WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

VN hủy lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân

Việt Nam từ chối cho tổ chức sự kiện đánh dấu 50 năm ngày xảy ra trận đánh nhiều thương vong nhất của quân Úc trong Chiến tranh Việt Nam.

Lễ kỷ niệm trận đánh Long Tân dự trù diễn ra ở di tích lịch sử Bia Thánh giá Long Tân, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 18/8.

Hơn 1.000 cựu binh Úc và gia đình đã đến Việt Nam để dự buổi lễ.

18 lính Úc và hàng trăm quân giải phóng Việt Nam đã ngã xuống trong trận đánh ngày 18/8/1966.

Cảnh sát đã chặn lối vào địa điểm mà không giải thích vào hôm 17/8.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nói ông rất thất vọng vì quyết định và muốn nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Việt Nam.

“Chúng tôi hiểu chính phủ Việt Nam có quyền quyết định tổ chức lễ kỷ niệm gì ở quốc gia của họ.”

“Nhưng quyết định này, và đặc biệt là thời điểm, chứng tỏ sự coi thường những người Úc có thiện chí đến Việt Nam để tham dự sự kiện,” Thủ tướng Úc tuyên bố.

Trang Facebook của ông Malcolm Turnbull cũng đăng đoạn tin nói về trận Long Tân, cho rằng trận đánh chứng tỏ “sự ngoan cường, tình đồng đội và dũng cảm” của quân đội Úc và New Zealand.

Trang ABC News của Úc dẫn lời một nguồn tin chính phủ Việt Nam nói phía Úc đã hứa tổ chức sự kiện “ít ồn ào”.
Nhưng dự định tổ chức hòa nhạc, tiệc, và hơn 1.000 người Úc có mặt đã bị xem là dịp ăn mừng thiếu tế nhị.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop xác nhận chính phủ Việt Nam đã nói sẽ không cho phép tiến hành buổi lễ, mặc dù các nhóm nhỏ vẫn được đến di tích vào ngày 18/8.

Một phái đoàn gồm đại sứ Úc và New Zealand sẽ đặt vòng hoa tưởng niệm ở đó.

Bộ Ngoại giao Úc nói họ đã gửi thư khiếu nại cho chính phủ Việt Nam vì Úc “thất vọng sâu sắc trước quyết định, và cách tiến hành quyết định, quá gần dịp kỷ niệm”.

Thông cáo của Úc nói: “Các cựu binh Úc và gia đình đã dự định dự buổi lễ ở Long Tân, có sự kính trọng cả hai bên để tưởng nhớ và vinh danh sự hy sinh của những người đã ngã xuống trong Chiến tranh Việt Nam ở cả hai phía.”
160817092856_release_australia_640x360_other_nocredit

Quân Úc chính thức rút khỏi Việt Nam năm 1973, trước khi chiến tranh kết thúc năm 1975

Đại sứ Úc đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao [Việt Nam]. Chính phủ [Úc] đang liên hệ khẩn với các đối tác Việt Nam ở cấp cao nhất để bày tỏ quan ngại”.

“Phía Úc đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng Việt Nam từ 18 tháng qua để chuẩn bị cho sự kiện này. Các buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức tại Long Tân từ năm 1989”, thông cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Úc cho hay.

Người ta cho rằng tính nhạy cảm của sự kiện là nguyên nhân dẫn đến quyết định của Việt Nam hủy buổi lễ, mặc dù trong quá khứ các sự kiện nhỏ được phép tiến hành.

Hôm 17/8, trả lời BBC Tiếng Việt từ TP Hồ Chí Minh, một nhân viên của sứ quán Úc đi theo đoàn xác nhận việc lễ kỷ niệm “bị hủy bỏ vào chiều muộn hôm 16/8”.

Người này cũng cho biết thêm, đại sứ Úc Craig Chittick có buổi gặp truyền thông quốc tế vào chiều 16/8 nhưng cuộc gặp mang tính chất “off the record” (thông tin đưa ra không để công khai).

