WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn về bản chất đích thực của người trí thức

Động lực phát triển của xã hội là tính hiệu quả, khách quan, trí tuệ, trung thực và trong sáng. Điều này bao giờ cũng đúng, ở đâu cũng đúng, thời nào cũng đúng. Cả năm yếu tố đó lại vừa có cùng nhau, tức cái này có cũng đòi hỏi phải có cái kia, dẫn dắt đến cái kia, không thể có cái này lại thiếu hay không có cái khác, hoặc đi ngược lại với cái khác. Toàn bộ năm phẩm chất đó thực sự cũng làm nên bản thân của trí thức, hay nói khác là làm nên bản chất đích thực của người trí thức đúng nghĩa. Bởi vì trí thức trước hết phải đòi hỏi phải có sự hiểu biết, có trình độ tri thức, có năng lực nhận thức, đó chính là tính hiệu quả trong đời sống. Tri thức cũng là tính khoa học, có nghĩa đó cũng là tính khách quan, tính trí tuệ, tức luôn luôn biết tôn trọng cái đúng, tìm ra điều đúng. Cuối cùng, trí thức phải ích cho mình, ích cho đời, nhưng phải một cách đúng đắn, nghiêm túc, đó là tính trung thực, tính trong sáng.

Từ ý nghĩa cơ bản đó, trí thức trước hết phải là người có học, tức có giáo dục, có đào tạo. Giáo dục, đào tạo ở đây chủ yếu là nhà trường, nhưng cũng có thể là sự tự rèn luyện, tự học hỏi và phát triển. Tất nhiên, nguồn đào tạo là quan trọng, như chương trình đào tạo, trình độ đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, mục đích đào tạo. Tất cả những cái đó là xuất xứ của người trí thức. Xuất xứ đó cũng phần nào làm nên giá trị, tính chất, ý nghĩa, hay nói chung là bản thân của người trí thức. Nhưng đó là cái nguồn, chưa phải là cái dụng của người trí thức. Cái dụng đích thực của người trí thức chính là ích lợi thực tế, chính đáng cho bản thân mình, đặc biệt cho cả người khác, cho cộng đồng, cho xã hội, hay cho đất nước, đó mới là điều mà mọi người luôn luôn có thể tin cậy hoặc mong đợi. Điều này dĩ nhiên cũng còn tùy thuộc vào phẩm chất tự nhiên, khuynh hướng, cá tính, nhân cách riêng của mỗi người. Nhưng tất cả mọi điều đó, như trên đã nói, từ xuất xứ của chúng, cho đến cái dụng của chúng, tất cả làm nên cái thể của chúng, tức là bản thân hay bản chất nào đó của người trí thức như ngay từ đầu đã nói.

Trong tất cả ý nghĩa đó, trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể chia thành hai phạm trù trí thức chính, đó là trí thức của các ngành khoa học tự nhiên, cơ bản, ứng dụng, hay công nghệ và kỹ thuật, và phần còn lại là trí thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Tất nhiên ý nghĩa phân chia này là hoàn toàn tương đối. Nó chỉ nói lên tính cách chuyên sâu, mà không nói lên tính cách liên ngành hay phổ biến. Bởi vì cùng lúc, có thể có những người có các hiểu biết liên quan khác nhau, tùy theo sở thích nghiên cứu, tìm hiểu mở rộng, hay tùy theo kết quả của quá trình làm việc, trải nghiệm xã hội, hoặc kinh nghiệm hoạt động khác nhau. Có nghĩa chuyên ngành có thể chỉ là chuyên môn sâu, còn bản thân trí thức đúng nghĩa nói chung, chính là các phẩm chất đòi hỏi nhất thiết phải có như trên kia đã nói. Có điều nếu đối tượng của các ngành nghề loại trước thường chỉ tiếp cận chủ yếu với bản thân vật chất, sự kiện tự nhiên, còn đối tượng của các ngành nghề loại sau thường lại là ý thức, tinh thần cá nhân của con người, hoặc chủ yếu là tồn tại của đời sống xã hội, đó chính là ý nghĩa hay tính chất phân biệt sâu xa và căn bản nhất.

