WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn nhận về Trung quốc

Bóng ma chiến tranh đang nổi lên ở châu Á khi sức mạnh quân sự của Trung quốc ngày càng tăng?

Cận cảnh hạm đội lớn đầu tiên của Trung quốc cho ra mắt thế giới (Tân Hoa xã)

Theo các hãng tin phát đi từ chính Tân Hoa xã của Trung quốc thì tới đây họ sẽ cho hạ thủy chiếc hạm đội lớn có sức chứa hơn 50 máy bay chiến đấu cùng hàng trăm xe tăng, xe quân sự và hàng chục dàn hỏa tiễn hạ máy bay và cả hạm đối hạm, hạn đối địa và hàng ngàn bộ đội cho một cuộc chiến nếu phải xẩy ra. Như Tân Hoa xã nói sẽ sớm triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, và trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á làm như vậy. Chiếc Varyag được Trung Quốc mua của Ukraine và làm lại tại một xưởng đóng tàu ở Đại Liên từ năm 2002, đã gần hoàn tất. Cũng chính từ  tiết lộ này, tới đây ngay sau khi hạ thủy xong hạm đội này thì họ sẽ lại đúc kết kinh nghiệm cho ra đời nhanh chóng một hạm đội khác lớn hơn do chính họ đóng với sức chứa máy bay, hỏa tiễn và các phương tiện chiến tranh có thể gấp rưỡi hoặc gần 2 lần so với Hạm đội này. Chiếc tàu sân bay này được đặt tên theo tiếng Trung  Quốc là “Shi Lang”, đó là tên vị đô đốc đã chinh phục Đài Loan năm 1681.

Cận cảnh hạm đội lớn đầu tiên của Trung quốc cho ra mắt thế giới (Tân Hoa xã)

Hải trình thử nghiệm chiếc tàu sân bay này được hoạch định vào 23/4 – đánh dấu ngày thành lập lực lượng Hải quân hoặc 1/7, kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng điều mà người ta quan ngại lớn hơn đó là Trung quốc hôm nay không hề còn tránh né dấu giếm về ý đồ phô trương sức mạnh của mình và như các báo chí đã nói, họ (Trung quốc) còn giơ cao rung lắc hầu bao tiền khổng lồ khoe chuyện sắp tới họ sẽ chi ra 23 tỷ đô-la cho việc củng cố và xây dựng các đảo và căn cứ quân sự ở Vịnh Bắc bộ, trong đó có nhiều đảo của Việt nam trên Hoàng sa và Trường sa, bất chấp phía Việt nam đã mạnh mẽ phản đối.

Như nhiều nhà bình luận quốc tế đã phân tích thì đây là một động thái rất đáng lo ngại vì như vậy Trung quốc đã như là công bố sự đàm phán không còn cho vấn đề biển Đông mà nay chuyển sang ai mạnh nấy thắng và biển Đông ngày nay là của Trung quốc hùng mạnh.

Các báo chí mấy ngày qua liên tục đăng tin là Trung quốc không còn coi đàm phán song phương hay đa phương có giá trị nữa và chiến thuật kéo dài đàm phán theo hướng tôn trọng nghị quyết ứng xử hòa bình biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á đã được khai tử, hay những khẩu hiệu hữu nghị mấy chục chữ vàng chói lọi về tình hữu nghị với Việt nam chỉ là phương cách câu giờ khi mà nay họ đã có đủ sức mạnh thì các khẩu hiệu hay cái mớ tinh thần ứng xử kia v.v… mà họ đã khôn khéo bầy ra đến nay Trung quốc coi như vứt bỏ, còn ai luyến tiếc thì cứ nhặt lấy mà giương cao, càng lâu càng tốt. Đến đây thách thức không chỉ với các quốc gia trong khu vực mà ngay cả với Hoa kỳ kẻ từ xưa đến nay vốn là đối thủ đáng gờm của họ cũng là như vậy. Thời gian như đang ủng hộ Trung quốc. Những diễn biến từ Afganitan, I-rắc, Libya và những vết thương mất đoàn kết nghiêm trọng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ, thảm họa vùi dập nước Nhật, một đồng minh lớn của Hoa kỳ ở khu vực này đang khiến cho Trung quốc múa tay trong bị thậm chí hân hoan ra mặt.

Báo chí Trung quốc còn lớn tiếng nói rằng các hạm đội lớn trên biển dù ở tầm 2000 hải lý vẫn không thể an toàn trước các hỏa tiễn tầm xa của quân đội nhân dân Trung hoa.

