WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ

Mỗi năm, người dân ở xã Nghi Thái phải đóng hơn 20 khoản phí và quỹ khác nhau. Dù là trẻ nhỏ, hộ nghèo hay người tàn tật đều phải đóng quỹ không trừ một ai…

Bị mù từ lúc 3 tuổi, vẫn phải đóng hàng loạt loại quỹ

Như đã phản ánh ở bài trước, nhiều năm nay người dân ở xã Nghi Thái (Nghi Lộc, Nghệ An) phải “oằn mình” gánh nhiều khoản thu phí cao và họ cho rằng có phần bất hợp lý. Dù là già, trẻ hay hộ nghèo thì vẫn phải đóng góp nhiều khoản cho xã, xóm.

Người dân xã Nghi Thái cho hay, nhiều lần thấy các khoản thu cao, họ đã “kêu” lên vì không còn đủ sức đóng. Thế nhưng, vấn đề đó chẳng bao giờ được giải quyết mà có khi tiền đóng năm sau còn cao hơn năm trước nên dần dần họ cũng đành im lặng cam chịu.

Cay đắng nhất là những hộ nghèo, tàn tật dù không làm gì ra tiền nhưng hàng năm cũng phải đóng gần cả triệu đồng tiền quỹ.

Như hộ anh Vương Đình Dũng (SN 1967; trú xóm Thái Học) bị tàn tật từ nhỏ. Cách đây không lâu, vợ anh Dũng không may bị đuối nước để lại đứa con thơ dại cho người chồng tội nghiệp.

Hàng tháng, anh Dũng được nhận trợ cấp tiền tàn tật là 805 nghìn đồng. Tất cả mọi chi tiêu sinh hoạt của anh và con đều trông chờ vào số tiền này nên cuộc sống quanh năm đói khổ.

Anh Dũng bị tàn tật sống trong căn nhà nhỏ cùng đứa con trai

Anh Dũng bị tàn tật sống trong căn nhà nhỏ cùng đứa con trai

Nhiều năm liền, hộ anh Dũng luôn là hộ nghèo đặc biệt của xã.

Thế nhưng, hàng năm anh Dũng vẫn phải đóng góp nhiều khoản phí, quỹ cho xóm và xã.

Lục tung trong đống giấy tờ cá nhân, anh Dũng đưa chúng tôi xem cuốn sổ theo dõi và tờ phương án thu các loại phí, quỹ hàng năm của xã.

Trong tờ phương án thu tiền, hộ anh Dũng cũng phải đóng nhiều khoản quỹ, phí cao.

Năm 2016, anh Dũng phải đóng cho xã và xóm số tiền 903.400 đồng. Nhưng vì quá khó khăn nên anh chỉ mới đóng được 100 nghìn đồng.

Dù thuộc đối tượng miễn giảm các loại phí nhưng hàng năm anh Dũng vẫn phải đóng gần 1 triệu đồng tiền đóng góp cho xã và xóm.

Dù thuộc đối tượng miễn giảm các loại phí nhưng hàng năm anh Dũng vẫn phải đóng gần 1 triệu đồng tiền đóng góp cho xã và xóm.

Hàng tháng anh Dũng được trợ cấp 805 nghìn đồng nhưng song song với đó anh vẫn phải “còng lưng gánh quỹ”
Trong các khoản cần đóng góp của hộ anh Dũng, chúng tôi thấy rất nhiều khoản mà đáng lẽ ra là một hộ nghèo, tàn tật như anh phải được miễn giảm. Thế nhưng, anh vẫn phải đóng như những người dân bình thường, lành lặn khác.

Cụ thể, anh Dũng vẫn phải đóng khoản quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phụng dưỡng người cao tuổi, quỹ văn hoá xã hội. Ở phần thu xóm có khoản thu chế độ gián tiếp cán bộ (tiền trả công làm cán bộ xóm – PV), quỹ khuyến học, quỹ dân sinh kinh tế, quỹ an ninh xóm.

