Internet đi vào chúng ta như thế nào
Ngay cả sau đó, các xã hội toàn trị chính cống cũng không đốt sách. Chúng đốt một số sách, trong khi để những máy in cho ra một số lượng lớn đến mức người ta nói Stalin giữa độ tuổi năm mươi có nhiều sách in hơn Agatha Christie. (Nhớ lại trong “1984” bạn gái của Winston làm việc cho nhà xuất bản của Anh Lớn.) Nếu bạn định cho một quyển sách in, hay bất kỳ vật gì khác do máy làm ra, tiếng thơm về tất cả những việc tốt đã xảy ra, bạn cũng nên bắt nó chịu trách nhiệm cả về những cái tồi nữa. Một trăm năm nữa Internet có thể đem lại nhiều tự do hơn, nhưng không có điều luật lịch sử nào bắt nó phải làm như vậy.
Nhiều người trong số Chưa Bao giờ Tốt hơn hiểu biết hơn không quay sang cổ vũ lịch sử hỗn độn hay chính trị hỗn tạp, mà cổ vũ tâm lý học, sự mở rộng thật sự trí tuệ của chúng ta. Luận cứ này, được đưa ra trong cuốn “Nâng tầm trí tuệ” của Andy Ckark và trong “Ngôn ngữ thứ sáu” của Robert K. Logan, mở đầu bằng khẳng định rằng nhận thức không phải là một chương trình xử lý con diễn ra trong đầu bạn, theo phong cách của Robby Robot. Nó là một luồng thông tin liên tục, bộ nhớ, các kế hoạch, và vận động vật lý, trong đó tư duy diễn ra ngoài kia cũng nhiều như trong này. Nếu truyền hình tạo ra làng xã toàn cầu, thì Internet tạo ra tinh thần toàn cầu” mọi người chen vào như một nơ ron, sao cho trong con mắt quan sát của người Sao Hỏa chúng ta thật sự là một bộ phận của bộ não hành tinh duy nhất. Máy móc không thay đổi được ý thức, máy móc là một phần của ý thức. Chúng ta có thể không hành động tốt hơn chúng ta đã làm, nhưng chúng ta chắc chắn suy nghĩ khác hơn chúng ta đã nghĩ.
Bận tâm nhận thức rốt cuộc là quy tắc của cuộc sống. Ký ức của tôi và ký ức của vợ tôi hòa trộn với nhau. Khi tôi không thể nhớ được một cái tên hay một ngày tháng, tôi không tra cứu, tôi chỉ cần hỏi vợ tôi. Máy móc của chúng ta, theo cách ấy, trở thành người bạn đời thay thế và người bạn đường được cắm điện. Jerry Seinfeld nói rằng thư viện công cộng là người bạn tầm thường của mọi người, nó đưa sách cho bạn trước mỗi yêu cầu bất chợt và chỉ xin bạn vui lòng trả lại trong vòng một tháng. Google thật sự là một người vợ Thurber của thế giới: mỉm cười kiên nhẫn và đỏm dáng khi nàng giải thích sự khác nhau giữa bài tụng ca (eulogy) và khúc bi thương (elegy) và con đường tốt nhất đến buổi tiệc đêm ở ngoại ô Hackensack. Thời đại mới là thời đại trong đó chúng ta có một người vợ biết-tất-mọi-điều dưới những đầu ngón tay của chúng ta.
Nhưng, nếu điều rối rắm nhận thức có tồn tại, thì sự khiêu khích khó chịu của nhận thức cũng tồn tại. Những ông chồng và những bà vợ phủ nhận ký ức của nhau cũng nhiều như họ phụ thuộc vào chúng. Điều đó là tốt cho đến khi nó thật sự đáng quan tâm (tức là, trong phiên tòa xử ly hôn). Theo một cách thực tế, trực tiếp, người ta thấy những giới hạn của cái gọi là “trí tuệ mở rộng” rõ ràng trong Wikipedia làm bởi đám đông, sản phẩm tuyệt hảo của một nhận thức mới, ngoại cỡ: khi có sự nhất trí dễ dàng, nó là tốt, những khi có sự bất đồng lan rộng, về những giá trị hoặc những sự kiện, chẳng hạn như với những nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản, nó cũng là tốt, bạn được cả hai bên. Trục trặc xảy ra khi một bên là đúng và bên kia là sai và không biết là mình sai. Những trang thuộc quyền tác giả của Shakespeare hay Tấm vải liệm ở Turin là những cảnh cho sự xung đột triền miên và được gói lại với những thông tin không xác thực. Các nhà sáng tạo luận chen chật không gian ảo mọi bit cũng hiệu quả như các nhà tiến hóa luận, và mở rộng trí tuệ của họ ra hết cỡ. Cái rắc rối cho chúng ta là không phải sự vắng mặt hoàn toàn của trí thông minh lịch lãm, mà là sức mạnh ngang ngạnh của ngu si thuần túy, và không có cỗ máy nào, không có trí tuệ nào đủ rộng mở để trị được nó.
