WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Rủi ro hạt nhân

The Nuclear Risk

Elizabeth Kolbert, NEWYORKER 28/3/ 2011

Nhà máy điện hạt nhân tại Tihange, Bỉ. Nguồn: thespec.com

Kỷ nguyên năng lượng nguyên tử có thể nói đã bắt đầu bằng cái vẫy của một chiếc đũa thần. Ngày 6 tháng Chín năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower, lúc đó đang đi nghỉ ở Denver đã khuơ một chiếc que có đầu sáng loáng trên một tủ đầy những thiết bị điện tử. Chiếc đũa thần nơtron ấy phát một tín hiệu đến một chiếc máy xúc không người lái ở cách đó một ngàn hai trăm dặm, tận Shippingport, Pennsylvania. Chiếc gầu xúc lúc lắc tiến lên và xúc lên một gầu 3 tấn đất cát, khởi công nhà máy điện hạt nhân thương phẩm đầu tiên của đất nước. “Các bạn, thông qua những phương tiện như thế này, và thông qua những kiến thức mà chắc chắn chúng ta thâu lượm được từ nhà máy mới bắt đầu hôm nay, tôi tin rằng nguyên tử sẽ không dành riêng để hủy diệt con người, mà sẽ là một tên đầy tớ mạnh khỏe của con người và là một nhà hảo tâm không mệt mỏi,” Tổng thống nói.

 

Chính quyền Eisenhower sau đó đã làm mọi việc nó có thể làm được để xúc tiến năng lượng hạt nhân. Năm 1955, Tổng thống đi xa đến mức đề nghị Hoa Kỳ đóng một con tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân để đi quanh thế giới và hoạt động như một chiến dịch quảng bá nổi. (Con tàu này đã được chế tạo nhưng sau đó tám năm đã bị xếp xó vì chi phí vận hành quá cao.) Ngay cả như thế, thì những rủi ro của năng lượng hạt nhân thương phẩm cũng không thể hoàn toàn bị bỏ qua. Các công ty tư nhân muốn bảo đảm các nhà máy chỉ đến sáu lăm triệu đô la, dự tính chỉ bằng một phần mười phí tổn do một sự cố lớn gây ra, tính theo thời giá 1956, và các công ty thiết thực không quan tâm đến việc xây dựng nhà máy nếu không được tài trợ. Quốc hội vào cuộc và – lần này, một cách ẩn dụ – đã vẫy một cây đũa thần khác. Đạo luật Price-Anderson, thông qua năm 1957, trên thực tế đã tạo ra một quỹ bảo hiểm của chính phủ cho ngành công nghiệp này.

Trong nửa thế kỷ kể từ ngày ấy, những hiểm họa của điện hạt nhân đã luân phiên làm người Mỹ lúc thì lo lắng, lúc thì lơ là. Lo ngại vọt lên sau sự cố lõi nhà máy hạt nhân tan chảy một phần ở Three Mile Island, ngoại ô Harrisburg, Pennsylvania, năm 1979, và một lần nữa sau thảm họa ở Chernobyl năm 1986. Rồi nó giảm đi, trở lại một lần sau 9/11, và lại giảm đi lần nữa, đến mức mà nhiều người trong ngành công nghiệp này bắt đầu nói đến một cuộc “phục hưng hạt nhân.” Chỉ mới tháng trước, Tổng thống Barack Obama, người biện hộ cho “việc xây dựng một thế hệ mới các nhà máy điện hạt nhân an toàn và sạch,” đã kêu gọi ba mươi sáu tỉ đô la trong quỹ bảo đảm cho vay của liên bang. Bây giờ nghe chừng cuộc phục hưng này sẽ phải hoãn lại.