Khoản nặng nhất là đóng góp xây dựng tại xóm với mức thu 300 nghìn đồng nhưng anh Dũng cũng không được miễn giảm.

Các năm trước, anh Dũng vẫn phải đóng góp nhiều khoản. Các khoản như quỹ khuyến học, quỹ thu gián tiếp cán bộ, phụng dưỡng người cao tuổi và đóng góp xây dựng xóm cũng chưa bao giờ được miễn giảm.

Các năm trước, anh Dũng vẫn phải đóng góp nhiều khoản. Các khoản như quỹ khuyến học, quỹ thu gián tiếp cán bộ, phụng dưỡng người cao tuổi và đóng góp xây dựng xóm cũng chưa bao giờ được miễn giảm.

Dù thuộc đối tượng miễn giảm các loại phí nhưng hàng năm anh Dũng vẫn phải đóng gần 1 triệu đồng tiền đóng góp cho xã và xóm.

Các năm trước, anh Dũng vẫn phải đóng góp nhiều khoản. Các khoản như quỹ khuyến học, quỹ thu gián tiếp cán bộ, phụng dưỡng người cao tuổi và đóng góp xây dựng xóm cũng chưa bao giờ được miễn giảm.

Trong tờ giấy liệt kê các khoản đóng góp của anh Dũng, chúng tôi thấy có mục thu nợ năm 2015 với mức 294 nghìn đồng do năm ngoái anh còn đóng thiếu. Chứng tỏ, việc đóng quỹ này đã “quá sức” đối với anh Dũng.

Ở xóm Thái Cát (xã Nghi Thái), người dân cũng rất bất bình bởi những khoản thu quỹ, phí áp dụng cho người tàn tật mà đáng lẽ ra họ phải được miễn giảm.

Như hộ chị Nguyễn Thị Huyền bị mù từ lúc 3 tuổi. Hiện chị ở một mình nuôi con nhỏ. Cuộc sống của chị Huyền và con chỉ dựa vào những đồng tiền trợ cấp và sự che chở của người thân.

Thế nhưng, năm nào chị Huyền cũng phải đóng nhiều loại phí, quỹ. Dù những khoản tiền này không cao nhưng nhìn vào ai cũng thấy bất bình.

Các năm trước, anh Dũng vẫn phải đóng góp nhiều khoản. Các khoản như quỹ khuyến học, quỹ thu gián tiếp cán bộ, phụng dưỡng người cao tuổi và đóng góp xây dựng xóm cũng chưa bao giờ được miễn giảm.

Tờ phương án thu của hộ chị Huyền. Dù mù từ nhỏ, thuộc diện bảo trợ xã hội nhưng chị vẫn phải đóng nhiều khoản quỹ, trong đó có quỹ vì người nghèo + chất độc da cam.
Trong tờ giấy phương án thu năm 2016 của chị Huyền, chúng tôi thấy chị phải đóng nhiều khoản như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo + chất độc da cam, quỹ môi trường, quỹ văn hoá xã hội.

Ở phần thu của xóm, mẹ con chị Huyền vẫn phải đóng 30 nghìn đồng tiền thu gián tiếp cán bộ. Tổng cộng cả các khoản, chị Huyền phải đóng 148 nghìn đồng.

Cụ già vẫn phải đóng”quỹ phụng dưỡng người cao tuổi”!?

Cụ bà Nguyễn Thị Lâm (trú xóm Thái Học) năm nay đã ngoài 80 tuổi. Do tuổi cao sức yếu nên bà chỉ ở nhà và nhờ vào sự chăm sóc của con cái sống bên cạnh.

Dù không còn làm lụng gì được nữa nhưng đều đều hàng năm, cụ Lâm vẫn phải đóng nhiều khoản phí, quỹ của xã và xóm.

 

Cụ Lâm buồn khi nhắc đến chuyện phải đóng các loại quỹ của xóm và xã ngày càng tăng.