Người ta còn nhớ kể từ năm 2009, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược hải quân và tìm cách mở rộng địa bàn chiến lược tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã triển khai ba tàu hải quân tới vùng biển ngoài khơi Somalia kể từ 2008 và tiến hành một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn từ tháng 4 năm ngoái, trong đó, tàu chiến nước này vượt qua vùng biển phía nam Nhật và đi vào tây Thái Bình Dương. Một chiếc tàu sân bay là yếu tố then chốt để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược này như muốn nói cho thế giới biết họ không chỉ làm chủ biển Đông trước các hạm đội khổng của Hoa kỳ mà còn vươn tay ra ngoài khu vực khác nếu họ muốn. Một chuyên gia chính trị quốc tế ở trường đại học Bắc Kinh đã không úp mở khi nói rằng: “Khi sự quan tâm của Trung Quốc mở rộng khắp toàn cầu, thì chiến lược hải quân vốn chỉ tập trung vào lợi ích quốc gia sẽ không còn phù hợp, bị hạn chế ở lãnh hải Trung Quốc. Do đó, nước này cần tàu sân bay để mở rộng vùng hoạt động khắp thế giới”.

Cùng với những việc trưng các hạm đội lớn ra đời, các tuần dương hạm, các đội tầu ngầm và máy bay tàng hình cho đến hỏa tiễn hạ vệ tinh v.v… thì bên kia, họ cũng đã lắp nanh vuốt mới cho người chiến sỹ tiền đồn Bắc Triều tiên không còn lo sợ trước các cuộc tập trận đã và đang diễn ra liên tục với Hàn quốc. Bắc Triều tiên cũng đã tân trang vũ khí mới hiện đại cho 200 ngàn đặc công tinh nhuệ và hơn một triệu lính thường trực với xe tăng và các tầu đệm khí nhỏ với tốc độ cao sẵn sàng đổ bộ vào nam Triều tiên bất cứ lúc nào để thống nhất đất nước. Trước cuộc tập trận của Hoa kỳ và Nam hàn đang diễn ra tuần qua, phó tổng tư lệnh Bắc Triều tiên đã tuyên bố chắc nịch là họ không thụ động đứng nhìn kẻ thù giương oai.

Rõ ràng vấn đề Bắc Phi so với mặt trận này một khi xẩy ra thì chỉ là đám lửa nhỏ so với một biển lửa lớn mênh mông. Mùi khí thuốc súng đã bắt đầu nghe khen khét và chỉ cần một động thái nhỏ xẩy ra như trận Bắc Triều tiên nã pháo sang Nam Hàn hay một cuốc tấn công vào tầu chiến vừa qua thì không ai dám nói là chiến tranh sẽ diễn ra như thế nào?

Thế giới nhận định gì về Trung quốc tăng cường quân sự quá mức?

Một nhà phân tích chiến lược hàng đầu của Mỹ Đô đốc Robert Willard – Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cảnh báo, tiến bộ quân sự của Trung Quốc đồng nghĩa với việc Guam sẽ mất vị trí như một “bến cảng an toàn” cho lực lượng Mỹ tại tây Thái Bình Dương. Bày tỏ quan ngại về khả năng lực lượng vũ trang Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc cho rằng, việc thiếu vắng lời giải thích từ quốc gia Đông Á về các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của họ có tác động lớn tới ổn định khu vực. “Thiếu vắng giải thích về quá trình hiện đại hóa quân sự, Trung Quốc đã tạo ra những ảnh hưởng quan trọng với ổn định khu vực”, Đô đốc Robert Willard – Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ – nói trước Ủy ban Vũ trang Hạ viện.

Theo ông Willard, khu vực đang phát triển những kết luận riêng về việc tại sao quân đội Trung Quốc (PLA) tiếp tục mở rộng các khả năng để trình diễn sức mạnh bên ngoài biên giới Trung Quốc hay khả năng ngăn chặn sự tiếp cận của lực lượng Mỹ cũng như đồng minh trong khu vực.