Tức trí thức luôn luôn có liên quan đến nghề nghiệp cá nhân, nhu cầu nghiên cứu khoa học, và liên quan chung đến mọi nhu cầu cần thiết, chính đáng nhất của toàn xã hội. Nghề nghiệp cá nhân là phẩm chất sống và mục đích thực tiễn của người trí thức. Cả hai ý nghĩa đều liên quan với nhau. Phẩm chất tạo nên giá trị của nghề nghiệp, trong khi nghề nghiệp là phương tiện cho nhu cầu đời sống, và cuối cùng chuyên môn và ý nghĩa đạo đức của nghề nghiệp lại tạo thành bản thân chung của người trí thức, gắn bó thường xuyên, cũng như giúp phát triển không ngừng về chính các ý nghĩa và giá trị của người trí thức đó. Đó không những là công năng, công dụng của bản thân, mà đó rõ ràng cũng là công năng, công dụng, hay mục đích nói chung cho xã hội. Vậy nên, trí thức thì không phân biệt về xuất xứ, nguồn gốc về mặt xã hội, không phân biệt nghề nghiệp chuyên môn, không phân biệt vị trí hay địa vị công tác, không phân biệt địa vị xã hội, tức không phân biệt về tính chất lao động của mọi việc làm, mà ý nghĩa cao nhất, hay giá trị cơ bản nhất của người trí thức chính là bốn phẩm tính ngay từ đầu chúng ta đã nói về bản chất đích thực của người trí thức.

Nhưng ý nghĩa nghề nghiệp hay chuyên môn của người trí thức vẫn là điều tất nhiên. Song chính ý thức cộng đồng, ý thức xã hội của người trí thức mới là điều quan trọng nhất. Bởi nếu chỉ có vế trước, người trí thức có thể trở thành người trí thức mang tính tháp ngà, riêng tư, thụ động, tiêu cực, hoặc ích kỷ. Nhưng ở vế sau thì người trí thức hướng tới chỗ rộng rãi, cao cả hơn, nó vừa phát huy cả ý nghĩa, giá trị của nghề nghiệp của người trí thức, mà đặc biệt nó còn nâng cao cả giá trị về mặt ý thức chính trị xã hội của người trí thức. Tất nhiên, người trí thức đúng nghĩa có thể chỉ là nhà chuyên môn, không cần thiết, không nhất thiết, kể cả không mong muốn có liên quan hay trực tiếp hành động, hoạt động gì về mặt chính trị. Mà chủ yếu ở đây chỉ nói về sự nhận thức, về quan điểm nhận xét, về thái độ tự nhiên đối với các vấn đề xã hội chính trị nói chung, cũng không phải là không quan trọng hay cần thiết. Đó chính là tính cách trí thức đúng đắn của người trí thức. Nói khác, người trí thức luôn mang ý nghĩa công năng về xã hội, thời nào cũng vậy, ở đâu cũng thế, mọi người hay mọi dư luận quần chúng nói chung luôn luôn nhìn vào đó, xem xét từ đó. Do đó người trí thức luôn phải cần có ý thức, tính khách quan, khoa học, không thiên lệch, không xu phụ, giữ được tính độc lập, tính tự chủ, tính nghiêm cẩn về mọi tính chất xã hội của mình.

Có nhiều người nói chính trị là sự tranh giành, sự thủ đoạn, do vậy trí thức đúng nghĩa hay đích thực thì không phù hợp với chính trị. Nói như thế vẫn hoàn toàn đúng. Nhưng trong thực tế cũng có chỗ khác. Tức là chính trị đó có tính vương đạo hay chính trị có tính bá đạo, chính trị đó mang tính chất trí thức hay chính trị ít, hoặc không mang tính chất trí thức, tức chỉ vì quyền lợi riêng hay cảm tính nhất thời. Người trí thức chân chính có lẽ chỉ phù hợp với vế đầu mà không phù hợp với vế sau là như thế. Cũng chính điều này mà nói rõ lên ý nghĩa của tính chất nhập thân, hay chính chất nhận thức và phê phán, đánh giá thuần túy của người trí thức đúng nghĩa thực thật sự, đối với mọi ý nghĩa hay thực chất vấn đề về kinh tế xã hội và chính trị. Tính cách đúng đắn nhất của người trí thức luôn luôn là sự chính danh, chính xác, điều này đã từ cả nhiều ngàn năm xưa nhà triết học nổi tiếng phương Đông là Khổng tử vẫn luôn luôn nói đến. Nó cũng làm nên phẩm chất xã hội của tất cả mọi người, đặc biệt trong đó có cả bản thân người trí thức chân chính. Có nghĩa đó là tính thẳng thắn, trung thực, vô tư về quyền lợi, tính chuộng chân lý, sự thật, hay cũng có nghĩa là tính không a dua, xu nịnh, không vì lợi riêng tầm thường, chốc lát nào đó, mà quên đi tất cả mọi giá trị, ý nghĩa chân lý ở đời. Điều này thể hiện rất rõ thời xưa nơi nước ta, trong tinh thần “kẻ sĩ” của Nguyễn Công Trứ, qua bài thơ “Kẻ sĩ” của ông. Hay đặc biệt trong tinh thần “kẻ sĩ” của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… trong thời cận đại, trong tính cách là những nhà trí thức lớn, nhà cách mạng, nhà yêu nước lớn. Điều đó, quả thật suốt hàng gần hơn cả nửa thế kỷ qua, ít tìm thấy thường có ở đâu, để tiêu biểu cho những người trí thức theo đúng nghĩa nhất, hay một cách toàn diện nhất như vậy, trong xã hội của nước ta ở thời hiện đại(1).

