WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những câu chuyện bên bàn nhậu 4: Án Anh Kiện Vua Tề… (*)

Một ông quan đại phu lại dám Kiện  chúa công đầy quyền uy của mình ư? Đây là chuyêtn hi hữu trong lịch sử thời nước Trung Hoa cổ cách đây hơn 2000 năm.

Dưới triều đại phong kiến, các quan lớn dưới quyền của vua  nghe lệnh vua răm rắp, thực hiện triệt để nguyên tắc sống -’’Quân xử thần Tử – Thần bất Tử – bất Trung’’. Thế mà ngài đại phu Án Anh (tạm hiểu có cương vị như bộ trưởng, bí hư, ủy viên Trung ương ngày nay) – lại dám đòi kiện Thiên tử đầy quyền uy – người vì ngu muội nghe lời xàm tấu, nổi điên  – ra lệnh chém hơn chục tướng của mình vì lí do thua trận!

Mới nghe tưởng’’Lão lùn’’ – (bọn Thôi Trữ – Khánh Phong gọi Án Anh) – cũng… điên. Nhưng  A.A hoàn toàn tỉnh táo. Đó là hành động đầy dũng cảm của một vị quan thanh liêm ,’’Đại’’quân tử – người’’HIỀN số một’’ – triều đại Tề Trang Công thời Xuân thu (547 TCN).

Trước khi bàn về sự kiện này, chúnh ta hãy tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Án Anh mà người đời sau thường ghép tên 2 ông Quản Trọng – Án Anh thành một cặp người hiền tài đã giúp vua Tề , nước Tề (Tề Hoàn Công và Tề Huệ Công – chắu đời thư 5 của THC) – giữ yên trăm họ, làm cho nước Tề ổn định, cường thịnh.

Nhà Văn, nhà biên Kịch kiêm Đạo diễn Thẩm Hào Phóng của Trung Quốc, căn cứ các sách Tả Truyện, Đông chu liệt quốc, Sử kí Tư Mã Thiên – xây dựng bộ phim truyền hình nhiều tập ĐCLQ, thể hiện sự kiện Án Anh kiện vua Tề trong tập’’Loạn Thôi Trữ – Khánh Phong’’.

Án Anh người thấp lùn nhung thông minh tài trí tuyệt đỉnh, tinh thần cương cường, hết lòng vì dân vì nước. Cổ Sử TH ghi lại một số chuyện mà ông đã làm khiến các nước láng giềng trong khu vực đương thời khâm phục, đời sau kính nể:

Một lần được cử sang nước Sở đàm phán về việc xây dựng tình hữu nghị hoà hiếu để dân hai nưóc Tề – Sở tránh được họa binh đao. Nước Sở thời nay đã vượt lên, còn nước Tề đã không còn như thời tiên quân Tề Hoàn Công. Vua Sở muốn thử tài A.A, cử một quan đại phu tài năng ra tại cửa khẩu ngoài biên ải dón . Viên quan đại phu kia’’chơi xỏ’’ bằng cách đóng cửa vào. A.A đến yêu cầu mở cửa, kẻ giữ thành từ chối bảo: Sứ giả nước Tề thấp bé, đi vào cửa nhỏ ở  bên cũng được (thực ra đó là cái lỗ để chó chui ra vào).

A.A nhìn vào mặt kẻ kia đáp: Nước Sở có lệ: Nếu sang nước chó thì đi vào cửa chó. Nước Sở có phải là nước chó đâu mà sứ giả đi qua cửa chó! Quan đại phu bị chửi vỗ mặt – ngượng, vội ra lệnh mở cửa lớn cho ông vào.

Khi được Sở vương vời tiếp kiến, A.A ung dung ngẩng cao đầu tiến vào, thi lễ theo truyèn thống ngoại giao. Sở vương vẫn chưa tin lời đồn về tài của A.A nên chưa mời ngồi, liền thử tài bằng cách đọc vế câu đối:

Núi cao sao sánh cùng đồi đất
A.A đối ngay:

Rau cải nào bằng cỏ linh chi .

Vua Sở tỏ ra cảnh giác , tiếp tục giọng ngạo mạn: Nước Tề hết người rồi sao lại cử sứ giả bé nhỏ thế kia?

A.A đáp luôn: Nước Tề dân đông, xẻ vạt áo có thể che mặt trời, phun nước bọt có thể gây lụt, thiếu gì người tài, thân hình cao lớn. Nhưng lệ nước: Đi sứ sang nước nào thì cử người có thân hình, trí dũng tưong ứng với nước đó .
Ngay đúng lúc ngoài cửa điện ồn ào, vua hỏi: Chuyện gì vậy?
Nội thị thưa: Bắt được kẻ trộm.

- Nó ở đâu lại vào cung ăn trộm?

