WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Công Bằng: Nghĩ gì về bản thông điệp Liên bang của ông OBama?

oil-price-fall

Sáng 21/1 theo giờ Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama đã đọc Thông điệp Liên bang trước lưỡng viện quốc hội. Ông khẳng định Mỹ đã bước sang trang mới sau cuộc đại suy thoái năm 2009. Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ đã bước sang trang mới và ông khẳng định chính Hoa Kỳ là nước vững mạnh và đoàn kết với các đồng minh của mình, trong khi Nga đang bị cô lập và gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Sau bài thông điệp Liên bang của tổng thống Mỹ Obama đầu năm này các nhà lãnh đạo các quốc gia và các chính trị gia trên thế giới đã thấy ông Obama như tự vẽ bức ảnh tự sướng của mình. Nhìn vào đó người ta thấy hiện lên hình ảnh người thợ săn OBama đã huy động một loạt bạn săn để đi săn gấu Nga ở rừng Taiga và rồi dõi theo cuộc săn đó người ta thấy người thợ săn khi gặp được gấu Nga đã hoảng hốt bối rối bắn không chết nó, mà chỉ vào chân nó, con gấu lực lượng đuổi theo ông thợ săn hoảng loạn đã bắn vào chân mình và bắn cả vào cả bạn săn của mình. Đây là bức chân dung thật sinh động đã được bài diễn văn của vị tổng thống Mỹ đưa ra khi nói Hoa kỳ đã làm

Người ta nhìn lại các đòn mà ông OBama đã làm và kết quả của nó ra sao để nhận xét.

Suốt mấy tháng qua từ khi Hoa kỳ ra lệnh trừng phạt cấm vận Nga và hối thúc các nước dồng minh châu Âu phải tham gia thì đến nay thần chú này của ông OBama đã hết thiêng, không còn khiển binh điều tướng được nữa. Các nước châu Âu từ chỗ ban đầu lắng nghe Hoa kỳ đồng loạt tung đòn để trừng phạt gấu Nga nhưng cuối cùng kết quả đã bị chính viên đạn của chủ thợ săn bắn vào chân mình mà cay đắng nhận ra rằng lệnh trừng phạt này là phạt tiếp theo nhưng họ đã không hành động mà phớt lờ. Bởi vì sao? Vì họ biết con gấu Nga không chỉ có hủ mật mà nó còn dồi dào các món ăn khác là cá hồi, hạt dẻ, và các trái cây ngon mà rừng Taiga đem lại tuy không ngon như mật nhưng giá trị là nuôi sống nó qua ngày đông giá lạnh để khi mật kia dù có vơi đến mua xuân lại đầy mà hưởng thụ.

Xăng dầu khí đốt là để dụ cho mật của gấu Nga, các loại thức ăn khác như cá hồi, hoa quả phong phú của rừng Taiga là ngụ cho các nghành kinh tế khác đem lại cho nền kinh tế Nga. Mật ong tuy quan trọng với gấu Nga nhưng chỉ chiếm 37 đến 40 % giá trị kinh tế còn là các ngành kinh tế khác đem lại. Cho nên, những người thợ săn tham gia không giết được gấu mà chủ săn khi tâm thần không tự chủ được, hoảng loạn đã tự bắn phải chân mình và nã đạn vào bạn mình.

Từ đó mặc dù Hoa kỳ kêu gọi các bạn săn lên đạn ra các đòn tiếp theo phớt lờ nay đi đến không còn nghe mà tự động làm theo ý mình với sự thống nhất cao là muốn bình thường quan hệ trở lại với Nga trên khắp mọi phương diện.

Như trận bóng đá, mở màn Mỹ và phương Tây gây áp đảo ông Putin nhưng không phải vì chiến lược giỏi mà vì giá dầu xuống thấp khiến kinh tế Nga chao đảo, đồng Rube bị mất giá nghiêm trọng nhưng cùng lúc đó nó cũng giáng đòn chí mạng vào nền kinh tế Mỹ và các quốc gia châu Âu vốn đầu tư quá lớn vào sản xuất và buôn bán dầu lửa như Anh, Hà lan, và cả các nước Dầu hỏa Trung đông và Nam Mỹ. Càng kéo dài cuộc chơi này thì kinh tế các nước tham gia cùng Mỹ này bắt đầu bị ngấm đòn, ngoài các nước chuyên sống bằng khai thác và đầu cơ Dầu hỏa đã nói ở trên thì châu Âu do đa phần vốn buôn bán sâu vào thị trường béo bở Nga như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha v.v…Tất cả các quốc gia này đã bị gấu Nga phản đòn mạnh. Họ đã bị ông Putin phản đòn bằng cách tương ứng, những quốc gia tham gia tích cực nhất theo Mỹ trừng phạt nga cũng bị Nga tuyên bố cấm xuất khẩu hàng vào Nga. Chỉ mới hơn 3 tháng Đức và Pháp, Ý đã phải kêu thất thanh tổn thất là vô cùng lớn lên tới 3, 4 chục tỷ Euro, các nước Đông Âu theo lệnh Mỹ còn bị thiệt hại nặng nề hơn vì nền kinh tế vốn đã èo ọt lại phụ thuộc vào xuất khẩu vào Nga, khi bị Nga trừng phạt thì không còn đủ sức mà lớn tiếng được nữa. Trong số này các nước khôn ngoan hơn cả là Áo, Thụy sỹ và Hungaria v.v… đã quyết định quay trở lại quan hệ bình thường với Nga nên kinh tế của họ không thiệt hại nhiều mà trái lại nhiều doanh nghiệp các nước cùng với hàng loạt công ty Trung quốc, Việt nam, Ân độ ồ ạt tìm chỗ đứng, thế nơi các công ty Mỹ và câu Âu phải bỏ ra đi.

Còn tác giả đưa ra lệnh cấm vận-ông chủ đoàn thợ săn thì sao?

