Nguyễn Công Bằng: Cuộc chiến cấm vận Nga ai thua, ai thắng?
Hoa kỳ đưa ra nhiều lần lệnh trừng phạt kinh tế Nga, Nga tung đòn trả đũa nhưng Mỹ không hề bị hại, chẳng bị gián đoạn mà trái lại, buôn bán vào Nga của Mỹ lại tăng trong khi đó châu Âu, những người theo Mỹ cấm vận Nga lại là kẻ thua thiệt nặng nề. Ngoài nước Đức thì Pháp là kẻ thua thiệt nặng nề nhất. Ngoài gần 30 tỷ Euro thiệt hại trong buôn bán với Nga năm 2014 bị cắt đứt thì thiệt hại nhất trước mắt và lâu dài của Pháp chính là để mất lòng tin của bạn hàng. Tổng thống Pháp cay đắng nhìn thấy sự thất bại từ việc không trao tầu chiến đã đóng cho Nga, do mất uy tín với khách hàng đưa lại khiến Nga đắc lợi từ thương vụ tàu Mistral đổ vỡ.
Ngoài khoản tiền phạt 3 tỷ USD Nga kiếm được từ hợp đồng tàu Mistral với Pháp đổ vỡ, Moskva còn kiếm được hợp đồng bán tiêm kích Su-30MKI cực lớn cho Ấn Độ.
Theo hãng TASS, Ấn Độ đang xem xét khả năng mua bổ sung tiêm kích Su-30MKI của Nga trong trường hợp hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đổ vỡ. Nguồn tin trên cho biết, đầu năm 2015, New Delhi chờ đợi phái đoàn Pháp tới hoàn thành cuộc thương lượng và ký hợp đồng trị giá 20 tỷ, bán 126 chiến đấu cơ Rafale cho Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán sơ bộ đã nảy sinh một số quan điểm bất đồng đáng kể về quá trình chuyển giao công nghệ và vấn đề trị giá hợp đồng bị tăng gấp đôi khó có thể đi đến thành công hợp đồng mua bán khủng này. Nhưng thực ra, lý do mà Ấn độ lo ngại không giám mua máy bay của Pháp là vì cho rằng Pháp quá phụ thuộc vào Mỹ và một khi quan hệ chính trị thay đổi thì Pháp rất dễ bị Mỹ gây áp lực thay bỏ hợp đồng với khách hàng như trường hợp đóng tầu cho Nga vừa qua.
Quyết định về thương vụ này được thực hiện năm 2012 sau cuộc mở thầu tìm đối tác, nhưng tới nay Bộ Quốc phòng Ấn Độ và nhà sản xuất máy bay Pháp Dassault Aviation vẫn đang tiếp tục thống nhất điều khoản hợp đồng.
Theo điều kiện hồ sơ dự thầu, 18 chiến đấu cơ đầu tiên sẽ được cung cấp như sản phẩm hoàn chỉnh, phần còn lại được sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ bởi Tập đoàn chế tạo quốc gia Hindustan Aeronautics Limited.
TASS cho rằng, bất đồng quan điểm trong hợp đồng tiêm kích Rafale với Pháp không phải là vấn đề duy nhất hiện nay của Ấn Độ. Theo dó, New Delhi bắt đầu cảm thấy lo lắng cho bản hợp đồng này sẽ giống với thương vụ tàu Mistral giữa Pháp và Nga nếu Ấn Độ xảy ra xung đột vũ trang với một bên nào đó.
Đây cũng là điều truyền thông Pháp đã từng cảnh báo Ấn Độ. Cụ thể, tờ La Tribune (Pháp) hồi cuối tháng 11/2014 đã cảnh báo Ấn Độ về số phận của thương vụ tiêm kích Rafale, theo đó hợp đồng có thể bị hủy bỏ nếu chiến tranh xảy ra.
Theo La Tribune, Pháp hoạt động rất tích cực trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là vũ khí. Tình huống với tàu sân bay trực thăng Mistral của Nga đang phá hoại niềm tin của khách hàng với nước Pháp, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu vũ khí khác như Mỹ, Anh và Nga, khai thác tình hình.
Tờ báo này cho biết thêm, hiện nay một số quốc gia xuất khẩu quốc phòng đã gợi ý với Ấn Độ rằng Pháp không đáng tin cậy trong lời hứa, – tờ báo viết tiếp. – về phần mình, người Ấn Độ muốn sự rõ ràng về tương lai các thoả thuận với Paris.
“ Ấn độ luôn đặt câu hỏi lớn là, nếu ngày mai Ấn Độ có cuộc chiến mới với Pakistan hay Trung Quốc thì liệu Pháp có thực hiện hợp đồng bán Rafale?”
La Tribune đặt ra tình huống như trên và theo tờ báo, “máy bay chiến đấu, tàu chiến đều là các vũ khí có khả năng sử dụng với mục đích quân sự, vì vậy hợp đồng Rafale hoàn toàn có thể bị chung số phận như vụ tàu Mistral bán cho Nga”. Vậy Ấn độ thấy không thể tin vào Pháp một khi kinh tế bị chính trị từ bên ngoại chi phối.
Những diễn biến quanh hợp đồng bán tàu Mistral cho Nga khiến cho uy tín của Pháp bị ảnh hưởng nặng nề trong việc xuất khẩu vũ khí. Vì vậy, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian thuyết phục chính phủ Ấn Độ mua máy bay chiến đấu Rafale. Hôm 1/12, ông Jean Yves Le Drian đến Delhi, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar.
