhưng không đến mức gây bất ổn xã hội.
    Khó khăn của nền kinh tế Nga đang gặp phải hiện nay cũng giống như con người bị cảm cúm, hơi khó chịu hơn bình thường một chút, chỉ cần chịu khó điều trị cảm cúm sẽ nhanh khỏi. Ông tin rằng Nga sẽ kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của mình.
    Đại sứ Nga nói ông không cảm thấy cái gọi là sụp đổ nền kinh tế Nga do đồng rúp mất giá như các nhà kinh tế học phương Tây vẫn nói. 10 tháng trước tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga chưa đến 1%, nhưng vẫn là tăng trưởng.
    Tuy nhiên cũng phải thấy rằng nền kinh tế Nga đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng, nguy cơ này không liên quan gì dến sự vận hành của thị trường mà là vấn đề mang tính hệ thống, nổi cộm nhất là cơ cấu nền kinh tế.
    Lâu nay Nga không có cách nào để điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu năng lượng. Mặc dù Nga khá phụ thuộc vào năng lượng, nhưng cũng chưa đến mức tạo thành khủng hoảng khi giá dầu thế giới giảm sâu.
    Mặt khác nhiều nước trên thế giới cũng phải đối mặt với tình trạng phát triển kinh tế như làn sóng, lúc lên lúc xuống. Chỉ cần khoảng 2 năm, nền kinh tế Nga sẽ khắc phục được những khó khăn hiện tại.
    Nga luôn cẩn trọng với Trung Quốc
    Bên cạnh đó, khi bình luận về hiện tượng cộng đồng mạng Trung Quốc dấy lên tranh luận Bắc Kinh có nên “viện trợ, cứu trợ” nền kinh tế Nga hay không, Andrey Denisov cho biết, Nga không cần bất cứ viện trợ khẩn cấp nào từ Trung Quốc, nhưng cần sự ủng hộ của Bắc Kinh.
    Dù Nga gặp khó khăn, quan hệ giữa Nga với Trung Quốc vẫn là bình đẳng cùng có lợi chứ không phải xin viện trợ.
    Thời gian vừa qua, Nga – Trung Quốc hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, tiền tệ. Tuy nhiên theo các chuyên gia phân tích Lịch sử cho thấy mối bang giao Xô – Trung trước đây hay Nga – Trung hiện nay hoặc phản ánh sự cạnh tranh nước lớn gay gắt hoặc thuần túy là mối quan hệ lợi ích, thiếu vắng niềm tin chiến lược và các giá trị chung.
    Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng Hải.
    Mặc dù Nga và Trung Quốc đã có những động thái đáng kể để thắt chặt mối quan hệ song phương, nhưng cả Bắc Kinh và Mátxcơva vẫn tự tạo ra những rào cản cho chính họ.
    Trong khi Trung Quốc không muốn phá vỡ mối quan hệ vốn mang lại nhiều lợi ích với phương Tây, thì Nga lại lo ngại bị rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc, qua đó mất dần vị thế trong mối quan hệ đối tác với Bắc Kinh.
    Bản thân Nga vẫn luôn cẩn trọng với tham vọng của người láng giềng ở châu Á khi Trung Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng, đặc biệt là với vùng Siberia giàu tài nguyên nhưng dân cư thưa thớt. Ở Nga, thời gian qua liên tục xuất hiện những cảnh báo về tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
    Theo báo chí phương tây ghi nhận thì tình báo Mỹ đã đánh giá sai kinh tế Nga, cung cấp dữ liệu không đúng đến tổng thống OBama khi cho rằng kinh tế nước này quá nửa phụ thuộc vào dầu hỏa, nhưng thực tế lại không phải vậy dù dầu khí vẫn đóng vai trò quan trong nền kinh tế Nga nhưng chỉ chiếm 16 % mà thôi. Cho nên, khi giá dầu xuống thấp thì chính các quốc gia sản xuất dầu thiệt nhất và sau đó là Nga và các nước châu Âu bị ảnh hưởng bởi sự trừng phạt của Mỹ đem lại, nhưng đòn trừng phạt chỉ có tác dụng ban đầu, nay đã không có tác dụng mà như nhiều nhà kinh tế Đức cho rằng, ông OBama và nước Mỹ đã hiến cho tổng thống Putin thấy sự chưa hoàn thiện của kinh tế Nga để mà điều chỉnh chính sách kinh tế của mình toàn diện hơn, vững chắc hơn. Còn lo lắng của Mỹ bây giờ chính là quân sự của Nga có sức áp đảo Mỹ và NaTo sau khi Putin tân trang vũ khí chiến lược cho quân đội mà không có địch thủ đó là hỏa tiễn chiến lược tầm xa và tầu ngầm tàng hình vô đối. Bà tổng thư ký châu Âu đã tuyên bố đã đến lúc chúng tôi rất muốn bình thường hóa với Nga và lịch sẽ gặp là đầu tháng giêng này.
    Con Nhật và Nam Triều tiên thì đã bỏ lệnh cấm vận nhưng thực ra là chẳng làm gì theo lệnh Mỹ. Canada là quốc gia giờ thấy bơ vơ nhất vì theo Mỹ trừng phạt kinh tế Nga, nay khó quay trở lại buôn bán với Nga mà buôn bán trước đây năm 2013 là 28 tỷ đô la. Các công ty của Canada nay đã mất chỗ.