Trang web huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hồi tháng Năm có bài về di tích lịch sử Long Tân.

Bài này cho biết di tích lịch sử Bia hình thánh giá Long Tân được quân đội Úc và New Zealand dựng ngày 18/8/1969 với dòng chữ “Kỷ niệm những người lính thuộc Đại đội D, Tiểu đoàn, Lữ đoàn lực lượng đặc nhiệm Hoàng Gia Úc đã bỏ mình tại nơi đây trong trận đánh Long Tân ngày 18/8/1966 – Tiểu đoàn 6 liên quân Úc – Tân Tây Lan dựng lên ngày 18/8/1969.”

Bài viết bày tỏ quan điểm di tích đánh dấu “sự thảm hại của quân đội Hoàng Gia Úc trong ý đồ tiêu diệt quân giải phóng”.

Theo BBC

15 Phản hồi cho “VN hủy lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân”

  1. TNCS says:

    Australia muốn kỷ niệm và tưởng niệm lính Australia chết trận tại VN vì đánh thuê cho Mỹ thì cứ kỷ niệm tại nước Australia, mắc chi lại qua VN làm lễ kỷ niệm, tưởng niệm. VN không cho phép quân xâm lược lấy đất VN làm bàn thờ để thờ cúng, tưởng niệm quân xâm lược bị nhân dân VN trừng trị.