Tóm lại, bản chất đích thực của người trí thức không phải ở bằng cấp, học vị, vị trí hay địa vị trong xã hội, mà ở các đức tính phải có hay cơ bản bắt buộc của người trí thức. Trong có những người bài thơ “Kẻ sĩ” của Nguyễn Công Trứ chẳng hạn, có các ý như “So chính khí đã đầy trong trời đất, phù thế giáo một vài câu thanh nghị, cầm chính đạo để tịch tà cự bí, hồi cuồng loan dư chướng bách xuyên, kinh luân khởi tâm thượng, vũ trụ chi gian giai phận sự, nhà nước yên mà sĩ được thung dung v.v…” Thật là những ý thức, tư tưởng khí phách của kẻ sĩ đúng nghĩa ngày xưa. Nhà nước ở đây không phải là hệ thống vua quan đương thời nào đó, triều đại, hay chế độ, chính thể, chính quyền nào đó, mà khái niệm nhà nước ở đây, được hiểu khi đó là quốc gia, đất nước muôn đời vẫn mãi mãi thật sự tồn tại, vượt lên trên tất cả mọi điều phiến diện hay nghiêng ngả ở đời. Điều này cả về sau này ý nghĩa của Phan Chu Trinh trong chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh” cũng không đi ra ngoài phạm trù về nhân dân và đất nước như thế. Đó có nghĩa là chính trị theo cách chính danh, chính trị theo kiểu vương đạo mà người xưa luôn luôn đề cao, đặt nặng. Điều đó nó cũng thể hiện qua quan niệm, thái độ của kẻ sĩ hay trí thức ngày xưa, mà trong thời hiện đại ngày nay, đã từ hơn nửa thế kỷ qua, khó tìm thấy có được ở các nhà trí thức có tên tuổi lớn nào, giống như kiểu trí thức “XHCN” ở miền Bắc, hay như kiểu trí thức “Cấp tiến” ở miền Nam trước kia, cả nội thành hay trong bưng biền, trong đó kể cả nhiều người khá danh tiếng mà không ít người trong xã hội hiện tại vẫn còn biết đến, hay vẫn còn vẫn ngưỡng mộ một cách thường xuyên và quan trọng nhất.

(Sg, 25/3/2011)

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt


(1) Xem cùng tác giả: “Thế nào là những thành phần ưu tú của một dân tộc” (07/3/2011), “Đi tìm khái niệm trí thức VN” (14/3/2011), “Thế nào là một nền giáo dục hợp lý và một nền giáo dục phản hợp lý” (20/3/2011), “Nói thêm về trình độ dân trí” (22/3/2011), “Nói về hiện tượng chuộng hư danh của xã hội VN hiện nay” (23/3/2011), “Thử nhìn lại non thế kỷ nguyện vọng khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh” (23/3/2011), “Nhân ngày giỗ cụ Phan Chu Trinh, nói về vài tật xấu nguy hiểm của người VN” (24/3/2011).

32 Phản hồi cho “Bàn về bản chất đích thực của người trí thức”

  1. LeQuocTrinh says:

    Tôi trân trọng cám ơn bài viết “Bàn về bản chất đích thực của người trí thức” do ông Võ Hưng Thanh sáng tác.

    Đọc qua vài bài phản hồi và nhất là hai câu thơ bất hủ của tác giả, tôi hiểu rõ thế nào là “bản chất đích thực của người trí thức kiểu VH Thanh”.

    Tôi không trách ông đâu, tôi chỉ thông cảm có lẽ vì ông sống lâu năm dưới chế độ kềm kẹp, và nền giáo dục bị nghẽn (phỏng theo lời bác Hoàng Tuỵ) của XHCN cho nên ông bị “biến chất”. Thế thôi!

    Chỉ mong sao vận hội đất nước thay đổi càng nhanh càng tốt để những người trí thức như ông VH Thanh được giải phóng sớm. Xin lỗi tôi đành phải dùng lại cụm từ “giải phóng” trong chiều hướng ngược lại, mong các bạn độc giả thông cảm!

    • Võ Hưng Thanh says:

      TRẢ LỜI ÔNG LÊ QUỐC TRINH

      Ông suy bụng hẹp của ông
      Mà bao bụng rộng thế gian lạ thường
      Xem ông quả thật thảm thương
      Khi không vạch áo để tương mắt người
      Ông đừng xem thấp cuộc đời
      Khối người cao đấy khỏi chờ đến ông
      Ông như cái thúng trôi dòng
      Chứa đầy những cái khiến lòng tôi đau
      Biết rằng đời cuộc biển dâu
      Còn ông sao giống con s. giữa trần !