Cụ Lâm buồn khi nhắc đến chuyện phải đóng các loại quỹ của xóm và xã ngày càng tăng.

Trong tờ thu các khoản đóng góp năm 2016 gửi về cho cụ Lâm, chúng tôi thấy cụ phải đóng đến 12 khoản phí các loại với tổng số tiền là 563 nghìn đồng.

Số tiền dù không lớn lắm nhưng nhìn vào bảng thu tiền của cụ Lâm, nhiều người thấy nhiều khoản bất hợp lý.
Trong khi cụ Lâm là người cao tuổi thì cụ lại phải đóng quỹ Phụng dưỡng người cao tuổi. Ngoài ra, cụ vẫn phải đóng khoản tiền “chế độ gián tiếp cán bộ” mức 20 nghìn đồng.

Riêng khoản tiền đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, vì cao tuổi nên cụ Lâm được miễn với mức 200 nghìn đồng. Thế nhưng tiền đóng góp xây dựng xóm với mức 300 nghìn đồng thì cụ Lâm không hề được miễn.

moi31-1470931788447
Các khoản tiền đóng góp năm 2016 của cụ Lâm. Dù là người cao tuổi nhưng cụ vẫn phải đóng quỹ phụng dưỡng người cao tuổi?

Cách đó không xa là hộ gia đình anh Trần Văn Tình (SN 1977; xóm Thái Học) có 4 nhân khẩu. Mấy tháng nay vợ anh là chị Trương Thị Tâm (SN 1984) luôn phải nằm trong viện điều trị vì căn bệnh ung thư quái ác.

Thường ngày, anh Tình làm thợ xây còn vợ làm nông nghiệp. Nhưng hơn 2 tháng nay, vợ đi viện điều trị nên anh Tình cũng phải bỏ làm, gửi con nhỏ cho mẹ để chăm sóc vợ.

moi24-1470941364192
Bà Thuỷ tâm sự hoàn cảnh bệnh tật của vợ chồng anh Tình, chị Tâm khi phải chạy vạy khắp nơi để chữa trị bệnh ung thư quái ác.

“Bệnh của cái Tâm phát hiện từ đầu năm rồi đi khám suốt. 2 tháng nay thì phải ở luôn ngoài viện Hà Nội để xạ trị.
Nhà được 2 con bò với cái xe, thằng Tình bán và vay thêm tiền để đi chữa cho vợ luôn rồi”, bà Thuỷ (mẹ anh Tình) nói và cho biết dù con cái đi viện cả tháng trời nhưng chính quyền vẫn gửi giấy về yêu cầu hộ anh Tình đóng góp lên đến 1.500.000 đồng.

Chính quyền gửi về tờ giấy ghi các khoản đóng góp của vợ chồng anh Tình lên đến 1,5 triệu đồng.

Lo tiền cho vợ chữa bệnh chưa đủ nên số nợ chính quyền này, vợ chồng anh Tình đành khất lại mà chưa biết bao giờ mới trả được.

Theo Soha.vn

11 Phản hồi cho “Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ”

  1. nguyen ha says:

    Thuế ,không đóng không đươc ! Không đóng thì chết ,thì bỏ mẹ !! Đó là sự thật khắc nghiệt mà Dân Việt song dưới chế độ XHCN . Sau đây mờ bà con nghe lại bài thơ của nhà thơ chó -đẻ Tố Hửu ,nói về thuế:
    “Giết ..giết nửa …bàn tay không phút nghĩ
    Cho ruộng đồng lúa tốt,THUẾ mau xong
    Cho ĐẢNG bền lâu .
    Thờ Mao chủ tịch. Thờ Stalin bất diet !!”
    Thuế càng nhiều,Đảng càng bền lâu. Đảng sống nhờ Thuế…Không khác nào Đảng song trên xương máu của Dân !!