  2. Trần Tưởng says:

    “Ngoài ra, Nga cũng nhận được sự ủng hộ từ các nhà ngoại giao châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và thậm chí là cả quốc gia đang đàm phán gia nhập EU là Thổ Nhĩ Kỳ. ”

    Hehehe … Thưa sư phụ Ng công Bằng !!! Nhận được mấy cái “ủng hộ” này ,có làm cho giá
    dầu thô tăng trở lại hay hối đoái của đổng Rúp tăng lên như cũ không nhỉ ? Rõ vớ vẩn !!!

  3. Trần giả Tiên says:

    Ui chà t/g Nguyễn Con Bò nầy viết bài không bao giờ dẫn nguồn những người đã viết và đã nói thì thật là khó thuyết phục, thêm nữa sau vài bãi viết cua Nguyễn Con Bò nầy thì tất cả chỉ là qui lổi cho Mỹ và đưa Bác Poo lên như thánh.
    Đúng là cháy ngu bác hù, cuối cùng là “trăng LX tròn và to hơn trang Mỹ”(!?)
    Híc, híc

  4. Trần Tưởng says:

    Xin đề nghị Ban điều hành của DCV trao giải thưởng cuối năm cho sư phụ Nguyễn công Bằng :
    giải nhất về năng khiếu viết bài diễu … dở .
    Trong cả 2 bài :”Liệu Nước Nga có khuất phục trước đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây?”
    và cả bài này . Ng công Bằng nhà ta hù dọa thiên hạ là đồng chí vĩ đại Pú-pù sẽ “tiến hành các biện pháp đáp trả.” . Xin hỏi anh NCB là Putin lấy cái đách gì để trả đũa phương tây ? Hổng lẽ xài quần
    xà lỏn ? Học thuyết quân sự mới của Putin tài thật chứ nhỉ !!!

  5. Mỹ đến ngay Taliban ở Afganitan còn thua phải cuốn gói không kèn không trống hôm qua sau 13 năm với tổn thất chết 13 ngàn lính và chi phí đến hơn 1.300 tỷ đô-la. Vậy với Nga thì sao có đủ sức mà hè. Chẳng qua xúi kẻ dại vào lửa thôi. Châu Âu không dại nghe Mỹ. Hãy đọc bài báo này thì thấy ông Công Bằng nói thật chí lý. thật đúng Công Bằng mà.
    Phương Tây bất ngờ xuống nước làm lành với Nga
    Cập nhật lúc: 17h53″ | 29/12/2014
    Theo Rewter – Các cường quốc phương Tây muốn tìm kiếm một lập trường chung thống nhất với Nga và chấm dứt phương pháp tiến cập đối đầu giữa hai bên vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Đây là tuyên bố vừa được người phụ trách chính sách đối ngoại của EU- bà Federica Mogherini đưa ra trên báo chí Italia.
    Ảnh minh hoạ
    Bà Mogherini phủ nhận việc EU có quan điểm khác biệt với Mỹ trong lập trường giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukaine.
    Những phát biểu mới nhất nói trên của bà Mogherini cho thấy một thái độ dịu nhẹ bất ngờ của giới chức phương Tây đối với Nga sau khi liên tục o ép, gây áp lực với Moscow bằng hàng loạt biện pháp trừng phạt.