      VHT

  2. noileo says:

    Có một kiến thức chưa hẳn là “trí thức”. “Trí thức” là người không chỉ có một kiến thức sâu rộng, mà còn phải có lòng nhân, biết thương người, biết rung cảm với cuộc sống, biết đau với nỗi đau của đời, và trên hết, có cái “can đảm trí thức” để nói lên những cảm nhận chân thực của mình…
    Chí ít, nếu chưa thuận tiện nói lên sự thật, thì cũng không nói những điều sai sự thật.

    Làm một “trí thức”, để đuọc gọi là “trí thức”, e rằng không phải là chuyện dễ dàng.

    • noileo says:

      Tất nhiên ở trên chỉ là nói về người trí thức bình thường, còn người trí thức cộng sản & trí thức xã hội chủ nghĩa & trí thức giải phóng & trí thức tiệm tiến & trí thức dù sao (chuyên nghề rao giảng dù sao thì bác hồ cũng…, dù sao thì đảng cs cũng…) thì khác với trí thức bình thường!

      Trí thức cộng sản & trí thức xã hội chủ nghĩa… cũng có một kiến thức, đôi khi cũng là những kiến thức sâu rộng, nhưng trí thức cộng sản & trí thức xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là “trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ” còn có một biệt tài, đó là chuyên nghiệp làm chứng gian, điển hình như trí thức & sử gia cộng sản xã nghĩa Trần Huy Liệu với tác phẩm lịch sử “Lê Văn Tám”, và những con tương cận trong hàng ngũ trí thức bắc hà thường cao rao những luận điệu bìm bịp làm ngu dân trí tiếp tay cộng sản lừa dối người dân, củng cố ách cai trị cộng sản phản quốc tàn dân hại nuớc, như:

      “cách mạng tháng 8 đánh đổ thực dân phong kiến, dành độc lập”, hoặc “19-5 sinh nhật bác hồ”, hoặc “ngày độc lập 2-9″, hoặc “giải phóng & thống nhất & chống mỹ”, mà thực chất là chống VN, hoặc “nhân dân VN chọn lựa đảng cs & chủ nghĩa xã hội”, hoặc “nhân dân VN trao quyền cho đảng cs”, hoặc toàn dân theo bác hồ và đảng cộng sản xây dựng chủ nghĩa xã hội & giải phóng miền nam”, hoặc “bác hồ yêu nuớc thương dân”…, là những luận điệu bìm bịp có tác dụng làm ngu dân trí tiếp tay cộng sản lừa dối người dân, củng cố ách cai trị cộng sản phản quốc tàn dân hại nuớc.

      Cho nên, để lột tả “bản chất” trí thức cộng sản & trí thức xã nghĩa, người ta còn gọi trí thức cộng sản & trí thức xã nghĩa… là những chuyên gia làm chứng gian!

      • Võ Hưng Thanh says:

        TRẢ LỜI ÔNG NOILEO

        Ông chống cộng kiểu thù dai trẻ nít
        Tôi vô can ông lại chưởi tôi sao
        Nói dân chủ lại cấm người chưởi lại
        Nói tự do lai thích chưởi một mình
        Ông xem lại óc ông chừng rỗng tuếch
        Tôi vì đời viết trang trải mà thôi
        Tôi ý chừng đọc xong ông chả hiểu
        Nên ra điều trợn mắt với phùng mang
        Ông chỉ muốn mọi người cùng một duột
        Như kiểu ông, ông mới thấy là vàng !

        VHT

    • Võ Hưng Thanh says:

      TRẢ LỜI ÔNG NOILEO

      Tôi dám chắc đọc bài không hiểu hết
      Nên ông càng chỉ muốn nói linh tinh
      Ông tôn trọng người đời thêm chút ít
      Đọc lời ông thiên hạ sẽ bất bình
      Ông lôm côm mà làm như tử tế
      Thấy hơi ông quả thật té tè te !

      VHT

  3. Lữ Út says:

    Trí thức XHCN như Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Khắc Viện ?
    Trí Thức ” cấp tiến ” như Trần Thúc Linh, Trương Như Tảng ?

    • Võ Hưng Thanh says:

      TRẢ LỜI ÔNG LỮ ÚT

      Tôi là trí thức Việt Nam
      Chẳng vàng chẳng đỏ ông ham chưởi gì
      Ông ưa trí thức vàng khè
      Hoặc là đỏ chót cho đời lên hương ?
      Đọc ông tôi thấy thảm thương
      Nước nhà quả thật hết phương nữa rồi !