Nếu thỏa thuận bán cho Ấn Độ 126 chiếc Rafale được ký kết, Paris hy vọng sẽ nhận được ít nhất 20 tỷ USD. Tuy nhiên, Delhi không vội vã đi đến quyết định cuối cùng, không chỉ vì chi phí khổng lồ của giao dịch. Vụ bê bối với việc Pháp từ chối bàn giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga đang làm cho Paris mất uy tín với tư cách là nhà cung cấp vũ khí tin cậy. Chuyến đi của tổng thống Putin sang Ấn độ vừa qua chắc chắn càng làm cho Ấn độ không còn say sưa theo đuổi hợp đồng này nữa mà thay vào đó sẽ là các hợp đồng với Nga, bạn hàng truyền thống của Ấn độ xưa nay.
Quay lại hợp đồng Pháp Ấn, rắc rối trong giao dịch với Mistral cực kỳ bất lợi cho Pháp. Theo ước tính khác nhau, chỉ riêng tiền phạt do sai phạm hợp đồng với Nga đã có thể đạt tới trên 3 tỷ Euro. Nhưng dường như áp lực của Mỹ còn lớn hơn nhiều so với tất cả thiệt hại về kinh tế và uy tín đất nước. Sự phụ thuộc của Pháp vào tình hình chính sách đối ngoại như vậy không thể không khiến cho Ấn Độ quan ngại.
Phó Giám đốc Trung tâm phân tích tình hình mua bán vũ khí thế giới Vladimir Shvarev cho biết: “Việc từ chối chuyển giao tàu Mistral cho Nga chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến hình ảnh của Pháp với tư cách là nhà xuất khẩu vũ khí đáng tin cậy.
Rất dễ hình dung rằng nếu Hoa Kỳ muốn gây áp lực đối với Ấn Độ – chẳng hạn, khi có bất đồng nào đó về hợp tác trong WTO – họ có thể ép Paris chấm dứt thực hiện hợp đồng Rafale. Khi đó không quân Ấn Độ sẽ có nguy cơ thiếu đồng bộ máy bay chiến đấu hiện đại.
Brazil và Trung Quốc đã nếm trải nguy cơ tương tự. Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, các nhà ngoại giao của những nước này bắt đầu hoài nghi về triển vọng hợp tác quân sự-kỹ thuật với Pháp.
Cuối cùng tờ La Tribune kết luận, nếu cảm thấy rủi ro thật sự với hợp đồng Rafale, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ hủy hợp đồng và chuyển sang mua tiêm kích Su-30MKI của Nga.
Như vậy, ngoài khoản tiền phạt 3 tỷ USD Nga kiếm được từ hợp đồng tàu Mistral với Pháp đổ vỡ, Moskva còn kiếm được hợp đồng bán tiêm kích Su-30MKI cực lớn cho Ấn Độ. Và cuối cùng, Nga là người được lợi nhiều nhất nó sẽ đền bù kha khá sau những chỉ dẫn của cây gậy Mỹ mà Pháp a dua trừng phạt và không giao thầu đã đóng cho Nga.
Người ta cho rằng càng kéo dài tình trạng này thì Pháp càng mất uy tín sâu hơn, và nếu Nga không nhận tầu Pháp đóng thì đó mới là hậu họa nặng nề mà Pháp phải gánh đòn hiểm tự chính mình gây ra. Người ta cũng đặt câu hỏi là nhiều nước khôn khéo không gây mất lòng Mỹ nhưng cũng chẳng làm mất lòng Nga như Nhật và Nam hàn. Cách hóa giải của tổng thống Pháp mới là điều làm người ta cho là không khéo léo và như người hoảng loạn trước gậy của mỹ mà tự lấy súng bắn chân mình. Tháo gỡ vấn đề là một việc làm chẳng dễ chút nào.
Ngày 3 tháng 1 năm 2015.
© Nguyễn Công Bằng
© Đàn Chim Việt
Nguyễn Công Bằng: Cuộc chiến cấm vận Nga ai thua, ai thắng?
Cuộc chiến cấm vận Nga không mấy hứng thú, ai thua ai thắng thì nhân dân Việt Nam vẫn bại, vẫn bị nhà nước CSVN đè đầu bóp cổ và lừa bịp!
Gửi các đồng chí Cò Mạng để tham khảo .
BRUSSELS (AP) — The EU parliament on Thursday condemned Russia as a “potential threat to the European Union itself” even as the EU foreign policy chief sought to resume dialogue with Moscow to help end the conflict in Ukraine.
The legislature backed a resolution with a show of hands that called for a continuation of the sanctions against Moscow even beyond March, when the first measures will be up for review.
At the same time, the parliament called for diplomatic channels to remain open. EU High Representative Federica Mogherini told lawmakers that the EU must “think of restoring, partially, options and instruments for cooperation on rule of law and the judiciary with Russia.”
Russia relations will be at the heart of next Monday’s meeting of EU foreign ministers. EU President Donald Tusk has said the 28 nations must “stay the course” on sanctions while others have called for some flexibility in dealing with Russian President Vladimir Putin.
The European Parliament called not to lift sanctions until Russia ends its annexation of Crimea. It said if Russian actions on the border of eastern Ukraine continue, then sanctions should be increased in the financial and nuclear sectors.
Thế là Mỹ và Châu Âu đã chào cờ rủ như cuốn gói khỏi Afganitan và chịu thất bại trước Nga. Chắc bọ Dâm Tiên và Bùi Cọc Trâu sẽ độn thổ rồi. Tác giả có những nhận định thật tài tình. Xin cảm phục .
Xin mời bạn đọc hãy đọc bài báo mới nhất đây:
EU nghiên cứu khả năng mở rộng thương mại với Nga [15.01.2015 21:07]
Xem hình
Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU – bà Federica Mogherini.
Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU nói rằng EU nên nghiên cứu về khả năng mở rộng thương mại với Nga.
Các nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu nên tái thiết lập lại quan hệ với Nga trên lĩnh vực ngoại giao toàn cầu, thương mại và các lĩnh vực khác để đổi lại những bước tiến tới việc giải quyết cuộc khủng hoảng lâu dài ở Ukraine, Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU – bà Federica Mogherini cho biết.
Một báo cáo trong cuộc gặp mặt giữa ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu vào 19/1 cho rằng các biện pháp trừng phạt chiến lược được áp đặt lên Nga nên bổ sung thêm những “cách tiếp cận chủ động” để làm Nga thay đổi các chính sách của họ đối với Ukraine.
Cân nhắc thêm về mục đích chung của khu vực tự do thương mại từ Lisbon tới Vladivostok, Mogherini nói rằng Liên minh châu Âu nên nghiên cứu các khả năng mở rộng thương mại với Nga và khu vực kinh tế Á-Âu với các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ, khu vực có hiệu lực từ đầu tháng này.
“Sẽ có những lợi ích đáng kể cho cả 2 bên, việc này có thể sẽ gây ra những xung đột nhưng đó là một sự đánh đổi và là một phương pháp “cho đi – nhận lại”, trích trong báo cáo.
Mogherini nói rằng EU nên cân nhắc các kế hoạch tái thiết lập các nỗ lực chung với Nga trong việc giải quyết các vấn đề ở Syria, Iraq, Libya, Triều Tiên, Palestine, cũng như cuộc chiến chống lại virus chết người mang tên Ebola.
Cò mồi Cộng láo nói dóc y như thiệt. Thấy tội cho dân ngu VN quá…
Mỹ đang tứ bề thọ địch, hầu như “thế giới Hồi giáo” (2 tỷ người) rất căm thù Mỹ đến tận xương tuỷ. Chỉ cần 1 phần triệu người Hồi giáo ghét Mỹ thì con số cũng đả lên đến 200 triêu người Hồi Giáo trên thế ghét Mỹ. Khối châu Ấu có 20 triệu dân Hồi Giáo, chỉ cần 1% người Hồi giáo căm phẫn thì cũng có đến 200 ngàn người sẵn sàng đánh bom khủng bố. Chưa kể “oắt con Kim Chính Ấn” lúc nào cũng “đao to búa lớn” gọi Obama là con Khỉ Đột, Mẽo đéo dám làm gì nó.
Còn chọi nhau với Nga, “Trạng chết chúc cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn…
Trung Quốc đang trỗi dậy, chỉ mong Mỹ lâm vào thế kẹt, họ sẽ khuấy biển Hoa Đông, Hoa Nam nổi sóng, răn đe. Mỹ đang tìm cách “bảo vệ đồng minh Hàn Quốc và Nhật Lùn” (mà hai đồng minh này cũng chẳng ưa gì nhau, lúc nào cũng muốn vác đại bác bắn nhau chí tử) và Philipine khỏi bị Trung + đe doạ. Nhưng dân Hồi giáo Philipine vừa tuần hành chống MỸ và châu Ấu về tội báng bổ nhà tiên tri của họ, sẵn sàng đánh bom các căn cứ quân sự Mỹ đóng ở Philipine!
Dầu mỏ sụt gía, Nga kềnh thì các nhà sản xuất dầu mỏ, khí đá phiến của Mỹ, Anh, Pháp cũng lao đao. Đã có một số công ty khai thác khí đá phiến và dầu của Mỹ, Anh sập tiệm. Những công ty khác phải dừng ngay việc thăm dò hay khai thác các mỏ dầu mới. Ngày 15-1-2015 hãng BP của Anh quốc sa thải hàng trăm công nhân… tương lai cò sa thải nữa nếu giá dầu cứ xuống dốc không phanh!
Chết là chết chùm, đâu chỉ có nước Nga. Riêng chỉ có thằng Trung + “vui như tết” vì tranh thủ mua thật nhiều dầu dự trữ trong thời cơ giá dầu rẻ có 1 không hai này, họ thủ lợi. Còn Mỹ và phe trục cũng như Nga đảo điên, đang cùng nhau lên đồng.
Mọi việc phải có ngưỡng, nếu đẩy Nga vào chân tường, Putin nó lên cơn điên, cho phát tên lửa có đầu đạn hạt nhân vào Ucraina, Mỹ và NATO có tham chiến hay không?
Tham chiến? Thế chiến thứ 3 sẽ bùng nổ!
Không tham chiến? Mỹ và NATO mặt ngang mặt mo!
Wait and See!
Thế cờ sẽ giải trong năm 2015.
Bác Hai Lúa Đức Quốc đích thị Hai Lúa Đại Tướng Quân Campuchia ở Đức Quốc (xã… làng).
Hồi giáo ghét Mỹ sao bằng…Cộng láo với cò mồi ghét Mỹ?
Thấy lúc trước Cộng tung cò chửi Mỹ ra rả, hàng ngày, tới bến trên mấy cái loa rè từ sang tới chiều hôn?
Ôi cha, cái gì xấu nhất, tục tỉu nhất, chúng tung ra…xài…
Rốt cuộc rồi sao?
Anh Bill Gate ơi, cho đâu cũng vậy, cho dùm em, em…cảm ơn…
Qua Mỹ, toàn chun cưả hậu, nhưng mà cũng nhất định qua cho bằng được…
Khũng bố Hồi giáo bây giờ, cũng y chang như khũng bố VC năm xưa. Rình nhiều ngày, có kẽ hở là chúng chơi…bom, hoặc tung lựu đạn rồi…vọt. Chết ai không cần biết, chỉ cần lấy tiếng, khoe thành tích với nhau, là…sướng.