    Được biết, trận chiến Long Tân này được mô tả “diễn ra ngày 18/8/1966 và được coi là một trong những trận đánh khốc liệt nhất của lính Australia trong chiến tranh Việt Nam. 105 lính Australia và New Zealand đã đối đầu với hơn 2.000 lính Bắc Việt và Việt Cộng ở một khu đồn điền cao su. Tổng cộng 18 lính Australia và hơn 200 lính Bắc Việt Và VC đã thiệt mạng trong trận này” và “Australia đã dự định lấy buổi tưởng niệm ở Long Tân làm hoạt động chính trong số các buổi tưởng niệm để vinh danh các cựu chiến binh của Australia trong chiến tranh ở Việt Nam”.
    Báo VOA và một số phương tiện truyền thông phương Tây không đưa tin thì người dân Việt Nam không hề biết, nhưng nay khi đã biết thì người dân Việt Nam đều đồng tình với quyết định của chính phủ Việt Nam. Chẳng ai lại đi đồng ý cho cựu thù chiến tranh tổ chức tưởng niệm linh đình về cái gọi là chiến thắng của họ trong trận chiến “đại thắng VC” trên lãnh thổ của Việt Nam, dù dưới danh nghĩa tưởng niệm trận chiến hay bao biện thế nào đi chăng nữa. Cái cách phản ứng của quan chức Chính phủ Australia xem ra hơi khệnh khạng, xem thường nước chủ nhà và người dân Việt Nam!
    Một số người cho là chính phủ Việt Nam thất hứa. Tuy nhiên, theo bình luận bên lề của người biết việc thì có lẽ ban đầu Chính phú Việt Nam cho đây là lễ tưởng niệm quy mô nhỏ nên không cản trở, nhưng sau thấy quy mô quá lớn, tính chất “nghiêm trọng” nên đã không cho tổ chức, xin trích: “Quay lại vụ Long Tân …Cái hình đăng kèm theo đây là poster quảng cáo buổi hòa nhạc mà phía Australia định tổ chức tại Vũng Tàu để kỷ niệm 50 năm trận Long Tân, có sự tham gia của cô ca sỹ từng biểu diễn cho lính Úc hồi chiến tranh. Họ còn có một tiệc tối lớn (gala dinner) và theo con số ông chủ tịch hội Vietnam Gunners tổ chức tour thì có tới 3.500 người tham gia chứ không phải 1.000 người. Chính phủ Việt Nam không lường trước được con số lớn thế này. Ăn uống, ca nhạc ầm ỹ cũng không phải cách thức người Việt Nam tưởng niệm tử sỹ. Nó là cái khác nhau về văn hóa.
    Một điều đáng ngạc nhiên là trong khi các bạn Tây khi biết chuyện đều đồng ý là phía Úc chưa được tế nhị, thì một số người Việt Nam lại chỉ chăm chăm chửi Việt Nam thất hứa. Chắc chắn là có sự nhầm lẫn, hiểu lầm giữa hai bên gì ở đây, nhưng có lẽ cần đầy đủ thông tin rồi hẵng bàn nhỉ.”
    Fb Tony Ngo bình luận, “Tôi hoàn toàn đồng ý với chị PN về vụ này. Và cứ cho là Chính phủ Việt Nam thất hứa, lật kèo gì đó trong lần này thì sau này không nên cho bất kỳ Pháp, Mỹ, Úc, Nam Hàn, Liên Xô, Trung Quốc,… những quốc gia tham gia vào cuộc chiến nồi da xáo thịt của người Việt được phép tưởng niệm, mừng đã đánh thắng người Việt trên đất nước Việt Nam”
    Nhìn sang nước Nhật, chỉ mỗi việc quan chức cấp cao của Nhật hàng năm đến viếng đền Yasuhito nằm trên lãnh thổ Nhật Bản cũng đủ gây phản ứng tiêu cực về ngoại giao với 2 nước nạn nhân của Nhật làTrung Quốc và Hàn Quốc, nữa là đằng này Chính phủ Australia lại muốn tổ chức đại lễ tưởng niệm trận Long Tân hoành tráng, bị nước chủ nhà thổi còi sát giờ lại có phản ứng ra chiều “nước lớn” xem ra không thể chấp nhận được.
    Ai sùng bái Tây phương, hở ra là chửi chính quyền Việt Nam ở đâu không biết, nhưng riêng vụ này, càng lên tiếng, càng truyền thông thì dân Việt càng ủng hộ Chính phủ và càng ngán chính quyền Australia.
    Nghe đâu, trước đề nghị của Thủ tướng Úc, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận cho nhóm nhỏ chừng 100 người vào khu vực lễ tưởng niệm là di tích lịch sử Bia Thánh giá Long Tân để dâng hoa, không ca nhạc, phát biểu ùm sùm. Bởi vậy, sau vụ việc, Chính phủ ÚC đã phải bày tỏ ‘cảm ơn’ VN sau thương lượng về Long Tân. Một số chuyên gia sử học của Australia như ông Mat McLachlan thừa nhận rằng, “có thể tính chất ồn ào của sự kiện dẫn đến việc nó bị hủy bỏ”, “Họ đã đồng ý cho phép chúng tôi tổ chức với điều kiện sự kiện đó phải rất kín tiếng. Tôi nghĩ vấn đề năm nay là chúng tôi đã phạm chút sai lầm, chúng tôi cố làm to quá, và cuối cùng phía Việt Nam quyết định thế là đúng rồi.”. Rất may là Chính phủ Việt Nam đã giúp cho phía Australia “hiểu” ra sự việc và nên rút kinh nghiệm và cần phải tế nhị hơn cho những lần tưởng niệm sau, nếu muốn”.

    • Austin Pham says:

      Ngắn gọn thơi cháu ơi! Đại loại là tụi Úc bắn giết nát bấy hết mấy trăm chú bác đàng mình mà còn đòi ăn mừng trên nỗi đau khôn nguôi của người khác thì làm sao chịu nổi. Nhà nước ta lúc đầu cũng châm chước bỏ qua. Ai ngờ họ đòi kéo sang cả ngàn…tân binh làm bộ đội ta nhốn nháo. Tính diễn lại cảnh cũ hả? Đừng có hòng! Cha chú tui ngu chứ bọn tui đâu có ngu.

      • Tudo.com says:

        @Austin Pham: (Tính diễn lại cảnh cũ hả? Đừng có hòng! Cha chú tui ngu chứ bọn tui đâu có ngu.)

