WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sống Thừa [3]

Nguồn: photobucket.com

Thành vẫn còn rất trẻ so với cái tuổi 45, là một người đàn ông hấp dẫn..nhưng chắc cô ta không tìm cách tiếp cận anh vì những lý do đó. Cô ta tìm mọi lý do để ở lại trong phòng làm việc của anh.

Vẻ đẹp và sự trẻ trung của cô ta làm anh choáng ngợp. Lúc đầu anh hơi ngại vì cô ta chỉ ở tuổi cháu gái của anh (hơn một chút thôi), nhưng sau đó thì anh tự tin hơn. Khi cô ta đến ngồi thật gần với anh…đó là ngày Hiến chương nhà giáo, anh mời vài người quen thân đi hát Karaoke.

Tịnh không đợi mời đến nói với anh: – Cho em đi với.

Tất nhiên là không thể từ chối rồi, ai lại từ chối một phụ nữ đẹp như thế.

Trong phòng Karaoke kín đáo và trang nhã, rượu ngà ngà say, anh nghe Tịnh hát, không hay nhưng khá chuẩn, rất lả lơi, Tịnh sà vào lòng anh như một con mèo nhỏ đáng yêu. Vậy là anh đổ gục như một cây cổ thụ mất rể. Những người cùng đi với anh không ai ngạc nhiên..họ chúc mừng anh có niềm vui mới, ”thành công” mới.

Kể từ đó Tịnh trở thành “Phó giám đốc phu nhân”, trong sở giáo dục đào tạo được mọi người trọng vọng. Vợ anh cũng biết mối quan hệ này nhưng cô ta không nói gì…vì cô ta cũng có “người ”của mình..mà không phải chỉ một người. Cô ta có quan hệ rất rộng và rất cao..chính Thành cũng không biết cao đên mức nào? Tỉnh hay trung ương. Giờ đây anh cảm thấy hài lòng vì dù sao Ông trời cũng công bằng với anh. Không bạc đãi anh.

Thỉnh thoảng anh đưa cô đi “công cán” với tư cách là phụ tá. Rồi những lần đi tắm biển, anh nhìn Tịnh đẹp lộng lẫy trong bộ áo tắm hai mảnh, thật tuyệt vời, hoa hậu, diễn viên cũng như vậy là cùng, anh thấy mình thật hạnh phúc.

Cuối năm 2002, Tuấn từ nhà tù Nam Hà về, anh biết điều này qua một số bạn bè. Anh tò mò không biết Tuấn bây giờ như thế nào..anh nghe nói nhiều về nhà tù của chế độ CS, anh tự hỏi một người ốm yếu như Tuấn làm sao có thể sống sót quay về được? Từ ngày Tuấn bị bắt, anh và tất cả bạn bè, cả những sĩ quan cao cấp của ngành công an và những người dân quanh vùng biết Tuấn. Ai cũng nghĩ là Tuấn sẽ chết trong tù sau vài năm “cải tạo” thế mà bây giờ nó lại lù lù trở về…đúng là một phép màu.

Anh muốn đến thăm Tuấn để biết chắc là Tuấn có bị người ta tiêm thuốc gì đó không? Nhưng anh không dám vì thân phận của anh và Tuấn bây giờ đã khác. Anh là cộng sản còn Tuấn là “phần tử phản động”, anh và Tuấn ở hai chiến tuyến khác nhau, đối địch nhau.

Có một lần, đó là chiều thứ 7, anh đưa Tịnh đi tắm biển. Con đường dẫn xuống biển nhỏ hẹp và đầy ổ gà ổ trâu, người đi lại tấp nập lộn xộn, ai cũng biết là còn đường quá tải và xuống cấp nghiêm trọng nhưng không ai có ý kiến gì. Ở thời đại này người ta không quan tâm đến những việc tệ hại, những việc bất công, đó là một cách tự vệ để không bị vào nhà thương điên!

Ngồi trong xe ô tô, Tịnh đang lã lơi trong vòng tay anh, từ xa anh nhìn thấy Tuấn đang đi ngược chiều. Sau hơn 10 năm anh mới nhìn thấy Tuấn nhưng anh nhận ra ngay..anh bảo tài xế dừng lại bên đường. Tuấn đạp chiếc xe cà tàn chầm chậm đi qua, một khoảng cách rất gần. Tóc Tuấn đã bạc nhiều, trông không được khoẻ nhưng tinh anh.