Cuộc chiến giá dầu khiến một số doanh nghiệp Mỹ nếm mùi trái đắng đầu tiên, và kinh tế Mỹ ngay lập tức đã chứng tỏ không có sức chống đỡ như nước Nga, trong khi các nước OPEC đang cắn răng chịu đựng những thiệt hại to lớn, còn Nga và không ít các nước nhỏ khác đã bị dính đòn choáng váng ban đầu.

Trước tiên Công ty Dầu đá phiến Mỹ bị dính đòn nặng và chóng váng rồi đi đến phá sản đầu tiên.

Theo Hãng tin Reuters, tuần qua, một công ty khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt của Mỹ – WBH Energy – đã nộp đơn phá sản và có thể trở thành doanh nghiệp dầu mỏ đầu tiên của Mỹ rơi vào tình trạng này từ khi giá dầu sụt giảm 60% cách đây 6 tháng.

WBH Energy có quy mô khá nhỏ, trụ sở tại Texas, đã buộc phải niêm yết tài sản và món nợ trị giá chục triệu USD trong đơn xin bảo hộ phá sản tại Tòa án Phá sản bang miền Tây Texas vào chủ nhật tuần trước. Đây được xem là bước đường cùng đối với một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đá phiến. Với các công ty lớn, khả năng chịu đựng tốt hơn. Tuy nhiên, WBH Energy phá sản đã dấy lên mối lo ngại về việc các hãng khác, nếu không rời bỏ cuộc chơi cũng phải chịu lỗ nặng do giá dầu sụt giảm trên toàn thế giới.

Để rót vào khai thác dầu khí đá phiến, các công ty của Mỹ đã vay hơn 200 tỷ USD từ nhà băng và trái phiếu trên các thị trường tài chính như Wall Street và London.

Theo Wall Street Journal, nợ của các DN này tăng lên thêm hơn 55% kể từ năm 2010 nhưng doanh thu tăng rất chậm. Một điều chắc chắn là, doanh thu sẽ còn giảm trong năm 2014 và có thể cả 2015, khi giá dầu đã xuống mức thấp 6 năm qua, dưới 50 USD/thùng.

Hàng trăm tỷ USD của các DN Mỹ đang bị chôn chân trong các khoản đầu tư có tương lai khá mờ mịt khi một số nước chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) âm thầm bắt tay nhau và dường như muốn dầu giảm giá càng nhanh càng tốt, “xuống 20 USD/thùng cũng không giảm sản lượng” nhằm kìm hãm ngành khai thác dầu khí đá phiến Mỹ và giữ thị phần trên thị trường thế giới.

Cuộc chiến dầu khí đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Theo hãng tin RT, nhiều DN khai thác dầu khí đá phiến Bắc Mỹ cần phải bán dầu trong khoảng từ 60-100 USD/thùng để hòa vốn. Để tránh phá sản, việc sáp nhập đã được đề cập tới như trường hợp hai ông lớn Baker Hughes và Halliburton. Các kế hoạch đầu tư vào dầu khí đá phiến cũng được điều chỉnh lại theo hướng giảm mạnh.

Tất nhiên, cuộc chiến này kìm hãm sự phát triển về công nghệ khai thác dầu khí đá phiến và sự cạnh tranh trong lĩnh vực dầu khí nói chung. Nhiều nền kinh tế rơi vào tình cảnh lao đao. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều nhiều chính trị gia lo ngại bởi với họ, sự phức tạp của thế giới ngày nay còn có nhiều điều đáng sợ hơn.

Ngoài ra lện cấm nhập khẩu thịt bò, các hàng thực phẩm và lương thực, hoa quả từ Mỹ cũng bị đình đốn khiến các chủ doanh nghiệp này đang lâm vào tình trạng bên mé bờ phá sản, nếu kéo dài thì cũng phải bị kết liễu. Như vậy đúng như nhận định của thủ tướng Áo là “những ai tham gia lệnh trừng phạt Nga là lấy đá tự đập chân mình.”

Nhiều quốc gia khác cũng kiệt quệ cùng Mỹ và Nga.

Như VNMedia đăng tin của các báo chí phương tây thì “trong khi đó, tại các quốc gia khác, kể cả một số nước thuộc OPEC, Nga cũng kiệt quệ vì giá dầu giảm.

Theo ước tính của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu giảm xuống mức thấp như hiện nay sẽ khiến 12 nước thành viên OPEC thiệt hại khoảng 257 tỷ USD thu ngân sách trong năm 2015.

Với 4 nước Trung Đông chủ chốt của OPEC (Arab Saudi, Iran, Iraq, Kuwait), dự trữ ngoại hối lên tới gần nghìn tỷ USD có thể giúp họ chống lại cơn bão giá dầu giảm nhưng thiệt hại lại nặng nề hơn, chỉ riêng Arab Saudi đã là 250 tỷ đô-la. I-ran cũng là 50 tỷ đô-la, các nước Irac và Kuwai cũng phải là như vậy. Càng nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dầu lửa thì thiệt hại càng lớn hơn. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều quốc gia khác cũng thuộc tổ chức này cũng lao đao như Lybia (vốn lún sâu vào chiến sự), hay Venezuela (chìm trong khủng khoảng kinh tế)…

Theo báo chí đăng tin, hãng tin Bloomberg nhận định, khả năng phá sản của Venezuela đã lên mức cao nhất thế giới, 93%, khi mà trái phiếu nước này xuống mức thấp nhất 16 năm qua. Với tình hình này, Venezuela có thể vỡ nợ trong vòng 5 năm tới. Người dân Venezuela điêu đứng và vẫn chịu cảnh xếp hàng nhận trợ cấp từ nhiều tháng nay.

Nga thiệt hại lên đến 150 tỷ đô-la, có thể thấy, trong cuộc chiến giá dầu lần này, Mỹ đã đứt tay, Saudi Arabia xót ruột nhìn dòng tiền chảy về co lại chỉ bằng phần nửa so với trước. Song, vấn đề đó dường như chưa ảnh hưởng tới quyết định của Saudi Arabia. Trong suốt một tháng rưỡi qua, đại diện Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab (UAE) và Kuwait đều luôn nhấn mạnh OPEC sẽ không giảm sản lượng. Saudi Arabia thậm chí còn cho biết nếu các nước cắt giảm, Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng khai thác.

