WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính trị là gì?

Huỳnh Thục Vy. Ảnh do tác giả cung cấp.

Thỉnh thoảng tôi tự hỏi rằng mình có nên tiếp tục viết về đề tài chính trị chăng? Đối với nhiều người , chính trị có vẻ như là một vấn đề quá lớn lao-điều mà thường không dành cho những người còn quá trẻ. Mặc dù có nhiều người chia sẻ với  tôi, nhưng cũng không ít người cho rằng tôi không nên đi sâu vào đề tài này vì rằng những gì tôi đã viết có vẻ như không xuất phát từ một cái đầu của con bé hai mươi lăm tuổi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và tự hỏi rằng chính trị có phải chăng là một miền tri thức và lĩnh vực hoạt động chỉ dành cho các chính trị gia chuyên nghiệp hoặc ít ra cũng là dành cho các bậc trưởng thượng?!

1/ Những biểu hiện tiêu cực của chính trị

Lúc nhỏ khi vẫn còn là một cô bé con, trong đầu óc mơ hồ của tôi, chính trị là một cái gì đó rất phức tạp và nguy hiểm, nó làm mỏi trí nghĩ của những người không chuyên và rằng chính trị là ấu trĩ, là phiêu lưu, là cực đoan, là “bẻ gậy chống trời”. Vì cuộc sống của gia đình tôi đã bị đẩy vào tình trạng cực kỳ tồi tệ sau cái bản án “chính trị phạm” mà nhà cầm quyền đã tuyên cho ba tôi. Chính trị là cái gì, làm sao nó tốt đẹp được trong khi người ta dùng nó để đày đọa con người đến chỗ khốn cùng và có thể là đến cái chết?!

Lớn lên chút nữa, tôi mang vào tâm trí ngây thơ của mình những cuộc tranh giành quyền lực, những cuộc đổi thay triều đại đẫm máu trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Hoa và Liên Xô “thành trì xã hội chủ nghĩa” qua những trang sử tan tóc. Tôi thực sự cảm thấy hãi hùng về cái cách mà con người đối xử với nhau nhân danh chính trị .

Chúng ta vẫn nghĩ rằng làm chính trị là mua bán đổi chác (kể cả quê hương đất nước) để thủ lợi cho riêng mình hay cho  phe nhóm của mình nhưng lại nhân danh những lý tưởng cao quý….Ví như việc  hàng triệu thanh niên thiếu nữ miền Bắc ruột thịt đã được động viên nhân danh ý thức hệ  và “lòng yêu nước” của những người cộng sản để rồi tiến vào miền Nam gieo chết chóc tan thương thực tế chỉ để phục vụ cho mưu đồ quyền lực của một nhóm nhỏ người lãnh đạo….Trong cái trí nghĩ non nớt của tôi và có lẽ cũng là của biết bao bạn trẻ khác đầy cảm giác sợ hãi và ghê tớm chính trị.

Trong chương trình đại học, chúng tôi được dạy rằng Nhà nước ra đời từ một xã hội có các giai cấp mâu thuẫn đối kháng nhau, là một tổ chức đặc biệt do giai cấp thống trị sử dụng để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình.Và rằng chính trị là hoạt động liên quan đến quyền lợi giai cấp, dân tộc, quốc gia và xoay quanh một vấn đề trung tâm là giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước. Từ những hiểu biết đó, bao thanh niên Việt Nam thường có cảm giác bất an khi đề cập đến chính trị, đến nỗi nếu có ai đó muốn khẳng định mình “tốt đẹp” thì người đó phải chứng minh rằng mình không quan tâm, không dính dáng gì đến chính trị vì chính trị là hoạt động của những kẻ đầy dã tâm, là “kẻ thù giai cấp”.

Và gần đây những vụ án chính trị xảy ra liên tiếp ở Việt Nam trong giai đoạn từ khi bắt đầu thế kỷ 21 đến nay mà nhà cầm quyền sử dụng hết công suất những phương tiện truyền thông đại chúng để bêu riếu, hạ nhục những con người yêu nước, tô vẽ họ như những nhân vật “bất hảo”, kẻ thù của dân tộc như Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị công Nhân.  Nhà cầm quyền Việt Nam với những ưu thế của mình (một thứ ưu thế bất công) đã chụp lên đầu những nhà hoạt động dân chủ này những tên gọi khủng khiếp làm cho những ai thiếu thông tin (nhất là những người trẻ ) hoảng sợ, và không ít người có một cái nhìn ngờ vực, khó hiểu về những con người cao quý này; làm cho họ hoài nghi không dám tin vào bất cứ điều gì cao đẹp.

