WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính trị là gì?

Huỳnh Thục Vy. Ảnh do tác giả cung cấp.

Thỉnh thoảng tôi tự hỏi rằng mình có nên tiếp tục viết về đề tài chính trị chăng? Đối với nhiều người , chính trị có vẻ như là một vấn đề quá lớn lao-điều mà thường không dành cho những người còn quá trẻ. Mặc dù có nhiều người chia sẻ với  tôi, nhưng cũng không ít người cho rằng tôi không nên đi sâu vào đề tài này vì rằng những gì tôi đã viết có vẻ như không xuất phát từ một cái đầu của con bé hai mươi lăm tuổi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và tự hỏi rằng chính trị có phải chăng là một miền tri thức và lĩnh vực hoạt động chỉ dành cho các chính trị gia chuyên nghiệp hoặc ít ra cũng là dành cho các bậc trưởng thượng?!

1/ Những biểu hiện tiêu cực của chính trị

Lúc nhỏ khi vẫn còn là một cô bé con, trong đầu óc mơ hồ của tôi, chính trị là một cái gì đó rất phức tạp và nguy hiểm, nó làm mỏi trí nghĩ của những người không chuyên và rằng chính trị là ấu trĩ, là phiêu lưu, là cực đoan, là “bẻ gậy chống trời”. Vì cuộc sống của gia đình tôi đã bị đẩy vào tình trạng cực kỳ tồi tệ sau cái bản án “chính trị phạm” mà nhà cầm quyền đã tuyên cho ba tôi. Chính trị là cái gì, làm sao nó tốt đẹp được trong khi người ta dùng nó để đày đọa con người đến chỗ khốn cùng và có thể là đến cái chết?!

Lớn lên chút nữa, tôi mang vào tâm trí ngây thơ của mình những cuộc tranh giành quyền lực, những cuộc đổi thay triều đại đẫm máu trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Hoa và Liên Xô “thành trì xã hội chủ nghĩa” qua những trang sử tan tóc. Tôi thực sự cảm thấy hãi hùng về cái cách mà con người đối xử với nhau nhân danh chính trị .

Chúng ta vẫn nghĩ rằng làm chính trị là mua bán đổi chác (kể cả quê hương đất nước) để thủ lợi cho riêng mình hay cho  phe nhóm của mình nhưng lại nhân danh những lý tưởng cao quý….Ví như việc  hàng triệu thanh niên thiếu nữ miền Bắc ruột thịt đã được động viên nhân danh ý thức hệ  và “lòng yêu nước” của những người cộng sản để rồi tiến vào miền Nam gieo chết chóc tan thương thực tế chỉ để phục vụ cho mưu đồ quyền lực của một nhóm nhỏ người lãnh đạo….Trong cái trí nghĩ non nớt của tôi và có lẽ cũng là của biết bao bạn trẻ khác đầy cảm giác sợ hãi và ghê tớm chính trị.

Trong chương trình đại học, chúng tôi được dạy rằng Nhà nước ra đời từ một xã hội có các giai cấp mâu thuẫn đối kháng nhau, là một tổ chức đặc biệt do giai cấp thống trị sử dụng để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình.Và rằng chính trị là hoạt động liên quan đến quyền lợi giai cấp, dân tộc, quốc gia và xoay quanh một vấn đề trung tâm là giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước. Từ những hiểu biết đó, bao thanh niên Việt Nam thường có cảm giác bất an khi đề cập đến chính trị, đến nỗi nếu có ai đó muốn khẳng định mình “tốt đẹp” thì người đó phải chứng minh rằng mình không quan tâm, không dính dáng gì đến chính trị vì chính trị là hoạt động của những kẻ đầy dã tâm, là “kẻ thù giai cấp”.

Và gần đây những vụ án chính trị xảy ra liên tiếp ở Việt Nam trong giai đoạn từ khi bắt đầu thế kỷ 21 đến nay mà nhà cầm quyền sử dụng hết công suất những phương tiện truyền thông đại chúng để bêu riếu, hạ nhục những con người yêu nước, tô vẽ họ như những nhân vật “bất hảo”, kẻ thù của dân tộc như Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị công Nhân.  Nhà cầm quyền Việt Nam với những ưu thế của mình (một thứ ưu thế bất công) đã chụp lên đầu những nhà hoạt động dân chủ này những tên gọi khủng khiếp làm cho những ai thiếu thông tin (nhất là những người trẻ ) hoảng sợ, và không ít người có một cái nhìn ngờ vực, khó hiểu về những con người cao quý này; làm cho họ hoài nghi không dám tin vào bất cứ điều gì cao đẹp.