    Bà Federica Mogherini – Cao uỷ phụ trách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) xác định Ukraine là một trong những cuộc xung đột hàng đầu gây lo ngại cho Châu Âu, đặc biệt liên quan đến những tác động từ cuộc khủng hoảng này đối với mối quan hệ của khu vực đồng euro với Nga.

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ la Repubblica của Italia, bà Mogherini đã đề xuất mở cuộc đối thoại trực tiếp với Moscow.
    “Một mặt, chúng ta nên tăng cường sự ủng hộ cho Ukraine – nơi tình hình kinh tế của nước này đang nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. Mặt khác, chúng ta cũng nên bắt đầu một cuộc đối thoại trực tiếp với Moscow về quan hệ giưa hai bên cũng như vai trò mà Nga có thể đóng trong các kịch bản khác của cuộc khủng hoảng”, bà Mogherini cho biết.
    “Thậm chí ở thủ đô Kiev, tất cả mọi người cũng đều đặt câu hỏi về việc cuộc xung đột hiện nay có thể chấm dứt như thế nào”, vị quan chức đối ngoại cấp cao nhất của EU cho biết đồng thời nói thêm rằng tình hình “rất khó khăn đối với Nga”. Bà Mogherini cho rằng, vì lợi ích của Nga, Moscow nên “hợp tác”.
    Đồng thời, bà Mogherini cũng bác bỏ ý tưởng cho rằng lập trường của EU trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine khác với đồng minh Mỹ.
    “Không có chuyện Châu Âu có lập trường mềm dẻo, đi ngược lại với lập trường cứng rắn của Mỹ. Ngược lại, các số liệu mới nhất cho thấy, thương mại giữa Nga và Châu Âu đang suy giảm trong khi thương mại giữa Nga và Mỹ đang gia tăng”, bà Mogherini đã chỉ ra như vậy.
    Cao uỷ chính sách đối ngoại của EU – bà Mogherini cho rằng, quan điểm của Washington đối với Nga trùng khớp với quan điểm của Châu Âu, nói thêm rằng “tất cả mọi người điều muốn thoát ra khỏi chuỗi đối đầu hiện nay”.
    Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU cũng xác định tình hình ở Trung Đông và Libya là những mối lo ngại chính của Châu Âu, chỉ ra rằng Nga đóng một vai trò quan trọng trên sân khấu quốc tế và có thể giúp giải quyết các cuộc xung đột đó.
    “Tất cả chúng ta đều biết Nga đóng một vai trò quan trọng không chỉ ở Ukraine mà ở cả Syria, Iran, Trung Đông, Libya”, bà Mogherini cho biết.
    Áo phản đối quyết liệt việc tăng cường biện pháp trừng phạt Nga
    Trong khi đó, Tổng thống Áo Heinz Fischer cảnh báo việc tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, miêu tả đó là bước đi “thiếu khôn ngoan và gây hại”. Cảnh báo này được ông Fischer đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wirtschaftsblatt.
    Phương pháp tiếp cận theo hướng áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga cho đến khi nước này “đủ yếu” để chấp nhận “các mục tiêu chính trị” riêng của EU là một sai lầm, ông Fischer nhấn mạnh.
    “Tôi ủng hộ quan điểm của những người cho rằng chúng ta đang đạt tới một giai đoạn mà việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga sẽ tiếp tục cản trở sự phát triển của nước này nhưng chẳng đem chúng ta đến một giải pháp thân thiện hơn”, ông Fischer cho biết, nói thêm rằng điều đó chỉ khiến mâu thuẫn và sự chia rẽ thêm sâu sắc.
    “Nền kinh tế Nga có một mức độ mạnh nhất định nhưng các biện pháp trừng phạt đã gây ra một số vấn đề đáng kể… một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Nga và một sự sụp đổ kinh tế sẽ chỉ tạo thêm ra nhiều vấn đề. Cánh cửa giữa Nga và Châu Âu vẫn mở trong lĩnh vực kinh tế”, Tổng thống Áo nhấn mạnh.
    Điều mà cuộc khủng hoảng ở Ukraine cần là những cuộc đàm phán quanh cải cách phi tập trung hoá, ông Fischer cho biết.
    “Những cuộc đàm phán nghiêm túc về việc thực hiện cải cách trong lĩnh vực phi tập trung hoá hay liên bang hoá cần phải được tiến hành và điều đó sẽ giúp cải thiện tình hình ở miền đông Ukraine – nơi cả hai phe đối địch đang sống chung với nhau”, ông Fischer nói thêm.
    Mối quan hệ giữa Nga với EU đang xấu đi nghiêm trọng kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên. Mỹ cùng với Liên minh Châu Âu luôn đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng và vì thế, họ đã liên tiếp tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
    Bất chấp những lời bác bỏ mạnh mẽ của Nga về sự can dự vào tình hình khủng hoảng ở Ukraine cũng như bất chấp việc phương Tây không đưa ra được bằng chứng thuyết phục chứng minh cho các cáo buộc của họ nhằm vào Moscow, Mỹ và EU vẫn quyết liệt theo đuổi chính sách trừng phạt. “Cuộc chiến” trừng phạt giữa Nga và EU đang khiến cả hai bên đều “ngầm đòn đau”. Khi nền kinh tế của Nga lao đao vì những đòn trừng phạt của phương Tây thì nền kinh tế Châu Âu cũng phải hứng chịu những tổn thất to lớn. Đi đầu là Đức mất ít nhất cũng là 47 tỷ sau đó là Pháp 26 tỷ và Ý 20 tỷ v.v…Đây là hậu quả mà giới chuyên gia phân tích và chính khách Châu Âu đã nhiều lần cảnh báo, nhắc nhở trước đó và nay các đòn trừng phạt tiếp theo của Hoa kỳ không còn được châu Âu để trong đầu mà trái lại bắt đầu phản đối mà phát súng nổ đầu tiên là Thủ tướng Áo và Hungaria. Chắc chắn lệnh này chết yểu. Còn chính quyền UCraina thì tuyên bố chính thức không đủ sức tấn công vùng ly khai và kêu gọi đàm phán. Tổng thống nước này đã đáp trả gay gắt khi nhiều nhà quân sự Mỹ phê phán ông là kém yếu, ông đã nói: “Nếu quốc gia nào hay ai đó có đủ sức tấn công vùng ly khai thì hãy vào đó mà nếm mùi, còn Ucraina đã muốn im tiếng súng và bắt đầu cho đàm phán”.
    Lời nói này ám chỉ Mỹ và tương lình NaTo.