Đô đốc Mỹ cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ xác định phần lớn môi trường khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Ông nhấn mạnh, các hoạt động của hải quân Trung Quốc là thách thức trực tiếp với việc làm sáng tỏ luật pháp quốc tế cũng như thiết lập các chuẩn mực quốc tế đã được thừa nhận. “Chúng ta không còn nằm ngoài tầm với”, trong trường hợp đặc biệt, ông cho rằng, các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc có thể dội xuống sân bay và những căn cứ khác của Mỹ trên đảo này. “Họ đã dùng rất nhiều tài nguyên vào các chương trình tên lửa”, Mahnken nhấn mạnh. Người ta cho rằng những nhận định của ông tư lệnh đô đốc Mỹ không phải là sự thổi phồng những khả năng quân sự quá mức của Trung quốc hay có chủ đích làm cho mọi người sợ về quốc gia này mà chính là để cảnh báo Mỹ và cả thế giới về một Trung quốc đầy nguy hiểm và ngạo mạn có thể gây ra chiến tranh lớn bất kỳ lúc nào nếu như họ chắp thêm nanh vuốt mới.

Theo ông, trong khi Mỹ vướng bận cả một thập niên qua tại Afghanistan và Trung Đông thì Trung Quốc đã có tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ quân sự. “Họ tận dụng việc này”, ông nói. Bên cạnh tên lửa đạn đạo thông thường, Trung Quốc còn tập trung phát triển lên lửa phóng từ các tàu trên biển (cả hạt nhân và thông thường), tàu ngầm hạt nhân và diesel, tên lửa hành trình, vũ khí đạn đạo xuyên lục địa, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, vũ khí chống vệ tinh… Mahnken cho rằng, khả năng chiến tranh ảo cũng được chú ý.

Nhiều nhà phân tích quân sự hàng đầu thế giới cho rằng một cuộc chiến tranh lớn chưa từng có sẽ xẩy ra khi chính họng súng đôi bên Bắc Nam Triều tiên khai hỏa và hai ông lớn phía sau không thể ở trong tình thế ngồi nhìn đàn em choảng nhau chí tử mà sẽ phải xung trận. Đến lúc đó Mỹ và châu Âu sẽ làm gì với một Trung quốc con hổ xám lớn mạnh không còn như ngày nào với dáo mác, súng thần công nơi Cấm thành Thiên An môn như xưa mà là cả một kho vũ khí hiện đại đang có trong tay mà họ đã cho trình diễn?

Biển Đông và biển Hoàng Hải sẽ luôn là vấn đề thử thách của thế giới trước một Trung quốc thời hiện đại hôm nay. Bài toán này rõ ràng đòi hỏi Hoa Kỳ càng phải nhanh tay liên kết với các đồng minh trong khối Asian để đối phó với một hung thần đang lớn mạnh cũng chẳng khác gì khi xưa Mỹ phải liên kết với các nước châu Âu khác để chống phát xít Đức hùng hậu. Với châu Âu hiện nay ngoài liên minh Bắc Đại Tây dương thì Pháp, Anh đang kết tụ để đối phó với Trung quốc và Nga cũng đang phải xây dựng căn cứ hùng mạnh ở các đảo giáp Nhật để đề phòng người hùng mới lớn phỗng lên này.

Việc Philipins tuyên bố vùng chủ quyền và đưa quân đội ra bảo vệ vùng biển đang tranh chấp hay việc Việt Nam thử các loại hỏa tiễn đối không, đối biển đã cho thấy quyết tâm không thể khoan nhượng lùi mãi của mình trước kẻ có đầy mưu mô và xảo thuật nuốt biển. Tổng thống Philipines và các tướng lĩnh của nước này đang phải trang bị nhiều loại hỏa tiễn và pháo tầm trung, tầm xa để bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ của mình. Việt nam cũng không thể ngoại lệ. Cuộc chiến ở Irac hay nay đang diễn ra ở Libya đã cho thấy ông Sadam Hoetsen và cả ông Gaddafi không có đủ hỏa tiễn và pháo phòng không và đối hạm để bảo vệ chính thể của mình trước các đối thủ phương Tây nên bị họ sớm khóa tay, phong tỏa cả trên không và dưới biển. Các nhà quân sự Philipines đã khẳng định rất đúng là: “Với các nước có vùng b biển dài và nhiều hải đảo như Philipines, Inddonexia và Việt nam v.v… mà kinh tế không giầu có thì tốt nhất vẫn là sự trang bị hỏa tiễn các tầm xa, trung và ngắn cùng pháo bờ biển vẫn là các biện pháp hữu hiệu nhất. Vì sao? Vì không có loại tầu nào có thể chịu với mưa bão hỏa tiễn được.”