Chỉ tội nghiệp dân Hồi giáo bình thường hôm nay, và người dân VN bình thường năm xưa…
Cò mồi Cộng láo được giáo dục…láo từ khi còn quàng khăn đỏ. Cho nên, đứa nào ngôn lên, cũng y chang. Kích động hận thù, lúc nào cũng…ta, ta luôn thắng địch luôn thua, ta luôn được thế giới ngưỡng mộ, địch thì lúc nào cũng bị thế giớ…khinh bỉ…
Mắc cười quá, cò à cò. Đói, dốt chết mẹ, mà cứ là cái tật…lớn hơn cái tuổis. Cái gì cũng bắt chước, học hỏi từ Mỹ Nguỵ, cứ tự sướng rằng thì là tự…ta, ta…tiến bộ hơn Mỹ Nguỵ….
Kể cũng rôm rỉa, vui như tết khi nghe đầu đất nói chuyện chính trị thế giới.
Ếch ngồi đáy giếng kể chuyện trên cung trăng?
Trích “… Mỹ đang tứ bề thọ địch, hầu như “thế giới Hồi giáo” (2 tỷ người) rất căm thù Mỹ đến tận xương tuỷ. Chỉ cần 1 phần triệu người Hồi giáo ghét Mỹ thì con số cũng đả lên đến 200 triêu người Hồi Giáo trên thế ghét Mỹ”
đúng là “đấu đất” !!!
Những lời nói tục toàn là phẩn từ miệng cháu Dâm Tiên và Phan gì đó không lấp được sự thật mà sẽ làm họ xấu hổ đến cùng cực khi phải nhìn thấy tận mắt day tận mặt về vấn đề báo đã đăng đây. Xin tặng bạn đọc bài báo này:
Đức dịu giọng ve vuốt Nga
Cập nhật lúc: 10h52″ | 15/01/2015
Theo báo Đức: NATO mong muốn được hợp tác với Nga và không muốn theo đuổi các chính sách chống Nga, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua (14/1) đã nói như vậy. Đây rõ ràng là phát biểu đầy dịu nhẹ của Nhà lãnh đạo Đức sau một thời gian dài Berlin quyết liệt theo đuổi chính sách cứng rắn với Nga – một nước từng là “bạn thân” hàng đầu của Đức ở Châu Âu.
Ảnh minh họa Nữ Thủ tướng Đức Merkel
“Tất nhiên, theo Điều khoản 5, chúng tôi sẽ bảo vệ tất cả các nước thành viên của mình nhưng chúng tôi không muốn theo đuổi các chính sách chống Nga. Chúng tôi mong muốn hợp tác chính trị với Liên bang Nga”, Thủ tướng Merkel phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp với Tổng thu ký NATO Jens Stoltenberg.
Thủ tướng Đức đang nhắc đến Điều khoản 5 trong hiệp ước Washington của NATO. Điều khoản này quy định trong trường hợp có một cuộc tấn công xảy ra nhằm vào một hay hơn một nước ở Châu Âu hay Bắc Mỹ, đó sẽ được xem là một cuộc tấn công nhằm vào NATO.
Đức và Nga từng có mối quan hệ thân thiết, chặt chẽ hàng đầu Châu Âu, không chỉ dựa vào mối dây lịch sử, truyền thống và địa lý mà còn dựa vào mối liên kết kinh tế đầy gắn bó. Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng Ukraine, Đức chần chừ không muốn ra tay với Nga. Tuy nhiên, cuối cùng chính quyền của Thủ tướng Đức Merkel cũng đã theo đuổi chính sách trừng phạt Nga. Điều đáng nói là càng về sau này, Đức càng tỏ ra cứng rắn hơn, quyết liệt hơn với Nga.
Trên thực tế, Đức không muốn mạnh tay với Nga vì điều đó ảnh hưởng trước hết và nhiều nhất đến bản thân họ. Cuộc chiến trừng phạt hiện nay đang gây tổn thất cho cả Nga và các nước Châu Âu. Trong số các nước EU, Đức là nước được cho là “ngấm đòn đau nhất”. Vậy tại sao Đức càng ngày lại càng quyết liệt với Nga khi mà họ đang phải hứng chịu hậu quả nhiều nhất Châu Âu? Người ta tin rằng, Đức hiện tại đang là nước gần như đứng đầu, dẫn dắt EU. Với tư cách là nước lãnh đạo EU, Đức không có đường lùi trong cuộc đối đầu với Nga. Kết quả là họ phải gạt lợi ích cá nhân sang một bên để thể hiện vị trí lãnh đạo, dẫn dắt EU.
Những phát biểu dịu nhẹ mới nhất của bà Merkel trùng với những gì mà Tổng thư ký NATO nói trước đó. Ông Stoltenberg nhấn mạnh, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương “không tìm cách dẫn đầu một tiến trình đối đầu chống lại Nga mà muốn xây dựng một mối quan hệ mang tính xây dựng”.
Dóc,
NATO với Đức, ghét tụi Nga độc tài như ghét…phân. Cái mặt Putin đ họp ở Úc, chẳng ai thèm ngó tới
Cò mồi Cộng láo cứ nà canh me xí gạt trên các báo lề phải như thế thì chết cha dân VN rùi…
Tin mới tinh, nóng hổi đây:
Bảy nước EU ủng hộ dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga
© Photo: East News/Value Stock Images
Tin mới từ Đức đã được báo chí đang sáng nay: Bảy quốc gia của Liên minh châu Âu ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga. Một nguồn tin ngoại giao ở Brussels thông báo điều này cho phóng viên hãng TASS.