        Đúng đó…đúng đó!
        Tụi ÚC nầy. . .khờ quá đi, tụi nó không biết là đảng ta đã dụ tụi nó xây cầu bắc Mỹ Thuận, rồi viện trợ nầy từ thiện kia, nhưng cái dzụ một đại đội mà dớt đẹp một trung đoàn làm hai trăm chiến sĩ ta nằm. . .liệt địa như cá chết ở bãi biển mấy tháng nay thì đảng và nhà nước ta thề không quên.
        Lãnh đạo ta lúc nào cũng khôn. . .liền liền nên đất nước mới ra nông nỗi như ngày hôm nay!

    • Thuận Hóa says:

      Nói rằng Mỹ và các nước chư hầu Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn,… xâm lược VN là kiểu nói vu oan, giá họa, đổ thừa của CS. Tại sao Mỹ và đồng minh phải đưa quân đến cũng như phải viện trợ súng đạn cho VNCH vì nếu không làm thế thì VNCH không thể chiến đấu chống CS trong hơn 20 năm. Những người CS có ý đồ không bao giờ nguội lạnh là phải bành trướng học thuyết Mác ra khắp thế giới, nhuộm đỏ toàn cầu như mong muốn của các ông tổ Mác và Lenin. Vì thế, các quốc gia thuộc Thế giới tự do phải hy sinh xương máu và của cải để bảo vệ chính nghĩa tự do trước làn sóng đỏ hung hãn mà VN là một điểm nóng. Nếu vị trí địa lý VN như bán đảo Triều Tiên thì CSBV không dễ dàng đánh thọc ngang “ba sườn” VNCH từ các mật khu ở Lào và Campuchia. Rõ ràng sau chiến tranh Triều Tiên (kéo dài hơn 3 năm) thì Đại Hàn hưởng bình an (không bị CS tấn công hay phá rối, khủng bố) để xây dựng và phát triển thành một con Rồng Á Đông thịnh vượng, sung túc. Còn VNCH thì bị khủng bố: đặt chất nổ, cài lựu đạn nơi đông người, ám sát các viên chức xã ấp, bị tấn công liên tục: Mậu thân 68, Hè đỏ lửa 72,… thì làm sao có cơ hội an bình mà phát triển như Đại Hàn. Khi Mỹ phủi tay bỏ rơi thì người Quốc gia phải mất nước, phải bị tù đày, bị thóa mạ, sỉ nhục,… Nếu 2 siêu cường Xô, Trung cũng bỏ rơi CSBV như thế thì số phận chẳng hơn gì VNCH.
      Người Úc đến VN chiến đấu ngăn chận làn sóng đỏ là hợp lẽ, thuận lý và họ đã chiến đấu ngoan cường trước các anh CS đông đảo nhưng ô hợp. Đây là một chiến thắng oanh liệt của quân đội Úc, một chiến thắng không bao giờ phai mờ trong dòng sử của nước Úc.

  2. Nguyễn Trọng Dân says:

    Đảng ta không dám cho tổ chức lễ kỹ nệm Long Tân battle vì SỢ mọi người Việt – NHẤT LÀ giới trẻ nhận ra Việt Nam Cộng Hòa được toàn thể thế giới Tự Do thừa nhận- có tính chính danh, không phải tay sai. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa là chính thể tự do duy nhất của người Việt được LHQ thừa nhận, có đầy đủ quyền tự quyết lẫn độc lập toàn vẹn lãnh thổ.

    Bọn chính trị gia Úc châu rất thăm- muốn chơi bỉ Việt Cộng nên mới làm lớn chuyện Việt Cộng bãi bỏ buổi lễ này. Ý của Úc ngầm muốn bảo ngoài mặt thì tao bắt tay với Việt Cộng chúng mày nhưng trong ruột, chúng tao vẫn nhớ đến Đồng Minh Việt Nam Cộng Hòa chính danh. Dầu sao, chúng mày vẵn là Cộng Sản tội đồ.