Người ta cho rằng số hỏa tiễn của nước này đã tăng lên gấp 20 lần so với những năm vừa qua mà chủ yếu là hỏa tiễn mua của Mỹ và Tendavit. Còn Indonexia thì đang thành lập hẳn một nhà máy lớn sản xuất hỏa tiễn hiện đại để trang bị cho quân đội những năm tới đây. Nghe đâu Trung Quốc đang muốn ve vãn để liên kết với quốc gia này để cùng sản xuất các loại hỏa tiễn các tầm và khả năng, có thể quốc gia này dễ siêu lòng chấp nhận. Đây là một mũi tên được hai đích vừa tăng cường lực lượng quốc phòng và làm kinh tế, nhưng đòn chủ yếu vẫn là để chia rẽ các nước trong khối Đông Nam Á mà năm nay Indonexia đang là chủ tịch của khối.

Với châu Âu hiện nay ngoài liên minh Bắc Đại Tây dương thì Pháp, Anh đang kết tụ để đối phó với Trung quốc và Nga cũng đang phải xây dựng căn cứ hùng mạnh ở các đảo giáp Nhật để đề phòng người hùng mới lớn phổng lên này.

Người Tây nguyên có câu: “không đánh hổ lúc mới lớn còn chờ khi nó đủ nanh vuốt?” Câu nói này quả là tuyệt hay. Cho đến hôm nay, thế giới mới càng khen ngợi ngườiViệt Nam xưa thật khéo đặt tên cho Trung quốc là “đội quân bành trướng” thật là chính danh, không có từ nào chính xác hơn.

Ngày 11 tháng 4 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

30 Phản hồi cho “Nhìn nhận về Trung quốc”

  1. 100 nam says:

    hihihihi nghe TQ co tau san bay chac may nuoc nho be xung quanh so khiep lam ! Tau nay neu ha thuy trong nam nay the nao cung bi …

    BBT: Cắt. Mời bạn vào http://www.vps.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí.

  2. Việc Trung quốc cho công khai đấu thầu xây dựng và làm du lịch ở các đảo của Việt nam trên quàn đào Hoàng sa và Trường sa. Người ở trong nước nghĩ rằng người Việt ở các nước sẽ có cuộc biểu tình lớn để phản đối để tạo đà cho các cuộc biểu tình ở trong nước. Nhưng nhiều người nói rằng các tổ chức Việt nam ở nước ngoài nay xẹp hơi, có còn là tổ chức gì đâu, chỉ ngồi tán gẫu và hay nói chuyện tào lao trên báo. Chuyện Trung quốc Xây dựng và làm du lịch báo chí đăng ầm ĩ mà có thấy gì đâu? Im như lìm. Thật xấu hổ thế cũng gọi là ủy ban Việt nam hải ngoại. Thật là trò cười.

  3. Theo tôi, VC nên dương cờ trắng mà đầu hàng trước sức mạnh người anh khổng lồ Trung Quốc. Ngọn cờ bách chiến bách thắng của VC đang èo ọp bay trên mảnh đất VN, nơi có nhiều đỉnh cao trí tuệ và những thanh niên VN còn hăng say nghe VC chống Tàu, nay phải mở mắt nhìn bốn hướng, có thấy VC mị dân không.?

    Những kẻ nào nghĩ đến đất nước, muốn đất nước hùng mạnh, viết những lời thống thiết hối thúc bọn VC canh tân xứ sở, sẽ thất vọng. Tại vì sao? VC chỉ biết canh tân tiền bạc và bày trò nham hiểm để đưa vào tù những người yêu nước như luật sư Cù Huy Hà Vũ. Tốt nhất bày trò lưu manh cho VC bằng những trò hối lộ tham nhũng để chúng ta có cơ hội lật đổ chúng, hoặc để Tàu trị tội phản để VC biết thân phận chúng là phải đi học tập cải tạo, Tàu không bao giờ quên tội phảnVC.

    Khi Tàu mạnh hơn VC chúng ta phải mừng vì chúng ta bất lực trị tội VC thì để Tàu ra tay trị tội . Nếu VC còn tiếp tục sống thì nhân dân VN sẽ làm kiếp trâu cày và hàng ngàn thanh niên sẽ bị VC đem nướng một cách thảm thương trên chiến trường biên giới Tàu Việt, không có chính nghĩa.

    Kẻ phi dân tộc như VC phải để chúng ra đi, vì triệu người dân Việt đang chờ đợi điều đó xẩy ra.