- Bẩm… nó người nước Tề, sang đây đã lâu, chuyên nghề trộm cắp.

Sở vương nhìn A.A buông câu khinh bỉ: Sao người nước Tề lại hay trộm cắp thế?

Án Anh tiến đến trước mặt quan đại phu nước Sở, cầm qủa quýt trong đĩa, dơ lên, hỏi: Đây là quả gì?

- Quả quýt – Vị đại phu trả lời.

A.A nhìn thẳng vào mặt Sở vương : Tôi nghe nói – Quýt trồng ở phương Nam, lá xanh, qủa đỏ, ngọt, thơm, còn mang lên trồng ở phương Bắc, cây cằn cỗi, qủa vị chua ấy là do thổ nhữơng. Người dân Tề sống ở nước Tề ngay thẳng, hành xử quang minh chính đại. Nhưng sang sống ở nước Sở phát sinh tính trộm cắp, có thể thung thổ, môi trường nước Sở đã khiến họ phát sinh thói xấu này?

Sở vương cảm phục, cười vang, mời A.A ngồi, đãi theo phép tiếp thượng khách rồi giao cho quan Tể tướng của mình cùng Án Anh bàn bạc đi đến thống nhất hai nước kí hiệp định’’Hoà bình hữu nghị’’, tránh được chiến tranh.

Khi trở về nước, A.A báo cáo tình hình chuyén đi sứ. Tề vương khen ngợi, nhưng vẻ mặt rầu rầu. A.A thấy vậy, hỏi: Đại vương có chuyện gì phiền lòng, xin cho thần phân ưu. Tề Huệ Công thở dài kể: Khanh đi rồi, ba tay võ sĩ Điền Khai Cương, Công Tôn Tiếp, Cổ Gỉa Tử không coi trẫm ra gì. Hàng ngày đeo gươm lên điện, bất chấp nguyên tắc kỉ cương, phép vua. Cứ theo tình hình này chả mấy chộc quân thần đổi chỗ cho nhau…

Biết họ đang bị Điền Vu Vô – đứng đầu trong 4 gia tộc lớn nhất nước Tề – lợi dụng để đoạt ngôi bắu vì Thôi Trữ – Khánh Phong đã bị tiêu diệt. Án Anh bầy kế trừ bỏ 3 võ sĩ này, phá tan âm mưu của họ Điền bằng cách lợi dụng tính chất’’ hữu dũng vô mưu’’ của bọn võ biền – mời ăn Đào tiên rồi khích tướng… Kết qủa, cả 3 tên rút gươm tự sát ngay trước mặt Tề Vương và Sở Vương (sang bàn kế liên kết)…

Chuyện Kiện Tề Trang Công (bố Tề Huệ Công) mới thật ’’Vô tiền khoáng hậu’’: Tề Linh Công có hai con trai : Khương Quang là anh, Khương Nha là em. TLC yêu con nhỏ muốn lập làm Thái tử. KQ không chịu, TLC lại đang ốm nặng, được bọn Thôi Trữ – Khánh Phong xúi bẩy hứa giúp sức, KQ giết em lên làm vua tức Tề Trang Công. Vốn vô đạo, bất tài, lại hiếu sắc, mặc dù trong cung có nhiều cung tần mĩ nữ, Y vẫn thậm thụt tư thông với nàng Đường Cơ – vợ Tả thừa tướng Thôi Trữ. Thôi Trữ biết nhưng lơ đi, định bụng làm con bài khi cần ngửa ra khống chế TTC. Việc trước tiên phải lợi dụng uy thế của TTC, tiêu diệt những võ quan có thế lực đang nắm giữ binh quyền. Nếu những người này không trừ bỏ, TT – KP không thể nào tiến hành thuận lợi mưu mô. Nhân chuyện các tướng dẫn qwuân đi đánh nước Cử bị thua trận, TT- KP xui, ép TTC trị tội họ bằng cách chém đầu. TTC vốn ngu muội, coi 2 người TT-KP là ân nhân nên họ bảo gì cũng nghe theo – liền ra lệnh hành quyết những dũng tướng có công với nước Tề, đang là rường cột chống đỡ cho chế độ. Lúc đó, Án Anh chỉ là một quan Đại phu, không thể nào cứu được đám tướng lĩnh kia. Khi việc hành hình xong, A.A sai thuộc cấp thu xác họ đem chôn cất, đàng hoàng vào triều xin yết kiến TTC.

Với cương vị’’người Hiền tài số 1’’ của nước Tề, A.A chất vấn vua, lên án việc làm sai trái, chỉ ra âm mưu của bọn TT-KP… TTC không nghe, lời qua tiếng lại, A:A qùy xuống, quay mặt về hướng Nam, quay lưng vào mặt TTC.