Từ cuối năm 2010 đến nay, nhà cầm quyền VN siết chặt vong kiềm tỏa đối với trang mạng xã hội Facebook, vậy là nhiều người đã lên tiếng đỗ lỗi cho những ai  bàn đến vấn đề chính trị: “Nếu các người không bàn đến chính trị thì sao người ta phải chặn Facebook, làm ảnh hưởng đến cả chúng tôi?” Và rằng mỗi khi có ai bức xúc lên tiếng chỉ trích, phê phán nhà cầm quyền thì liền bị cho là “những kẻ ăn khoai lang mà bàn chuyện quốc gia đại sự”. Chúng ta nhận thấy rõ ràng một sự từ chối thẳng thừng từ đại đa số người dân đối với vấn đề chính trị. Nó trở thành vấn đề nhạy cảm  không chỉ bởi khi đề cập đến nó anh sẽ “khó sống” mà còn bởi người ta muốn khẳng định mình là người con người trong sáng, bình dị, đợn giản và không có tham vọng.Tôi từng nghe nhiều người bạn nói không thích chính trị vì chính trị là xảo trá và chính trị gia là những kẻ khốn nạn.

Hôm nay, tôi viết bài này mong đưa ra một vài ý kiến khã dĩ để ủng hộ cho chính trị (kể cả những người hoạt động chính trị của các tổ chức ,đảng phái và những người chỉ có bày tỏ một thái độ chính trị) trước sự chối bỏ của mọi người và cũng nhằm tạo sự chính danh và một căn bản đạo đức cho những ai đã, đang và sẽ bàn luận và hoạt động về chính trị.

2/ Hai quan điểm lý luận khác nhau về chính trị

Từ “chính trị” có lẽ được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle-một triết gia Hi Lạp cổ đại, đặc biệt nó còn là tựa đề cho một tác phẩm nổi tiếng và nhiều ảnh hưởng của ông –cuốn “Politics” (Chính trị luận). Tuy nhiên từ “Chính trị” và các vấn đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức nhà nước đã được tiếp cận bởi các triết gia khác như Khổng Tử, Plato….Dù Aristotle đã khẳng định con người là động vật chính trị, mọi công dân có đạo đức (không có nô lệ và phụ nữ) đều có quyền tham gia chính trị, nhưng một điểm chung lớn trong lý luận của các  triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị tốt nhất nên được nắm giữ bởi những ông vua thông thái! Vì thế chính trị ở đây có nghĩa là nghệ thuật cai trị  và quản lý thành bang của một nhà lãnh đạo lỗi lạc, xuất chúng hay là Khoa học giành và nắm giữ vương quyền cha truyền con nối trong thiên hạ. Dưới nhãn quan này đại bộ phận dân chúng bị gạt ra bên lề của các cuộc chơi chính trị. Rồi khi có được quyền lực trong tay những kẻ cầm quyền đã tạo nên bao nhiêu sự tha hóa, mục ruỗng trong bộ máy lãnh đạo và bao nhiêu vấn nạn quốc gia mà hậu quả của tất cả vấn đề này đổ cả lên đầu người dân.Từ đó mặc nhiên chính trị được hiểu như một thứ xấu xa, là đặc quyền của kẻ thống trị, đối kháng với lợi ích và cuộc sống bình dị của người dân.

Nhưng nền văn minh nhân loại đã bước qua một trang mới hoàn toàn khác, cùng với sự ra đời của nhiều luận thuyết cổ vũ cho chủ nghĩa tự do. Mà một sự cổ vũ to lớn cho lý tưởng này là sự ra đời của một nhà nước hiến pháp đầu tiên trên thế giới-Nhà nước Mỹ. Từ đây cả thế giới làm quen với một lý thuyết hoàn toàn mới về nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, rằng nhà nước không phải là một thế lực thống trị xã hội mà chính là một tổ chức quyền lực công, được người dân trao cho quyền lực để đổi lại họ được sống dưới sự bảo vệ của Nhà nước và một trật tự luật pháp do Nhà nước ban hành (luật pháp không trái với đạo đức và luân lý); và rằng quyền lực chính trị đó không thể là quyền lực tuyệt đối vì “quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton ). Dưới nhãn quan triết học này, quyền lực chính trị xuất phát từ dân chúng, nó được tạo lập để phục vụ xã hội. Chính trị là nghệ thuật hay khoa học vận hành và quản lý xã hội bằng quyền lực Nhà nước nhưng nó phải bị hạn chế bằng luật pháp và được giám sát bởi người dân thông qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo. Như vậy người dân mọi thành phần có đủ tư cách để tham gia gián tiếp vào nền chính trị quốc gia bằng những hoạt động xã hội cụ thể của mình; quyền tự do báo chí cho phép người dân phát biểu quan điểm của mình đối với tất cả các vấn đề của quốc gia;  hơn nữa mọi công dân đủ tiểu chuẩn pháp quy đều có khả năng tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước một cách trực tiếp. Từ nay chính trị chẳng còn là vương quyền cha truyền con nối, cũng chẳng còn là đặc quyền của những người thuộc tầng lớp quý tộc.

3/Thái độ và hành động của chúng ta

Chúng ta đã từng gán ghép cho chính trị những đặc tính tiêu cực. Chính trị chỉ là một thiết chế do con người tạo ra. Con người không hoàn hảo và đặc biệt là luôn tư lợi nên quyền lực chính trị luôn dễ bị lạm dụng. Xa lánh và căm ghét chính trị không phải là thái độ tích cực, chúng ta cần thiết nhận ra rằng điều duy nhất chúng ta có thể làm được đó là tạo lập một cơ chế vận hành mà ở đó người lãnh đạo dù chẳng phải là con chiên ngoan đạo của Chúa Jesus, cũng không phải là một tín đồ Phật giáo thuần thành thì anh ta cũng không dám làm những việc đi ngược với lợi ích nhân dân.