      VHT

  4. Tân Phong says:

    Xin được học hỏi để nâng cao „tri thức“

    Tôi thấy tác giả Võ Hưng Thanh có nhiều bài trên Dàn Chim Việt.info với các tiêu đề rất … „gợi cảm“ mà muốn nhận xét thì thường phải đọc phần lớn các „trước tác“ của người viết. Có điều, thấy … oải quá; nên lừng chừng mãi.
    Nay thấy các bác bàn về „lý thuyết và thực hành“ (biểu hiệu nơi các trường Đại học phương tây: Theorem cum Praxis); Vậy xin góp ít chữ vào đề tài „trí thức“ này mong kiếp sau mình có thể mon men đến gần „trí thức“ hơn chăng?

    Tôi hiểu một cách thô thiển và ngắn gọn:
    Người trí thức là người làm công việc TRI và THỨC.
    TRI là học hỏi, nghiên cứu để hiểu rõ sự vật và các mối quan hệ.
    THỨC là công việc trao đổi trong tinh thần “Tự giác, giác tha – Giác hạnh viên mãn”. Nghĩa là bắt tay làm những công việc thực tế như giáo dục, truyền trao tri thức và cao nhất là tham gia hoạt động xã hội để nâng cao dân trí và dân sinh là cái đích của trí thức mà con người cần đến. Không được thế, chỉ bàn suông như để múa may chữ nghĩa thì „trí thức“ để làm gì và ai cần đến nó?

    Hy vọng được học hỏi nhiều thêm.

    Thân mến.

    • Võ Hưng Thanh says:

      TRẢ LỜI ÔNG TÂN PHONG

      Ông khoe chữ nghĩa mà chi
      Toàn là sách vở có khi cũ rồi
      Eo ôi, thật đáng … eo ôi
      Ông đem việc đạo bàn đời lung tung
      Trời mà đừng nghĩ rằng vung
      Phòng khi gió lớn thổi tung vung à
      Nhật tân hựu nhật tân a
      Kiểu như gió thoáng hè nhà mà chi
      Thôi ông nên bớt thị phi
      Đọc mà không hiểu đọc gì thế thôi
      Nên làm người tốt trên đời
      Chưa thông dựa cột để đời nói nghe
      Đừng đem chỗ … ra khoe
      Chỗ … cần nên giấu để che miệng đời !

      VHT

  5. Trung Kiên says:

    Trích…
    Tầm thường thế cũng đòi làm yêu nước
    Giống như xui trẻ nhỏ cắn cứt gà
    Kiểu ném đá giấu tay mà tọa hưởng
    Giục người lên để mình hốt kỳ công

    (Võ Hưng Thanh)
    ————————————————

    Tôi thấy ý kiến của bạn đọc D.Nhật Lệ và LeQuocTrinh nghiêm túc đấy chứ, tại sao tác giả Võ Hưng Thanh lại phản ứng “bốp chát” như thế nhỉ?

    Xem ra tác giả thích lấy bụng ta suy ra bụng người khi viết…”Kiểu ném đá giấu tay mà tọa hưởng/ Giục người lên để mình hốt kỳ công?“?

    Thùng rỗng kêu to…Kêu ồm là bò rống!!!

    • Võ Hưng Thanh says:

      TRẢ LỜI TIẾP ÔNG TRUNG KIÊN

      Cái gì che được ở đời
      Còn như tiếng nói quả thời khó che
      Ruột gan để lộ chè he
      Lại mong người chỉ nín khe mới ừa
      Nước sông nước giếng phạm chưa
      Tấn công người trước buộc người lặng thinh
      Ối thôi cái lẽ công bình
      Trẻ con như thế tưởng mình hay ho
      Đánh trâu mà hóa đánh bò
      Đó bành chành vậy nằm co là vừa !
      Đúng là miệng lưỡi phứa phừa
      Đâu cần nghĩa lý chỉ bừa lung tung
      Coi trời quả thật bằng vung
      Bùng văng nước dãi quả ưng quỉ thần !

      VHT

  6. Võ Hưng Thanh says:

    Tầm thường thế cũng xưng ta yêu nước
    Yêu nước gì kiểu giá áo túi cơm
    Chỉ lời nói mọi người đều thấu hiểu
    Giấu làm sao thứ tiểu khí hùng rơm
    Thật ngao ngán, trẻ con về dân trí
    Kiểu này còn biết trông cậy vào đâu
    Quả đái nát, thối tha và nhảm nhí
    Thế cũng dòi lên mặt kiểu dân ta
    Dân ta tốt có đâu loài đá cá
    Loại lăn dưa du thủ chỉ ba hoa
    Vài lời ngắn để giúp người cảnh tỉnh
    Đừng phô phang theo kiểu vịt, kiểu gà !