“Các nước Áo, Hungary, Ý, Síp, Slovakia, Pháp và Cộng hòa Czech ủng hộ dỡ bỏ lệnh trừng phạt”, – ông nói.
Như một nguồn tin ngoại giao châu Âu gần gũi với Hội đồng EU thông báo trước đó với TASS, các Bộ trưởng Ngoại giao của 28 nước thành viên cộng đồng sẽ không thông qua bất kỳ quyết định nào về các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong cuộc họp đầu tiên của năm nay vào ngày 19 tháng Giêng ở Brussels. “Nga, tất nhiên, sẽ có trong chương trình nghị sự của Hội đồng (về Ngoại giao EU), tuy nhiên những vấn đề cụ thể về các biện pháp trừng phạt – hủy bỏ, nới nhẹ, gia hạn hoặc không gia hạn chúng – sẽ không được đưa ra. Quyết định về lệnh trừng phạt sẽ được thông qua vào tháng Ba”,- ông nói.
Như thế sẽ dẫn đến tình trạng nếu Liên hiệp châu Âu không thống nhất thì các nước tự họ bang giao quan hệ trở lại với Nga. Đây là thất bại cay đắng của OBama trong năm 2015 này cùng với việc công ty đá phiến Dầu của Mỹ tuyên bố phá sản thiệt hại là hàng trăm tỷ đô.
Chắc giờ thì Dâm Tiền và Bùi Thất Phan sẽ tức mồn sẽ nhổ ra những chiếc răng nanh cuối cùng rồi.
Tin nóng hỗi này chắc phát…nguyên từ dư ;uận viên cò mồi của VN Cộng láo quá?
Các báo tự do có nghe ai nói gì đâu?
Đâu anh cò kiểm chứng coi?
Cựu nhân viên CIA khẳng định trên báo, hãy đọc để ngẫm nghĩ:
Tổng thống Putin có huyết thù với lệnh cấm vận, phong tỏa [15.01.2015 14:09]
Xem hình Tổng thống Putin thời thơ ấu
Trong khủng hoảng Ukraine, Mỹ thực hiện chiến sách bao vây cấm vận để đánh gục ý chí của Nga. Mục đích cuối cùng của phương Tây là khi bị cấm vận sẽ khiến Tổng thống Putin mệt mỏi trước khó khăn và chấp nhận buông súng theo sắp đặt của phương Tây. Tuy nhiên, nhà phân tích là cựu nhân viên CIA Ray McGovern cho biết điều này không thể xảy ra.
Theo ông McCovern, ông Putin có huyết thù với lệnh cấm vận. Ông phân tích: “Tổng thống Putin đã phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh từ khi còn nhỏ. Ông sinh ra ở Leningrad (nay là St. Petersburg) 8 năm sau khi cuộc bao vây bởi quân phát xít Đức kết thúc. Nhiều người đã chết trong cuộc vây hãm Leningrad 900 ngày, nhiều hơn nạn nhân trong chiến tranh ở Hamburg, Dresden, Tokyo, Hiroshima và Nagasaki gộp lại với nhau”.
Tuy ông Putin ra đời sau chiến tranh và cuộc phong tỏa Leningrad nhưng ông lại có huyết thù với chuyện này. Cụ thể, Viktor – anh trai của ông Putin đã chết trong cuộc bao vây. Điều đó tất nhiên, thấm vào trong tâm thức của ông Putin. Điều này có thể giúp giải thích tại sao ông có xu hướng căm ghét các cuộc phong tỏa bao vây cô lập của kẻ thù. Cũng vì thế, ông Putin có thái độ cứng rắn, chống lại các lệnh cấm vận của phương Tây đối với nước Nga và không bao giờ chịu xuống nước trong cuộc chơi này.
Tổng thống Putin cũng từng thể hiện rất nhiều lần quan điểm cứng rắn về chuyện này. Hồi tháng 11 năm ngoái, sau khi dự hội nghị G-20 tại Úc và trở về Nga, Tổng thống Putin cũng tuyên bố trên truyền hình rằng Mỹ muốn khống chế Nga và khẳng định rằng trong lịch sử chưa từng có ai làm được việc đó và mãi mãi là như vậy.
Ông Putin tuyên bố rằng tất cả mọi thứ sẽ “kết thúc tốt đẹp” với Nga trong khủng hoảng Ukraine vì “chúng ta mạnh hơn (so với) tất cả bởi vì chúng ta đã làm đúng. Khi người Nga cảm thấy rằng mình đúng, không ai có thể ngăn cản. Tôi nói điều này chân thành, không phải là giáo điều áp đặt”.
Về vấn đề Ukraine, ông Putin khẳng định đã tính toán kỹ trong mỗi hành động. “Tôi đã phát huy một thói quen trong những năm qua là tôi không bao giờ đưa ra quyết định tùy tiện mà tôi không thể nhìn thấy trước kết quả”, ông Putin nói. “Chuyện này giống như khi bạn đang lái trên đường: nếu bạn không chắc chắn, bạn không vượt qua xe bên cạnh … Bạn phải quan sát rõ ràng mọi thứ sẽ tới trên đường lái thì bạn mới thực sự kiểm soát được tình hình”.
“Những người đang cố tình gây hấn với chúng ta đang trên làn trái. Chúng ta đang ở lề phải con đường và chúng ta đang kiểm soát hành trình”, ông Putin từng ví von về tình hình căng thẳng hiện giờ.