Đến nay, lý tưởng tự do dân chủ đã trở thành một giá trị phổ quát toàn cầu. Vì những giá trị lý luận và thực tiễn không thể chối bỏ của nó trong hệ thống chính trị quốc gia nói riêng và trong việc thăng tiến nền văn minh nhân loại nói chung, ngày nay khắp thế giới người ta tung hô nó, nhân danh nó. Ngay cả những tên độc tài cũng cố gắng tổ chức những cuộc bầu cử hoành tráng. Bởi sự thắng thế của quan điểm triết học theo chủ nghĩa tự do như đã nói trên, nên dù có lý luận thế nào chúng ta cũng không thể phủ nhận sự cần thiết và chính danh của việc tham gia vào sinh hoạt chính trị của mọi tầng lớp nhân dân.Tôi trao quyền cho anh thì tôi phải có quyền kiểm soát anh, tôi phải được biết anh làm gì và làm như thế nào với quyền lực đó. Còn nếu như anh nói anh đã cướp được chính quyền từ tay ngoại bang thì anh muốn hành xử thế nào cũng được thì chính anh đã khẳng định mình là một tên cướp. Chúng ta-những người dân thường trao quyền cho họ rồi cứ để họ làm gì thì làm, chà đạp lên quyền làm chủ,  phủ nhận quyền tự do và phẩm giá của chúng ta thì chúng ta có khác gì những người nô lệ bán mình vô điều kiện cho chủ nô?!

Từ lúc sinh ra, cuộc sống của chúng ta đã được định hình, chúng ta mặc nhiên nhận lãnh vào mình một phần trách nhiệm đối với quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Chúng ta khép mình vào một trật tự chung của xã hội. Tất cả mọi sinh hoạt của chúng ta đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính trị. Bạn nghĩ là bạn tảng lờ đi thì chính trị nó không chạm được vào cuộc sống của ban sao? Dù bạn có ý thức được hay không, có chấp nhận hay không, khi bạn là một thành viên của một cộng đồng người sống dưới sự cai quản của một tổ chức mang quyền lực Nhà nước thì tất tần tật mọi thứ trong cuộc sống của bạn không thể tránh khỏi ảnh hưởng của nền chính trị. Vì thế cứ lặng im, mặc cho kẻ cầm quyền lộng hành chính là chúng ta đã “giao trứng cho ác”, chúng ta đã tự nguyện khoán trắng cuộc sống và tương lai của chúng ta cho những kẻ chẳng ra gì. Vậy chúng ta đã thật sự làm chủ và có trách nhiệm đối với chính cuộc sống chúng ta chưa?! Trong bài này, tôi không muốn nhân danh Tổ quốc, dân tộc nữa, tôi muốn nhân danh cuộc sống của chính tôi để khẳng định rằng tôi và mọi người dân Việt Nam có quyền tham gia chính trị, không phải để trở thành ông nọ bà kia mà  để đảm bảo cho xã hội phát triển theo xu hướng tích cực vì lợi ích trước mắt và lâu dài của tất cả chúng ta, để ngăn chặn kẻ cầm quyền không đưa cả dân tộc trong đó có chúng ta đến bờ vực. Chúng ta có tư cách để ít nhất là có thể bàn về chính trị nhằm mưu cầu một cuộc sống tự do, sung túc và an ninh với tất cả phẩm giá con người.

Thay cho lời kết, tôi muốn nhắn nhủ rằng nếu bạn chối bỏ chính trị rồi có ngày bạn sẽ hối hận vì điều đó. Nếu bạn không sợ hãi, không lo lắng cho an ninh của bản thân và gia đình thì mọi lúc mọi nơi bạn luôn có thể bàn về chính trị với một sự tự tin rằng bạn là chủ thể của quyền lực Nhà nước, bạn tham gia bàn bạc và thực hiện các quyền chính trị là để thúc đẩy tiến bộ và phúc lợi xã hội. Đừng sợ hãi trước những cáo buộc của người khác rằng chính trị không dành cho bạn và chính trị là khốn nạn hay nghiêm trọng hơn là ”phản động”.Thực hiện các quyền chính trị tức là bạn đã làm trách nhiệm công dân; phơi bày và phê phán những xấu xa của nhà cầm quyền là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm; lên tiếng cổ vũ cho tự do dân chủ là một hành vi cụ thể của lòng yêu nước.