Trong cuộc chiến này, Saudi Arabia là nước cùng chung tác giả với Mỹ gây ra tình trạng này và dường như họ đang tới gần được mục đích của mình, nhưng chính họ cũng đã là người làm kìm hãm sức mạnh dầu khí đá phiến của Mỹ để giữ thị phần. Như vậy Iran, Syria cùng các nước sản xuất dầu lửa trước mắt thiệt hại nhưng sau đó là có lợi vì giá cả đã hạ gục công ty của Mỹ, giờ không ai có thể ngăn chân họ trong cuộc chơi vàng đen này, Nga cũng là như vậy. Giá dầu giảm cũng tiềm ẩn các nguy cơ khác như sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc – đối thủ chính của Mỹ trong tương lai; sự rạn nứt trong nội bộ OPEC; sự chia rẽ trong khối EU về vấn đề Nga sau những đối đầu Đông – Tây… Những cái bắt tay của Venezuale với Trung Quốc, những tiếng kêu gọi của các thành viên OPEC giảm sản lượng và những lời kêu than mệt mỏi, thiệt thòi của một vài ông lớn EU trong cuộc đối đầu Nga – Mỹ… cho thấy, cuộc chiến dầu khí đã lên tới hồi gay cấn và nay họ không chỉ ca thán mà còn giạn tức Mỹ đã làm khổ họ. Tin mới nhất do Mỹ công bố thì giá dầu xuống thấp khiến công ty dầu phiến của Mỹ vừa tuyên bố phá sản. Như vậy công ty Mỹ đã thiệt hại 200 tỷ đô la. Như vậy giá dầu chẳng không chỉ làm cho Nga bị thiệt hại mà Mỹ cũng trên bờ phá sản. ”

Dư luận quốc tế cho rằng Mỹ nay không còn nói lớn được và chưa qua các cơn suy thoái kinh tế vì đang ngấm đòn bắn chân mình như nói ở trên, người ta cho rằng bài diễn văn thông điệp đầu năm của ông OBama chỉ là lời kiếm phiếu cho đảng dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới mà thôi. Người ta biết rằng kinh tế Mỹ phụ thuộc rất lớn hơn cả Nga vào dầu lửa cho nên lệnh cấm vận Nga, giảm giá dầu cho đến hôm nay đã làm cho kinh tế cả Mỹ, Nga và cả thế giới bị chao đảo, mức đà tăng trưởng vị phạt cụt và thậm chí đi xuống. Vì thế, các nước châu Âu bỏ súng nay nhanh chóng đã bắt đầu buôn bán trở lại với Nga bằng cả hai kênh chính thức theo Liên hiệp châu Âu và kênh riêng của từng nước với Nga. Riêng ba nước Phần-lan, Na-uy, Đan-mạch thì tuyên bó thẳng thừng là quan hệ gắn bó với Nga toàn diện và đặc biệt là khai thác dầu ở Bắc cực.

Như vậy lệnh cấm vận chỉ còn Mỹ, Canada, Anh là duy trì và trong đó các quốc gia này không dễ quan hệ thuận lợi trở lại với thị trương Nga vì mất chỗ đứng tại thị trường béo bở này khi các công ty mới của các nước đã nhanh chân vào thế chỗ. Người ta thấy, dù vẫn đang là đồng minh với Mỹ trong cuộc đối đầu với Nga, tuy nhiên, nhiều tín hiệu cho thấy EU đang tìm kiếm cơ hội riêng để nối lại các mối quan hệ Nga và Tổng thống Vladimir Putin nhằm giảm những ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế của cả hai bên.

Các quốc gia châu Âu soi lại các lệnh trừng phạt và bắt đầu quan hệ trở lại với Nga mà không cần tuyên bố vì sợ Mỹ tức giận vì mất mặt.

Theo Bloomberg, Liên minh châu Âu (EU) trong buổi họp đầu năm hôm 20/1 chưa có thay đổi đối với các lệnh trừng phạt lên Nga nhưng bắt đầu tìm kiếm cơ hội để cải thiện các mối quan hệ theo hướng tốt đẹp hơn với điện Kremlin của Tổng thống Vladimir Putin.

Theo tinh thần chung, tổ chức này đang xem xét một mối quan hệ thương mại với Nga và sẽ làm việc với nước này về các vấn đề toàn cầu, bất chấp còn nhiều nghi ngờ rằng hợp tác với Nga để giải quyết các xung đột khu vực sẽ có kết quả ngay lập tức.

Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU cho biết, dựa trên tình hình tại Ukraine, các cuộc đối thoại chính trị và sự hợp tác với Nga về vấn đề Trung Đông, vấn đề chống khủng bố… sẽ nhanh chóng được kích hoạt.

“Khởi động thảo luận chiến lược không có nghĩa là thay đổi các mối quan hệ với Nga. Không có bình thường hóa ngay, không có quan hệ về thương mại như bình thường”, bà Mogherini chia sẻ trên Bloomberg.

Hiện tại, EU đang áp dụng các lệnh trừng phạt lên Nga, bao gồm: đóng băng các dòng tiền và tài sản của khối này vào Nga và cấm cấp visa cho những công dân Nga có liên quan tới vụ việc sáp nhập Crimea. Ba luật trừng phạt liên quan tới Nga sẽ hết hiệu lực trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 7 và sẽ được gia hạn thêm một năm nếu được sự đồng thuận của 28 thành viên.

