WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tết Đống Đa nhớ Người Áo Vải đất Bình Định

Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nguồn: dulich.tuoitre.com.vn

Sông núi nước nam dân Nam ở

Rõ ràng ghi lại từ ngàn xưa

Nếu Tầu phương Bắc đến xâm phạm

Chắc chắn rồi bây sẽ bại vong

I/ Dẫn nhập:

Năm hết tết đến, Kỷ Sửu đi Canh Dần vừa đến. Trước thềm năm mới Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam Và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử trân trọng kính chư quý liệt vị, chư vị thiện hữu tri thức, chư vị cao túc cùng quý thân hữu một năm mới Canh Dần an khang thịnh vượng.

Trong tinh thần tiễn cũ rước mới, người Việt Nam trong và ngoài nước đã hân hoan đón mừng năm mới Canh Dần với nhiều hy vọng đất nước sẽ tốt đẹp hơn năm cũ; Đặc biệt người Việt Nam từ hơn 200 năm trở lại đây ngoài việc đón Tết nguyên đán, dân ta còn đón mừng Tết Đống Đa hay còn được gọi là Giỗ trận Đống Đa.

Bài viết lược qua về trận Đống Đa đồng thời đề cập đến ý nghĩa của cuộc chiến thắng này tới cục diện ngày hôm nay, cũng như tưởng nhớ đến vị anh hùng lớn của dân tộc đã dựng nên một mùa xuân huy hoàng vào năm Kỷ Tỵ 1789. Người đó không ai khác hơn là Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ.

II/ Những nguyên nhân xa gần:

Ngài tên thật là Thơm. Nguyên dòng dõi của Hồ Quý Ly: Sách sử nhà Tây Sơn chép rằng: tổ bốn đời của ông là người huyện Hưng Nguyễn, trấn Nghệ An. Vào khoảng năm 1653-1657, thời Trịnh Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn chiếm được bảy huyện trấn Nghệ An, di dân vào Nam. Tổ bốn đời của ông cũng ở trong số di dân này.

Tổ bốn đời của ông lập nghiệp tại ấp Tây Sơn, thôn Cựu An thuộc phủ Hoài Nhơn, riêng thân sinh ông là cụ Hồ Phi Phúc dời ra cư ngụ tại ấp Kiện Thành, huyện Tuy Viễn ( nay là thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định). Trong nhà có 3 anh em trai. Nguyễn Nhạc là anh cả, Nguyễn Lữ là anh thứ và Nguyễn Huệ là em út. Có lúc Nguyễn Huệ còn đổi tên là Nguyễn Quang Bình.

Thời Chúa Nguyễn Định Vương, quyền thần Trương Phúc Loan ỷ thế, tham tàn bạo ngược khiến sinh linh vô cùng ta thán. Năm 1771, từ vùng đất Quy Nhơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ nổi lên lấy Tây Sơn làm căn cứ, chiêu nạp kẻ sĩ chống lại tham quan khiến người rủ nhau theo về ngày càng đông đảo.

Lấy danh nghĩa diệt trừ kẻ bạo ngược Trương Phúc Loan, ba ông cùng nhau lập mưu chiếm thành Quy Nhơn vào năm 1773. Thanh thế của ba ông càng ngày càng lừng lẫy, còn chúa Nguyễn ngày càng một nhu nhược đi. Do đó Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận và tận vùng Gia Định lần lượt lọt vào tay của nhà Tây Sơn một cách dễ dàng.

Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng Vương, lấy thành Chà Bàn làm kinh đô, Nguyễn Lữ được phong làm Thiếu Phó, còn Nguyễn Huệ là Phụ Chính. Năm 1777 (Đinh Dậu) Nguyễn Lữ đem quân vào Gia Định tiêu diệt hậu duệ của Chúa Nguyễn. Một điều không may là Nguyễn Phúc Ánh lúc ấy mới 17 tuổi đã nhanh chân tẩu thoát được.

Năm 1778 (Mậu Tuất) Nguyễn Nhạc xưng Thái Đức hoàng đế và phong Nguyễn Huệ làm Long Nhượng tướng quân.

Năm 1784 Nguyễn Phúc Ánh trốn từ đảo Phú Quốc sang Xiêm La cầu cứu và được vua Xiêm phái 3 vạn quân kéo sang nước ta. Khi đó ở Quay Nhơn, Nguyễn Huệ hay tin mang quân cấp tốc vào Gia Định để ngăn chận. Và ông đã đánh tan 3 vạn quân Xiêm ở Xoài Mút, Rạch Gầm (thuộc tỉnh Định Tường). Còn lại vài ngàn quân rút chạy hoảng loạn về nước.