  2. Lan says:

    Hồi xưa đàn em anh Minh râu dụ ngọt… “Tự do cho mỗi đời nô lệ / Sữa để em thơ lụa tặng già…” Chao ơi trao duyên lầm tướng cướp! Bà cụ kia, sao không bán lụa đi lấy tiền mà đóng thuế? Hồ Chí Minh muôn năm!

  3. Tran Vinh says:

    Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc: Tên cướp tiêu biểu cho đảng CSVN – C(ướp) S(ạch) Việt Nam :

    https://anle20.wordpress.com/2016/08/14/khoi-tai-san-khong-lo-va-cuoc-song-xa-hoa-cua-con-cai-ngai-thu-tuong/

  4. Austin Pham says:

    Hồ Chí Minh muôn năm! Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm! Nghệ An là tấm gương sáng cho cả nước noi theo.

  5. Nguyễn Trọng says:

    “Thi đua nộp thuế bằng hai
    Để cho cán bộ mua đài mua xe
    Thi đua nộp thuế bằng ba
    Để cho cán bộ xây nhà lát sân ”

    Người dân Việt phải đóng thuế má, rồi lệ phí, rồi phí quá nhiều đến mức có làm mà chẳng có ăn. Chính bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã thừa nhận “Dù đã tích cực rà soát để bỏ nhiều loại nhưng vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí trong riêng lĩnh vực nông nghiệp”. Và rằng ” Không riêng gì lãnh vực nông nghiệp, các lĩnh vực khác như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có 16 lệ phí, 95 khoản phí; quản trị chất lượng nuôi trồng thủy sản có 183 khoản phí, chăn nuôi có 16 lệ phí, 1 khoản phí” .

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng : “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí, như thế người dân sống sao được” .

    • tonydo says:

      Mẹ bố chúng nó!
      Ăn bẩn đến như thế này thì Hồ Chí Minh có sống lại cũng phải ngả mũ, tôn bọn Tư Bản Đỏ đàn em làm sư phụ.
      Đả đảo bọn tư bản đỏ-nhóm lợi ích!
      Kính!

      • Tran Vinh says:

        Nếu trước kia Hồ chí Minh không tha chủ nghĩa Cộng sản rác rưởi về nước thì làm gì có bọn tư bản Đỏ Cộng sản Hà nội bây giờ ?!

        (Trích) ***Theo như tường trình của phóng viên Uyên Nguyên, RFA, hôm 22 tháng 5 năm 2013, cái đói ở tỉnh Thanh Hoá: “Nhìn bữa ăn của gia đình người Thái Trắng này, nó cũng như nhiều bữa ăn khác của những gia đình Thái Trắng khác mà chúng tôi gặp ở Mường Lát, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh… Một nồi cơm độn sắn lát, một bát cà rừng và một chén mắm chuột để chấm cà, chúng tôi chỉ biết ứa nước mắt nhìn đồng loại nuốt cơm!” .

        *** 7/10/ 2013 : Tỉnh Hà Giang, tâm sự của cô phó hiệu trưởng Trần Thị Phúc: “Học sinh ở đây nghèo lắm, nếu không xuống tận địa bàn chắc khó có thể hình dung hoàn cảnh của từng cháu. Có những em quanh năm chỉ mặc duy nhất một bộ quần áo, chưa từng biết đến đôi tất và thường xuyên phải ăn mèn mén thay cơm.”

        ***Cụ Nguyễn Hữu Lý, một cư dân ở Hải Phòng, tâm sự với phóng viên báo Dân Trí (số ra ngày 7 tháng 3 năm 2013) như sau:

        “Tôi chỉ ước ao trước khi chết được một lần ăn phở. Nhiều đêm nằm mơ thấy được ăn bát phở nóng, húp sì soạt, chao ôi là ngon. Tỉnh dậy tiếc quá, giá như giấc mơ dài thêm.”