    VHT

    • Anh Hung says:

      Tôi chưa bàn về nội dung của bài viết, nhưng chỉ nói với Võ Hưng Thanh một điều qua các Reply của VHT đối với các comment : ông chỉ thích những người tung hô, còn những người phản biện thì ông ghét. Ông không thể sông trong xã hội dân chủ được, ông nên sống ở chế độ cộng sản Việt nam.

      • Võ Hưng Thanh says:

        Kiểu chưởi xẽo chẳng phải là quân tử
        Ông tưởng ông chỉ có một trên đời
        Ông chẳng biết bao nhiêu người đọc đó
        Thấy ngay liền ai trái phải hơn ai
        Bụng dạ hẹp cứ tưởng mình rộng rãi
        Con sâu đo đo mãi giống bao đời
        Đo kiểu ấy quả như đo hòn đất
        Hòn đất còn bự lớn hẳn sâu đo !

        VHT

      • noileo says:

        “Kiểu chưởi xẽo chẳng phải là quân tử
        Ông tưởng ông chỉ có một trên đời
        Ông chẳng biết bao nhiêu người đọc đó
        Thấy ngay liền ai trái phải hơn ai
        Bụng dạ hẹp cứ tưởng mình rộng rãi
        Con sâu đo đo mãi giống bao đời
        Đo kiểu ấy quả như đo hòn đất
        Hòn đất còn bự lớn hẳn sâu đo !”

        VHT

        Xin đuọc muợn lời Võ Hưng Thanh để gửi cho… Võ Hưng Thanh

  7. LeQuocTrinh says:

    Tôi nghĩ còn đơn giản hơn Dr. Nhật Lệ. Theo thiển ý, người trí thức căn bản nhất là gìn giữ hai chữ “Lương Tâm” cho trọn vẹn, không sứt mẻ. Giới Bác Sĩ thì trọng hai chữ Y Đức, còn phe cánh Kỹ Sư chúng tôi là “bảo vệ an toàn lao động cho công nhân và công chúng”. Tất cả mọi vấn đề mấu chốt nằm ở chữ TÂM. Người trí thức học vị cao sang (Tiến Sĩ, Giáo Sư) mà đánh mất lương tâm, thì có giỏi đi chăng nữa cũng là mối nguy hại cho xã hội.

    Muốn gìn giữ lương tâm trọn vẹn, trong sạch thì trí thức phải biết hy sinh lăn sả vào thực tiễn, không sợ hiểm nguy, không để vật chất tiền bạc danh vọng lôi kéo vào con đường tội lỗi mà nhắm mắt để cho xã hội và môi trường bị huỷ hoại.

    Nói thì dễ nhưng thực hành chẳng dễ tý nào, do đó càng lý thuyết suông chỉ càng bộc lộ rõ yếu điểm của trí thức mà thôi.

    • Võ Hưng Thanh says:

      ĐẠI BÀNG VÀ CON RẮN NHỎ

      Tầm thường thế cũng đòi làm yêu nước
      Giống như xui trẻ nhỏ cắn cứt gà
      Kiểu ném đá giấu tay mà tọa hưởng
      Giục người lên để mình hốt kỳ công
      Ai chẳng biết thực hành luôn vẫn quý
      Mà cao hơn vẫn trí tuệ trên đời
      Người bình dân thì dừng nơi thực tiển
      Người chuyên môn phải sâu sắc đâu chơi
      Tùy khả năng mà mỗi người giúp nước
      Đâu phải chi bọn láu háu trên đời
      Nhà triết học có đâu làm chính trị
      Đâu bàn suông để phung phí cuộc đời
      Nhắm hiệu lực cuối cùng là thế đấy
      Đâu phải trò khoác lác giống đồ chơi
      Con rắn nhỏ chê đại bàng sãi cánh
      Còn vênh vang ta là nhất trên đời !

      VHT

      • LeQuocTrinh says:

        WOW !!! Ông VH Thanh trổ tài “thơ thẩn” để phản hồi tôi:

        ĐẠI BÀNG VÀ CON RẮN NHỎ

        ………………………………

        Tầm thường thế cũng đòi làm yêu nước
        Giống như xui trẻ nhỏ cắn cứt gà
        Kiểu ném đá giấu tay mà tọa hưởng
        Giục người lên để mình hốt kỳ công
        Ai chẳng biết thực hành luôn vẫn quý
        Mà cao hơn vẫn trí tuệ trên đời
        Người bình dân thì dừng nơi thực tiển
        Người chuyên môn phải sâu sắc đâu chơi

        ……………….