Những cuốn sách của phái Tốt hơn Bao giờ hết cảm động hơn những cuốn của phái Chưa Bao giờ Tốt hơn bởi cùng một lý do mà Thomas Gray đã thể hiện hay nhất trong nghĩa địa đó: tổn thất bao giờ cũng là đề tài lớn cho thơ ca. Nicholas Carr, trong “The Shallows,” William Powers, trong “BlackBerry[1] của Hamlet,” and Sherry Turkle, trong “Trơ trọi cùng nhau,” tất cả mang những bằng chứng xác thực rằng cái thế giới luôn hiện diện BlackBerry-và-tinnhắn là thế giới mà giá của nó được trả bằng những hệ thần kinh sờn mòn xơ xác và những giờ đọc bị mất đi và chú ý bị phân tán, hầu như không đáng những lợi ích nó mang lại cho chúng ta. “Phương tiện là quan trọng” Carr đã viết, “Là một công nghệ, một cuốn sách tập trung sự chú ý của chúng ta, cách ly chúng ta khỏi vô số những trò tiêu khiển đầy rẫy trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Một máy tính nối mạng làm đúng điều ngược lại. Nó được thiết kế để làm phân tán sự chú ý của chúng ta…
Biết rằng chiều sâu của những tư tưởng của chúng ta gắn trực tiếp với sức mạnh của khả năng chú ý của chúng ta, ta không khỏi đi đến kết luận rằng khi chúng ta thích nghi với môi trường tri thức của Mạng thì tư duy của chúng ta trở nên nông cạn hơn.”
Ba nhà Tốt hơn Bao giờ hết này đã có những câu chuyện hơi khác nhau để kể. Carr quan tâm nhiều nhất đến cái cách Internet làm hỏng khả năng tư duy của chúng ta, Bằng chứng của ông về việc nó xảy ra trong cuộc sống của chính ông như thế nào là rõ ràng và quen thuộc, nhưng ông làm rối nó đi một chút bằng cách khăng khăng cho rằng hình ảnh thực đang được làm ở mức độ thần kinh hệ, và trẻ em của chúng ta đang để cho bộ não của chúng bị thay đổi bởi quá nhiều tin nhắn và những thứ tương tự. Nghe thì có vẻ ấn tượng nhưng hóa ra thừa. Tất nhiên thay đổi diễn ra trong não chúng chứ còn ở đâu được nữa? Nó cũng giống như nói rằng chơi bóng đá không chỉ tác động đến sức khỏe của một đứa trẻ, nó còn thay đổi sự rắn chắc của các bắp thịt tạo cho nó khả năng ném và bắt những quả banh.
Những suy nghĩ của Power tập trung hiều hơn vào gia đình và thực tế hơn. Ông kể lại một cách rất cảm động những câu chuyện về cuộc sống gia đình bị phá vỡ vì luôn luôn tham vấn điện thoại thông minh và màn hình máy tính:
“…một số người lấy cớ đi tắm hay lấy một cốc nước và không quay trở lại. Năm phút sau, một người trong chúng tôi đi ra với một cái cớ trần tục vào một lúc nào đó “tôi phải kiểm tra một thứ”… Người ta đi đâu cả thế này? tất nhiên là đi đến màn hình máy tính. Những ngày này họ luôn luôn đi đâu? Kỹ thuật số có một cách chen vào mọi chuyện, đến mức mà một gia đình không thể ngồi chung với nhau trong một gian phòng đến nửa giờ, mà không có một ai, hay tất cả mọi người, tách ra….khi tôi nhìn trò Vanishing Family Trick mở ra, và tôi cũng tham gia vào, đôi lúc tôi cảm thấy như thể bản thân tình yêu hay những hoạt động của trái tim và trí óc tạo thành tình yêu, đang bị những màn hình máy tính của chúng tôi đẩy ra khỏi nhà.”