Từ cuối năm 2010 đến nay, nhà cầm quyền VN siết chặt vong kiềm tỏa đối với trang mạng xã hội Facebook, vậy là nhiều người đã lên tiếng đỗ lỗi cho những ai  bàn đến vấn đề chính trị: “Nếu các người không bàn đến chính trị thì sao người ta phải chặn Facebook, làm ảnh hưởng đến cả chúng tôi?” Và rằng mỗi khi có ai bức xúc lên tiếng chỉ trích, phê phán nhà cầm quyền thì liền bị cho là “những kẻ ăn khoai lang mà bàn chuyện quốc gia đại sự”. Chúng ta nhận thấy rõ ràng một sự từ chối thẳng thừng từ đại đa số người dân đối với vấn đề chính trị. Nó trở thành vấn đề nhạy cảm  không chỉ bởi khi đề cập đến nó anh sẽ “khó sống” mà còn bởi người ta muốn khẳng định mình là người con người trong sáng, bình dị, đợn giản và không có tham vọng.Tôi từng nghe nhiều người bạn nói không thích chính trị vì chính trị là xảo trá và chính trị gia là những kẻ khốn nạn.

Hôm nay, tôi viết bài này mong đưa ra một vài ý kiến khã dĩ để ủng hộ cho chính trị (kể cả những người hoạt động chính trị của các tổ chức ,đảng phái và những người chỉ có bày tỏ một thái độ chính trị) trước sự chối bỏ của mọi người và cũng nhằm tạo sự chính danh và một căn bản đạo đức cho những ai đã, đang và sẽ bàn luận và hoạt động về chính trị.

2/ Hai quan điểm lý luận khác nhau về chính trị

Từ “chính trị” có lẽ được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle-một triết gia Hi Lạp cổ đại, đặc biệt nó còn là tựa đề cho một tác phẩm nổi tiếng và nhiều ảnh hưởng của ông –cuốn “Politics” (Chính trị luận). Tuy nhiên từ “Chính trị” và các vấn đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức nhà nước đã được tiếp cận bởi các triết gia khác như Khổng Tử, Plato….Dù Aristotle đã khẳng định con người là động vật chính trị, mọi công dân có đạo đức (không có nô lệ và phụ nữ) đều có quyền tham gia chính trị, nhưng một điểm chung lớn trong lý luận của các  triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị tốt nhất nên được nắm giữ bởi những ông vua thông thái! Vì thế chính trị ở đây có nghĩa là nghệ thuật cai trị  và quản lý thành bang của một nhà lãnh đạo lỗi lạc, xuất chúng hay là Khoa học giành và nắm giữ vương quyền cha truyền con nối trong thiên hạ. Dưới nhãn quan này đại bộ phận dân chúng bị gạt ra bên lề của các cuộc chơi chính trị. Rồi khi có được quyền lực trong tay những kẻ cầm quyền đã tạo nên bao nhiêu sự tha hóa, mục ruỗng trong bộ máy lãnh đạo và bao nhiêu vấn nạn quốc gia mà hậu quả của tất cả vấn đề này đổ cả lên đầu người dân.Từ đó mặc nhiên chính trị được hiểu như một thứ xấu xa, là đặc quyền của kẻ thống trị, đối kháng với lợi ích và cuộc sống bình dị của người dân.

Nhưng nền văn minh nhân loại đã bước qua một trang mới hoàn toàn khác, cùng với sự ra đời của nhiều luận thuyết cổ vũ cho chủ nghĩa tự do. Mà một sự cổ vũ to lớn cho lý tưởng này là sự ra đời của một nhà nước hiến pháp đầu tiên trên thế giới-Nhà nước Mỹ. Từ đây cả thế giới làm quen với một lý thuyết hoàn toàn mới về nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, rằng nhà nước không phải là một thế lực thống trị xã hội mà chính là một tổ chức quyền lực công, được người dân trao cho quyền lực để đổi lại họ được sống dưới sự bảo vệ của Nhà nước và một trật tự luật pháp do Nhà nước ban hành (luật pháp không trái với đạo đức và luân lý); và rằng quyền lực chính trị đó không thể là quyền lực tuyệt đối vì “quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton ). Dưới nhãn quan triết học này, quyền lực chính trị xuất phát từ dân chúng, nó được tạo lập để phục vụ xã hội. Chính trị là nghệ thuật hay khoa học vận hành và quản lý xã hội bằng quyền lực Nhà nước nhưng nó phải bị hạn chế bằng luật pháp và được giám sát bởi người dân thông qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo. Như vậy người dân mọi thành phần có đủ tư cách để tham gia gián tiếp vào nền chính trị quốc gia bằng những hoạt động xã hội cụ thể của mình; quyền tự do báo chí cho phép người dân phát biểu quan điểm của mình đối với tất cả các vấn đề của quốc gia;  hơn nữa mọi công dân đủ tiểu chuẩn pháp quy đều có khả năng tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước một cách trực tiếp. Từ nay chính trị chẳng còn là vương quyền cha truyền con nối, cũng chẳng còn là đặc quyền của những người thuộc tầng lớp quý tộc.