Khi tiếp tân đại sứ Mỹ John Tefft hồi cuối năm ngoái, ông Putin cũng khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác thiết thực với đối tác Mỹ trên nhiều khía cạnh khác nhau dựa theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.
Nói tóm lại, việc phương Tây muốn dùng cấm vận để khiến ông Putin đầu hàng, chịu phần sai lầm là điều nằm mơ giữa ban ngày.
Trước thiệt hại quá lớn mà châu Âu theo Mỹ trừng phạt kinh tế Nga, nay chính bà thủ tướng Đức đã khẳng định muốn bình thường hóa bang giao quan hệ kinh tế với Nga. Nga tuyên bố hãy tự bỏ rào cấm vận thì sẽ tự trở lại bình thường.
Mỹ thực hiện chiến sách bao vây cấm vận để đánh gục ý chí của Nga?
Để làm cái…con bà gì chớ? Có lợi gì cho Mỹ đâu?
Dóc vừa phải thôi?
Sau khi bị đòn đau. Mút cu đã buộc phải nhanh chóng nhận lời đến Kazakhtan để họp Ukraina cùng với sự hiện diện của đại diện cộng đồng Châu Au là Đức và Pháp để “giải quyết cuốc khủng hoảng”.
trước khi Putin bị thấm đòn, mọi để nghị từ Ukraine đều bị Nga bỏ ngoài tai – không những thế – mỗi lần Ukraine lên tiếng thì liền bị Mút Cu cho đám lâu la sỉ vả ,và đồng thời có những hành động “vỗ mặt” như tiếp tế thêm người và vũ khí cho phiến quân Nga tai Đông Ukraine, kèm theo những lời tuyên bố vô cùng sắt thép, ‘sắt thép” như không có lời tuyên bố nào sắt thép hơn.
Vậy mà nay, Nga đành nhẫn nhục nhận lời đề nghị từ Ukraine, và đây cũng coi như tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã “nhân đạo” mà quăng cho Nga một cái phao (cuối cùng) trước khi cơn bão cấm vận mới từ Mỹ và Liên Âu đổ xuống đầu Nga .
Khi nhận được đề nghị từ Ukraine, thì Liên Âu coi đây như là một cơ hội cuối cùng cho Nga, còn về phía Nga thì đây là mở đường cho một lối thoát mà càng ngày càng nhấn chìm nước Nga xuống đáy vực của khủng hoàng – nếu không thoát ra được; Cho nên cuộc họp này Nga đã chịu lép vế ngồi ngang hàng với Ukraine .
Để “trả ơn” Ukraine đã cho Nga cái cơ hội bằng Vàng này này – mới đây (12/1/2015) – Tổng công tố Nga Yury Chaika cho biết ông sẵn sàng xem xét đề nghị dẫn độ ông Viktor Yanukovych, nếu nó được phía Ukraine đưa ra. Ông Chaika khẳng định cơ quan của ông sẽ tích cực hợp tác với Tổng công tố Ukraine .
Trong khi quan chức Nga bắt đầu xuống thang thì đám dư lợn viên của đảng CSVN lại vẫn gân cổ lên mà …bốc phét .
Tội nghiệp cho các cháu ngoan bác Hồ đả mù tịt tình hình, nên không nắm kịp thời cuộc.
Thế mới biết – dù là gấu …Nga – một khi đã “xập bẫy” thì cũng đành phải thúc thủ và ngoan ngoãn nằm im cho người ta lấy…Mật thôi !
Chắc là Mỹ và châu Âu chỉ chấp nhận để thua từ từ khỏi mất mặt mà thôi. Xin các bạn đọc bài báo sau:
Theo báo Wall Street Journal: Liên minh châu Âu xem xét khả năng nới lỏng trừng phạt Nga
EU có thể giảm đáng kể các biện pháp trừng phạt Liên bang Nga và nối lại đàm phán trong loạt vấn đề.
Theo Wall Street Journal viết dựa vào tài liệu được chuẩn bị tại Brussels cho cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao EU ngày 19 tháng Giêng tới. Dự kiến, tình hình Ukraina và mối quan hệ với Nga sẽ là những chủ đề chính của cuộc thảo luận.
Tài liệu cho biết sẽ đề xuất việc củng cố quan hệ với LB Nga trong chính sách ngoại giao, hợp tác thương mại và loạt ngành sản xuất. Đặc biệt, có đề cập đến sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa EU và Nga trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo, giải quyết tình hình Trung Đông, cũng như các vấn đề với Libya và Iran.
Quan hệ Nga và phương Tây đã xấu đi trước tình hình ở Ukraina. Vào cuối tháng Bảy năm 2014, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ chuyển từ trừng phạt cá nhân và một số công ty sang các biện pháp nhằm vào loạt lĩnh vực kinh tế của Nga. Đáp lại, Nga đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm một năm từ các nước áp đặt cấm vận, kể cả EU.
Nga hiện nói rõ việc ra trừng phạt Nga hay bỏ nó là do Mỹ và châu Âu nặn ra vậy phải đi tự dọn. Nga không có ý kiến, nhưng với các nước châu Âu vẫn quan hệ với Nga thì Nga sẽ ưu tiên để các doanh nghiệp nước này có thể chân các công ty các nước đã tham gia cấm vận Nga. Việt nam Ấn độ, và Trung quốc, Hunggari, Áo, Iran, Thổ Nhĩ kỳ, Brazin, Velezuela v.v… là những nước đang hưởng lợi lao vào thế chân. Theo thống kê sơ bộ thì xuất khẩu Việt nam sang Nga tăng 300 %, Trung quốc tăng 350 %, Ấn độ 253 %.