        Tôi làm “thơ nặng” (thợ) ít nhất cũng đem được vài ba kiến thức vào thực tiễn để đóng góp với xã hội, chứ không “thơ thẩn” vài hàng như ông Thanh. Ông lại còn đem chuyện con rắn nhỏ (của tôi) ra ví thân phận “đại bàng sải cánh” như ông. Tôi chẳng thèm lên tiếng tranh cãi cho mất thì giờ. Ông xem thường “thực tiễn” của người bình dân và coi trọng “trí tuệ” lý thuyết suông của nhà chuyên môn như ông, cho tôi hiểu rõ ông chỉ là một loại “sáo ngữ rông tuếch”. Ở đời này, dẫu cho đến các nhà bác học nổi tiếng, họ có tìm ra những lý thuyết toán học, vật lý cao siêu và phức tạp, cũng không bao giờ đi ra khỏi được môi trường thực tiễn xung quanh. Từ Archimede, Galliléo cho đến Newston, tất cả cũng vì thực tiễn trước mắt mà thắc mắc, suy tư rồi đi đến phân tích, nghiên cứu và khám phá chân lý thực tiễn. A. Einstein cũng không thoát ra khỏi định luật “thực tiễn” đó. Đuơng nhiên chức phận Kỹ Sư như tôi chỉ biết học kinh nghiệm thực tiễn của các nhà khoa học để đem áp dụng trở lại vào đời (thực tiễn). Và thực tiễn chính là chỗ đo lường kiểm chứng chất lượng của lý thuyết. Chỉ có bọn hủ nho hay đám CS ngu dốt mới dám xem thường thực tiễn, làm cho đất nước lụn bại như ngày hôm nay.

        Vài lời nhắn nhủ ông VH Thanh nên cẩn thận suy nghĩ kỹ,

      • Võ Hưng Thanh says:

        TRẢ LỜI ÔNG HỮU VIỆN

        A ha ông lộ mặt dày
        Mặt mo như thế có trời viện ông
        Ông càng đọa mạng chưởi tung
        Đời coi ông tợ cái con lông vàng
        Ối giời tiếng quả oang oang
        Lý đâu không thấy chỉ toàn lăn dưa
        Lăn xăn cỡ ấy là vừa
        Đời càng loạn xị càng ưa ông nhiều !

        VHT

  8. Hwy Tse says:

    BIỂU TÍNH

    Samuel Johnson once wrote:
    ” That observation which is called – knowledge – of the world will be found much more frequently to make men cunning than good.”

    Riêng tớ, tớ đã từng có suy nghĩ như vầy:

    ** Hai biểu tính tối thiểu của người có học là:
    1) “trầm tĩnh” và
    2) “sâu sắc”.

    ** Hai biểu tính tối thiểu của người đức hạnh là:
    1) luôn thể hiện công việc “lợi ích” và
    2) không bao giờ tỏ ra mình là nhân vật ”quan trọng”.
    (còn tiếp)

    Hwy Tse, S&FR,…

  9. D.Nhật Lệ says:

    Không cần dài dòng như tác giả VHT.mà chỉ cần 3 câu sau đây đủ tóm gọn người trí thức là ai và làm thế nào để có bản lĩnh đích thực của người trí thức chân chính :
    Phú qúy bất năng dâm
    bần tiện bất năng di
    uy vũ bất năng khuất.
    Dù ba câu trên đa số ai cũng hiểu nhưng thiết tưởng ở đây nói dài ra một chút là điều CẦN THIẾT.
    Câu đầu nghĩa là giàu sang không cám dỗ và mê hoặc được người trí thức.Lý do là vì nếu họ ham mê giàu sang thì bạo quyền sẽ dễ dàng “mua chuộc” họ bằng tiện nghi vật chất.
    Câu kế nghĩa là dù nghèo khó vẫn trung thành với lý tưởng của mình,không thay đổi.Lý tưởng của
    người trí thức là nhắm đến CHÂN THIỆN MỸ.Vì tôn trọng sự thật (CHÂN),trí thức sẽ chống lại cái
    dối trá nham hiểm của chủ nghĩa cs.,Tôn trọng sự tốt lành (THIỆN) thì họ không thể thoả hiệp với
    bọn khủng bố giết người như ngoé của VC.Và tôn trọng cái đẹp (MỸ) thì họ sẽ cố sức bảo vệ và cổ
    xúy những gì đẹp mà văn hóa dân tộc vốn có hay thu nhận từ văn hóa tốt đẹp khác.
    Còn câu cuối nghĩa là dù bạo lực đe dọa và khủng bố,người trí thức vẫn bất khuất.không cúi đầu
    mà làm đầy tớ cho cái thứ quyền lực như VC.chỉ biết tác oai tác quái hiện nay.