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

35 Phản hồi cho “Chính trị là gì?”

  1. Kye says:

    Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

  2. tô huy cơ says:

    Chính trị là gì ?. Theo thiển ý của tôi thì chính trị là những giải pháp của con người nhận trách nhiêm ở các cấp trong tổ chức nhà nước của một cộng đồng nhằm duy trì trật tự, ổn định và phát triển xã hội của cộng đồng đó theo luật pháp đã được toàn thể mọi người chấp thuận . Thời xưa có chính trị của Đế đạo ( lấy đức để an dân ) , có chính trị của Vương quyền ( lấy pháp trị để ngăn bạo ) , có chính trị của Bá nghiệp ( lấy sức mạnh duy trì quyền lực ) . Giờ đây chính trị qui lại thành hai loại , một là chính trị nhằm tạo dựng xã hội là xã hội của các cá nhân được Tự do – Bình đẳng – Bác ái trên nền tảng Tứ quyền phân lập ( Lập pháp , Hành pháp , Tư pháp , Ngôn luận ) – điển hình thành công là cộng đồng Hợp chủng Hoa Kỳ – , hai là chính trị lưu manh các loại điển hình là ở các nước theo tư tưởng Maxit – cá nhân độc đoán , chuyên quyền nô dịch toàn thể – như Trung quốc , Việt Nam , bắc Hàn và Cu ba !.

  3. HOÀNG QUÂN và PHƯƠNG ANH - HỘI THANH NIÊN DU HỌC HẢI NGOẠI says:

    Chính trị là THỦ ĐOẠN .

    Không sao được , khi mà cái thằng luôn ca ngợi là Đồng minh chí cốt , không chỉ ăn mảnh với Tàu bật đèn xanh cho nó tấn chiếm Hoàng sa năm 1974 ,rồi lại bán đứt và bỏ rơi VNCH năm 1975 .
    Không sao được , khi mà mấy ngoại bang cậy lớn , miệng rêu rao Hòa bình , nhưng lại luôn SX và bán vũ khí giết người nhiều nhất thế giới . Tàng trữ và sử dụng vũ khí nguyên tử và chất độc hóa học – loại giết người hàng loạt , nhưng lại chèn ép cấm các nước khác nhỏ hơn không được làm thế .
    Không sao được , khi mà chính Mỹ đã ủng hộ và nuôi dưỡng các chế độ độc quyền , từ Pinôchê ở Chile , Pachunghy ở Hàn quốc , Philip Macot ở Philipin, Mubarắc ở Aicập … sau rồi lật lọng , phủi tay từ chối …

    Có thể kể ra vô vàn các thủ đoạn tinh vi và bẩn thỉu của các nhà chính trị ở khắp nơi , để hòng đạt được mục đích của mình . ..
    Vậy mà có mấy kẻ nào kia … vẫn cứ về hùa với chủ , vênh vang trên mấy trang báo , loa đài hải ngọai – đeo cái bản mặt nạ giả tạo về Nhân quyền – Dân chủ – Tự do …
    Phải chăng luôn phụ họa và bênh vực chủ Mỹ và Tư bản phương Tây – cũng là thủ đoạn đê hèn ở đây của mấy kẻ chính trị võ mồm ăn theo kia ?
    …???

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Chỉ vì mang nặng suy nghĩ bệnh hoạn trên, mà bạn đã cố dùng thủ đoạn kém văn hóa và đạo đức, để qủi biện. Thật đáng thương cho bạn quá xoá.

      Cứ thử nhìn lại đảng CSVN ra sao nhé:

      1/ “Lương tâm nhân loại” ư ? – Noway !

      2/ “Trái tim loài người” chăng ?? – NOOOoooo !!

      3/ Ông Hồ là “cha già dân tộc” ??? – Never Ever !!!

      Còn nhiều nữa, viết ra không hết nơi đây !

      Trông người rồi ngẫm đến ta bạn ạ !
      Cứ thấy cái dầm trong mắt người,
      mà không thấy cái đà trong mắt mình !

      Lão Ngoan

    • Trung Kiên says:

      Tôi không đồng tình với nhận định trên đây của các bạn HOÀNG QUÂN và PHƯƠNG ANH trong HỘI THANH NIÊN DU HỌC HẢI NGOẠI!

      Từ ngữ “CHÍNH TRỊ” (Huỳnh Thục Vy và nhiều người đã giải thích) tự nó không phải là “thủ đoạn”…Có lẽ các Bạn đã đi quá xa…hay không hiểu “đúng nghĩa” ?

      Nếu nói về THỦ ĐOẠN thì phải nói đến ông HCM, một con người đã dùng rất nhiều thủ đoạn gian dối, lừa gạt … “cộng tác” và âm thầm phản bội và tiêu diệt các đảng phái quốc gia để cướp chính quyền và đưa CNCS vào Việt Nam, ông ta đã dùng thủ đoạn mượn bút danh Trần Dân Tiên đề cao và tự tôn vinh mình, làm tay sai cho CSQT nhưng lại dối trá với danh nghĩa “tìm đường cứu nước”, và trong hiện tại, lãnh đạo csvn đã bán đất, chia biển cho TQ mà vẫn tơ trẽn với từ ngữ…”yêu nước, yêu dân”!

      Chính cái THỦ ĐOẠN ấy đã ăn sâu vào tiềm thức và làm cho các Bạn không còn nhận ra sự thật và công lý?