    (Cờ Vàng vẫn còn treo y nguyên tại hội nghị Á-Phi Bangdun-Indonesia – 2015 có nhiều nguyên thủ quốc gia tham dự)

    Kính – NTrD

  3. Lan says:

    Thế này nà thế nào? Hai đánh một không chột cũng què. Bộ đội ta mười đánh một, chủ động tiến công, thế mà ta vừa chột vừa què ư? Vô ní quá! Ờ mà bọn nông nô chết nhiều thì càng ít dân oan sau này. Tớ nghĩ lãnh đạo ta cố tình cả đấy, chứ bây giờ con cái cán bộ ta sống ở Úc thiếu gì, vui vẻ cả thôi.

  4. Hoàng An says:

    Chuyện quá dễ hiểu, nếu quân giải phóng thắng trong trận Long Tân thì Hà Nội đã cho phép phỉa Úc tổ chức rầm rộ lễ tưởng niệm để đề cao quân đội giải phóng. Nhưng với kết quả của trận đánh chỉ có 17 lính Úc tử trận và 30 bị thương trong lúc quân giải phóng chết 245 bỏ xác tại chổ và số bị thương được đưa đi không rõ. Rõ ràng đây là trận thua nặng của quân giải phóng, nhưng Hà Nội vẫn tuyên truyền là chiến thắng, do đó để dấu nhẹm sư thua trận này nên Hà Nội mới hủy bỏ lễ kỷ niệm, sợ sự thật được phơi bày trước quốc tế.

    • Tudo.com says:

      Thật tình thì đảng ta khôn. . .liền dữ lắm, vừa khỏi nhục vừa được lòng quan thầy Bắc Kinh vì sau khi toà CPA ra phán quyết là Úc lên tiếng ủng hộ ngay và tuyên bố sẽ cùng Mỹ tuần tra biển đông.
      Hơn nữa là bộ trưởng năng lượng Úc không cho TC mua cỗ phần nhà máy điện lớn nhất của Úc vì thế Tập Cận Bình bị bẽ mặc nên ra lệnh cho Trọng Lú hủy bỏ cuộc lể tổ chức kỷ niệm 50 mươi năm trận đánh Long Tân để trả thù.

  5. Thắng - Thua says:

    Ha ha ha ….

    Giá mà trận Long Tân đúng là “sự thảm hại của quân đội Hoàng Gia Úc trong ý đồ tiêu diệt quân giải phóng”….thì không những “đảng ta” không hủy buổi lễ kỷ niệm, mà còn tự nguyện tổ chức thật “hoành tráng” cho cả thế giới biết nữa là đàng khác.

    Đúng là Việt cộng !

  6. UncleFox says:

    Mang 2500 bộ đội cụ Hồ định phục kích tiêu diệt Tiểu đoàn 6/6 Úc -Thòi -Lòi để làm hú vía quân đội nước này . Cũng may là Trung đoàn 275 Chủ Lực VC chỉ gặp có Đại đội D của Tiểu đoàn 6 nên con số “liệt sỹ” trận này mấp mé chừng 500 . Chứ nếu phục kích được nguyên cả Tiểu đoàn 6 thì chắc đồng chí Võ Nguyên Giáp phải ký giấy cấp “bằng Liệt Sỹ” gãy tay luôn rồi !

    Thiên tài quân sự Đại Tướng Võ Nguyên Giáp muôn năm !

  7. Austin Pham says:

    Thiệt là rớt nước mắt. 18 lính Úc và hàng trăm quân giải phóng bị chết. Giá mà họ còn sống thì có thêm hàng ngàn…Thôi! Cứ để mấy cháu Minh nọc, Vĩnh Lông gì đó tự làm toán.