Tịnh hỏi: – người quen của anh hả.

Anh chỉ cười, không trả lời. Tịnh nhận xét:

- Chiếc xe cà tàn và con người đó không hợp nhau tí nào.

Thành tự hỏi và không trả lời được. Tại sao Tuấn lại chọn con đường chông gai đó? Từ bỏ nhà trường từ bỏ nền giáo dục XHCN là một hành động can đảm nhưng thiệt hại cho bản thân. Anh vẫn biết cái nền giáo dục XHCN này là nền giáo dục nhồi sọ, nó biến con người thành công cụ, thành thứ tay sai nô bộc. Không phải nô bộc cho dân cho nước mà nô bộc cho Đảng CS…nhưng nếu không đi học, không bằng cấp thì không có cơ hội tiến thân, không ai nể trọng từ bất cứ  “phía nào”.

Xã hội VN là xã hội bị ảnh hưởng sâu đậm Nho giáo..chuộng khoa bảng. Có thực tài mà không có khoa bảng thì tiếng nói không có trọng lượng…nó mãi mãi như vậy cho dù ở bất cứ thời đại nào.

Việc làm của Tuấn là việc làm dấn thân, hi sinh mình vô điều kiện..những người như Tuấn ở VN thời này không nhiều có khi bị coi là “gàn”. Ai cũng mưu tìm cho mình và con cái một cuộc sống thành đạt giàu có..họ chà đạp lên người khác để vươn lên và sẵn sàng khom lưng cho người khác chà đạp mình để được yên thân hoặc để thủ lợi.

Trong một xã hội hỗn loạn vì mưu sinh mọi giá trị đều bị đảo lộn: Cái thiện, cái tốt, cái đúng nhưng không có lợi cho bản thân thì không ai làm. Cái ác, cái sai, cái xấu nhưng nó đem lại lợi lộc cho mình, cơ hội tiến thân cho mình thì được ưa chuộng, thậm chí tranh nhau để làm!.

Khi hội nhập vào cái guồng máy của chế độ..khi anh đã là một thành viên trong đó anh mới nhận ra những cái giá trị và quy luật riêng của cái cơ chế này… đó là cách hành xử của thời đại Hồ Chí Minh, là giá trị của xã hội anh đang sống.

Anh nhớ lại khi mới được điều động về Sở giáo dục và đào tạo thì ông giám đốc sở từ trần..anh mới về cũng không biết ông ta thế nào nhưng cấp dưới nói ông ta là người hơi gàn, anh cũng không biết thế nào là gàn. Có một câu chuyện về ông ta: “Ông ta khăng khăng không chịu để tên Bác Hồ dưới câu ‘Vì lợi ích mười năm trồng cây-vì lợi ích trăm năm trồng người’ trong văn phòng làm việc của ông.”

Hoá ra gàn ở đây có nghĩa là trung thực.

Đám tang ông ta đơn giản có phần tẻ nhạt, không đình đám, nhà ông cũng thanh bạch. Tay Phó giám đốc-người luôn muốn ông ta ra đi, vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là ”khắc tinh” trong quan điểm…mừng ra mặt. Hắn dẫn đầu một phái đoàn của sở đến viếng tang.

Trước khi đi họ kêu gọi đóng góp tiền..anh xung phong trước, anh đóng 500.000đ, đây là số tiền kha khá so với lương của anh..mọi người nhìn anh cười. Tay phó giám đốc giọng hóm hỉnh, thái độ cởi mở (vì hắn rất vui mà) nói với anh: – Cậu này có khí thế, có khí thế.

Sau anh những người khác chỉ góp 50 ngàn..anh hơi chưng hửng.

Họ đi mua một vòng hoa hết 200.000 (anh thấy thật vô lý người ta đang cần tiền để lo cho người chết sao lại chi 200.000 ngàn để mua một vòng hoa rồi quẳng nó đi. Thật là lãng phí, kệch cởm). Cả đoàn đến nhà ông Giám đốc. Tay Phó giám đốc với vẻ mặt bi thương đại diện đoàn vào chia buồn với tang quyến..anh thật ngạc nhiên, hắn ta mới vui như  hội trên đường đến đây cơ mà?! Giỏi thật. Anh..đang bước vào một môi trường sống, một sân chơi đầy dối trá.  Người ta đóng kịch rất tự nhiên.