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    Sent: Sunday, May 29, 2011 8:46 AM
    Subject: CHÍNH TRỊ LÀ GÌ ???

    Kính qúi hữu,
    Có hai bài đáng chú ý trên DCV com.
    Xin gửi coi chơi và mong góp ý thêm nhé.
    Lão Ngoan Đồng

    ======

    Date: Sun, 29 May 2011 01:01:15 -0700
    From: thutrandung@
    Subject: Re: CHÍNH TRỊ LÀ GÌ ???

    Là trị là chính, hay việc chính là trị đơn giản lắm

    ======

    Sent: Sunday, May 29, 2011 11:23 AM
    Subject: RE: CHÍNH TRỊ LÀ GÌ ???

    Chère Thu Dung,
    Hay lắm đó nhé. Cám ơn nhiều.
    Một định nghiã mới ra lò ở Paris !
    =====

    Nếu có ai hỏi rằng:
    Chính trị là gì,
    tôi đố anh Ba anhTư nó ơi ?
    Thì hãy trả lời rằng:

    - TRỊ LÀ CHÍNH !
    Ngoài ra non-sense !

    Nhưng xin hỏi thêm:
    TRỊ (nước an dân) là sao ????

    - TRỊ ĐỂ làm ra TIỀN & QUYỀN
    (càng nhiều càng tốt) !!!

    Câu hỏi chót: Cho ai ???

    - Dĩ nhiên CÁ NHÂN MÌNH !

  5. Le Nguyen says:

    Ý NGHĨA,NHIỆM VỤ&LÀM CHÍNH TRỊ.

    Chính trị là một đề tài khô khan ,khó nuốt không có nhiều độc giả thích thú đọc . Ngoài ra theo cảm nghĩ của nhiều người , chính trị còn là một cái gì đó ghê gớm , đáng sợ ,hãy tránh xa , đừng dính dáng đến nó. Thậm chí ,không ít người “tham chính “ nhưng môt mực bảo rằng :”không thích chính trị, không làm chính trị ?!”

    Nguyên nhân nào khiến phần đông người dân thờ ơ với chính trị , sợ dính dáng đến chính trị và tránh xa chính trị ?

    Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính của nó , vẫn là đa số người dân chưa nhận rõ, chưa hiểu được ý nghĩa,nhiệm vụ và làm chính trị :

    _Thứ nhất làm chính trị trong các nước độc tài quân chủ hay các nước bị thực dân đô hộ của thế kỷ trước và độc tài quân phiệt hay cộng sản hiện nay, là thật sự lao thân vào chốn dữ ,là chọn con đường khó mà đi ,là chấp nhận trả giá máu ,ngay cả mạng sống của chính mình . Mặt khác tầng lớp thống trị còn cố tình thổi phồng ,khuếch đại mảng tối của chính trị tức những người làm chính trị ,các chính trị gia là gian manh,xảo quyệt , thủ đoạn , phản động nhằm ngăn chận tuyển mộ, thành lập đội ngũ chính trị gia đe dọa quyền lực của tầng lớp thống trị .

    _ Thứ hai dù có nhiều cá nhân xuất thân từ các trường chính trị lẩy lừng thế giới mày mò nghiên cứu cũng như các tổ chức hoạt động chính tri dạn dày kinh nghiệm nhiều chục năm qua , phổ biến nhiều bài viết, nhiều tài liệu vẫn chưa chạm đươc vào số đông thụ động này. Taị sao như thế, Có phải các bài viết đã “ vượt tầm “của số đông bình dân ,vì nội dung ngữ nghiã nặng phần ,nghiêng về lý luận, triết luận chính trị , chỉ thích hợp làm tài liệu huấn luyện cho các thành viên hoạt động đấu tranh chính trị của các đảng phái và các trường lớp chính trị chuyên nghiệp?

    Để làm thay đổi tư duy và vận động quần chúng quan tâm đến chính trị ,tham gia chính trị ,làm chính trị của một công dân chứ không là “con dân” đối với đất nước của mình , không có cách nào khác là phải có nhiều bài viết về chính trị ,chuyên chở tư tưởng chính trị bằng ngôn ngữ bình dân ,giản dị dễ hiểu có thể được ,nhằm khơi động số đông còn thờ ơ với đất nước để chuẩn bị nhân lực am hiểu chính trị cho một Việt Nam dân chủ trong tương lai .

    Trong chiều hướng đó , xin góp một phần nhỏ vào ý tưởng nêu trên ,trong khi chờ đợi sự góp sức của các thức giả , các chính trị gia ,các nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp …thiết lập tư duy mới ,nhận thức mới về chính trị .

    Trước khi đi sâu vào “rừng “ kiến thức chính trị của nhân loại ,chúng ta sẽ lần lượt bàn về Ý Nghĩa , Nhiệm Vụ và Làm Chính Trị ,nhưng sẽ không nói về nguồn gốc cũng như lịch sử hình thành chính trị ,vì như thế sẽ đi ra ngoài, đi quá xa mục đích ngắn gọn,đơn giản hoá chính trị .

    Từ khi loài người biết kết xã, biết hợp thành xã hội chính là lúc chính trị ra đời. Nói về chính trị là nói về việc liên quan đến mô hình tổ chức cai trị,hệ thống điều hành quản trị quốc gia .Điều chắn chắc cai trị phải có tầng lớp thống trị , tầng lớp bị trị mới hình thành cơ chế tổ chức cai trị và đi đến thiết lập thể chế chính trị .

    1) Vậy chính trị là gì?

    a)Chính trị là những điều chính yếu,quan trọng trong việc tổ chức cai trị,sửa trị,hướng dẫn con người sống chung trong xã hội , phát triển theo nhịp độ điều hoà, ổn định và trật tự ,với những mẫu mực luân lý, đạo đức,luật pháp, giáo dục ở mọi lãnh vực ,ngành nghề liên quan đến đời sống con người .

    b)Chính trị là khoa học tổ chức cai trị các quốc gia.

    c)Chính trị là nghệ thuật , là cách thực hành cai trị các xã hội loài người.

    Qua ba định nghiã trên , chính trị không có gì là xấu , đáng sợ ,cần lánh xa. Chính trị chỉ là cách, là mô thức tổ chức cai trị sao cho mọi người sống chung trong xã hội cùng phát triển về hướng văn minh ,hạnh phúc cách tốt nhất có thể được . Đó là ý nghĩa đích thực của chính trị , không có gì phải sợ, phải e dè và tránh xa chính trị (ở đây không bàn đến mặt trái của chính trị ,gian manh chính trị ,bịp bợm chính trị do tà dục thống trị của một số người hay nhóm người lạm dụng ,bóp méo ý nghĩa đích thực của chính trị nguyên thủy ,sẽ được bàn đến trong một bài khác).

    Khi hiểu được ý nghĩa chính trị ,từ đó sẽ giúp mọi người không khó để nhận ra nhiệm vụ chính trị .

    2) Vậy nhiệm vụ chính trị là gỉ?

    _ Nhiệm vụ của chính trị là dẫn dắt ,là lãnh đạo các quốc gia , lãnh đạo các xã hội loài người phát triển trong vòng ổn định ,trật tự và điều hoà ,qua mô hình tổ chức cai trị thích hợp với từng thời đại.
    Thế thì vấn đề khác được đặt ra. Làm thế nào để xã hội phát triển ổn định, trật tự và điều hoà? Muốn đạt được điều đó, tầng lớp thống trị phải chu toàn nhiệm vụ chính trị của mình : Thứ nhất phải tháo gở những mầm móng phát sinh mâu thuẩn trong xã hội; thứ hai hoá giải xung đột quyền lợi của các phe nhóm ;thứ ba giữ thái độ vô tư ,công bằng của vai trò trọng tài trong mọi tranh chấp của xã hội loài người,của quốc gia.

    Nếu chỉ hiểu Ý Nghiã, nhiệm vụ chính trị sẽ không và chưa đủ yếu tố hình thành mô hình tổ chức cai trị . Muốn hoàn chỉnh mô hình tổ chức phải có con người tham gia chính trị, làm chính trị , tức là phải có các chính trị gia góp phần. Như thế làm chính trị có ghê gớm lắm không ? Chắc chắn là không ! Bởi làm chính trị là tham gia vào , là làm những công việc tổ chức cai trị và điều hướng xã hội phát triển ổn định , trật tự ,không có gì quá sức hay vượt tầm .

    Để xã hội phát triển ổn định ,trật tự và điều hoà , người tham gia chính trị phải làm gì để góp phần vào việc ,vào tiến trình phát triển ổn định đó ? ! Gián tiếp là bầu chọn người đại diện cho mình trong chính quyền hoặc trực tiếp là tham gia chính quyền . Dù gián tiếp hay trực tiếp , dù cấp địa phương hoặc trung ương thì người làm chính trị là người tham gia vào các công việc, không ngoài các chính sách phát triển của quốc gia , trong đó có giáo dục ,y tế,giao thông ,gia cư,nhân dụng,tài chính,kinh tế ,văn hóa, xã hội , quốc phòng …Nói chung làm chính trị là làm những công việc liên quan đến việc điều hành, quản trị xã hội loài người , trong đó có nhà thương ,trường học , đường xá,cầu cống ,công ăn việc làm , tiện ích công cộng , phúc lợi , cơ hội, bình đẳng đến cho mọi người không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc,phái tính ,tín ngưỡng…

    3)Vậy làm chính trị làm gì?

    Làm chính trị là tham gia vaò các công việc trị quốc an dân,là tham gia vào các công việc cai tri, sửa trị các xã hội loài người nhằm giúp xã hội phát triển ổn định , trật tự trong cương vị cầm quyền lẫn vị thế đối lập :

    a)Làm chính trị trong cương vị cầm quyền là tham gia đóng góp ,hoàn thiện các chính sách quốc gia, thi hành các chính sách quốc gia , không kể cấp địa phương hay trung ương , không kể lãnh đạo cao cấp hay thừa hành . Làm cho xã hội loài người ngày càng tốt đẹp hơn , đáng sống hơn.

    b) Làm chính trị trong vị thế đối lập là phản bác, phê phán,chỉ ra những sai lầm, yếu kém trong chính sách quốc gia của tầng lớp cầm quyền , của đảng cầm quyền và luôn luôn chuẩn bị các chính sách ,sẳn sàng cầm quyền khi cần thiết, khi đánh bại được đảng cầm quyền .

    Nói tóm lại, chính trị là những điều chính yếu trong việc trị quốc an dân .Chính trị là khoa học tổ chức cai trị các quốc gia. Chính trị là nghệ thuật,là cách thực hành tổ chức các xã hội loài người. Nhiệm vụ chính trị là điều hướng xã hội phát triển trong vòng ổn định ,trật tự và điều hoà . Làm chính trị là tham gia vào các công việc tổ chức cai trị ,nhằm điều hướng xã hội phát triển , từ hai cách, hai mặt đối lập lẫn cầm quyền .Tất cả đều không ngoài mục đích hoàn thiện tổ chức cai trị , để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, mọi người sống chung trong đó được ấm no, hạnh phúc.

    Làm người sống bất cứ đâu trong cộng đồng xã hội của thời hiện đại , dù muốn hay không muốn, mọi người kể cả những thứ liên quan đến đời sống con người đều bị chính trị chi phối và tác động đến . Thế cho nên mọi người cần phải quan tâm đến chính trị ,làm chính trị nhằm giúp cho môi trường sống,nơi sống thật đáng sống cho chúng ta, chính ta cùng con cháu mai sau, chứ không ngoài ai khác .

    Đứng trước và sống trong một xã hội mà con người bị xem như cỏ rác ,mạng sống con người tệ hơn con vật ,bị chặn mọi ngỏ ngách tiến thân,cùng mọi cơ hội thay đổi vận mạng của cuộc đời !

    Đứng trước và sống trong một xã hội mà mọi giềng mối luân thường đạo lý bị đảo lộn , đạo đức bị đánh tráo băng hoại , tình người bị đánh mất ,nhân tính bị đè bẹp để thú tính lên ngôi !

    Đứng trước và sống trong một đất nước mà tổ chức cai trị các xã hội loài người ,sản sinh ra sản phẩm “ người “dối trá trong giao tiếp , độc ác trong sử dụng quyền hành , gian tham hèn hạ trước kẻ thù!

    Đứng trước và sống trong một đất nước mà tổ chức cai trị các xã hội loài người ,chỉ duy nhất sử dụng bạo lực của nòng súng ,của khẩu hiệu tuyên truyền để điều hướng phát triển thì xã hội đi về đâu. Biết bao giờ đất nước thoát cảnh nghèo nàn,lạc hậu và chậm tiến !?

    Bao giờ , đến bao giờ trong hành trình vận động , điều hướng xã hội ,phát triển quốc gia , có bạn và tôi không còn e dè, ngần ngại tham gia chính trị , làm chính trị ?!

    • Trung Kiên says:

      Nguyên nhân nào khiến phần đông người dân thờ ơ với chính trị, sợ dính dáng đến chính trị và tránh xa chính trị ?” (Le Nguyen)
      ————————

      Chào anh Lê Nguyen

      TK xin được góp ý với câu hỏi và nhận định của Anh trên đây!

      1) Một mặt csvn không muốn để cho người dân hiểu rõ về chính trị, vì thế khi có người lên tiếng phê bình những sai khuyết của nhà nước thì liền bị qui chụp vào tội “phản động” và “âm mưu chống chính quyền (sic)…để rồi bị gây khó khăn hoặc bị giam cầm khiến nhiều người e sợ, xa lánh!

      2) Đồng ý với Anh là…”Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính của nó , vẫn là đa số người dân chưa nhận rõ, chưa hiểu được ý nghĩa…chính trị

      Nói tới… “làm chính trị” thì to lớn quá! Theo tôi, “phản ứng” theo lẽ tự nhiên cũng là một hành động chính trị!

      Ví dụ: khi bị bạo quyền cướp đất, chiếm đoạt tài sản…khìến người dân bất mãn đứng lên khiếu kiện! Khi bị CA đánh đập, khủng bố, hoặc đánh chết người thân của mình…người dân đứng lên phản đối mãnh liệt (như anh Khương ở Bắc Giang). Người dân phản đối cán bộ vì những hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, lạm quyền làm tiền…cũng đều là những hành động “chính trị” rất đáng làm!

      Thiển nghĩ, những người dân oan, những người bị cán bộ nhà nước gây khó khăn trong cuộc, làm tiền thì hơn ai hết họ phải tự đấu tranh, đó là những hành động chính trị chính đáng…

      Những người “phải hay bị” chứng kiến những chuyện bất công do cán bộ chính quyền gây ra cho nhân dân mà dám lên tiếng, nói lên chính kiến của mình…cũng là người có khuynh hướng và hành động chính trị!

      Nói tóm lại, những ai yêu chuộng sự thật, công lý cũng như quan tâm hoặc dấn thân để thăng tiến đời sống xã hội và đất nước đều là những người thích tham gia chính trị, một việc rất đáng nên làm!