Trong khi chờ quyết định cuối cùng của lãnh đạo các thành viên, bộ trưởng ngoại giao các nước EU đã bắt đầu thảo luận về mối quan hệ lâu dài với Nga. Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz thúc giục một chiến lược “quan hệ dài hạn và bền vững với Nga”. Trong khi đó, ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo cho rằng EU phải “phân biệt một cách rất rõ ràng” các lệnh trừng phạt Nga về vấn đề Crimea và các lệnh trừng phạt ở mức độ rộng lớn hơn về kinh tế đối với Nga về những ảnh hưởng của nước này trong cuộc xung đột tại phía Đông Ukraine. Trước đó, một số nguồn tin cho biết, bảy nước châu Âu ủng hộ dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga, bao gồm: Áo, Hungary, Italy, Síp, Slovakia, Pháp và Séc. Còn theo Tiếng nói nước Nga, gần một nửa thành viên EU ủng hộ việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Theo WSJ, EU có thể sẽ co lại một cách đáng kể các lệnh trừng phạt Nga và tái đàm phán với Nga về các vấn đề từ du lịch không cần visa cho tới sự hợp tác về kinh tế, hợp tác về cuộc khủng hoảng ở Libya, Syria và Iraq… nếu có những biến chuyển trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhiều ý kiến được thể hiện trên văn bản gần đây cũng cho thấy, các thành viên EU tin rằng đây là thời điểm để hướng tới đối thoại chứ không phải là gây áp lực hơn nữa lên Nga. Đại diện châu Âu hôm 20/1 cũng cho biết, Nga có thể tiếp tục nhập khẩu những loại thực phẩm đã bị cấm nhập từ EU nhưng từ chối cho biết loại thực phẩm nào sẽ được tái phê duyệt. Trong khi đó người ta đã thấy bóng dáng các công ty châu Âu đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Nga hòng tìm lại chỗ đứng đã mất của mình.

Các đồng minh đã thấy ông thợ săn đã bắt đầu buông súng và làm động tác vuốt ve gấu. Các nước đã nhìn thấy rõ ngay Hoa kỳ đã phá rào khi đã quyết định cho các công ty quốc phòng của mình mua các động cơ tên lửa đẩy của Nga giá trị hợp đồng có thể là 1 tỷ đô-la. Và con gấu Nga đã đồng ý bán.

Bảo vệ lợi ích vẫn là trên hết.

Trong vài tháng gần đây, sự phân hóa trong nội bộ EU về quan hệ với Nga trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Sự suy sụp về kinh tế và nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trong khu vực đã khiến không ít các thành viên suy xét lại.

Đầu tiên phải nói tới việc NATO bất ngờ muốn nối lại liên lạc với Nga. Các lãnh đạo của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bất ngờ đưa ra kế hoạch thiết lập lại liên lạc với lãnh đạo quân đội Nga.

Hãng Reuters dẫn lời Tướng Philip Breedlove – chỉ huy quân đội NATO cho biết: “Chúng tôi đã nói rất là nhiều về vấn đề thiết lập lại việc liên lạc như thế nào và thực tế là truyền thông với những lãnh đạo cấp cao bên phía quân đội Nga thực sự quan trọng”.

Tướng Breedlove nói thêm rằng, ông vẫn duy trì liên lạc với Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng của lực lượng vũ trang Nga sau khi Nga sáp nhập Crưm vào tháng Ba năm ngoái.

“Chúng tôi đang thiết lập lại việc này, chúng tôi đã trao đổi với các lãnh đạo cấp cao về các cách thức… chúng tôi sẽ nối lại liên lạc với ông Valery [Gerasimov]”- Tướng Breedlove nói.

Hồi tháng Tư năm ngoái, Moscow đã triệu hồi đại diện quân đội của Nga tại NATO, sau khi NATO ngừng hợp tác dân sự và quân sự với Nga, do khủng hoảng tại Ukraina. Kể từ sau đó, NATO thúc đẩy hợp tác với Ukraina, đồng thời tăng cường hiện diện tại khu vực Baltic, trong khi Nga cũng liên tục tập trận và thúc đẩy hoạt động quân sự đối ứng với các động thái của NATO trong khu vực.

Đầu tháng 12/2014, Tổng thống Pháp Francois Hollande trở thành lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến thăm Nga kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra hồi đầu năm. Cho dù chỉ là cuộc ghé qua trên đường về từ chuyến công du Kazakhstan và chặng dừng chân này không nằm trong lịch trình nhưng nó cũng khiến nhiều người hy vọng một sự tan băng trong quan hệ hai bên. Trong tuần đầu năm mới 2015, ông Hollande cũng đã thừa nhận cuộc khủng hoảng ở Nga không phải là điều tốt đẹp cho châu Âu. Vị tổng thống Pháp cho rằng, ông Putin dường như không mong muốn chiếm giữ miền Đông Ukraine mà có lẽ chỉ muốn duy trì sự ảnh hưởng của Nga lên người láng giềng lâu năm và đưa nước này tránh xa khỏi NATO.

Tổng thống Pháp cũng đã ghi nhận những tích cực của Nga để giải quyết vấn đề Ukraine và cho rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế dỡ bỏ những lệnh cấm vận kinh tế với Nga. Những tuyên bố của ông Hollande được đưa ra trong bối cảnh ông cam kết sẽ tái thiết nền kinh tế Pháp vào năm 2015 với nỗ lực đưa tăng trưởng GDP từ mức sát 0 lên 1%. Trước đó, hàng loạt các thành viên EU cũng đã lên tiếng về việc không cần thiết phải tiếp tục trừng phạt Nga. Nhiều quốc gia cho biết họ đã quá mệt mỏi trong cuộc tranh đấu giữa Nga và Mỹ. Ngay cả Đức, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel hôm 4/1 cũng bày tỏ lo ngại những tác động xấu từ sự ốm yếu của kinh tế Nga sẽ lan sang EU. Ông Sigmar nhấn mạnh rằng trừng phạt kinh tế Nga không phải với mục đích làm Nga suy yếu, sụp đổ mà để góp phần giải quyết các vấn đề của Ukraine.

Trước các lệnh trừng phạt, ga đã rơi vào tình trạng suy kiệt kinh tế, thiếu vốn, thiếu hàng hóa, đồng Rúp tụt giảm, dự trữ sụp mạnh… Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nền kinh tế EU vốn đang ốm yếu lại càng khó khăn hơn bởi chính những lệnh trừng phạt Nga và hành động trả đũa của điện Kremlin.