        Chị Phạm Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng cho biết thêm: “ Những người già ở đây không được ăn sáng, nhiều đêm nằm mơ thấy mình được ăn phở. Cụ Lý vào đây từ những ngày đầu trung tâm mới thành lập. Lần cuối cùng vào cuối thập niên 70, cụ được ăn một bát phở tại cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh ngay ngã năm Kiến An, bán kèm phiếu tíc kê. Cho nên gần 40 năm nay cụ cứ quẩn quanh với ý nghĩ thèm phở.”

  6. Lan says:

    Trong lịch sử sưu cao thuế nặng thường chỉ thấy ở những chế độ phong kiến thối nát đang đến hồi mạt vận. Dưới chế độ ưu việt cộng phỉ ta anh Minh râu từ đầu thập niên 50 ảnh đã có hẳn một chiến dịch gọi là chiến dịch giảm tô, và ảnh còn bày ra hội nghị giảm tô nữa mà. Thế thì có lẽ nào… Thuế má gì nữa? Tác giả bài này chắc viết lộn? Có lẽ đây là cái gọi là tiền bảo kê của đám du đãng mafia chăng?

    • thihĩm says:

      Tiền bảo kê? Có lẻ cũng đúng !
      Nhơ hồi 30/4/75,VC tuyên bố ,theo di chúc bác hồ (ly) tha thuế 3 năm cho miền Nam .
      Dân buôn bán vui mừng ,hoan nghenh quá xá.
      Còn công chức thuế vụ thời ngụy cũ đi đâu cũng nghe mỉa mai ,nói xóc óc,giễu cợt hay chửi (nhỏ ) nhưng cũng đủ cho “các ngụy quyền ” nghe mà “ngậm đáng nuốt cay”
      Nhưng gần 01 năm sau bắt đầu kiểm kê lấy thuế, Không những năm vừa qua mà rà soát thuế từ thời trưốc (nguy) đẻ “đánh thuế ” thêm(cao hơn) (đánh thuế hồi tố?)
      “đừng nghe những gì VC nói mà hãy nhìn kỹ chúng làm?. (NVT)
      (th)

  7. Kiến Hòa says:

    Việt nam đã đến thiên đàng Cộng sản.
    MỘT NGƠỜI LÀM VIỆC BẰNG NĂM,
    ĐỂ CHO VIỆT CỘNG NÓ NẰM NÓ ĂN..
    Hãy suy tôn bọn giặc Hồ thì sớm về thăm Tổ sư Mao.

  8. Tran Vinh says:

    Quỷ Đỏ Cộng sản ác hơn thực dân Pháp :

    Báo SOHA viết theo tin Trí Thức Trẻ, kể chuyện tỉnh Thanh Hóa: Ở làng Thành Liên nhà chị Toàn nghèo rớt mùng tơi. Túng bấn, không xoay nổi tiền đóng góp, gia đình chị Toàn đã bị cán bộ làng, xã tịch thu mất chiếc giường.

    Bản tin SOHA/Trí Thức Trẻ viết, trích:

    “…”Cả đời này tôi cũng chẳng thể nào quên được cái buổi chiều kinh hoàng ấy”, chị Toàn chia sẻ.

    “Ấy là buổi chiều giữa tháng 10 năm 2010, làng, xã tiến hành thu đợt đóng góp thứ hai trong năm”, chị Toàn nhớ lại.

    Nét mặt thất thần, chị Toàn kể lại chuyện kinh hãi mà gia đình mình từng hứng chịu.

    Vụ ấy, gia đình chị phải đóng tất cả các khoản là 800 nghìn đồng. Chừng ấy tiền với gia đình chị khi đó quá lớn. Thêm nữa, đứa con gái đầu cũng vừa vào năm học mới, dành dụm được bao nhiêu thì chị cũng đã dồn hết cho việc đèn sách của con.

    Nhà sạch bách tiền, chị Toàn tính bán nốt chỗ thóc còn lại để đóng cho làng nhưng chồng chị, anh Đậu Văn Tám không nghe. Anh bảo, bán hết thóc thì hai vợ chồng và các con không còn gì để bỏ vào mồm.