Thảm họa hạt nhân đang tiếp diễn ở nhà máy điện  Fukushima Daiichi khác với các cuộc khủng hoảng trước ở chỗ nó bắt đầu bằng một thảm họa thiên nhiên, hay đúng hơn, hai. Nhà máy này được thiết kế để chịu được động đất mạnh và cũng chống được sóng thần. Nhưng hình như nó không được thiết kế để đối phó với một trận động đất kết hợp với một cơn sóng thần, mặc dầu động đất thường gây ra sóng thần. Điều mà nhiều người mô tả như cú đấm “hai trong một” khiến nhà máy này mất điện hoàn toàn (từ điện lưới) và cũng đánh sập cung cấp điện dự phòng của nó (một tổ máy phát điện diesel), một tình trạng được gọi là “blackout.” Nhà máy có sáu lò phản ứng, ba lò đang chạy lúc xảy ra động đất, ba lò kia đang ngừng. Các lò phản ứng đang hoạt động – số 1, 2 và 3 được dừng tự động, nhưng một lõi lò phản ứng, ngay cả sau khi dừng, đã phát ra một lượng nhiệt cực lớn, và phải được làm nguội liên tục. Khi hệ thống làm nguội của cả ba lò phản ứng đều hỏng, một loạt sự cố leo thang sinh ra: nổ, và có vẻ như các lõi lò phản ứng đã tan chảy một phần. Với mức phóng xạ tăng vọt, công nhân không thể hoàn thành các nhiệm vụ thiết yếu. Vào lúc viết bài này, tại một – hay nhiều hơn – lò phản ứng, vẫn có nguy cơ lõi lò chảy tan hoàn toàn. Các quan chức Nhật Bản dường như đặc biệt cảnh giác về tình trạng ở lò số 3, lò này dùng một dạng nhiên liệu, gọi là MOX, có chứa plutonium.

Trong khi đó, khi các lõi ở lò số 1, 2 và 3 bắt đầu quá nhiệt, thì vấn đề nổi lên ở các lò số 3, 4, 5 và 6 tuy khác nhau, nhưng không kém tiềm tàng khả năng thảm họa trong những bể xây nổi trên mặt đất, nơi chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Nhiên liệu đã qua sử dụng cũng đòi hỏi làm nguội, và rõ ràng trong lò số 4 nước làm nguội đã sôi để lộ các thanh ra, và, theo một số báo cáo, chúng đã cháy ngay tức khắc. Một bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng có thể chứa một tập hợp các thanh nhiên liệu nhiều hơn nhiều so với lõi lò phản ứng – và như vậy có nhiều chất phóng xạ hơn nhiều. Và trong khi lõi lò phản ứng được ngăn cách bằng một lớp thép bê tông dày, một bể thanh nhiên liệu đã qua sử dụng nói chung là không được bảo vệ. Những lo lắng về tình hình ở lò số 4 khiến các quan chức Mỹ phải khuyên người Mỹ hãy ra xa nhà máy này ít nhất năm mươi dặm.

Mỗi lần xảy ra một tai nạn, những người đề xuất điện hạt nhân lại chỉ ra rằng các rủi ro cũng gắn với cả các dạng năng lượng khác nữa. Các mỏ than thì có những tai nạn hầm lò, và khói bụi ô nhiễm từ đốt than dẫn đến hàng chục ngàn người nước này chết trước tuổi mỗi năm. Các giàn khoan dầu nổ, đôi khi rất kinh khủng, và thỉnh thoảng các đường ống dẫn khí đốt cũng thế. Hơn nữa, đốt cháy bất kì loại nhiên liệu hóa thạch nào đều tạo ra khí thải cácboníc, làm tăng biến đổi khí hậu toàn cầu, làm thay đổi cả trạng thái hóa học của các đại dương. Trong số những người tranh cãi nồng nhiệt cho điện hạt nhân lúc này, có một số nhà bảo vệ môi trường, họ thấy những mối nguy cơ chưa rõ ràng là tốt hơn những cái hại chắc chắn của biến đổi khí hậu. Thật ra một so sánh khách quan có thể gợi ý rằng một nhà máy điện hạt nhân được thiết kế tốt và điều khiển chặt chẽ có ít nguy cơ hơn, chẳng hạn, một nhà máy điện đốt than có kích cỡ tương đương. Tuy nhiên, một so sánh như vậy bỏ qua sự kiện là việc điều khiển năng lượng hạt nhân ở Mỹ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào việc vẫy chiếc đũa thần.