Tề vương ngạc nhiên hỏi, Án Anh cao giọng: Thần theo lệ người xưa : Muốn Kiện vua thì quay mặt hướng Nam. Thần muốn kiện đại vương. TTC ngạc nhiên hỏi: Vì sao khanh lại dám kiện qủa nhân?

A.A khẳng khái, dõng dạc: Thần kiện đại vương 3 tội:

Thứ nhất – Tin dùng bọn người xấu làm mất danh tiếng của tổ tiên – (Tề Hoàn  Công) – có tiếng vua hiền.

Thứ hai – Nghe lời xàm tấu của bọn tiểu nhân giết hại trung lương , khiến mất đi những rường cột quốc gia, gian thần đắc chí ,
Thứ ba – Làm xã tắc không yên, lòng người xao động, đất nưóc chao đảo khiến kẻ thù dòm ngó…

A:A chưa dứt lời, Tề Trang Công đã gầm lên: Khanh im đi! Trẩm là vua, lẽ nào lại không trị tôi được thần tử khi họ có tội? TT-KP là bề tôi trung thành, đã đưa trẫm lên ngôi bắu, sao khanh không ủng hộ, hợp tác giúp Trẫm mà lại coi họ là kẻ thù ?
A.A thấy không thể lay chuyẻn được TTC, đứng phắt dậy, tiếp: Nguyên tắc làm người của thần là :’’Có đạo thần theo, Vô đạo thần đi’’. Nếu đại vương không nhận ra lỗi lầm mà sửa, từ đây xin bái biệt, thần về Đông hải (quê cũ) cầy ruộng.

- Đi đi! Cút! khanh đừng tưởng được thiên hạ mệnh danh’’người hiền số 1’’ của nước Tề ma quả nhân không giám giết. Nếu không câm miệng, ta sẽ giết luôn khanh đấy.

Vua, tôi không thèm nhìn mặt nhau.

Án Anh ra xe, trước khi lên xe, ngửa mặt lên trời than: Thương thay cho dân Tề. Nước loạn đến nơi rồi!

Đúng như dự đoán của Áqn Anh : Thôi Trữ bầy mưu cùng Đường Khương, dụ cho Tề Trang Công đến phủ của mình tư thông (gỉa) với nhau… rồi bố trí quân sĩ giết chết, lập vua mới là Tề Huệ Công để tiếp tục thao túng…

Quả báo nhãn tiền : Thôi Trữ bị Khánh Phong lừa, giết cả nhà…

Lại đến lượt Khánh Phong bị Án Anh cùng các quan trong triều bầy mưu tiêu diệt…

Bài học rút ra đối với Vua Tề: Vì ngu muội tin nhầm kẻ ác, ăn chơi trác táng đến nỗi mất ngôi , mất cả mạng. Đối vớ Thôi Trữ – Khánh phpng -  Say mê quyền lực điên dại, hại người, hại cả mình cùng gia tộc! Còn Hành xử của Tướng quốc Án Anh thật trung quân ái quốc được muôn đời sau kính nể, noi gương!

- Nhưng , hậu thế có quan Tướng quốc nào dám’’kiện’’ vua của mình không?

- Không có!

- Có quan ’’Đại phu’’ nào dám’’kiện’’ Tướng quốc của mình không?

- Không có!

Nhưng trong lịch sử của nước Việt cũng có trường hợp : Một người dân có học dám kiện quan ’’Tướng quốc’’ của mình. Nếu ’’Hôn quân’’ Tề Trang Công  vẫn còn e dè không dám giết kẻ sĩ – người hiền ’’số 1 của nước Tề’’(ngôn từ của TTC trong phim), mà chỉ giận dữ, quát mắng, đuổi đi. Thì , Tướng quốc nước Việt lại lẳng lặng trả thù người kiện mình…

Người khởi kiện bất chấp tất cả dám dấn thân vì nếu thắng kiện, dân Việt, nước Việt sẽ được – được rất nhiều…
Còn không được kiện, thua kiện – chỉ mình ’’Người công dân số 1’’ của nước Việt – mất mỗi một thứ : Đó là xiềng xích, lao tù – thôi!

7.4.2011
TCN

© Đàn Chim Việt

——————————————————————————–
(*) Theo Tả Truyện và nhà văn, đạo diễn Thẩm Hào Phóng – đây là cảnh phim truyền hình Đông Chu Liệt Quốc – tập Lọan Thôi Trữ – Khánh Phong…

1 Phản hồi cho “Những câu chuyện bên bàn nhậu 4: Án Anh Kiện Vua Tề… (*)”

  1. Vu Trung says:

    Vua anh minh thì nước còn có thể cứu, chứ còn bọn csvn thì … sigh…Có lẽ chỉ có ông CHHV mới hiểu được nỗi lòng của Chu Văn An dâng sớ chém đầu bảy tên nịnh thần.

Phản hồi