Trong một động thái mới nhất, ECB dự tính triển khai các biện pháp kích thích kinh tế trị giá 1.300 tỷ đồng để ngăn eurozone rơi vào trạng thái giảm phát. Với Ukraine, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, EU có thể sẽ ngừng hậu thuẫn cho Ukraine bởi những cam kết cải cách không được thúc đẩy nhanh chóng. Nhiều thành viên EU dường như đang bày tỏ quan điểm rõ ràng hơn về cuộc đối đầu Đông – Tây trong bối cảnh EU chịu thiệt nặng nề, còn nhiều quốc gia khác lại hưởng lợi. Vấn đề cốt lõi trong các quan hệ quốc tế xưa nay vẫn là lợi ích. Trong khi đó, Nga vẫn là một thực thế, vẫn là hàng xóm của EU và không thể biến mất hay thay đổi vị trí địa lý được.

Bên kia đại dương phù thủy Trung quốc đang tranh thủ thời cơ Mỹ Nga bận cuộc chiến để hô thần chú, mua tay bắt quyết hút cát, xây kè đổ bê tông tạo các sân bay, các pháo đâì kiên cố ngăn không cho Mỹ quay lại gây ảnh hưởng ở Đông Năm châu Á. Phù thủy chơi trò vừa an ủi động viên người đàn em là yên tâm chúng tôi muốn quan hệ lành giềng tin cậy lẫn nhau và khẩu hiệu 4 tốt mà mười sáu chữ vàng vẫn có hiệu lực thiêng liêng, còn mặt kia phù thủy phớt lờ sự lo lắng và phản đối của Việt nam, phù thủy cứ làm đấy làm gì ta được? Ta sẽ lấy hết những gì ta muốn và cái lưỡi bò sẽ còn phình to hớn nếu ta muốn! Người ta thấy chỉ khi nào Mỹ và Việt nam cùng chống trả phù thủy thì mới hy vọng làm phép bùa của vị này mất hết tác dụng mà thôi. Mỹ dù mạnh đến đâu lực bất tòng tâm sao có thể một lúc hai tay bắn súng vào gấu Nga còn tay kia chém phù thủy? Người ta cũng thấy Việt nam chỉ chạy vòng quanh, than phiền khẳng định chủ quyền trong khi phù thủy thì cứ hô thần chú rồi nuốt đảo biển và lập sân bay và phù phép mạnh hơn lên như coi chẳng thấy có một vị hàng xóm nhỏ bé này trong mắt. Phù thủy nay vừa không bỏ giàn khoan lớn mà còn xây đắp đảo rộng ra thành pháp đài kiên cố để nuốt biển đảo nhiều hơn, thách thức cả Hoa kỳ và tất nhiên cả Việt nam và các quốc gia đông Nam Á.

Người ta nhìn lại bức ảnh tự sướng mà tổng thông Obama đã vẽ ra tại thông điệp liên bang đầu năm thì đa số đã ghi nhận ông OBama không cười hân hoan mà trái lại môi mím chặt, khuôn mặt tái xanh mệt mỏi và chán chường. Phải chăng ông OBama lại một lần nữa thua đau trước một Putin đầy tự tin và quả quyết và giầu kinh nghiệm đã được công chúng Nga yêu quý ông hơn?

Cuộc săn đã đến hồi phải kết thúc chưa chúng ta phải chờ xem vào những ngày tới đây. Nhưng súng vẫn đầy đạn mà trước gấu trắng đang nếm mật trên bàn tay vãm vỡ không ai dám lên nòng để bắn tiếp vì sợ gấu vả những cú trời giáng chăng?

Ngày 22 tháng 1 năm 2015.

© Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

 

102 Phản hồi cho “Nguyễn Công Bằng: Nghĩ gì về bản thông điệp Liên bang của ông OBama?”

  1. Hồi kèn của Ông OBama nay trở nên lạc lõng không ra bài nào hết. Gần như cả châu Âu phản đối cung cấp vũ khí cho Ucraina.
    Theo báo chí Pháp thì Đức, Hungary, Pháp, Đan Mạch và Estonia ngày hôm nay, 5/2, đồng loạt bày tỏ quan điểm từ chối cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine theo đề nghị của Kiev. [05.02.2015 18:10]
    Sau Đức, Hungary, chính phủ các nước Pháp, Đan Mạch và Estonia ngày hôm nay, 5/2, đồng loạt bày tỏ quan điểm từ chối cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine theo đề nghị của Kiev. Chính quyền Kiev khẳng định sự cần thiết về việc tăng cường vũ khí hiện đại nhằm đập tan sức mạnh của lực lượng ly khai miền Đông Chính quyền Kiev khẳng định sự cần thiết về việc tăng cường vũ khí hiện đại nhằm đập tan sức mạnh của lực lượng ly khai miền Đông.
    Chuyến đi của ông Kery thực hiện việc cung cấp vũ khí cho quốc gia này đã thất bại.

  2. Có tin Mỹ thấu Ucraina thua nên cú định viện trợ vũ khí cho quân đánh thuê này. Nếu Mỹ mà gửi vũ khí cho Ucraina thì cuộc chiến ở đây sẽ sớm chấm dứt nhanh, đây là cớ để Nga dọn sạch lính Lê dương của Mỹ trong chớp mắt mà Mỹ phải cịu thất bại cay đắng.

  3. UncleFox says:

    Putin tài giỏi đến mức cháu nội của Joseph Stalin gọi ngài là “brainless” .
    Các anh chị Cò Mạng ngĩ sao ?