Trong khi đó tại Bắc Hà, Trịnh Sâm phế con trưởng, lập con thứ là Trịnh Cán. Tháng 10/1782 (Nhâm Dần) Trịnh Sâm băng hà, Trịnh Cán bị lính Tam Phủ đảo chánh và đưa Trịnh Khải lên ngôi. Ỷ lập công với Chúa Trịnh, lính Tam Phủ hết sức lộng hành từ trong triều đình cho đến ngoài dân gian khiến dân tình ta thán vô cùng.

Nhân cơ hội này, Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm làm tả Đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm hữu Đô đốc, thống lĩnh thủy lục quân vượt đèo Hải Vân tiến đánh Bắc hà. Và lần lượt các thành Thuận Hóa, Nam Sơn đều lọt vào tay quân Tây Sơn. Tại thành Nam Sơn, Nguyễn Huệ ra bố cáo cùng thiên hạ Diệt Trịnh Phù Lê vào năm 1786 (nhằm ngày 24/06 năm Bính Ngọ). Ngày 26/6, Trịnh Khải bỏ thành Thăng Long chạy trốn nhưng bị dân chúng bắt ở làng Hạ Lôi tỉnh Phúc Yên và giao nộp cho Nguyễn Huệ. Trên đường giải giao, Trịnh Khải đâm cổ tự tử.

Nguyễn Huệ tiến vào Thăng Long, phủ dụ dân chúng, quân nhà Tây Sơn kỷ luật nghiêm minh không hề đụng chạm đến của cải dân chúng. Vua Lê Hiển Tông phong cho ông là Nguyên Súy Dực Chính Phủ Vận Uy Quốc Công và gả Ngọc Hân công chúa là con gái thứ 21 của vua.

Vua Lê Hiển Tông băng hà, thái tử Lê Duy Kỳ nối ngôi lấy hiệu là Chiêu Thống. Nguyễn Huệ thu quân về Quảng Nam và hữu Đô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh được cử ở lại Bắc Hà phụ giúp vua Lê.

Về đến phương Nam, vua Thái Đức phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, đóng ở Gia Định; Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương đóng ở Quảng Nam. Cùng năm ấy 1787 (Đinh Mùi) Nguyễn Hữu Chỉnh làm phản ở Bắc Hà, Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm ra giải quyết. Lê Chiêu Thống dẫn cả hoàng gia chạy lên Cao Bằng lánh nạn.

III/ Phá tan 30 vạn quân Thanh:

Sau khi trừ xong Nguyễn Hữu Chỉnh thì Vũ Văn Nhậm lại sinh ra cao ngạo chuyên quyền. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lại thân chinh ra Thăng Long và sau 10 ngày đã giải quyết được mồng móng chuyên quyền này. Còn Lê Chiêu Thống hoảng sợ chạy sang Tàu cầu cứu và vua Càn Long phái Tôn Sĩ Nghị đem 30 vạn quân Thanh xâm lăng nước ta dưới danh nghĩa là phò vua Lê.

Thế giặc như vỡ bờ, tướng Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhậm tạm thời rút về đèo Tam Điệp (tỉnh Thanh Hóa), rồi sai người cấp báo về Phú Xuân. Để chính danh trong việc chống giặc, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung nhằm ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788).

Ngày 20 tháng 12 năm 1788, toàn bộ quân lực của Quang Trung hoàng đế đã ra tới đèo Tam Điệp.Tại đây ngài ra lịnh cho quân lính ăn tết trước 10 ngày đợi đến đêm trừ tịch ra quân diệt giặc và hẹn ngày mồng 7 tết mở tiệc khao quân. Đúng đêm trừ tịch quân ta ào ạt Bắc tiến.

Thành Hà Hồi bị quân ta hạ nửa đêm mồng 3 tết; thành Ngọc Hồi sáng mùng 5 tết. Đây là trận chiến khốc liệt nhất. Giặc tàu trong thành bắn tên ra như mưa. Vua Quang Trung cởi voi đốc chiến. Quân Tây Sơn liều chết hàng hàng lớp lớp tiến lên. Thành vỡ quân ta tràn vào, xác giặc phơi thây ngập đồng, đề đốc Hứa Thế Thanh (quân Thanh) tử trận, Sầm Nghi Đống treo cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị ở Thăng long hay tin nửa đêm bỏ chạy bỏ cả ấn tín, quân Thanh nhốn nháo tìm đường chạy trốn làm sập cầu phao bắc qua sông Nhị Hà rớt xuống sông chết vô số kể.