3/Thái độ và hành động của chúng ta

Chúng ta đã từng gán ghép cho chính trị những đặc tính tiêu cực. Chính trị chỉ là một thiết chế do con người tạo ra. Con người không hoàn hảo và đặc biệt là luôn tư lợi nên quyền lực chính trị luôn dễ bị lạm dụng. Xa lánh và căm ghét chính trị không phải là thái độ tích cực, chúng ta cần thiết nhận ra rằng điều duy nhất chúng ta có thể làm được đó là tạo lập một cơ chế vận hành mà ở đó người lãnh đạo dù chẳng phải là con chiên ngoan đạo của Chúa Jesus, cũng không phải là một tín đồ Phật giáo thuần thành thì anh ta cũng không dám làm những việc đi ngược với lợi ích nhân dân.

Đến nay, lý tưởng tự do dân chủ đã trở thành một giá trị phổ quát toàn cầu. Vì những giá trị lý luận và thực tiễn không thể chối bỏ của nó trong hệ thống chính trị quốc gia nói riêng và trong việc thăng tiến nền văn minh nhân loại nói chung, ngày nay khắp thế giới người ta tung hô nó, nhân danh nó. Ngay cả những tên độc tài cũng cố gắng tổ chức những cuộc bầu cử hoành tráng. Bởi sự thắng thế của quan điểm triết học theo chủ nghĩa tự do như đã nói trên, nên dù có lý luận thế nào chúng ta cũng không thể phủ nhận sự cần thiết và chính danh của việc tham gia vào sinh hoạt chính trị của mọi tầng lớp nhân dân.Tôi trao quyền cho anh thì tôi phải có quyền kiểm soát anh, tôi phải được biết anh làm gì và làm như thế nào với quyền lực đó. Còn nếu như anh nói anh đã cướp được chính quyền từ tay ngoại bang thì anh muốn hành xử thế nào cũng được thì chính anh đã khẳng định mình là một tên cướp. Chúng ta-những người dân thường trao quyền cho họ rồi cứ để họ làm gì thì làm, chà đạp lên quyền làm chủ,  phủ nhận quyền tự do và phẩm giá của chúng ta thì chúng ta có khác gì những người nô lệ bán mình vô điều kiện cho chủ nô?!

Từ lúc sinh ra, cuộc sống của chúng ta đã được định hình, chúng ta mặc nhiên nhận lãnh vào mình một phần trách nhiệm đối với quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Chúng ta khép mình vào một trật tự chung của xã hội. Tất cả mọi sinh hoạt của chúng ta đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính trị. Bạn nghĩ là bạn tảng lờ đi thì chính trị nó không chạm được vào cuộc sống của ban sao? Dù bạn có ý thức được hay không, có chấp nhận hay không, khi bạn là một thành viên của một cộng đồng người sống dưới sự cai quản của một tổ chức mang quyền lực Nhà nước thì tất tần tật mọi thứ trong cuộc sống của bạn không thể tránh khỏi ảnh hưởng của nền chính trị. Vì thế cứ lặng im, mặc cho kẻ cầm quyền lộng hành chính là chúng ta đã “giao trứng cho ác”, chúng ta đã tự nguyện khoán trắng cuộc sống và tương lai của chúng ta cho những kẻ chẳng ra gì. Vậy chúng ta đã thật sự làm chủ và có trách nhiệm đối với chính cuộc sống chúng ta chưa?! Trong bài này, tôi không muốn nhân danh Tổ quốc, dân tộc nữa, tôi muốn nhân danh cuộc sống của chính tôi để khẳng định rằng tôi và mọi người dân Việt Nam có quyền tham gia chính trị, không phải để trở thành ông nọ bà kia mà  để đảm bảo cho xã hội phát triển theo xu hướng tích cực vì lợi ích trước mắt và lâu dài của tất cả chúng ta, để ngăn chặn kẻ cầm quyền không đưa cả dân tộc trong đó có chúng ta đến bờ vực. Chúng ta có tư cách để ít nhất là có thể bàn về chính trị nhằm mưu cầu một cuộc sống tự do, sung túc và an ninh với tất cả phẩm giá con người.