  4. Khánh Hòa says:

    Người Ucraina đã bắt đầu chạy sang các nước lân bang để tránh phải đi lính và vài ngày nữa theo luật mới sẽ bỏ Visa cho họ vào châu Âu thì chắc con số sẽ là cả triệu người. Họ sẽ sang cả Mỹ luôn và lập chi bộ với đồng chí Lý Tống và ông Bùi Tín.
    Chắc sẽ treo cờ ba que lên và từ nay Lý Tống thích nhất là có người cầm cờ ba que hộ vì cầm mãi mỏi tay quá.
    Thông điệp của ông OBamà là nước Mỹ chuyển sang trang mới, đúng rồi! Từ nay trở đi có kẻ đánh thuê cho mình thay VNCH xưa để quấy phá nước Nga là anh Ucraina nếu cứ chi tiền.

  5. Hoàng Kỳ says:

    Bây giờ Ucraina cũng khác nào quân đội ngụy ngày xưa thời Mỹ ở miền nam đâu. Làm gì cần làm, tất cả là Mỹ và phương Tây trả tiền, chỉ có là chết hộ Mỹ và phương Tây mà thôi. Đó khác nào như sách lược đổi mầu da xác chết thời chiến trang Việt nam đâu? Cho nên rồi cái đinh cũng chẳng sản xuất nổi là vì thế. Đã là đánh thuê nên tinh thần bạc nhược, tham nhũng và sợ chết, có lý tưởng gì đâu? Theo tôi thì người tỵ nạn Ucraina sắp ùng ùng sang châu Âu rồi, tiếc không biết họ có tầu để chạy qua Mỹ không mà kết bạn với Lý Tống?
    Đến khi quân đội ly khai đến thủ đô Ki-ép thì cố vấn Mỹ bỏ chạy tháo thân và lại có mấy vị tướng tuyên bố tử thủ đến cùng nhưng lại ngay sau đó vơ tiền vàng bỏ chạy tháo thân nga như Thiệu, Kỳ và một đống bây giờ ở Mỹ đó.
    Chào cợ hạ.

    • Tudo.com says:

      Hoàng Kỳ:”Theo tôi thì người tỵ nạn Ucraina sắp ùng ùng sang châu Âu rồi, tiếc không biết họ có tầu để chạy qua Mỹ không mà kết bạn với Lý Tống?”

      Bậy,dân Ukrain đâu có ngu như VN mà chạy qua châu Âu, qua Mỹ. Họ phải khôn như VC chạy qua Nga qua Tàu mới có bo bo ăn, rồi được cho đồng hồ loại 2 cửa sổ không người lái, tối tối còn ngồi uống trà ngắm trăng Tàu tròn hơn trăng Mỹ!
      Sau đó thì nghe Hoàng Kỳ dạy dổ làm thế nào đánh Mỹ là đánh trả ơn cho Nga, đánh trả ơn cho Tàu.

    • Le Quoc Trinh says:

      Chào mấy Dư Luận Viên,

      Thay vì chõ mồm vào nội bộ Ukraina, tôi đề nghị các đồng chí nên nhìn lại tình thế đất nước VN để thấy rằng nguy cơ Nga sắp sửa chiếm đóng vài tỉnh miền Trung, bất đầu từ vịnh Cam Ranh đến Phan Thiết, Nha Trang, trong vài năm nữa thôi. Cũng cùng một kịch bản y chang như Ukraina mà thôi. Có nghĩa ngày nào đẹp trời Putin sẽ lên TV tuyên bố bảo vệ quyền lợi dân cư nói tiếng Nga ở VN, ủng hộ một khu vực ly khai thân Nga trong lãnh thổ VN…rồi sau đó gửi hạm đội, phi cơ, hoả tiễn, chiến xa, súng ống, quân đội trá hình (bịt mặt) vào gây chiến.

      Chỉ sợ đến lúc đó các đồng chí DLV lại xuống đường hoan nghênh chào đón quân xâm lược Nga.

      Lê Quốc Trinh, Canada
      30-01-2015

      • UncleFox says:

        Là Tầu chứ không phải Nga … thưa bác Lê Quốc Trinh .

      • Quang says:

        Đến giờ này, “tên dư lợn viên” Hoàng Kỳ cờ đỏ còn gọi VNCH là Ngụy tay sai Mỹ. Đại diện cho cái gọi là đảng CSVN nói không biết nhục. Thế bộ cái Quân Đội Nhân Dân của đảng CSVN các anh phát xuất từ đâu? ai đào tạo, nuôi dưỡng và đánh giặc cho ai? Tàu tổ chức, mang “Bộ đội cụ Hồ” sang Tàu huấn luyên, từ cái gọi là đội tuyên truyền võ trang vài chục ngoe lên hàng Sư đoàn, rồi trang bị, rồi tiếp tế, rồi chỉ huy rồi thả về VN gây chết chóc cho đồng bào. Cuối cùng, chính Tổng Bí Thư đảng CSVN của các anh là Lê Duẩn xác định trước nhân dân và thế giới: Ta (tức đảng CSVN) đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Nhục thế mà còn to họng. Gọi Miền Nam là ngụy thì chỉ tổ chát c. vào mặt Bác và Đảng vốn đã lòi tội bán nước cho Tàu Cộng mà thôi Hoàng Kỳ cờ đỏ à.

      • vu trung says:

        Có lẽ ấy là điều bọn chúng mong muốn và tự hào, đc trở về với mẫu quốc USSR, thành đồng cách mạng, cái nôi của xhcn.

    • UncleFox says:

      Ukraine đang bị Nga xâm lược trá hình . Thế mà có những kẻ như Hoàng Kỳ, Nguyễn Công Bằng vỗ tay reo hò mừng rỡ . Đấy là hành động của những con Kẩu Nô thô bỉ chứ không phải là những người có lương tâm, có giáo dục … Thực khốn nạn thay những ai trót đẻ ra hạng súc sinh này !

      • Le Quoc Trinh says:

        Quân xâm lược Nga hay Tàu ở VN ?