  6. triết lý gia 0001 says:

    ……CSVN thã cái đám dư-luận-viên lên mạng…..bình luận lộn đầu xuống đuôi,cố tình làm ngu dân hải-ngoại,cái chiêu này CSVN đã từng chơi trong nước là hướng dư luận theo chiều…ngu để trị.Không chỉ vì một hai lời nói của vài chính trị gia hủ-lậu của châu-âu mà kết luận cả châu-âu là hủ-lậu.Đúng là hồ-đồ,chẳng lẻ Barack Obama và cả tổng thống Pháp François Holland lại không hiểu cái anh Putin nhà quê bị tụi quyền lợi nhóm mafia ở Nga xúi giục.Nói một cách bình dân dể hiểu…..Là khi tây phương đã cho Nga vào G8 tức là cạnh tranh bình đẳng mọi bên điều có lợi….Nhưng tụi tham nhũng ở NGa,y như tụi tham nhũng ở tàu-cộng hay CSVN chúng quen thói ăn cướp cạn hà hiếp dân quen rồi,nên chúng dở thói ăn cướp đất của Ukriana nên mới loạn thiên hạ là vậy,Gorbachop cựu bí-thư liên-xô củ đã già rồi nói xằng bậy là đừng ép Putin,nói ngược chính Putin nghe lời đám mafia Nga ép tây phương thì có…….THời này là thời nào mà đem quân đội đi cướp đất cướp thị trường theo kiểu xa xưa? Y như tụi tàu-cộng cướp biển đông?Tại sao Putin không lo bán dầu mỏ khí đốt giá cao để kiếm tiền,chắc tiền không đủ cho bọn Puitn và phe nhóm ăn tham nhũng,nên đi cướp đất chăng…..Tóm lại hành động Putin y như hàng động tập-cận-bình đi cướp biển đông vậy,nếu tây phương không trị putin hay trị tàu-cộng thì bọn Nga-tàu sẽ cướp đất cướp thị trường….đưa thế giới trở lại thời kỳ xa xưa là đem quân đi cướp đất.Gorbachev già rồi nói bậy bạ…….Putin cai-trị dân Nga là bằng tiền bán dầu mỏ khí đốt,rồi chia nhau ăn chứ chẳng có tài cán gì cả,giờ dầu mỏ bán ít tiền thì không đủ ăn,đồng rúp mất giá,kinh tế loạn….Ở đời không đi bênh vực ai lại đi bênh vực thằng ăn cướp,từ tàu-cộng đến CSVN đến tụi Putin điều na ná như nhau,rồi dân đen khôn hơn họ sẽ hiểu mà lập đổ…..Putin phải ra đi hoặc quay đầu phục thiện chỉ có vậy,tham nhũng quá rồi thành ăn cướp cạn…..nay kính.