Trưa mùng 5 tết Quang Trung hoàng đế thúc voi vào thành Thăng Long, chiến bào còn nhuộm nùi thuốc súng cùng quân sĩ mở tiệc ăn mừng. Như vậy chỉ trong vòng 5 ngày ngắn ngủi quân ta đại phá 30 vạn quân nhà Thanh không còn manh giáp.

Phá xong quân Thanh, một mặt vua Quang Trung sai sứ sang Tàu ngỏ ý cầu hòa, mặt khác chuẩn bị binh mã Bắc phạt, lấy lại hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây để mở mang bờ cõi.

Mộng lớn chưa thành nhà vua đã cởi hạc quy tiên sau cơn bạo bịnh vào ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), hưởng dương được 40 tuổi.

Sau khi Quang Trung hoàng đế băng hà, Nguyễn Phúc Ánh mượn sức người Pháp chiếm lại lãnh thổ, lên ngôi vua hiệu là Gia Long. Và đó cũng là nguyên nhân đất nước ta chìm đắm trong họa thực dân Pháp sau đó một thế kỷ kể từ hòa ước Patenôtre ( hòa ước Giáp Thân) ký vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 giữa quan Đại phu Phạm Thuận Dật và Patenôtre. Rồi họa cộng sản sau ngày 30/04/1975 cho đến nay.

IV/ Nhìn về quá khứ

Hằng năm tại chùa Đồng Quang (Đống Đa) có mở hội gọi là ngày Giỗ Trận Đống Đa. Một phần dân chúng tại đây muốn kỷ niệm chiến thắng lịch sử của dân tộc, phần khác muốn siêu độ vong linh của chiến sĩ Tây Sơn và hơn 20 vạn quân Thanh đã tử trận tại đây vào đầu năm Kỷ Dậu 1789. Đó là lý do tại sao những thế hệ người Việt Nam sau này gọi là Tết Đống Đa hay Giỗ trận Đống Đa và chữ Giỗ ở đây cần nên hiểu theo ý nghĩa tích cực chứ không phải là một dịp kỷ niệm người chết theo ý nghĩa thông thường.

Tích cực đó là phát huy nhân đức của tiền nhân đã dầy công dựng nước và giữ nước từ đó làm cho đất nước được thăng hoa hãnh diện ngẩng cao đầu với cộng đồng nhân loại. Nhưng tiếc rằng thực tế của đất nước Việt Nam sau hơn 200 năm chiến thắng Đống Đa nghiêng trời lệch đất của Quang Trung Hoàng Đế đã khiến người dân Việt hậu duệ của ngài phải cúi đầu hổ thẹn.

Ngày xưa, phương tiện giao thông cũng như tư duy của con người chưa được phong phú, nên vua Lê Chiêu Thống đã phải bỏ ngai vàng chạy sang tàu cầu viện ngoại bang. Ngày nay, ở thế kỷ 21, con người tiến bộ văn minh hơn, kỹ thuật mãi quốc cầu vinh của cộng sản Việt Nam cũng tân kỳ không kém. Khỏi cần đi đâu xa, chỉ ngồi tại Hà Nội, là bán được nước, buôn được dân qua các hiệp định biên giới, vịnh Bắc bộ, Bauxit Tây nguyên…

Quân đội Tầu cộng ngày càng lộng hành nhờ sự bao che của Hà Nội, họ bắn giết, hành hạ, làm nhục người dân Việt Nam một cách không nới tay. Và Quân đội Nhân Dân Việt Cộng lại ở trong tình trạng liệt kháng (tê liệt ý chí chiến đấu), chỉ đứng nhìn ngoại bang bắn giết đồng bào mình một cách thản nhiên và xem việc bảo vệ dân không phải là chức năng của họ. Hơn thế nữa, An Nam đô hộ phủ còn lập ra “Tự Vệ Biển” để bảo vệ các hải đảo cũng như ngư dân Việt Nam. Đây là hình thức lấy dân làm bia đỡ đạn cố hữu như quá khứ đã làm qua chiến thuật “biển người” để xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.

Hy vọng rằng trong một tương lai gần Quân đội Nhân Dân Việt Cộng cũng như Công an Nhân dân sẽ ra khỏi tình trạng nêu trên, đó là từ chối bảo vệ đảng Cộng sản Việt Nam với biệt danh mới là An Nam đô hộ phủ và trở về để bảo vệ đất nước và tộc Việt chống lại âm mưu Hán hóa tộc Việt của Tầu cộng.