  4. Theo chúng tôi biết thì hiện nay cả Đảng CSVN và Trung quốc rất lo lắng chuyện về đảo biển tranh chấp giữa Việt nam và Trung quốc có thể sẽ gây lên làn sóng mạnh mẽ từ phía người Việt nam ở nước ngoài và ở trong nước rồi lây sang vấn đề khác như biểu tình đòi dân chủ, đòi tự do. Vì thế trong những ngày gần đây các phái đoàn Việt nam và Trung quốc như đã có thỏa thuận về vấn đề Biển và đảo ở Trường sa và Hoàng sa và Việt nam có thể chấp nhận những đảo đã mất về tay Trung quốc và đôi bên thiết lập quan hệ quân sự toàn diện để Trung quốc rảnh tay đối phó với Mỹ về vấn đề biển Đông.
    Trần Kiết Tường

  5. lotxac says:

    Khi Tq có lồi cái đầu ra… để Tây Phương có cách đề phòng nhạy bén hơn để đối chọi lại sức tiến mạnh và bành trướng của đối phương trong vùng Thái bình dương. Hay Tây Phương chuẩn bị hợp tác để có một sức mạnh khác để chuẩn bị cho cuộc Đại chiến một mất một còn khi TQ chưa đủ sức mạnh ?
    Thuật đánh Hổ của người Tây Phương là dụ Hổ ra ngoài hang Cọp rồi đánh cho nó gục luôn để khỏi phải vào hang mà bắt CỌP phải không quí đồng hương ?
    Có chiến tranh thứ III khi TQ đụng chạm bất cứ một quyền lợi nào của Tây Phương tại vùng Thái bình Dương này.

    • Bacphi says:

      Làm sao tránh khỏi thế chiến thứ Ba,bắt buộc phải xẩy ra rất gần kề xin quý vị hãy nghe lời
      của một vị còn hơn cả tiên tri ,đó là Ngài Đức Đạt lai Lạt Ma Đã nói ” Tôi biết rất rõ ,đất nước
      của tôi Tây Tạng sẽ được Độc lập sau khi xẩy xa chiến tranh thế giới thứ Ba tại ở Hoa nam
      chỉ còn mấy năm nữa nữa thôi,nhưng có một điều Tây Tạng không còn thuần túy dân tộc mà
      đã bị hán hóa hơn phân nửa rồi,đành phải chấp nhận vậy,” Ngài đã nói cách đây mấy năm ,
      ,tôi không nhớ rõ bài báo nào đã đăng …như vậy suy đoán có
      thể từ nay đến cuối năm 2012 là cùng và cũng tin đồn nhiều rằng năm 2012 sẽ tận thế là vậy
      thằng Chệt bị phanh thây từng mảnh thì Ngài mới dành lại được đất nước Tây Tạng chứ
      rõ ràng lắm rồi.chờ xem.

  6. Cu Tý says:

    Thuyền bành trướng tăng đô cao tốc,
    Hạm Tàu Bay thâm độc bá quyền.
    Gây bao nghiệp chướng oan khiên,
    Ngàn Năm còn đó lời nguyền khó phai.
    Tài lấn biển dời non bợm bãi,
    Bốn Tốt bày tê tái môi đào.
    Rỡ ràng Mười Sáu lạ sao,
    Ngưạ hồ nhịp vó hùng hào tiến sang.

    Tình lang sao lắm lỡ làng !!!

  7. Vũ duy Giang says:

    TQ mua lại tầu máy bay Varyag của Ukraina để bắt chước làm tầu máy bay khác,cũng như các gián điệp ngoại giao TQ đã mua các mảnh tầu bay”tàng hình”của Mỹ bị rơi ở nước Ba Tư cũ(Yougoslavia)mang về TQ để bắt chước làm máy bay tàng hình TQ,và cho”ra mắt”dọa bộ trưởng quôc Phòng Mỹ.Robert Gates vào cuộc viếng thăm TQ của ông này.Trước đây,thời Từ Hi Thái Hậu cũng cho đóng 1 con tầu bằng đồ đá”xứ”(porcelaine!)rất đẹp,nhưng không nổi trên mặt nước,nên hình như vẫn được trưng bầy tại 1 viện bảo tàng TQ?!
    Xưa nay Tầu nổi tiếng làm”hàng giả”bán thật rẻ,nhưng không bền lâu,nhưng mang về nhiều ngoại tệ để mua tầu bè,khí giới nước ngoài về bắt trước!Vậy nên đánh giá đúng mức về sức mạnh quân sự Tầu,xem có giống như”con cọp giấy”mà Mao trạch Đông đã từng đánh giá Mỹ!