    • Khanh H. says:

      Trúng ý tui quá!. Gởi Bác “Độc Cô Cầu Bại” 1 cái Like.
      Còn lai rai café Expresso không? Thân.

  7. Ngọc Thanh says:

    Pác suy đi thì cũng phải nghĩ lại. Tại sao phương Tây làm vậy? Bởi vì Putin ỷ lớn hiếp bé và ăn cắp đồ người khác mà không chịu trả. Nói theo kiểu dân gian là “đầu trộm đuôi cướp”. Trộm là vì lấy tài sản quốc gia (tham ô hàng tỷ đôla) làm của riêng mình. Cướp là vì xâm chiếm lãnh thổ (Crime) của Ukraina – một quốc gia có chủ quyền. Thử hỏi nếu TQ xâm chiếm đảo Phú quốc của VN thì sao nhỉ?

    Chơi theo đúng luật giang hồ thì nếu Nga xâm chiếm Crime thì phương Tây cũng phải đánh cho Nga bể đầu để nó nhả Crime ra mới thôi. Nếu cần thì chiếm luôn Nga… đó là chơi theo kiểu giang hồ, chơi theo kiểu ngày xưa khi vũ khí tối tân nhất chũng chỉ là loại súng đại bác bắn đi đừng nhát một. Ngày nay các cường quốc quân sự đã có hỏa tiễn hạt nhân đa nòng, bắn một phát trúng nhiều mục tiêu và mức độ tàn phá thì ghê ghớm. Dùng quân sự để trả đũa Nga không phải là lựa chon do tổn thất sinh mạng của nhân loại trên địa cầu và hủy diệt các thành quả của nhân loại. Hy sinh những thứ này để đánh bại Putin ư? Không! Mỹ và phương Tây không thích Con ngựa của thành Troy, chỉ vì một mỹ nữ mà gây khổ cho muôn vạn sinh dân. Vì thế phương Tây đã lựa chọn cô lập tài chánh để buộc Putin, thứ nhất là không được qua nhà người khác quấy rối, thứ hai là trả lại những gì đã ăn cắp (bán đảo Crime).

    Thế nhưng Putin vẫn chọn kiểu bully, ỷ lớn hiếp bé. Mặc dầu đã ăn cắp đồ không chịu trả, giờ còn cho đám đầu gấu qua nhà người ta quậy phá. Đứa bé Ukraina kêu cứu khắp nơi, nhiều khách bộ hành nghe rõ nhưng dửng dưng, ỷ mặc trách nhiệm cho phương Tây. Nếu phương Tây không can thiệp sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu – nước lớn có quyền xâm chiếm nước bé. TQ thấy tiền lệ đó là cơ hội tốt để xâm chiếm lãnh thổ của các nước nhỏ hơn -> thế giới tắc loạn!

    Dùng biện pháp cô lập tài chánh là biện pháp chẳng đặng đừng. Dẫu biết Nga chịu thiệt thòi rất lớn về kinh tế, nhưng một số quốc gia chủ chốt của châu Âu cũng thiệt hại kinh tế một phần, nhất là Đức, Pháp và ngay cả Anh quốc. Nhưng họ vẫn phải làm vì trách nhiệm chung. Họ không dồn Putin vào chân tường vì sợ ‘chó liều thì cắn bậy’ mà cánh cửa luôn để ngỏ để kêu gọi Putin thay đổi thái độ. Các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây chỉ áp dụng từng phần, từng đợt và theo từng cường độ, tùy vào hành động và thiện chí của Putin.