        Cám ơn lời nhắc nhở của bạn Uncle Fox,

        Thật ra tôi không có nhầm đâu. Tôi nói “quân xâm lược Nga” là chính xác đấy. Bởi vì bạn không để ý thấy rằng hiện nay hạm đội Nga ra vào quân cảng Cam Ranh dễ dàng như đi chợ sao ? Bạn chưa thấy phi cơ quân sự của Nga lên xuống phi trường Cam Ranh, Nha Trang nườm nượp sao ? Bạn chưa thấy du khách Nga đổ bộ xuống nhiều bãi biển nổi tiếng ở miềng Trung như Cam Ranh, Nha Trang, Mũi Né …thi đua đầu tư mở nhà hàng, hotel, resorts khắp nơi. Từ vài tháng nay đồng Rúp mất giá nên số lượng du khách Nga giảm phần nào. Nhưng sự hiện diện của Nga đã bắt đầu khởi sắc trong những vùng phụ cận Cam Ranh rồi. Và trên thế giới quân cảng Cam Ranh được đánh giá rất cao về mặt an ninh, vị trí chiến lược quan trọng cho khu vực Biển Đông.

        Nếu trong vài năm nữa thôi, Nga hợp đồng tác chiến với TQ tuyên bố khu vực Cam Ranh thuộc chủ quyền của Nga vì quyền lợi dân cư Nga đã và đang sống ở đó, thì bạn Uncle Fox nghĩ sao ? Đây không phải là lần đầu Putin sử dụng con bài “quân xâm lược trá hình” để mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị, kinh tế giống như ván bài Ukraina hiện nay.

        Tôi nhắc nhở các bạn trong Diễn Đàn này để đừng quên mối nguy cơ tiềm tàng của bọn tàn dư CS đang muốn giành dật cơ đồ đất nước VN chúng ta.

        Chào thân ái,

        Lê Quốc Trinh, Canada
        01-02-2015

  6. Nga cam kết ‘vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ’. Đó là bản thông điệp của quân đội Nga tặng ông OBama.
    Thứ sáu, 30/01/2015, 19:51 (GMT+7)
    Cảnh báo hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ vi phạm hàng loạt các Hiệp ước về vũ khí hạt nhân, Moscow khẳng định sẽ tăng cường các loại vũ khí mới có khả năng vô hiệu hóa hệ thống tên lửa Mỹ.
    Tên lửa Nga không bị đóng băng ở nhiệt độ -50 độ C
    Hãng Tass ngày 30/1 dẫn lời Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Thượng tướng Valery Gerasimov cho rằng, việc Washington tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) vi phạm Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) và Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), và “Nga sẽ đảm bảo các loại vũ khí mới cho các lực lượng vũ trang Liên bang nhằm vô hiệu hóa khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ”.
    Tại một cuộc họp của giới chức quân đội và an ninh cấp cao Liên bang, Bộ Quốc phòng cho biết chỉ trong năm 2014, tại căn cứ hải quân ở Rota ở Tây Ban Nha thường xuyên xuất hiện 2 tàu khu trục của Mỹ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa. Năm 2015, Mỹ sẽ dự kiến triển khai thêm hai tàu loại này.
    Ngoài ra, Washington khẳng định việc tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất ở Romania và Ba Lan cũng như xúc tiến thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    “Theo các dữ liệu của chúng tôi, những động thái của Washington vi phạm hàng loạt Hiệp ước về vũ khí hạt nhân. Kết quả là, Mỹ vi phạm quy chuẩn về cân bằng chiến lược và ổn định trên thế giới, làm suy yếu nền tảng của START-3 vốn được đảm bảo chặt chẽ giữa tấn công và phòng thủ”, Thượng tướng Gerasimov nói.
    Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga cũng nhấn mạnh: “Chúng ta không thể thờ ơ với những hành động của Mỹ cũng như phương Tây, và sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả”.
    Theo Thượng tướng Valery Gerasimov, các lực lượng vũ trang Nga sẽ được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại, đủ sức vô hiệu hóa, thậm chí vượt trên cả hệ thống phòng thủ của Mỹ.
    Chắc chắn chuyến đi bất ngờ của ông Kery sang Nga là muốn Nga không tiếp tế vũ khí cho Ucraina và trao S300 cho Iran và Bắc Triều tiên đây. Ông OBama đổ mồ hôi hột rồi.

  7. Le Quoc Trinh says:

    Ai dám nói ở HK không có tự do dân chủ ?

    Mời họ vào báo NguoiVietOnline (US) đọc một bản tin về chuyện ông cựu ngoại trưởng H. Kissinger bị người dân Mỹ phản đối trong một buổi họp Quốc Hội:

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=202269&zoneid=1#.VMtwDS5kaT4

    Lê Quốc Trinh, Canada
    30-01-2015

  8. Thái Nguyên says:

    Nếu nhìn vấn đề qua khối bê tông lập trường đúc thành tình hữu nghị kiểu “Anh Em”, người ta dễ bị giới hạn trước một tổng thế mang nhiều điều giá trị. Thông Điệp Liên Bang của Obama, không chỉ loanh quanh trong sự hơn thua với nước Nga. Nước Nga chỉ là một phần của một cựu đối thủ sừng sỏ đã từng hơn thua với Hoa Kỳ tới độ gần phải “nói chuyện” với nhau bằng bom nguyên tử. Và nó đã kết thúc ra sao vào năm 1991 với Xô Viết và một chuỗi các nước Xã Hội Chủ Nghĩa cùng Ba Giòng Thác Cách Mạng ở Đông Âu? Để lại một nước Nga kiệt quệ, thu mình nhỏ lại và cố vươn lên bằng trữ lương dầu hỏa to lớn của mình, và số vũ khí bậc trung bán cho những nước mà nhân dân họ hoặc chết đói, hoặc đang ngất ngư trong vòng tay “bốn phương vô sản đều là anh em”, trong bối cảnh giá dầu thô đang ở mức ngất ngưởng trời xanh. Nhưng rồi giá dầu tụt xuống. Nay phải vơ bèo, vợt tép, nhập phe với cả một chú nhỏ điên cũng sắp chết là Bắc Triều Tiên và một Trung Quốc “chưa giầu thì đã già, chưa hùng thì đã hung”, được như ngày hôm nay là nhờ Mỹ. Có gì mà đáng hãnh diện và để đánh giá là vẫn tiềm năng? Nhưng đó là chuyện “lớn” của bài viết trên. Điều đáng nói ở đây là Bản Thông Điệp Liên Bang của Obama nói lên nhiều điều rất nhỏ, rất tầm thường loanh quanh trong nước Mỹ, nhưng khiến người dân Mỹ, nhiều thành phần trong số họ đã phải chảy nước mắt. Tại sao thế? thưa vì tuy là những chuyện nhỏ, rất tầm thường, nhưng nó hàm chứa một giá trị nhào nặn cho hơn ba trăm triệu người dân Mỹ, gồm nhiều chủng tộc khác nhau quyện lại thành một, ở đó họ yêu nước Mỹ như nhau, bất kể họ đến từ phần đất nào trên thế giới. Và đó mới là toàn bộ giá trị của Bản Thông Điệp Này, nó “Nhân Bản Và Thực Tiễn”; Và đó cũng chính là sức mạnh của Hoa Kỳ. Không phải là dầu hỏa, hay vũ khi tối tân như Nga (tạm cho là thê) thưa tác giả Nguyễn Công Bằng.