Thôi kệ, mềnh cứ nghe theo lời cò mồi Cộng láo, Nga thắng Mỹ với EU, cho nó mừng đi. Để nó chơi cái màn tụng kinh,,,Nga, mưa dầm thấm đất hoài mà…xã rác diễn đàn.
Nga thắng phen này là dân Nga chắc đang hép bi, sướng mê tơi. Nhờ ơn Putin.
Cũng y chang như dân VN mấy chục năm nay dưới tay Cộng láo, sướng nhờ ơn…bác Hồ.
Sướng muốn thấy…mẹ…
Thực ra thì tụi Mỹ và phương Tây có đặt vấn đề thắng thua trong việc trừng phạt cấm vận Nga trong việc Putin gây biến động ở Ukaine không?
Nốp, nàm gì có chuyện….thắng thua ở đây?
Mày…hung nô, ỷ nước lớn, tính chuyện xâm lược nước nhỏ, coi thiên hạ như…củ khoai, là phải…phạt nặng mày, vậy thôi. Mày có lòn lách, sóng sót được qua cái vụ phạt này thì…kệ cha mày.
Phạt cảnh cáo mày, là chuyện phải…nàm. Không lẽ nín thinh cho mày cướp nước người ta một lần nữa, coi sao đặng?
Chuyện ai thua ai thắng chưa đến hồi kết nhưng đòn đau nhớ đời đã thấm.
Ép giá dầu làm khó Putin, Obama dính phản đòn [14.01.2015 09:16]
Xem hình
Cuộc chiến giá dầu khiến một số doanh nghiệp Mỹ nếm mùi trái đắng đầu tiên, trong khi các nước OPEC đang cắn răng chịu đựng những thiệt hại to lớn, còn Nga và không ít các nước nhỏ khác chứng kiến kinh tế suy sụp.
Dầu đá phiến- cú phá sản đầu tiên
Theo Hãng tin Reuters, tuần qua, một công ty khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt của Mỹ – WBH Energy – đã nộp đơn phá sản và có thể trở thành doanh nghiệp dầu mỏ đầu tiên của Mỹ rơi vào tình trạng này từ khi giá dầu sụt giảm 60% cách đây 6 tháng.
WBH Energy có quy mô khá nhỏ, trụ sở tại Texas, đã buộc phải niêm yết tài sản và món nợ trị giá chục triệu USD trong đơn xin bảo hộ phá sản tại Tòa án Phá sản bang miền Tây Texas vào Chủ Nhật tuần trước. Đây được xem là bước đường cùng đối với một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đá phiến.
Với các công ty lớn, khả năng chịu đựng tốt hơn. Tuy nhiên, WBH Energy phá sản đã dấy lên mối lo ngại về việc các hãng khác, nếu không rời bỏ cuộc chơi cũng phải chịu lỗ nặng do giá dầu sụt giảm trên toàn thế giới.
Để rót vào khai thác dầu khí đá phiến, các công ty của Mỹ đã vay hơn 200 tỷ USD từ nhà băng và trái phiếu trên các thị trường tài chính như Wall Street và London.
Theo Wall Street Journal, nợ của các DN này tăng lên thêm hơn 55% kể từ năm 2010 nhưng doanh thu tăng rất chậm. Một điều chắc chắn là, doanh thu sẽ còn giảm trong năm 2014 và có thể cả 2015, khi giá dầu đã xuống mức thấp 6 năm qua, dưới 50 USD/thùng.
Hàng trăm tỷ USD của các DN Mỹ đang bị chôn chân trong các khoản đầu tư có tương lai khá mờ mịt khi một số nước chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) âm thầm bắt tay nhau và dường như muốn dầu giảm giá càng nhanh càng tốt, “xuống 20 USD/thùng cũng không giảm sản lượng” nhằm kìm hãm ngành khai thác dầu khí đá phiến Mỹ và giữ thị phần trên thị trường thế giới.
Cuộc chiến dầu khí đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Theo hãng tin RT, nhiều DN khai thác dầu khí đá phiến Bắc Mỹ cần phải bán dầu trong khoảng từ 60-100 USD/thùng để hòa vốn. Để tránh phá sản, việc sáp nhập đã được đề cập tới như trường hợp hai ông lớn Baker Hughes và Halliburton. Các kế hoạch đầu tư vào dầu khí đá phiến cũng được điều chỉnh lại theo hướng giảm mạnh.
Tất nhiên, cuộc chiến này kìm hãm sự phát triển về công nghệ khai thác dầu khí đá phiến và sự cạnh tranh trong lĩnh vực dầu khí nói chung. Nhiều nền kinh tế rơi vào tình cảnh lao đao. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều nhiều chính trị gia lo ngại bởi với họ, sự phức tạp của thế giới ngày nay còn có nhiều điều đáng sợ hơn.
Nhiều quốc gia kiệt quệ
Trong khi đó, tại các quốc gia khác, kể cả một số nước thuộc OPEC, Nga cũng kiệt quệ vì giá dầu giảm.
Theo ước tính của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu giảm xuống mức thấp như hiện nay sẽ khiến 12 nước thành viên OPEC thiệt hại khoảng 257 tỷ USD thu ngân sách trong năm 2015.
- Ở ngoài Bắc có Ti Vi không anh?
_ Có, ối dào, Ti Vi ngoài ấy chạy đầy đường ấy chứ.
_ Ở ngoài Bắc có cà rem ăn không anh?