Thay cho lời kết, tôi muốn nhắn nhủ rằng nếu bạn chối bỏ chính trị rồi có ngày bạn sẽ hối hận vì điều đó. Nếu bạn không sợ hãi, không lo lắng cho an ninh của bản thân và gia đình thì mọi lúc mọi nơi bạn luôn có thể bàn về chính trị với một sự tự tin rằng bạn là chủ thể của quyền lực Nhà nước, bạn tham gia bàn bạc và thực hiện các quyền chính trị là để thúc đẩy tiến bộ và phúc lợi xã hội. Đừng sợ hãi trước những cáo buộc của người khác rằng chính trị không dành cho bạn và chính trị là khốn nạn hay nghiêm trọng hơn là ”phản động”.Thực hiện các quyền chính trị tức là bạn đã làm trách nhiệm công dân; phơi bày và phê phán những xấu xa của nhà cầm quyền là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm; lên tiếng cổ vũ cho tự do dân chủ là một hành vi cụ thể của lòng yêu nước.

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

35 Phản hồi cho “Chính trị là gì?”

  1. Võ Văn Lộc says:

    Chú hãnh diện có người Cháu như Huỳnh Thục Vi. Tổ Quốc Việt-Nam vui mừng có người con ,Huỳnh Thục Vi. Ước gì thế hệ trẻ có thật nhiều Huỳnh Thục Vi nữa !

  2. vietanhduong says:

    Bài biết của bạn Vy rất hay. Tôi cũng là một người yêu nước nhưng từ trước tới giờ tôi không có được cái nhìn sâu sắc như bạn. Tôi rất muốn chung sức cùng những ngườ yêu nước như bạn để xây dựng nền dân chủ nước nhà. Nhưng từ lâu tôi cảm thấy thật sự bế tắt. Có lẻ do trình độ và kiến thức tôi bị hạn chế. Hôm nay đọc bài viết của bạn tôi thật sự thấy xúc động. Tôi đã có lòng tin về tương lai của đất nước, về những nhà hoạt động dân chủ có tài đức như bạn.

  3. Thoc Lec Vi says:

    Một ông bố đang cố giải thích cho thằng con trai tiểu học về câu hỏi thế nào là chính trị.
    Ông ta lấy ví dụ : Trong nhà của ta, Bố là người đi làm ra tiền thì bố là giai cấp tư bản, Hàng tháng bố đưa tiền lương của bố cho mẹ để mẹ trang trải cuộc sống cho cả nhà nên mẹ là Chính Phủ, Cô giúp việc nhà mình là giai cấp lao động, con công dân đất nước, em con đang nằm trong nôi là tương lai đất nước…Vì đã khuy nên ông cho phép cậu bé đi ngủ và dặn hãy suy nghĩ về điều bố nói.
    Tối đó cậu bé bị đánh thức vì thằng em trong nôi ị ra tả. Cậu bé qua phòng bố mẹ thì thấy mẹ ngủ say mà không thấy bố đâu. Cậu lại đi qua phòng cô giúp việc thì thấy bố đang vật nhau với cô giúp việc thế là cậu về phòng ngủ tiếp mặc cho đứa em cứ khóc.
    Sáng hôm sau, trong bữa ăn sáng bố cậu hỏi xem cậu đã hiểu về chính trị chưa ? Cậu trả lời : Thưa bố con đã hiểu, chính trị là giai cấp tư bản đè đầu cưỡi cổ gia i cấp lao động, trong khi chính phủ ngủ say chẳng đoái hoài đến lời kêu cứu của công dân , còn tương lai đất nước thì …không ngưởi được!

  4. LS says:

    Co Vy con tre ma viet qua hay, hay khong chi vi van chuong ro rang mach lac, nhung toi cam nhan hay la o cho su hieu biet lich su, van chuong, tu tuong tien bo dong tay ma co da thu dac.

    (BBT: Đề nghị ông/ bà viết tiếng Việt có dấu)

  5. Cố Biển says:

    Bác rất tán thành với lập luận của cháu. Nó đồng quan điểm của một chương bác viết về nhà nước và quyền lực. Giá mà bác cháu mình có dịp trao đổi thì hay biết mấy!
    Chúc cháu vui, khoẻ, dũng cảm.