  9. Pham Minh says:

    Lần thứ hai đọc bài của NCB, lần nào đọc xong tôi cũng nhớ lại chuyện dưới đây. Có thật 100%. Xin kể hầu quý vị.
    Trong trại “cải tạo”, giờ “cải tạo viên” thảo luận, đào sâu, liên hệ, kiểm điểm và tự kiểm điểm về tội ác Mỹ-Ngụy để viết thu hoạch cho đạt yêu cầu. Lúc dư giờ, không còn gì để đào sâu hơn nữa, một “cải tạo viên” cắc cớ hỏi cán bộ quảng giáo (quân hàm trung úy-chắc tại chúng tôi là SQ tép riu):
    - Thưa cán bộ, lúc còn chiến tranh, xe từ bắc vào chiến trường miền nam, chạy trên rừng không thôi, phải có lúc hết xăng dầu chứ. Lúc đó làm sao mà nhận được tiếp tế?
    Cán bộ trả lời ngay không suy nghĩ:
    -Câu hỏi hay đấy. Thế mới thấy cách mạng ta sáng tạo chứ. Dĩ nhiên là xe chạy có lúc phải hết xăng dầu, chạy bằng nước lã đâu được? nhưng làm sao tiếp tế? Dễ thôi. Các chiến sĩ ta cứ điện về báo cho lãnh đạo Hà Nội biết. Hà Nội báo cho ông Liên Xô biết. Ông LX chỉ thị ta đào ngay một cái lổ lớn trong rừng và từ LX, cho vòi rồng phọt ngay xăng dầu qua và cứ thế là ta múc lên dùng.
    Cải tạo viên:
    -Sao mình không yêu cầu ông Trung quốc cho gần?
    -Thằng TQ lúc đó nó phản (?) mình rồi nên mình phải yêu cầu ông LX. Lúc sắp kết thúc cuộc chiến đánh Mỹ, ta nhờ ông LX không đấy chứ. Phải gọi TQ là thằng. Đến giờ nó vẫn là kẻ thù truyền kiếp nhé. Thằng TQ và ông LX, nhớ nhé.
    Một “cải tạo viên” khác:
    -Từ LX phun xăng dầu qua rừng Trường sơn thì chắc vòi rồng phải mạnh lắm. Lỡ như máy bay nào đi ngang qua thì nhất định phởi rớt tan xác.
    - Thì chứ không à? Ngày đó phía ta được thông báo cả rồi nên không máy bay nào lên cả. Máy bay Mỹ-Ngụy bị rơi mấy chục chiếc đấy chứ. Các anh cừ đi tìm chúng tôi mà truy kích, Mỹ-Ngụy nó lại cấm không cho nghe đài nên các anh biết sao được.
    - Cái lổ chứa xăng dầu đó có to bằng cái miệng giếng không cán bộ?
    Cán bộ cười :
    -Hỏi vớ vẫn. Bằng miệng giếng thì văn minh như ông LX cũng phọt đến chính xác thôi nhưng chứa đâu được bao nhiêu. Chắc phải to như cái hố bom B-52 ấy chứ.
    Cán bộ thời đó khác với NCB ở chỗ lời văn mộc mạc hơn NCB ở thế kỷ này nhưng nội dung và bản chất không khác. Nói như vẹt mà không cần biết mình đang nói gì. Hễ cứ ai phe mình thì người đó tốt và mạnh nhất thế giới. Ai đối nghịch (không cần đối với mình, chỉ cần với phe mình thì người đó là xấu, là yếu là sắp dẫy chết. Cứ nghĩ người nghe ai cũng ngu như mình (đã nghe cán bộ cao hơn truyền dạy).
    Chừng nào, thuốc nào mới chữa được những cái đầu này đây? Vậy mà nói thay thế thì nhiều người vẫn không chịu cho là cực đoan. Không đọc, không ý kiến về loại bài này nữa là hay nhất.
    PM

  10. Thạch Đạt Lang says:

    Ông Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Hoàng Hà và các DLV Nguyễn Thị Trang Nhung, Thanh Thiên, Thái Hà, Hai Lúa… nên quan tâm chuyện văn hóa VN hơn là nói chuyện tào lao. Vào link dưới đây xem tuổi trẻ VN…địt tập thể dục ngoài trời:

    :https://www.youtube.com/watch?v=lF2FG3bJLtk

    Đúng là văn hóa thời cộng sản. Hết ý!

    • Hồ Bác Cụ says:

      Ồ, ồ, cái màn này hay đấy!!! Các cháu cho bác tham gia với nhá!!! Phần trên của bác thì tuy già, nhưng phần dưới của bác còn trẻ. Không tin các cháu cứ đi hỏi mẹ của thằng Nồng Đức Mạnh là biết ngay!!

Leave a Reply to Tudo.com