Sau đó ông nghiên cứu Thất Hiền (bẩy nhà thông thái) – Plato, Thoreau, Seneca, – nhóm thường, những người có đôi điều nói với chúng ta về sự cô đơn và những đức hạnh của không gian bên trong, tất cả đều khá hay mặc dầu ông định bỏ qua điểm quan trọng là các vị này không hoàn toàn ủng hộ các loại tự do mà chúng ta ngày nay coi là đương nhiên và khiến cho sự an bài mới thành có thể. (Ông biết rằng Seneca là thày dạy Hoàng đế Nero, nhưng ghi chú rằng con người xấu xa Nero chơi-đùa-vớ-vẩn-khi-Rome-cháy chỉ quyết đoán sau khi đã thải hồi nhà triết học, và bắt đầu hành động như một kẻ nghiện Internet.)
Tương tự như vậy, Nicholas Carr viện dẫn Martin Heiderger vì vào giữa những năm 1950, ông đã thấy rằng các công nghệ mới sẽ phá vỡ không gian trầm tưởng mà các nhà thông thái phương Tây phụ thuộc vào. Vì Heiderger không bao lâu sau khi ra khỏi không gian mặc tưởng của ông đã bước thẳng vào vòng tay của bọn Quốc Xã nên khó mà có nhiều luyến nhớ giai đoạn này của quá khứ. Người ta cũng cảm thấy một mối nghi ngờ như vậy khi Sherry Turkle, trong “Trơ trọi cùng nhau,” lời ca thán cảm thương của bà về sự phá hoại cái văn hóa cũ- đọc trong tình trạng riêng tư – bởi cái văn hóa mới – kết nối từ xa của Internet – nhắc đến những nghiên cứu cho thấy một sự xuống dốc thảm hại của năng lực thấu cảm trong các sinh viên đại học, những người rõ ràng “hết sức không thích hợp nếu nói rằng đặt mình vào địa vị người khác hay cố hiểu tâm tình của họ là điều đáng quý” Biết làm gì đây? Những người khác trong phái Tốt hơn Bao giờ hết nhắc đến những nghiên cứu được coi như chứng minh rằng những người đọc tiểu thuyết phát triển được năng lực thấu cảm đặc biệt. Nhưng nếu đọc tiểu thuyết cho bạn sự thấu cảm đặc biệt thì các khoa văn đại học chắc đã chất đầy những con người có tấm lòng rộng mở và đầy trắc ẩn, nhưng cho đến nay, chúng chưa có.
Một trong những sự việc mà tuyển tập của John Brockman về Internet và những minh họa trí tuệ là khi người ta vật vã để mô tả cái trạng thái mà Internet đặt người ta vào, họ sẽ đi đến một bức tranh cực kỳ quen thuộc về chia lìa và phân rã. Cuộc sống trước kia là một toàn thể, liên tục, ổn định; bây giờ phân mảnh, manh mún, mờ mờ ảo ảo xung quanh chúng ta, bất ổn và không thể nào sửa chữa được nữa. Thế giới trở thành “giấc mơ trong lúc tỉnh” của Keats, như nhà văn Kevin Kelly nói.
Chuyện kỳ quặc là điều phàn nàn này, mặc dầu được những người theo phái Tốt hơn Bao giờ hết đương thời của chúng ta cảm thấy một cách sâu sắc, lại giống hệt nhận thức của Baudelaire về Paris hiện đại năm 1855, hoặc của Walter Benjamin về Berlin năm 1930, hoặc của Marshall McLuhan trước truyền hình ba-kênh (và truyền hình Canada ) năm 1965. Khi các gian hàng bách hóa có những quầy hàng Giáng sinh với những con búp bê chạy bằng máy, thì thế giới sắp tan ra từng mảnh; khi trên đường phố đầy những xe ngựa chạy bên những bảng quảng cáo lòe loẹt sắc màu, bạn sẽ không còn nói được đâu là thật đâu là giả nữa; khi người ta đang nghe những đĩa hát 78 vòng phút và nhìn những phụ trương nhiều mầu của tờ báo thì thế giới đã trở thành chiếc kính vạn hoa của những hình ảnh rã rời; khi chương trình truyền hình đầy những hình ảnh đàn ông mặc com lê ngồi đọc tin tức, toàn bộ đời sống trở nên không thể phân biệt nổi với tưởng tượng của bạn về nó. Chính là Marx chứ không phải Steve Jobs đã nói rằng đặc trưng của cuộc sống hiện đại là mọi thứ tách rời nhau.
[1] Máy e-mail di động kiêm điện thoại thông minh do hãng RIM (Canada) thiết kế và chế tạo từ 1999