    Dân Nga khổ là do Putin gây ra, đó là lựa chọn của ông ta. Không phải dân Nga ngu khi ủng hộ Putin, mà vì thông tin độc quyền một chiều mà Putin đang có, đã gửi đi những thông tin sai sự thật để mị dân. Không có lý do gì để biện minh cho sự xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Dân Nga có biết điều này hay không, hay chỉ biết thông tin một chiều – kinh tế Nga suy sụp là do phương Tây phá hoại?

    Putin đang làm chủ quân cờ trên bàn cờ. Nếu thực sự ông ta có thiện chí, ngưng phá rối, trả lại đồ ăn cắp thì chắc chắn các lệnh trừng phát sẽ được dỡ bỏ và kinh tế Nga sẽ ổn định trở lại. Đây là điều phương Tây và cả thế giới mong đợi.

  8. Thanh Bình says:

    Để coi kẻ đi xâm lượt Láng giềng sẽ bị thế giới cấm vận có tỉnh ngộ ra không ?

  9. Austin Pham says:

    Cứ dùng lại nick của mình là Nguyễn Hoàng Hà, Bằng ạ! Không việc gì phải mắc cở với trăm họ trên mạng. Chả ai quan tâm đến đám…cô hồn như em. Mấy tên ngồi cùng bàn với em cũng đã ôm đầu máu mấy mươi lần mà chúng nó có…chết thằng nào đâu. Dầu gì thì em cũng là đội trưởng của đội du kích “xả”. Đừng bắt chước thằng ba thành, “bốn” rồi mà muốn kiếm cái tên cúng cơm cũng không có. Ráng nghe lời anh, đừng tạo cảm giác hoang mang cho Chưng Sơn, Nắn Sĩ mà hỏng việc. Dạo này tinh thần anh em mình xuống thấp lắm! có thằng giả làm chuột cống, lại có cháu dọa bỏ nghề để làm…ma cô. Anh xem mà cứ rớt nước mắt. Cho anh gửi lời chào văn hóa tới vợ và mẹ em nhớ!
    Ứ…ừ, Putin mà thoát con trăng này, anh…chết liền! Em chịu khó viết vài bài kêu gọi các chú các bác bên mặt trận tổ quốc góp ít “mấu” để cứu con gấu Nga. Hiện tại nó chỉ còn có cái quần thì phải. Thế các mẹ các chị đang “tập kết” ở bên đấy thì sao? chả nhẽ lại ngồi không xem Putin từ từ…tuột.

    • DâM dạy dỗ cu Bằng says:

      Phan văn Khải : Đù mờ nó… Việc mình thì biếng nhác, việc
      chú bác thì siêng! Pu tin hay Phu Tỉn thì mược cha nó.

      Thật ra Pu Tỉn nó chống Cộng Phỉ rất là..ghê! Nó mún
      phục hồi Nga La tư kha khá chút, chứ cái cờ đỏ máu me CS,
      thì Pu Tin nó đã đem…chùi…đít lâu rồi mà!.

      Em Công Băng nghĩ Putin cón hơi hướm CS ru ? Sai bét !

      Hay trở về cái nhà CS Bắc Kỳ… chúng nó đấu đá nhau vào
      giờ chót đấy… Và KHÔNG AI NGỜ… bên Tàu thó lò bàn tay
      sang để ” QUẬY tung tóe” Cộng Phì ra, chính là Tàu và Mỹ
      cùng…hợp đổng binh chủng để kết thúc thằng Bắc Kỳ đây!

      Này, Tàu đi với Mỹ thì sẽ là đại cường ăn chia thiên hạ, Tàu
      ôm thằng Bắc Kỳ làm gì, để sẽ mất phần ăn.= Hiểu ra chưa?

  10. Trúc Bạch says:

    He he he …

    Nước Nga của Putin song được với giá dầu $100 một thùng, nay giá dầu xuống còn $40, thì hỏi sao bác Poo không Poo ra quần ?

    Trong khi “bác Poo của các cháu ngoan bác Hồ” đang….Poo trong quần, và thay vì lo thay tã cho “bác Poo” thì ông Nguyễn Công Bằng lại chỉ biết dùng “miệng lưỡi” để giúp cho “bác …Poo” quên đi cái “hiện thực” chèm nhẹp của “bác ấy”.

    Tội nghiệp “bác Poo” và tội nghiệp cho Nguyễn Công Bằng !

Phản hồi