Đám tang xong ai về nhà nấy..Thành đến chào tay phó giám đốc để về nhà.

- Khoan đã.

Hắn giữ anh lại và nói:

- Cậu và cậu Hùng đi với tôi..mình nhậu một tí

Thành hơi ngạc nhiên và rất vui, mình có phúc gì mà được sếp chiếu cố?

Họ vào một nhà hàng sang trọng. Hắn nói với anh:

- Buổi nhậu này là bài học vỡ lòng cho cậu.

Thành không hiểu gì, anh hoang mang, nếu hắn bắt anh trả tiền thì chết..anh không còn một đồng trong túi… Đây là tiền của cậu, tí nữa cậu trả buổi nhậu này… Anh cầm lấy, đếm thoáng qua số tiền: 450.000 đ và hiểu ra. Hắn nói với anh:

- Anh còn ngây thơ lắm..Tôi cho anh một đạo lý, nếu đám cưới con của Sếp hoặc đám tang mẹ của sếp cậu phải đi 1 đến 2 triệu. Còn nếu như sếp chết, kể cả tôi (hắn chỉ tay vào hắn) cậu chỉ cần đi 50.000đ vì sao?

Hắn đâu còn khả năng để “dìm” hay cất nhắc cho cậu…Cậu phải biết làm việc với người lãnh đạo tương lai của cậu. Hắn chỉ vào hắn, vẫn nụ cười hóm hỉnh.

Khi về đến nhà anh mang máng hiểu ra, ngày hắn lên ngồi ghế giám đốc anh phải “bay” một tháng lương rồi, thật là tệ. Cuộc sống như thế cứ trôi qua, năm 2005 anh mua thêm một lô đất ở đường Tôn Đức Thắng..có thêm một tỷ nữa ở ngân hàng. Tất cả là do anh và vợ xoay xở bằng nhiều cách.

Năm 2007 anh mua căn hộ mới, sang trọng và tiện nghi mà anh đang sống bây giờ.

Năm 2007 và những năm trước đó có nhiều biến chuyển những sự kiện làm anh kinh ngạc và thán phục. Đó là sự ra đời của Tuyên ngôn Dân chủ Nhân quyền VN khối 8406 do Linh mục Nguyễn Văn Lý và 107 người ký tên. Trong lòng anh kính trọng họ nhưng anh biết rồi đây bản thân họ, gia đình họ sẽ đối diện với vô vàn những hiểm nguy rắc rối và tù tội.

Anh rất hiểu những người CSVN, họ sẽ không bao giờ chấp nhận một lực lượng chính trị nào đối lập với họ, thách thức quyền độc tôn lãnh đạo của họ…cho dù trong thâm tâm họ vẫn biết rằng sự cạnh tranh về chính trị sẽ mang đến cho Đất nước và Dân tộc một động lực để tiến lên…phát triển.

Nhưng Dân chủ và nền Pháp trị sẽ đe doạ đến đặc quyền đặc lợi của họ, nó có thể gây nguy hiểm cho Đảng CS và cá nhân những người lãnh đạo…vì không một nhân vật lãnh đạo nào của VN trong sạch cả.Với những tài sản kếch xù lên đến hàng chục, hàng trăm triệu Dolar tiền hối lộ tham nhũng,biển thủ công quỹ đủ để họ bị truy cứu và ở tù hàng trăm năm. Những người CSVN không bao giờ chấp nhận hy sinh những quyền lợi cá nhân cho dù sự hy sinh đó là vì mục đích cao cả phục vụ đất nước. Trong đầu những người cộng sản VN và những người như Thành, khái niệm về dân tộc và đất nước là những khái niệm xa vời mờ hồ và xa xỉ..họ là những con ngưòi thực dụng..họ sống với những mục đích trước mắt  và cụ thể đó là làm sao để tiếp tục nắm quyền lực…quyền lực trong tay họ có thể chi phôí, lũng đoạn xã hội, nắm quyền quyết định vận mệnh của người khác, chia chác tài nguyên đất nước cho những nhóm thế lực ảnh hưởng trong đảng trong chính quyền.