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Kính ông Vũ Duy Giang,

      Tàu cộng có là “cọp giấy” với Âu Mỹ hay Nhật, Nam Hàn, Taiwan …, nhưng công bằng nhận xét nó vẫn là con cọp thật với mình ông ạ. Nó rình trong bụi nhảy ra cắn mình đau điếng đấy nhé.
      Chẳng hạn hồi cuối thập niên 70 nổ ra chiến tranh biên giới phiá Bắc giữa mình với nó và phiá Tây Nam giữa mình với Miên, cũng do nói xúi bảy bọn Khmer Đỏ Pol Pot chọc léch mình mãi.

      Giờ đây ư ? Này nhé:
      - mặt Tây nó mua chuộc Lào và Miên đủ trò. Nào là xây dựng dùm hạ tầng cơ sở như đường xá cầu cống, dụ dỗ xây đập thủy điện trên sông Mekong ở Lào để bán điện sang lân bang !
      Cũng như xây dựng một loạt 14 con đập thủy điện bậc thềm ở thượng nguồn Mekong trong tỉnh Vân Nam (như Mạn Loan, Tiểu Loan, Đại Chiếu Sơn, Cảnh Hồng …) ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng của Mekong về mùa mưa và mùa khô. Dĩ nhiên gây nhiều tác hại xấu ở hạ lưu con sông này, như vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước ta.

      - mặt đông thì ở biển Đông tôi không cần kể thêm cho rườm lời.

      Nói tóm lại, nó biết anh CSVN là thằng đàn em cứng đầu, khó bảo khó ưa, nên lần này nó đánh thế gọng kềm, như Phật buộc con khỉ chúa Tôn Ngô Không đội chiếc kim cô vào đầu, mỗi khi Tam Tạng niệm chú là vòng này siết chặt khiến con khỉ chúa nhức đầu gần chết.
      CSVN giờ khó mà vùng vẫy khỏi tay Tàu cộng. Cho nên muốn chơi với Mỹ mà vẫn sợ anh Tàu răn đe đấy.
      Chưa kể chơi thân với Mỹ, lỡ một mai Mỹ bỏ rơi thình lình khi đi đêm được với Tàu như hồi Nixon-Kissinger thì bỏ bu ! Cũng như Mỹ xa Tàu gần, có chắc là Mỹ cứu bồ kịp chăng ?
      Rồi chơi với Mỹ là phải dân chủ hóa, mần răng mà giữ mãi được cái mác Cộng hòa Nghĩa xã chớ !
      Mà dân chủ hóa là thằng Tàu đâu có để yên cho mà đi trước nó một bước. Tàu phải độc tài mới thống nhất đất nước vĩ đại lắm sắc dân đa văn hóa tín ngường !

      Kết luận, còn độc tài độc đảng là còn tụt hậu và lệ thuộc ngoại bang !
      Phải dân chủ hóa càng sớm càng tốt !

      Lão Ngoan Đồng

  8. Tôi đồng ý với các bạn Trần Cảnh Thông và bạn Hoài Dương là Đảng CSVN mà chủ yếu là phần lớn trong bộ chính trị mà ông Tấn Dũng chi phối thì họ đã chấp nhận một việc đã rồi đó là các đảo và biển mà Trung quốc chiếm đóng khi đánh nhau với Quân lực VN cộng hòa và như vậy như dâng đảo biển cho Trung quốc. Còn họ chỉ cố giữ các đảo hiện nay đang quản lý để khỏi rơi vào tay Truong quốc thôi. Chuyện họ phản đối Trung quốc xây dựng và tuyến phòng thủ ở các đảo đã chiếm Trường sa và Hoàng Sa chỉ là đẽo diệu dân Việt nam trong và ngoài nước thôi, nhất là kiều bào ở nước ngoài. Chúng ta thấy Mỹ nhioều lần mời gọi họ tập trận chung và liên minh thì họ chối khéo sợ Trung quốc. Họ quan hệ với Mỹ chỉ để làm ăn kiếm mầu thôi. Còn quan hệ với Trung quốc để giữ chức vị vì sợ mất chế độ cộng sản thì họ mất tất cả. Đấy là lý do sao họ không giám hô he khi Trung quốc độc quyền chiếm biển Đông.
    Mỹ phải yêu cầu họ trả lời rõ ràng về vấn đề này. Ông Hoàng Hà là một người giỏi về Trung quốc nhưng ông cũng tránh né không nói vấn đề này. Chúng tôi biết và thông cảm với ông, dù sao ông nêu ra cho thế giới biết về Trung quốc bành trướng và hung hăng đầy nguy hiểm cùngla đáng quý lắm rồi.
    Phạm Gia Điều ( Lạng sơn)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Ông Phạm Gia Điều (Lạng Sơn) ơi,