    “Bao nhiêu vụ mình đều hoàn thành rồi, vụ này chậm một tí chắc họ cũng cảm thông thôi”, anh Tám đã nói với vợ mình như vậy.

    Nghe chồng nói vậy nhưng chị Toàn vẫn thấy chưa yên. Ở làng chị biết, cái gì người ta có thể sẻ chia chứ tiền đóng góp thì… hơi bị khó!

    Chính bởi nỗi hoang mang ấy mà đã có lần nhân lúc chồng vắng nhà, chị Toàn đã chực xúc thóc đem bán để lấy tiền đóng góp. Tuy nhiên, thóc chưa kịp qua cửa thì anh Tám về. Hai vợ chồng giằng co, đánh nhau chí chóe.

    Theo chính lời của trưởng làng Thành Liên, ông Nguyễn Sỹ Thành, lần ấy, giận vợ, anh Tám đã hất cả thúng thóc xuống giếng.

    Không thể vay mượn được ở đâu, chồng lại không cho vét nốt chỗ thóc trong nhà đem bán, chị Toàn đành buông xuôi. “Tôi không biết làm sao cả, chỉ mong các bác ấy thương cho”, chị Toàn nhớ lại.

    Và rồi, niềm hi vọng nhỏ nhoi của người đàn bà có khuôn mặt khắc khổ ấy đã vỡ tan như bong bóng xà phòng. Hết hạn đóng góp mà chưa thấy vợ chồng chị Toàn đem tiền ra nộp, cán bộ xã, làng đã kéo nhau tìm đến tận nhà.

    “Họ đến đông lắm, cả trưởng làng, phó làng cùng các cán bộ ở làng. Có cả các anh công an xã nữa”, chị Toàn kể lại.

    Thấy đoàn cán bộ ai nấy mặt lạnh như băng bất ngờ xuất hiện ở nhà bình, chị Toàn run như cầy sấy.

    “Hai vợ chồng tôi đã khóc lóc van xin mong họ thư thư cho ít bữa nhưng không được”, chị Toàn kể lại với ánh mắt thất thần như thể mọi việc vừa diễn ra mới ngày hôm qua.

    Ngày ấy, nhà chị Toàn chẳng có gì. Ngôi nhà cấp bốn xây đã lâu nhưng vẫn để gạch thô, chưa có tiền vào cát. “Đến đôi cánh cửa vợ chồng tôi cũng còn chả có tiền lắp nữa là”, chị Toàn sụt sùi nói.

    Hết động viên rồi dọa nạt mà vẫn thấy đôi vợ chồng “cứng đầu” chẳng chịu… xùy tiền, đoàn công tác đã quyết định “xuống tay”.

    Mấy người chạy bổ vào nhà xục xạo, tuy nhiên, chẳng có vật dụng gì đáng tịch thu.

    “Không tìm được cái gì đáng giá, mấy người ấy chực quay ra thì ông trưởng thôn lại lao vào. Ông ấy tháo chiếc giường mà vợ chồng cùng hai con của tôi đang nằm”, chị Toàn nói giọng như chực khóc.

    Chiếc giường ấy, theo lời chị Toàn là tài sản duy nhất mà vợ chồng chị sắm khi nên duyên chồng vợ.

    “Thấy trưởng làng vào tháo giường, mấy anh đội mạnh (công an viên- PV) cũng lao vào. Tất cả xúm vào tháo tung chiếc giường nhà tôi ra rồi bó lại khiêng ra nhà văn hóa của làng.

    Khi ấy tôi chỉ biết khóc nhưng van xin thế nào họ cũng chẳng động lòng”, chị Toàn nhớ lại.

    Cuối năm, trời trở lạnh. Không còn giường nằm, đêm ấy, vợ chồng con cái chị Toàn ôm nhau co quắp nằm dưới đất…”.

Leave a Reply to tonydo