  6. Bài viết của cô đã niêu lên được vấn đề cốt lõi, của chữ và nghĩa CHÍNH TRI. Cũng nên cần phân tích rõ thêm về sự khác biệt giữa : LÀM CHÍNH TRỊ VÌ DÂN, VÀ CAI TRỊ-MỊ DÂN…

  7. nvtncs says:

    Bài dài và thiếu rõ ràng. Có thể viết ngắn hơn và trong sáng hơn ( too many filler words ).

    Sau đây là hai câu ngắn gọn đáng được suy nghĩ và hiểu sâu rộng.

    US Declaration of Independence:

    ” governments “derive their just power from the consent of the governed” ”

    ” “Consent of the governed” is a phrase synonymous with a political theory where a government’s legitimacy and moral right to use state power is only justified and legal when derived from the people or society over which that power is exercised. This theory of “consent” is historically contrasted to the divine right of kings and has often been invoked against the legitimacy of colonialism.”

    Câu sau của Jean Jacques Rousseau, năm 1752, trong “Narcisse ou l’Amant de lui-même” : « les vices n’appartiennent pas tant à l’homme qu’à l’homme mal gouverné. »,
    tạm dịch: tính sấu của con người bắt nguồn từ mốt nền cai trị, một chính phủ TỒI, hơn là từ chính mình.

    rất đúng với xã hội Việt Nam hiện đại.

    Làm chính trị ở nước văn minh là gì?

    - Tu thân để làm người công dân “tốt”, có luân lý, có đạo đức, và đi bầu để sử dụng quyền và trách nhiệm người công dân.

    - Nhập đảng. Ra ứng cử làm dân biểu, thượng nghị sĩ, tổng thống.

  8. Khương Duy says:

    Lần đầu tiên tôi mới được biết cô. Tôi rất mừng vì “Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau”. Nói cách khác, tuổi trẻ là rường cột của nước nhà.

    Cứ nhìn vào tuổi trẻ của đất nươc đó họ sinh hoạt ra sao, ta có thể nói nước đó thịnh hay suy như thế nào !

    Tiếc thay ! Ở Việt Nam những người như cô và nữ Ls LTC Nhân, cô P T Nghiêm v.v … còn ít và hiếm quá. Chúng tôi già rồi, nhưng vẫn một lòng son sắt với tiền đồ. Ý chí vẫn cường kiện như thời còn trai trẻ.

    Tôi xin bầy tỏ lòng mến phục đến cô bao nhiêu, tôi càng đau lòng, đứt ruột bấy nhiêu khi nhìn vào thanh niên nam nữ hiện tại trong toàn quốc, gần như đại đa số dửng dưng với vận mệnh tổ quốc.

    Vâng tổ quốc ta đang rơi tự do trong cơn biến loạn của sự mất nước.

    Tổ quốc chúng ta thật sự đang lâm nguy lắm rồi.

  9. vinh says:

    Cam on co Thuc Vy.Toi da doc nhieu bai cua co. Co con tre ma viet hay qua, chinh xac qua. Mong sao nuoc Viet co nhieu kieu nu nhu co va co Le thi Cong Nhan…: Tre,dep, gioi giang nhung rat co trach nhiem voi dat nuoc voi dan toc minh . mong duoc doc them nhieu bai cua co. Chuc co Binh An.

  10. Lam says:

    Tôi có đọc trên mạng, không nhớ rõ trang web nào, thấy có một nhận xét của một chính trị gia(đương thời) của Trung Quốc(xin lỗi, cũng không nhớ tên, địa vị) có thể nêu ra đây để bổ sung vào bài viết này. Đại ý như sau: ở Trung Quốc phải là thiên tài mới có thể vận hành được bộ máy cai trị; ngược lại, ở Mỹ, do thể chế được thiết lập bởi bộ óc thiên tài nên người tầm thường(chắc nói về Bush?) cũng có thể vận hành trơn tru.
    Tôi cũng có chút ít quan tâm về chính trị, nhưng tới giờ, chưa biết rõ lắm về cái nhà nước CHXHCNVN là theo kiểu TQ hay Mỹ nữa. Quý vị nào rõ xin chỉ giáo!
    Chân thành cám ơn.

    • le lac thanh says:

      Nguoi nay la trung tuong khong quan TQ LUU A CHAU, chau cua PCT TQ Ly Tien Niem. Duoc cho la vien tuong con ong chau cha thong minh tien bo nhat.

Phản hồi