Xem xét viễn tượng một cuộc tấn cộng khủng bố. Sau 11/9, dường chư chỉ có sự cẩn trọng về các nhà máy điện hạt nhân là được chuẩn bị để đối phó với một cuộc tấn công của một nhóm lớn được vũ trang tốt. Nhưng Ủy ban Điều phối Hạt nhân, trong khi xem xét lại các quy tắc an ninh của nó, quyết định không yêu cầu các nhà máy phải có khả năng tự phòng thủ chống lại các nhóm mang loại vũ khí nguy hiểm nhất, mặc dầu đó chính là loại vũ khí mà các thành viên của Ủy ban này đã kết luận rằng các nhóm khủng bố có thể trông đợi có được. (chính xác loại vũ khí nào là thông tin được phân cấp tuyệt mật.) Theo một nghiên cứu của Văn phòng về trách nhiệm giải trình của chính phủ Ủy ban này có lẽ đã duyệt lại các quy tắc của nó trên cơ sở “những gì ngành công nghiệp này coi là hợp lý và khả thi để phòng thủ chống lại nguy cơ khủng bố, hơn là dựa trên một đánh giá về bản thân nguy cơ đó.”

Hay là xem xét đòi hỏi, đề ra trong việc đối phó với tai nạn ở Three Mila Island, các kế hoạch sơ tán người được vạch ra cho một khu vực bao quanh tất cả các nhà máy hạt nhân. Như bất kể ai chạy xe qua Quận Westchester đều biết, ý tưởng rằng khu vực xung quanh nhà máy Indian Point, ở Buchanan, New York, có thể được sơ tán an toàn sau một tai nạn là, nói giảm nhẹ,  có vẻ không hợp lý. (Hơn ba trăm nghìn người sống trong vòng mười dặm kể từ nhà máy, và gần hai mươi triệu sống trong vòng năm mươi dặm.) Tuy nhiên Ủy ban Điều phối tin rằng Indian Point có một kế hoạch sơ tán khả thi, và đang nghĩ cách xin gia hạn giấy phép nhà máy này thêm hai mươi năm.

Hay là, cuối cùng, xem xét các vấn đề về nhiên liệu đã qua sử dụng. Sau nhiều thập kỷ và nhiều công trình nghiên cứu tốn hàng tỉ đô la, Mỹ vẫn không có một kế hoạch để phát triển dài hạn phương tiện lưu giữ phế thải phóng xạ, phần lớn vẫn còn nguy hiểm trong nhiều thiên niên kỷ. (Chính quyền Obama bác bỏ ý tưởng về tạo ra một chỗ chứa ở Yucca Mountain, Nevada, tuy nhiên đã phải đẩy tới, hoặc, dường như thật sự xem xét một phương án thay thế). Ngược lại, các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng hiện đang được cất giữ ở tại một trăm lẻ bốn nhà máy điện hạt nhân của đất nước. Hơn hai chục lò phản ứng ở Mỹ có những bể ngâm trên mặt đất tương tự như những bể đã bị hư hỏng ỏ Fukushima – chỉ khác là các bể của Mỹ chứa nhiều chất thải hơn các bể của Nhật. Trong một cuộc hội nghị ngày hôm kia, David Lochbaun, một kỹ sư hạt nhân và là giám đốc Dự án An toàn Hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học đã gọi những nguy cơ rủi ro hiện đang đặt ra bởi các bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng ở Mỹ là “cao ngang với khả năng bạn tạo ra chúng.”

Như thảm họa ở Nhật Bản đã minh họa, rõ ràng và bi thảm, người ta đã chật vật lập kế hoạch cho những sự kiện mà người ta không muốn tưởng tượng xảy ra. Nhưng chúng đúng là những sự kiện phải được tính đến trong việc đánh giá thực tế về rủi ro. Chúng ta đang ít nhiều giả vờ rằng những nhà máy hạt nhân của chúng ta là an toàn, và cho đến lúc này chúng ta đã thoát được. Nhưng người Nhật thì không.

© Hiếu Tân

Phản hồi