    • UncleSam says:

      Toàn bộ cuộc chiến tranh VN, quân “ngụy” miền Nam chết gần 300 ngàn. Bộ đội ta chỉ bỏ xác (đếm được) hơn triệu hai. Nói chung (ra) đánh với Úc hay với “ngụy” miền Nam, ta đều hy sinh gấp 4 lần chứ đâu ít? Hy sinh càng lớn thì thắng lợi càng vẻ vang.

      us

  8. UncleFox says:

    Đây là một trong những chiến thắng vang dội nhất trong quân sử của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam anh hùng . Một trung đoàn cộng một tiểu đoàn tătổng cộng chừng 2500 quân), phục kích một đại đội địch 108 lính, với kết quả 18 tên địch ác ôn bị tiêu diệt . Còn ta chỉ hy sinh có 245 bộ đội bỏ xác lại chiến trường (số được các đồng chí tha đi thì để rồi vùi nông chôn cạn ở xó xỉnh nào đấy thì … chắng bao giờ kiểm chứng được nữa) …
    Với thành tích xuất chúng như thế, mới đây nước Anh (theo báo “lề phải” trong nước) đã tôn vinh đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong mười danh tướng tài giỏi nhất thế giới từ cổ chí kim .
    Vinh quang thay ! Tự hào thay !

  9. Minh Đức says:

    Trong bài “Di tích lịch sử Bia hình thánh giá Long Tân” trên trang web của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có viết về trận đánh như sau:

    “Trước sự bao vây, tấn công dồn dập của quân giải phóng, buộc quân địch phải kêu gọi chi viện. Nhờ hỏa lực từ xe tăng chi viện bắn khống chế nên quân địch đã có điều kiện để rút lui dần và tổ chức lại đội hình chiến đấu, đồng thời gọi pháo từ núi Đất bắn phân tuyến vào trận địa, giúp chúng rút lui chạy về căn cứ. Để tránh thương vong do pháo địch bắn phá, quân giải phóng được lệnh không truy kích quân địch tháo chạy, nhanh chóng thu quân, cùng Đội dân công đang tích cực hoạt động giúp đỡ bộ đội chuyển số thương binh về căn cứ an toàn. Trận đánh diễn ra đến chập tối, đã làm cho một Trung đội lính Úc bị xóa sổ, bỏ mạng tại trận 30 tên, làm thiệt hại nặng một Đại đội quân địch, làm cháy và hỏng nặng 21 xe tăng”

    Mô tả trận đánh cũng khá sát với bài viết bằng tiếng Anh về trận Long Tân trên Wikipedia. Đó là một đại đội Úc bị phục kích khi truy kích quân CS. Trước đó, đơn vị Úc đóng ở Núi Đất đã bị pháo kích. Úc đưa một đại đội đến điểm đặt súng pháo kích rồi đi xa thêm và gặp phục kích. Bài viết của tỉnh Bà Rịa xem đó là trận thua thảm hại của Úc với 30 lính Úc tử trận trong khi con số thực sự là 18 người. Bài viết này không nói gì đến việc một trung đoàn đã được huy động để tấn công một đại đội Úc và 245 quân giải phóng bị chết rồi phải rút đi vì bị Úc pháo kich nhiều. Quân Úc lúc đầu tưởng là mình bị thiệt hại nặng nhưng sau hai ngày thu dọn chiến trường thì thấy bên phía CS bỏ lại 245 xác. Bài viết nói “quân giải phóng được lệnh không truy kích quân địch tháo chạy” nhưng lại chính là quân Úc ở lại để thu dọn chiến trường và đếm được bên CS bị thiệt hại bao nhiêu.

  10. Minh Đức says:

    Trích: “Bài viết bày tỏ quan điểm di tích đánh dấu “sự thảm hại của quân đội Hoàng Gia Úc trong ý đồ tiêu diệt quân giải phóng”.

    Trong trận Long Tân, một đại đội Úc đã “thất bại thảm hại” khi đánh nhau với một trung đoàn quân giải phóng. 18 lính Úc bị chết trong khi đó quân giải phóng chết 245 người và phải rút đi khi không tiêu diệt được quân Úc đóng ở Núi Đất. BuổI lễ tưởng niệm bị hủy bỏ có lẽ vi số người tham dự buổi lễ quá đông.

Leave a Reply to Nguyễn Trọng Dân