    • Võ Hưng Thanh says:

      Nghĩa vụ của những bài viết nghiêm chỉnh, công tâm, bao quát, là nhằm mang lại sự chia sẻ hiểu biết đối với tất cả mọi người, nhằm tạo nên mọi sự hữu ích nào từ đó cho xã hội.
      Nếu hiểu kiểu bài viết chỉ như nhằm cho ích kỷ cá nhân mình, để khoe mẻ, khoe danh, khoa trương vụng về, như kiểu của Dương Nhật Lệ muốn, thì thật là tầm thường, ấu trỉ, cạn hẹp, thậm chí thấp kém. Vậy mà cũng đòi lên mặt dạy đời. Hãy dẹp ngay cái ý thức trẻ con, tủn mụn, nông cạn, thiển cận, nhạt nhẽo ấy đi. Đó chỉ là kiểu ý thức chính trị xỏ lá, khôn lõi, ranh mảnh cùn, kiểu phản biện hạ cấp, hay kiểu chống cộng rẻ tiền, thấp kém, càng làm cho chính người CS cũng thêm thất vọng, khinh thường nữa, thì nào có lợi ích gì cho quốc gia, xã hội, cho tất cả mọi người, không phân biệt ai cả.

      VHT

      • D.Nhật Lệ says:

        Hoan hô…đồng chí Võ Hưng
        Thanh tao rất mực quần hùng ai hơn ?
        mồm anh chẳng phải như…lơn
        cớ sao bẩn thỉu phát ngôn…ùng oàng ?
        tôi mong anh bớt khoe khoang
        mà đừng đổ lỗi ngược rằng tôi khoe
        cũng đừng chưởi bới như…ke
        nào vừa mới gửi tung…toe diễn đàn
        anh đừng đánh tráo lộn hàng
        kẻo Đàn Chim Viêt tụt…hang rẻ tiền
        tôi ghê cái thói xỏ xiên
        của anh mà lại chụp liền cho tôi
        tính tôi nói thẳng thế thôi
        mất lòng nhưng chớ đổ…lôi cho người
        rồi thì nổ ngược nổ xuôi
        chẳng còn phân biệt thật…dôi thế nào
        tôi anh vẫn cứ đồng bào
        hãy nên kềm chế làm sao nhẹ lời !
        tương lai nước Việt hiện thời
        trong ngoài hoà hợp thì tôi chẳng phiền !
        DNL.

      • Võ Hưng Thanh says:

        Người chưởi trước ta mới bèn phản lại
        Thử hỏi xem ai có lỗi hơn ai
        Chuyện rõ quá bàng dân ai chẳng thấy
        Còn giả nai như mình tốt trên đời
        Tốt lành quá văn chương như chợ búa
        Còn thi ca kiểu răng sắc loài dơi
        Mượn bóng tối mà tưởng mình sáng tỏ
        Ôi ôi thôi ngữ ấy quả trêu đời !

        VHT

      • D.Nhật Lệ says:

        Ông VHT.ơi !
        Xin ông làm ơn coi chổ nào trong các bài của ông,tôi dùng
        những từ ngữ năng nề để thoá mạ ông.Thực sự toàn là ông chưởi tôi bằng lời lẽ kiểu “hàng tôm hàng cá”,không kể ông
        còn mạt sát ông LQT,NHV.là tên này tên nọ ngu dốt,ấu trĩ,
        nông cạn v.v,Ông còn vỗ ngực “ta đây đại bàng còn ngươi là chim” hết sức “mục hạ vô nhân”,thế mà còn to mồm nữa
        thì thật là hết thuốc chữa ! Dễ xa nhau qúa đấy nhé !

      • THÚ THẬT tôi Nguyễn Hữu Viện

        RẤT ĐAU LÒNG khi xảy ra những sự cố đáng tiếc như thế này CŨNG CHỈ vì đ/c Võ Hưng Thanh MÚA GẬY VƯỜN HOANG !

        Tôi mong Võ Hưng Thanh NẾU QUẢ TÌNH còn nghĩ đến 1% những gì mà Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH như Võ Hưng Thanh đã viết THÌ NÊN dung hòa TÌM CHUNG VỚI NHAU một ý nghĩ , một hiến kế NHỎ XÂY DỰNG

  10. Vo Cong says:

    Mot bai viet rat hay cua tac gia . Mot nguoi hoc bac uyen tham co nhiet huyet va long thanh voi van menh dat nuoc . Mot chi si , dai thi hao . Tui day rat nguong mo !

    Chuc ong nhieu suc khoe de viet them nhieu bai bo ich khac

    • Võ Hưng Thanh says:

      Tôi quả thật chỉ là một người dân chân đất. Rất cám ơn các mỹ ý nhưng thật sự không dám nhận những lời quá khen tặng của bạn Võ Công. Tôi chỉ nghĩ bất cứ ai nghiêm túc và có ý thức cũng đều nên làm những gì trong năng lực, khả năng, điều kiện tối thiểu của mình cho lợi ích chung của xã hội và cho đất nước, thế thôi. Xin hết sức căm ơn sự nhắn nhủ của bạn.

      VHT

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh