WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thụy Điển và Việt Nam


Gần đây có hai tin liên quan đến quan hệ giữa Thụy Điển và Việt Nam. Ngày 21/12/2010 ông Staffan Herrström, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, loan báo Thụy Điển sẽ đóng cửa tòa đại sứ tại Việt Nam. Trong khi đó, trước đó 3 tháng, tháng 8 năm 2010, văn phòng hợp tác phát triển của Thụy Điển tại Pnompenh được nâng lên thành Tòa đại sứ.

Đọc tin hai tin này, rồi lại đọc những dòng cảm nghĩ của một số người Hà Nội trước sự kiện này, lòng tôi lại bồi hồi xúc động trở lại, sau bao năm tháng đã tạm lắng xuống vì đa đoan công việc. Kỷ niệm xưa trở dậy. Tôi nhớ lại khi còn nằm trong trại giam Phan Đăng Lưu (tức khám Gia Định, ngay trước cửa chợ Bà Chiểu, gần Lăng Lê văn Duyệt), có lẽ là năm 1978, thời gian này Thụy Điển rất mặn nồng với Việt Nam CS.

Một hôm tôi đọc được một bài trên báo Nhân Dân tường thuật chuyến thăm Thụy Điển của ông Phạm Văn Đồng, lúc đó đang làm Thủ tướng. Bài báo có hai chi tiết làm tôi nhớ mãi và hết sức yêu thích Thụy Điển, dù cho đến hôm nay tôi vẫn chưa có dịp qua thăm xứ sở này. Bài báo kể, trong một lần di chuyển trên đường phố Thụy Điển, ông Phạm Văn Đồng nhìn thấy một cụ già đang đạp xe đạp, đi đến đâu dân chúng cũng cung kính và vui vẻ chào hỏi. Ông Đồng hỏi Thủ tướng Thụy Điển Palmer người đó là ai. Ông Palmer thản nhiên trả lời: đó là nhà vua của chúng tôi, Ngài thích dạo chơi bằng xe đạp.

Trời khi đó nóng bức, ông PV Đồng nói vui với Thủ tướng Palmer lúc này mà có kem ăn thì thích lắm đấy. Ông Palmer thành thực hỏi: ông thích ăn kem lúc này hả. Ông Đồng nói vâng, thích chứ, nhưng làm sao có được. Ông Palmer bèn bảo tài xế dừng xe lại trước một cửa hàng bán kem bên đường. Ông đích thân xuống xe đứng xếp hàng mua kem. Dân chúng nhường chỗ cho ông nhưng ông không nhận, chờ đến lươt mình để mua 3 que kem mang lên xe, đưa cho mỗi người một que, kể cả người tài xế.

Lúc đó đọc câu chuyện này trên báo Nhân Dân tôi vẫn bán tín bán nghi, một phần vì bản chất tuyên truyền của tờ báo, một phần vì vẫn bực bội thấy Thụy Điển liên tục ủng hộ CSVN từ khi còn chiến tranh cho đến lúc đó –và mãi đến bây giờ. Nhưng vì có tìm hiểu đôi chút về nước Thụy Điển, nên câu chuyện kia cũng gây cho tôi nhiều xúc động và mong sao nước mình sớm có được cái không khí nhân văn và dân bản như thế. Đồng thời cũng vẫn tiếc là một nước như Thụy Điển, nhân bản trong sáng như thế, mà vẫn chưa thấy được cái thực chất phi nhân văn, phi đạo đức của chế độ và ban lãnh đạo tại Việt Nam. Và vẫn mong có ngày Thụy Điển sẽ thấy.

Giờ đây niềm mong ước đã đến. Khó khăn tài chánh chắc chắn chỉ là cái cớ, hay đúng hơn là dịp để Thụy Điển tỏ thái độ dứt khóat với Cộng sản Việt Nam. Và theo tôi, việc Thụy Điển nâng cấp đại diện tại Campuchia lên hàng đại sứ cũng gửi ra một thông địệp thật rõ ràng: cơ chế chính trị hiện nay tại Việt Nam không thể sửa chữa được nữa.

Cảm giác vừa vui thích lại vừa tiếc nuối cho Thụy Điển năm xưa nay lại trở về, nhưng với niềm hy vọng mới. Hành động của Thụy Điển có thể là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước đã đầy. Mong nó có đủ “hiệu ứng dây chuyền” để tạo ra niềm xúc động lớn và sự quyết tâm cần thiết cho hành động lớn, nơi những đầu óc và trái tim của đa số thanh niên Việt, cho đến nay vẫn còn nguội lạnh.

12.1.2011

© Đoàn Viết Hoạt

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Thụy Điển và Việt Nam”

  1. Thanhthao says:

    Người ta giúp đở mấy chục năm, thế mà mời qua dự Lễ trao giải Nobel VN cũng khg thèm đi. Góp ý lãnh vực tham nhũng về đất đai, về giáo dục thì giẩy nẩy lên. Dọn toà Đại sứ sang Cambốt là phải.

  2. Minh Đức says:

    Căn cứ vào tên của ông thủ tướng Thụy Điển mà ông Đoàn Viết Hoạt nhắc đến thì đó là ông Olof Palme, một người thuộc đảng Dân Chủ Xã Hội Thụy Điển. Ông Palme rất nhiệt tình trong các hoạt động chính trị tả phái, Ông tích cực phản đối Mỹ trong thời gian chiến tranh, quốc hữu hóa nhiều cơ sở kinh doanh của tư nhân và đánh thuế cao những người giàu. Ông Palme làm thủ tướng từ 1969 đến 1976. Vậy thì lúc giáo sư Đoàn viết Hoạt đọc bài báo này có lẽ vào khoảng 1976.

  3. Minh says:

    Các nước Bắc Âu ủng hộ VNDCCH trong thời gian chiến tranh VN đang xảy ra chẳng qua vì sợ Liên Xô, họ muốn thể hiện sự trung lập . Sau khi Cọng Sản Nga sụp đổ thì họ cắt dần viện trợ dành cho VN.

    Thuỵ Điển là đồng minh thân cận của Mỹ tại Bắc Âu, giống như Ba Lan tại Đông Âu bây giờ. Nam âu thì có Ý Đại Lợi.

  4. Minh Đức says:

    Thời xưa Thụy Điển bênh Việt Nam vì Thụy Điển phản đối Mỹ muốn giữ cho Việt Nam trong khu vực kinh tế thị trường để dùng nhân công rẻ của Việt Nam. Ngày nay Việt Nam tình nguyện dùng nhân công rẻ để mời gọi tư bán ngoại quốc vào làm ăn. Việt Nam là ngày nay đã theo tư bản không còn giống Việt Nam ngày xưa. Còn Thụy Điển thì cũng vẫn là Thụy Điển theo chế độ xã hội.

  5. Lâm Hoàng Mạnh says:

    Bài hay, cám ơn Đoàn Viết Thoại. Hy vọng được đọc nhiều bài của bác.

    Cheer!

  6. DO NGHE says:

    Ngày ANH Thủy ĐIỂN bỏ ĐI
    Để EM ÔM Hận SẦU BI nhớ CHÀNG
    Mộng ĐẦU Em Bước SANG NGANG
    Anh ĐI Duyên NỢ Bẽ Bàng BIẾT BAO
    Hỏi rằng Làm Sảo LÀM SAO
    Để Anh NÔNG NỖI thấp CAO CHẠY DÀI
    Anh Vừa Có ĐỨC lẫn TÀI
    Trong ra Cao ráo ĐẸP TRAI Phi THƯỜNG
    Một rằng NHỚ Hai rằng THƯƠNG
    Anh ĐI không NGÓ ĐOẠN TRƯỜNG quê EM
    Nỡ NÀO Anh CHẠY qua MÊN
    Để THÊM TỦI NHỤC để THÊM LẠNH LÙNG
    Lệ LÒNG Thương Nhớ RƯNG RƯNG
    Rằng SAO Sao CŨNG Xin ĐỪNG BỎ EM

Leave a Reply to Minh