      Tôi xin ông bán đứt bản quyền (cho mọi người) câu này nhé:

      HỌ QUAN HỆ VỚI MỸ CHỈ ĐỀ LÀM ĂN KIẾM MẦU THÔI.
      CÒN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC ĐỂ GIỮ CHỨC VỊ VÌ SỢ MẤT CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN THÌ HỌ MẤT TẤT CẢ.

      Ngắn gọn, đơn giản, chắc nịch mà thâm thúy dường nào.
      Hoan hô / Bravo 3x

      Chúc ông và bà con Lạng Sơn vui mạnh.
      Mong thường xuyên “chạm mặt” ông nơi diễn đàn này.

      Kính bái,

      Amsterdam, thứ tư 13 tháng 4 năm 2011.
      Lại Mạnh Cường

      TB: Tôi gốc dân phủ Kiến Xương, tỉnh “Thái Lọ” ông ạ :-) !!!

  9. Đảng và Nhà nước Việt nam chỉ sợ dân bất bình nên phản ứng vài lời phản cho qua lệ. Mất đảo là cái chắc. Các bạn sẽ thấy qua bài báo chính từ Quân Đội Nhân Dân đăng sau đây:
    Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thiết thực
    QĐND – Thứ Ba, 12/04/2011, 21:14 (GMT+7)
    QĐND – Mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được lãnh đạo hai nước nâng lên tầm đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trong suốt hơn 60 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, hai bên không chỉ quan tâm thúc đẩy hợp tác chính trị, kinh tế, ngoại giao mà cả quốc phòng-an ninh. Những kết quả quan trọng đạt được trong hợp tác quốc phòng-an ninh giữa hai bên đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ song phương ngày càng thêm tốt đẹp.

    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới và khu vực có những biến chuyển mạnh. Trung Quốc là một trong những nước sớm giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng và tuyên bố độc lập vào ngày 1-10-1949. Tại Việt Nam, lực lượng cách mạng không ngừng lớn mạnh. Năm 1949, theo yêu cầu của lãnh đạo ĐCS Trung Quốc, Việt Nam đã cử bộ đội sang giúp cách mạng Trung Quốc. Sau đó Việt Nam cũng bắt đầu đón những đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đầu tiên sang giúp nước ta.

    Trong tổng số 50 chiến dịch lớn nhỏ của cuộc kháng chiến chống Pháp, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã tham gia một số chiến dịch quan trọng: Biên Giới, Trung Du, Đường 18, Hà Nam Ninh, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 1955 Trung Quốc cử Tùy viên quân sự ở Việt Nam. Năm 1957 Việt Nam cử tùy viên quân sự tại Trung Quốc.

    Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Đoàn cựu chuyên gia quân sự Trung Quốc thăm Việt Nam năm 2010.

    Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ giúp đỡ to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần từ nhiều nước XHCN, nhiều nước bạn bè, đồng chí trên thế giới, trong đó có sự giúp đỡ thiết thực của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Sự trợ giúp quốc tế đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam năm 1975.

    Cuối năm 1991, sau khi bình thường hóa quan hệ, thực hiện chỉ đạo của hai Đảng, lãnh đạo cấp cao của hai Bộ Quốc phòng đã tiến hành trao đổi nhiều chuyến thăm song phương, mở ra trang mới cho hợp tác quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc. Trong sự phát triển tốt đẹp của quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước theo tinh thần “16 chữ” và “bốn tốt” mà lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã thỏa thuận, quan hệ giữa hai quân đội cũng được nâng lên một tầm cao mới.