- Có, cà rem ngoài ấy ăn không hết, phải mang phơi khô cho nó không phải…phí…
Hỡi ơi, dân tôi ngu và có cái tật láo cũng bởi…dư luân viên cò mồi của đảng và nhà nước VN cộng sản. Chúng lẹo lưõi, đủ mọi mánh khoé để biến đen thành trắng, biến trắng thành đen…
Lợi cho chúng trong nhất thời, mà…hại cả ngàn đời dân tôi…
Giá dầu vào giữa tháng 1-2015 là 45 USD/thùng . Giá thành sản xuất của Nga trung bình là 65 USD/thùng. Như vậy có nhiều giếng dầu của Nga cũng phải đóng cửa, cho nhân công nghỉ. Các nước Ả Rập sản xuất dầu trong khoảng từ 30 USD/thùng đến 40 USD/thùng. Với giá dầu hiện nay, các nước Ả Rập bán dầu vẫn có lời, nhưng lời ít . Còn Nga, Mỹ, Canada, Anh và nhiều nước khác phải ngưng hoạt động của một số giếng dầu.
Không phải bất cứ người từ Tây Âu hay Mỹ đều đồng ý với cách phong tỏa kinh tế Nga của chính phủ Mỹ/Tây Âu hiện nay. Cho nên họ vẫn tranh luận dữ dội về phương cách tốt nhất để đối phó với Nga nhân vụ Ukraine. Nhưng dù người ta có khác biệt ý kiến, họ vẫn đặt quyền lợi của Tây Âu hay Mỹ lên trước. Anh Nguyễn Công Bằng thì khác, anh dùng những ý kiến của ngừơi Tây Âu hay Mỹ bất đồng với chính sách của chính phủ họ để viết bài để bênh vực quyền lợi của Nga, bênh vực chuyện Nga xâm lăng Ukraine, anh phải vặn vẹo dữ kiện và giải thích sai lạc, cho nên bài viết thiệt vớ vẩn tức cười.
Tựa đề rất nổ “Cuộc chiến cấm vận Nga ai thua, ai thắng? …” nhưng nội dung không bàn gì đến chuyện ai thua ai thắng trong cuộc phong tỏa kinh tế Nga vốn là một tiến trình lâu dài, mà anh Bằng chỉ bàn về chuyện rất nhỏ là chuyện Pháp không giao tàu Mistral, để rồi kết luận Pháp bị thua. Bọn Tây phê bình chuyện không giao tàu là vì lý do chính trị, vì muốn đả kích chính phủ đang cầm quyền chứ không phải vì yêu nước Nga hay thực lòng nghĩ rằng Pháp bị thiệt hại. Anh Bằng vội vã dùng bài viết này để kết luận “ai thắng ai thua”, nghe tức cười thiệt. Sự thật như thế nào?
Nga nhờ công ty Pháp đóng 4 tàu chiến cho thấy kỹ thuật đóng tàu của Nga rất yếu kém. Muốn đóng một tàu chiến ngang ngửa với tàu của công ty Pháp, Nga sẽ phải chi phí nhiều hơn nữa, cho nên đành phải bỏ ra 1 tỷ 7 để mua 4 chiếc. Nay công ty (tư nhân) Pháp không giao tàu cho Nga, Nga đau quá, không phải vì không có tàu sẽ làm hải quân Nga suy yếu, nhưng bởi vì chuyện này có tính cách biểu tượng chính trị, làm Nga bị quê mặt vì bị trừng phạt tội xâm lăng láng giếng. Trong chính trị, người ta chấp nhận thiệt hại kinh tế để đạt mục đích chính trị, nhất là khi chuyện công ty đóng tàu Pháp bị “thiệt hại” quá nhỏ.
Hợp đồng này chỉ trị giá 1 tỷ 7. Các công ty sản xuất bao giờ cũng đòi đưa tiền trước một phần, thường là 50%, rồi trả dần trong nhiều giai đoạn, khi nào giao hàng thì lấy phần tiền còn lại. Cho nên không có chuyện Pháp bị “thiệt hại” 1 tỷ 7. Chuyện công ty đóng tàu Pháp bị “phạt” 3 tỷ là chuyện không bao giờ xảy ra vì yếu tố intervening illegality trong luật khế ước (chính phủ Pháp không cho phép giao tàu chứ không phải công ty đóng tàu vi phạm khế ước cho nên sẽ bị phạt). Bây giờ công ty Pháp không đưa cho Nga 3 tỉ “tiền phạt”, Nga làm được gì? Đến chiếc tàu chỉ vài trăm triệu, nó không đưa, Nga cũng dek biết làm gì, thì làm sao đòi tiền phạt 3 tỉ? Hơn nữa nếu không giao tàu, thì chiếc tàu vẫn còn đó, vẫn còn giá trị lớn lao chứ đâu phải như tàu của Vinashin. Nếu khế ước hủy bỏ thì chiếc tàu vẫn có thể được bán cho nhiều nước khác đang thèm thuồng được mua tàu này.
Tôi nói thêm một chút, đơn giản hơn, may ra anh hiểu được: Một người có 2735 đồng, trong cả năm qua, anh ta đánh rớt 50 xu, vậy anh ta thiệt hại lớn hay nhỏ? Kinh tế Pháp làm ra 2735 tỷ trong năm qua, một công ty đóng tàu bị lỗ vốn vài trăm triệu đô la (nếu có) thì gây thiệt hại gì cho cả nước Pháp?
Còn chuyện móc ngoéo vụ Mistral làm Pháp “mất uy tín” với hợp đồng bán phi cơ cho Ấn lại càng lủng củng và phỏng đóan vớ vẩn.
Có người qua mặt Thạch Đạt Lang về tài viết lách vớ vẩn rồi.