Cuộc chiến phở ở New York
Ở bên này đại lộ Jerome là quán Cơm Tấm Ninh Kiều, nhà hàng Việt Nam phục vụ những tô phở to đùng. Ngay đối diện là nhà hàng mới có tên Phở Saigon No.1. Trên cửa sổ của họ treo một bát phở bốc khói nghi ngút bằng nhựa, có gắn đèn neon bên trong.
Quang cảnh ở nhà hàng Cơm Tấm Ninh Kiều (trái) và Phở Saigon. Ảnh: NYT. |
Phở Saigon mới mở được vài tuần nay và vẫn còn quá sớm để nói bên nào có lợi thế hơn. Tuy nhiên, cuộc chiến phở khiến người ta đặt ra một số câu hỏi: Liệu đại lộ Jerome có đủ lớn để mở tới hai hàng phở hay không? Liệu những thực khách không phải người Việt Nam có nhận ra sự khác biệt của hai nhà hàng này? Và tại sao lại mở cửa hàng ở khu Kingsbridge Heights?
“Chúng tôi cần có thêm nhiều cộng đồng người Việt nữa”, Thanh Le, chủ nhà hàng Phở Saigon, nói với tờ New York Times.
“Tôi muốn mọi người đến đây. Chúng tôi muốn đây cũng giống như ở quận Brooklyn và Queens”.
Kingsbridge Heights, ở phía đông khu Manhattan, là một vùng dân cư khá tĩnh. Trong vòng vài thập kỷ qua, một cộng đồng người Đông Nam Á bắt đầu tạo dựng ở đây. Mỗi tuần, nhà thờ St. Nicholas of Tolentine tiến hành ba lễ Mixa bằng tiếng Việt trong khi tín đồ Phật giáo đi Chùa Thập Phương gần đó. Cùng trong khu vực của hai nhà hàng phở, có một chợ của người Á bán cả nước mắm. Theo số liệu từ năm 2008, có khoảng 5.500 người Việt Nam sống ở Bronx dù những người đứng đầu cộng đồng cho biết con số thực có thể gấp đôi.
Cơm Tấm Ninh Kiều mở cửa từ năm ngoái và đang làm ăn rất tốt. Phần lớn 9 bàn của họ đều đông khách vào giờ ăn trưa và nhà hàng rộn ràng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Tại một góc, những người Việt Nam mặc đồ lao động tập trung mỗi chiều để chơi bài. Hàng xấp tờ đôla mấp mé dưới các tấm khăn trải bàn, khách hàng và bồi bàn cùng bình luận sau mỗi ván bài. Hầu hết các ngày, nhà hàng phục vụ phở bò, ngoài ra cũng có thịt rán ăn với cơm.
Sinh Lee, chủ sở hữu Cơm Tấm Ninh Kiều, nhìn sang biển cửa hàng đối thủ, tự tin rằng ông chắc chắn thắng trong cuộc chiến này. Ngoài nhà hàng ở đại lộ Jerome, ông còn có hơn chục cửa hàng khác ở bang California và đều có chung công thức nấu phở. “Tôi chẳng việc gì mà lo lắng”, ông nói. “Nếu chúng tôi nấu ngon, họ sẽ tìm đến thôi”.
Bên kia đường, Thanh Le, chủ Phở Saigon No.1, ngắm những bức ảnh các đĩa nem, bánh sandwich và cơm rang trên cửa. Nơi này từng là chỗ của nhiều nhà hàng Việt Nam. Trước đó, Phở Miền Tây, từng được mệnh danh là nhà hàng Việt tốt nhất New York, có mặt ở đây.
Le là chủ một cửa hàng may và ba salon làm móng. Sau khi tiếp quản cửa hàng này và thiết kế thực đơn, Phở Saigon khai trương tuần trước. Le phẩy tay khi nói tới đối thủ bên kia đường. “Thực đơn của họ ít món quá”, ông nói.
Vợ ông – Mai Tran – xoay xở trong bếp còn Le thể hiện vai trò ông chủ vui tính ngoài nhà hàng. Có lúc, ông nói tiếng Việt nhanh như máy với một khách, vừa xem Thị trưởng New York Michael R. Bloomberg phát biểu trên TV, lại vừa hướng dẫn cho một thực khách Mỹ cách ăn phở. Quầy của ông cũng có đầy những món ngon theo mùa như bánh chưng. Cửa sổ thì có một giỏ hoa hồng giả.
Thực đơn của ông cũng nhiều món hơn đối thủ. Ngoài phở, họ còn có vịt nấu măng, bánh mỳ giá chỉ bằng một nửa ở Manhattan. “Tôi thích bánh mì từ năm 5 tuổi”, ông nói. “Ngày nào tôi cũng ăn một cái”.
Jenny Ng, một người thợ làm móng, cho biết Phở Saigon nhanh chóng trở thành nhà hàng yêu thích của cô. “Tôi biết rất nhiều chỗ ở Manhattan nhưng đồ ăn ở đây ngon hơn”, cô vừa nói vừa chăm chú với đĩa vịt. “Ở Manhattan, đồ ăn được làm cho người Mỹ”.
Ông Le cũng không cho rằng đối thủ của ông sẽ sập tiệm và cũng không muốn thế. “Tôi muốn họ tồn tại như chúng tôi”, ông nói. “Nếu họ đóng cửa, tôi cũng chẳng vui gì. Có đủ chỗ cho cả hai chúng tôi ở đây”.
Hải Ninh, Vnexpress
“Ông Le cũng không cho rằng đối thủ của ông sẽ sập tiệm và cũng không muốn thế. “Tôi muốn họ tồn tại như chúng tôi”, ông nói. “Nếu họ đóng cửa, tôi cũng chẳng vui gì. Có đủ chỗ cho cả hai chúng tôi ở đây”.
Hải Ninh, Vnexpress”
Nhật Lan rất vui khi d8o5c hàng chữ này. Vì những NVNTNCS tới đây vì chung một lý do :” Không chấp nhận chế độ CS !” thì phải cùng giữ hai chữ :” Tồn Sanh” cho mình.Theo luật buôn bán, thì sự cạnh tranh đều do mục đích LÀM TỐT HƠN NGHỀ NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM CỦA MÌNH, ĐỂ PHỤC VỤ CHO KHÁCH HÀNG tới thưởng thức món ăn quốc hồn, quốc túy của VN , họ không chỉ vì thưởng thức món ăn ngon, mà họ còn cảm nhận ở đây cái linh hồn VN mà họ mang theo khi rời xứ sở. Người VN ở đâu; Tổ Quốc VN ở đó, ngay trong TRÁI TIM của họ.
Mong rằng những cửa tiệm bán chung món đồ ăn mà đồng hương VN ưa thích, hãy phục vụ thân chủ của mình với tinh thần cao đẹp (đồng chủng) của một Việt Nam thu nhỏ trong cộng đồng VN của mình, để những cộng đồng bạn nhìn thấy được giá trị lịch sử của chúng ta; Người VN ở đâu, nước VN ở đó . Để cho những người VN xa xứ, nhưng khi tới những nhà hàng VN được ấm tình đồng hương và hãnh diện về quốc hồn quốc túy VN trong trái tim của họ .
Phở – War
nội + ngoại, Việt Nam, tự phụ tài
cùng bán phở, đâu ai phục ai
phê bình, tị nạnh, đo mung mánh
rẻ, ngon gì ? tôi chẳng kém ai ?
Buồn cười là Hải Ninh của VNexpress viết tiếng Việt y như dịch từ tiếng Anh sang, không biết có phải bài này được cho thêm nước lèo, hay sào nấu lại của báo Mỹ không?