      Hiểu được “lý lẽ và hành động chính trị” dân trí sẽ được nâng cao, người dân sẽ được hưởng những quyền lợi đã được Hiếp Pháp và luật pháp bảo vệ, xa hơn nữa sẽ được hưởng một cuộc sống ấm no, văn minh và phồn thịnh!

  6. Tu Duy says:

    That ra chinh tri co nghia la lam cho dung de cai thien cuoc doi,, Duc Khong Tu la mot nah chinh tri day chu,, Nhung doi sau vi co qua nhieu ten ba dao trong chinh tri nhu Tan thuy Hoang, Mao trach Dong, Stalin, Ho chi Minh da bien tu chinh tri thanh mot tu xao tra gian manh , quy quyet.. cho nen nguoi tot khong muon dinh liu vao chinh tri nua.. Xin ghi nhan tam hon trong sang cua Thuc Vy, ran giu su trong sang do nghe em,,,

  7. NGÀN KHƠI says:

    CHÍNH TRỊ CŨNG CHẲNG LÀ GÌ CẢ

    Chính trị là hiện tượng tự nhiên của xã hội. Tự nhiên là vì từ cổ chí kim không thể không có nó. Nên chính trị thật sự là con dao nhiều lưỡi. Trong đó chỉ có một lưỡi tốt, còn lại toàn là lưỡi xấu. Lưỡi tốt là yêu cầu ổn định, phát triển xã hội. Lưỡi xấu lại có vô số trong đó có tham vọng, lợi dụng, xảo quyệt, thủ đoạn, nói chung là mục đích lạm dụng cho cá nhân. Có nghĩa cho xã hội chỉ có một, mà cho cá nhân thì vô vàn. Do đó có nhiều người ưa làm chính trị theo nghĩa xấu, còn ít người muốn làm chính trị theo nghĩa tốt. Trong chính trị ngoài tham vọng cá nhân, còn kể cả sự nhầm lẫn, sự lợi dụng. Chẳng hạn như khái niệm “học thuyết” hay “chủ nghĩa”. Đó có khi chỉ do sự nhầm lẫn hoặc là sự lợi dụng. Và điều đó cũng thật là đáng tiếc. Nên tóm lại, một nghĩa tốt mà chống lại vô vàn nghĩa xấu thì làm gì mà “chính trị” chẳng gây sởn ốc và ác cảm cho nhiều người công chính và lương thiện được. Đấy ý nghĩa chẳng là gì cả của “chính trị” chính là như thế đấy. Bởi nó nhiều lắm chỉ dẫn được người ta đi thụt lùi hay đi lòng vòng mà chẳng có thể tới đâu cả.

    NGÀN KHƠI

    • Trung Kiên says:

      Chính trị là hiện tượng tự nhiên của xã hội. Tự nhiên là vì từ cổ chí kim không thể không có nó“. (NGÀN KHƠI)

      Tôi chịu câu trên đây của ông bạn NGÀN KHƠI!

      Người ta đã “nghệ thuật hoá” CHÍNH TRỊ bằng những CHÍNH SÁCH quản lý và cai trị đất nước, theo ông Lại Mạnh Cường là ..”CHÍNH TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT CHĂN DÂN TRỊ NƯỚC ! (OK)

      CHÍNH TRỊ tự nó là tốt để phục vụ nhân dân. Nhưng bọn độc tài và tập đoàn cộng sản đã lạm dụng CHÍNH TRỊ như một con dao sắc bén, (hữu ích và tiện dụng trong đời sống hằng ngày), biến nó thành phương tiện phục vụ phe nhóm và cá nhân, và dùng con dao (Chính trị) như vũ khí để ăn cướp và hăm dọa người khác!

  8. Trung Kiên says:

    Ý tưởng của Thục Vy thật trong sáng, một con người trẻ rất quan tâm đến xã hội và vận mệnh đất nước, thật đáng được ngưỡng mộ!

    Thiển nghĩ… “chính trị” chẳng có gì to lớn cả, nó chỉ là sự quan tâm, góp phần xây dựng một chính sách “cai dân trị nước”, ổn định xã hội và bảo vệ quyền lợi của chính mình!

    Mỗi người dân đều có quyền nói lên chính kiến của mình, thấy những bất công phi lý mà không lên tiếng, tức là tự chối bỏ quyền “chính trị”! Lên tiếng ủng hộ hay chỉ trích chính quyền cũng là một hành động chính trị!

    Những người thường quan tâm đến xã hội và quê hương, quan tâm đến những việc làm của nhà nước là lưu tâm đến chính trị. Kẻ thờ ơ với chính trị thì bất cần, ai sao tôi vậy…chính quyền làm tốt thì tôi được nhờ, làm bậy, gây thiệt thòi thì tôi cúi đầu cam chịu!

  9. Hoang van says:

    NGƯỜI QUAN-TÂM ĐẾN CHÍNH-TRỊ LÀ NGƯỜI BIẾT QUAN TÂM ĐẾN QUYỀN LÀM NGƯỜI CỦA
    CHÍNH MÌNH.

Phản hồi