Với những đảng viên cộng sản và những người như  Thành niềm tự hào dân tộc không bằng tự hào cá nhân. Quyền lợi đất nước không bằng quyền lợi cá nhân, sự sống còn của quốc gia không bằng sự sống còn của cá nhân và gia đình dòng họ. Tương lai của Dân tộc Đất nước không bằng tương lai của cá nhân họ và con cháu họ cho nên ở VN ngày nay ai ai cũng lo cho bản thân mình gia đình mình,con cái mình rồi đến gia tộc mình. Họ cố gắng làm việc, bon chen, chạy chọt, loại trừ nhau để giành lấy phần hơn để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp cho con cháu họ. Họ làm mọi cách để có nhiều tiền cho con được vào học những trường danh tiếng nhất, làm việc trong những công ty lương cao nhất. Ở VN đầu tư  cho con cái vào học Đại học không phải để sau này phục vụ đất nước mà để vinh thân phì gia. Tham nhũng hối lộ được mọi người mặc nhiên chấp nhận. Họ không có ý định đấu tranh loại bỏ tham nhũng mà họ muốn họ con cái họ được ngồi vào cái ghế tham nhũng để tha hồ vơ vét..Họ muốn họ được quyền tham nhũng chứ không phải người khác. Cho nên Việt Nam ngày nay ý thức dân tộc không hề tồn tại, chỉ còn ý thức cá nhân và dòng tộc.

Nên anh không lạ gì trước hiện tượng ai cũng thờ ơ trước một dòng sông bị ô nhiễm, một con đường xuống cấp gây nhiều tai nạn thương tâm,môi trường bị huỷ hoại, đất nước bị ngoại bang xâm thực nhắm mắt bịt tai trước những bất công xã hội, hiểm hoạ mất nước. Họ chỉ lo tìm việc làm tốt lương cao..con họ đi học nước ngoài..có nhiều tiền ở Ngân hàng, nhiều lô đất ở những vị trí chiến lược..rồi họ lo cho những người trong gia tộc họ..tìm những công việc béo bở cho người thân…xây dựng nghĩa trang hoành tráng cho những người đã chết..tổ chức cúng bái linh đình tốn kém, không còn ai quan tâm đến đất nước dân tộc. Không còn ai chia sẻ với những người đã và đang đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp như Tự do Dân chủ, nhân quyền.

Đối với những người cộng sản chuyên chính thì Khối 8406 là kẻ thù không đội trời chung, còn đối với những người “ăn theo” chế độ  thì họ là những con người “không bình thường”.
(Còn tiếp)

© Huỳnh Ngọc Tuấn

Đọc phần trước:

Sống Thừa [1]

Sống Thừa [2]