V/ Và hướng đến tương lai:

Có nhiều ghi nhận rất đáng quan tâm về tình trạng chuyển quân của Tầu cộng vào sâu lãnh thổ Việt Nam, cũng như tập đoàn An Nam Đô Hộ Phủ ở Hà Nội âm thầm hoặc công khai triệt tiêu các mầm móng chống ngoại xâm trong và ngoài Quân Đội.

Rồi đây đất nước Việt Nam sẽ ra sao, với tình trạng như thế này?

Lẽ đương nhiên người dân Việt không thể nào chấp nhận hiện trạng trên, cho nên

Hồn Thiêng Sông Núi

Khí Phách Tiên Rồng

Cuồn Cuộn Sóng Thần

Đánh Tan Tầu Cộng

Đánh Tan Tầu Cộng đây ý nói đánh tan ý chí xâm lăng của họ. So về thế và lực, giữa dân tộc Việt với tập đoàn An Nam đô hộ phủ ở Hà Nội và Tầu cộng ở Bắc Kinh thì cán cân nghiêng hẳn về phía tập đoàn xâm lăng và bộ hạ địa phương. Chỉ một điều duy nhất họ không có, đó là chính nghĩa. Tộc Việt có chính nghĩa nhưng cần tích cực phát huy, tộc Việt ở trong và ngoài nước trong thời gian qua đã tích cực phát huy chính nghĩa dân tộc đề kháng lại âm mưu xâm lăng của Tầu cộng cũng như phản đối sự đồng loã bán nước cho ngoại bang của tập đoàn An Nam đô hộ phủ ở Hà Nội.

Trong tinh thần đó, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã lên tiếng kêu gọi mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước “không dùng hàng hoá của Trung Quốc“. Pháp Sư Giác Đức nhấn mạnh: tẩy chay hàng hoá của Trung Cộng, cho đến khi nào Bắc Kinh từ bỏ hẳn mộng xâm lược và chiếm nước ta như đã chiếm Tây Tạng và Tân Cương!

Hiện tại Tầu cộng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu của năm 2009, xuất cảng giảm mạnh, công nhân thất nghiệp ngày càng nhiều, nạn vỡ nợ địa ốc đang âm ỉ bùng nổ, các phong trào đối kháng của người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ cũng như những sắc dân khác đã và đang làm Tầu cộng lo lắng không ít.

Tổng kết cuối năm 2009 của họ là tăng trưởng trên 8%, thực tế là nhà cầm quyền đã chi tiền rất nhiều vào tín dụng và chi tiêu ngân sách, nhưng liệu họ sẽ chịu đựng được tới bao lâu, đó là xem quyết tâm của tộc Việt chúng ta tới mức nào qua việc tẩy chay và kêu gọi người ngoại quốc cùng ta tẩy chay hàng hóa made in china. Chúng ta cũng báo động cho họ biết về dã tâm xâm lăng toàn thế giới của Tầu cộng qua nhiều phương tiện khác nhau.

Công việc nêu trên ai ai đều có thể thực hiện được. Đứng trước sự tồn vong của tộc Việt, người Việt Nam không cộng sản và người Việt Nam cộng sản đã có chung một kẻ thù. Đó là tập đoàn An Nam đô hộ phủ ở Hà Nội và bạo quyền Tầu cộng xâm lăng. Chúng ta cùng đánh vào kinh tế của họ là một thế đánh chiến lược vô cùng hệ trọng, tức là đánh vào ý chí của kẻ xâm lược. Không tiền, không phương tiện, thử hỏi họ còn dám xâm lăng Việt Nam nữa hay không? Thế đánh rất nhẹ nhàng và đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, đó là chiêu thức “dĩ bỉ chi đạo hoàn chi bỉ thân“.

Làm được điều này chúng ta đã thể hiện tinh thần

Đem Đại Nghĩa Để Thắng Hung Tàn

Lấy Chí Nhân Mà Thay Cường Bạo

Xuân Canh Dần 2010

© Trúc Lâm Lê An Bình

© Đàn Chim Việt Online

6 Phản hồi cho “Tết Đống Đa nhớ Người Áo Vải đất Bình Định”

  1. Buon cuoi says:

    Nam-Quoc son-ha Nam -De cu
    Tuyet nhien dinh phan tai Thien-thu

  2. Trần-Huỳnh says:

    Quang-Trung biết vận-dụng đaị-khối nội-lực của cả dân-tộc nên chiến-thắng quân xâm-lược Mãn-thanh.Nay,tình thế khác rồi;kẻ dắt giặc vào nhà lại là bọn cầm quyền cùng-hung cực-ác;hễ ai phản đối dù bằng một lời nói hoặc bằng một bài viết là bị quăng vào tù ngay.
    Tình-hình nầy phải có một ai đó ít ra tài-trí phảỉ hơn Đại-đế Quang-Trung mới được.

  3. Vũ Duy Giang says:

    Theo bài viết của GS.Nguyễn đăng Hưng trên mạng Bauxite Vietnam thì năm nay lễ kỷ niệm 221 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa của Vua Quang Trung chống quân Tầu xâm lược Việt nam năm 1788(1 năm trước Cách mạng 1789 của Pháp lật đổ Vương quyền của Louis 16,ra bản Tuyên ngông Nhân Quyền đầu tiên trên Thế giới) đã được tổ chức trịnh trọng ở Saigon hơn ở Gò Đống Đa,Hà Nội!Phải chăng Ha Nội”kính sợ”quan Thái Thú Tôn quốc Tường của”tập đoàn Bá Quyền phương Bắc”,và họ cũng đã gia lệnh cho những”tay sai”trong”băng Đảng”phải tổ chức kỷ niệm 60 năm ngoại giao
    “môi hờ,răng lạnh”(dù nhiều lần răng đã cắt chẩy máu môi!)long trọng hơn lể kỷ niệm”1000 năm Thăng Long”.Đơi xem”băng Đảng”sẽ có lộ mặt”bán nước,nhượng biển Đông”trong năm nay?

  4. Chúc mừng Người Anh Hùng Đất Bình Định, Ông chào đời và lập nhiệp khi chưa có đảng. Nếu Anh Hùng Áo Vải Nguyễn Huệ sinh ra và lớn lên trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới ánh sáng Mác-Lê thì chắc chắn giờ nầy ông đang được ăn cơm tù Xã Hội Chủ Nghĩa. Tội gì cũng được tha, nhưng tội chống lại thiên triều phương Bắc thì không!.

  5. Trung Hoàng says:

    1.
    Kiếm Long Tuyền hướng về phương Bắc,
    Thề đuổi quân Khấu tặc cường gian.
    Bạo cường bành trướng ngông ngang,
    Hà hơi tiếp sức nội gian đê hèn.
    Xuân tốc chiến trống kèn quyết thắng,
    Nổi hùng phong đánh thẳng công thành.
    Đón xuân dân tộc hùng anh,
    Mùng 5 ăn Tết đành rành chẳng sai.

    2.
    Kiếm Long Tuyền ra oai đuổi giặc,
    Quyết tận tru gian tặc nội thần.
    Cúi lòn riêng hưởng vinh thân,
    Tình non nghiã nước sao cần màng chi.
    Trống Hà Hồi uy nghi công hãm,
    Kiếm Ngọc Hồi kinh đảm cường xâm.
    Gian thần tặc tử âm thầm,
    Chạy theo gót giặc tình thâm đoạn lià.

    3.
    Kiếm Long Tuyền chớp lia đầu giặc,
    Gò Đồng Đa đầu rắc chất chồng.
    Nam Đàng riêng cõi núi sông,
    Bắc phương bành trướng khó hòng đoạt thâu.
    Hồn nước Việt nhiệm mầu cùng khắp,
    Khí thiêng Nam kết tập muôn đời.
    Lạc Hồng đơm nhuỵ nơi nơi,
    Rồng Tiên nở rộ bừng khơi trùng trùng.

    4.
    Kiếm Long Tuyền chinh hung trừ bạo,
    Đón muà xuân tuyệt hảo Trời Nam.
    Hoành Sơn sừng sửng nham nham,
    Dung thân vạn đại kết làm sử son.
    Nay bành trướng gậm mòn biển núi,
    Cớ vì sao lòn cúi nhược hèn.
    BƯỚM HOA dẩn lối mở then,
    Miệng khoe ái quốc bôi đen giống nòi.

    RUỘNG SÂU hoá kiếp bỏ vòi !!!

  6. lamdang says:

    nho lai nam xua nguoi ao vai
    da tung dep loan quan phuong bac
    ho then ngay nay lu phan than
    no dem phuong bac vao nuoc ta
    danh nghia cong san anh em mot nha
    de roi cha dap khap que huong
    cong san bon bay se phai den…./…

Phản hồi