2 Phản hồi cho “Sống Thừa [3]”

  1. Tôi đọc lời bình của ông Nguyễn Quốc Việt thật là sâu sắc và tuyệt vời.
    phạm Thanh Bình

  2. Tôi đọc bài báo “Đầu xuân đi thăm hỏi và chúc tết” đăng trên báo Tổ Quốc lại đọc bài viết này nói về Trịnh Công Sơn khiến tâm trạng ngày xuân xáo trộn nỗi đau xen với cả sự bức xúc tới cùng cực. Đúng là ở Việt nam là đất nước có luật mà không tuân thủ luật mà luật đây là do Đảng và Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt nam đề ra được dân thông qua. Thế mà chính nhiều người hãnh diện là người đại diện cho công quyền, cho nhà nước, cho pháp luật mà họ lại là người vi phạm. Họ trái bẻ thành phải, phải thành trái, trắng hoá den là tuỳ theo ý của kẻ lạm dụng quyền hành. Thế giới lên án thì nói ở Việt nam không có tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị mà chỉ có kẻ vi phạm pháp luật bị nhà nước bắt. Thử hỏi mấy ông công an xã, huyện bắt bớ người, ăn nói lỗ mãng, láo lếu vi phạm pháp luật bắt giữ người không có giấy phép của Viện kiểm sát nhân dân có phải là người vi phạm pháp luật không? Vậy thì họ có chịu án tù không? Đó chính là nguyên nhân để quốc tế thấy rằng Việt nam không tôn trọng nhân quyền, không có dân chủ và tự do và họ có quyền suy ra đây là bản chất của xã hội. Cho nên, những ai sống ở nước phương Tây đó là phúc báo quá lớn, còn tiền của, đồ ăn, thức uống, nhà cửa những cái đó ta còn tìm được nhưng mất tự do, mất dân chủ, mất quyền công dân, sống không được bình đẳng v.v… thì những cái đó bạn rất khó tìm lại được nếu không có toàn dân đứng lên để đòi. Vì thế, những người đấu tranh cho các quyền cơ bản này là những người đáng quý biết bao. Họ sẵn sằng chịu mọi hy sinh, đau khổ, bỏ cả sự nghiệp, vợ con để cống hiến cho lý tưởng cao quý đó. Thật là đáng trâng trọng biết bao nhiêu. Đó chính là người yêu nước, là người dân Việt anh hùng.
    Tình trạng ngày nay, có nhiều người sống an phận thủ thường mũ ni che tai hay đã không đóng góp tiếng nói và hành động đúng lại còn bao che, nguỵ biện bênh vực những hành động tội ác, biểu dương cái xấu. Họ trong bất kỳ bài viết tâm huyết của tác giả nào đều châm lời nói không mấy lịch sự vào để châm chọc hay làm mất uy tín của họ, Họ đâu có biết đó cũng là tạo tội ác, đó là đồng loã ủng hộ việc làm sai trái cũng là tạo tồi rồi đâu cứ phải đích thân đứng ra làm? Còn chuyện viết văn hay hay không không quan trọng mà là ở cái tâm của người viết. Có bao kẻ mang tiếng học đại học hay tiến sỹ đểu ở Việt nam, ăn cơm dân nộp thuế nuôi, mặc áo dân lo cho mà chuyên làm chuyện ăn hối lộ, đè nén đàn áp dân, ngồi lê mách nẻo sống như cây tầm gửi mà không biết xấu hổ. Con chó ăn cơn chủ nuôi còn biết quý chủ trông giữ nhà cho chủ, con các anh ăn cơn dân lại phản dân, ủng họ kẻ ác. Thật không biết hổ thẹn sao? Đầu xuân khuyên bạn Trần Thanh vài lời hãy tự sám hối kẻo chết Diêm Vương hỏi thăm đó. Vì sao? Vì là kẻ bất nhân, học mà không biết đạo lý, ăn nói càn bậy, bênh kẻ làm ác thì cũng là cùng hội cùng thuyền, ủng hộ cái ác thì tội đó khó thoát lắm. Sống trên đời này còn cậy chức quyền, ỷ thế cha anh mà uốn pháp luật sai, mà thoát tội, nhưng nếu khi chết, đứng trước Diêm Vương thì làm sao có chuyện đó, ai cứu được đây? Nên nói, cha không cứu được con, vợ chẳng cứu được chồng vì đó là Thiên lý, chẳng vì kẻ quyen người sơ, kẻ thấp người có quyền cao, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật nên gọi là Thiên lý là vì vậy. Đầu năm khuyên bạn hãy cẩn thận khỏi vạ vào thân khó hối được. Cho dù bạn có lấy tên giả là ai đó để viết lời láo lếu trên báo chí cũng không thoát được lưới trời đâu. Tôi xin tặng bạn đôi câu của Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn:
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
    Trên đôi vai ta hai vòng Nhật Nguyệt
    Dọi suốt trăm năm một cõi đi về.
    Trên hai vai bạn luôn có hai vị đại bồ-Tát là Nhật Quang Bồ-Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát chứng giám chuyện làm đúng hay sai của bạn. Người đời không hiểu đạo Phật thì gọi đây là “Quỷ thần hai vai” làm chứng minh. Hãy cẩn thận bạn ơi! Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là người hiểu giáo lý nhà Phật đã nói lên những lời đó, bạn nên hiểu thật sâu sắc đạo lý này là mọi ý nghic, lời nói và hành động của mỗi chúng ta phải tự ta chịu trách nhiệm lấy, không thể chối cãi hay phủi tay được. Dù nói gì thì Nhạc và con người Trịnh Công Sơn cũng là một, đó là người Việt nam yêu nước và lãng mạn thật đáng yêu.
    Trân trọng:
    Nguyễn Quốc Việt

Leave a Reply to Nguyen Quoc Viet