    Tháng 11-2001, lần đầu tiên tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10-2003, Thượng tướng Phùng Quang Thanh, Tổng Tham mưu trưởng, đã ký nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước. Tháng 10-2005, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký thỏa thuận triển khai tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc bộ. Từ tháng 4-2006, hai nước bắt đầu tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tàu Hải quân của Việt Nam cũng đã thăm căn cứ Trạm Giang của Trung Quốc. Đến nay hai bên đã tiến hành 10 chuyến tuần tra chung trên Vịnh Bắc bộ và tiến hành một số cuộc diễn tập cứu nạn trên biển. Nhân các chuyến tuần tra liên hợp, một số tàu của Hải quân Trung Quốc cũng đã thăm các địa phương của Việt Nam và thực hiện các cuộc giao lưu với bộ đội và địa phương. Những ngày cuối năm 2009, Thanh niên quân đội hai nước cũng đã tổ chức cuộc giao lưu bổ ích hướng tới kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, chào mừng Năm hữu nghị Việt – Trung 2010.

    Tháng 4-2006, Thượng tướng Tào Cương Xuyên, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Việt Nam, khẳng định quyết tâm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa vào năm 2008. Tháng 8-2007, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm Trung Quốc, hai bên ký thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai bên.

    Trong năm 2010 hai bên tiếp tục duy trì các chuyến thăm và trao đổi ở cấp cao. Trong đó phải kể tới chuyến thăm của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng, tới Trung Quốc tháng 4-2010, và chuyến thăm tháng 10-2010 của Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, và dự hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng đầu tiên (ADMM+) tại Hà Nội. Đánh giá về thành công của hội nghị cũng như mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam – Trung Quốc, trong buổi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Lương Quang Liệt khẳng định: Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với quân đội nhân dân Việt Nam, nguyện cùng phía Việt Nam đưa quan hệ giữa quân đội hai nước bước lên tầm cao mới, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp. Bộ trưởng Lương Quang Liệt cũng nói rằng Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ cơ chế hợp tác ADMM+. Về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Lương Quang Liệt khẳng định, coi trọng việc xử lý tích cực, thỏa đáng theo luật pháp quốc tế, theo tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC), nhằm giữ gìn ổn định ở khu vực; không làm ảnh hưởng đến đại cục quan hệ và sự nghiệp chung mà hai nước đang xây dựng; tin tưởng rằng, với kinh nghiệm đã có, hai bên có đủ cơ sở và cách thức giải quyết các vấn đề trên biển Đông.

    Ngoài việc duy trì trao đổi thường xuyên các đoàn quân sự cấp cao, hai bên còn trao đổi nhiều đoàn ở các cấp quân binh chủng, quân khu nhằm vừa tăng cường quan hệ hữu nghị, vừa có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Việc định kỳ trao đổi các Đoàn ở cấp quân khu biên giới cũng như giao lưu tiếp xúc thường xuyên giữa Bộ chỉ huy biên phòng và các đồn biên phòng các tỉnh giáp biên đã đem lại hiệu quả ban đầu trong việc chống xâm canh, xâm cư, vượt biên trái phép, xử lý các vụ việc và ngăn chặn tội phạm các loại, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị.

    Trong các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước suốt thời gian qua, hai bên đều xác định tiếp tục coi trọng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện; thúc đẩy quan hệ hai nước trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh; tìm biện pháp thực hiện các thỏa thuận đã đạt được; đẩy mạnh hoàn thiện các cơ chế hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh; tăng cường trao đổi tiếp xúc ở cấp cao; mở rộng giao lưu ở các cấp; tăng cường hợp tác trong việc bảo vệ an ninh biên giới, tiếp tục duy trì và thúc đẩy tuần tra chung ở Vịnh Bắc bộ; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật quân sự; tăng cường trao đổi về công tác chính trị, xây dựng Đảng trong quân đội; đẩy nhanh công tác chuẩn bị sớm đưa “đường dây nóng” giữa lãnh đạo hai nước và hai quân đội vào hoạt động, góp phần xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước, nhất là trong vấn đề biển Đông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho hai bên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của mối quan hệ Việt – Trung, tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và hành động.

    Bài và ảnh: NGUYỄN HÒA

  10. Tác giả Nguyễn Hoàng Hà viết bài này thật là lời cảnh báo lớn cho thế giới hôm nay. Đúng như ông viết, chúng tôi sau khi nghiên cứu nhiều bài báo được đăng tải tại Hongkong và ở Thượng hải thì nay Trung quốc không chịu nhân nhượng lùi bước trước bất kỳ vấn đề gì với Mỹ nữa. Biểu hiện cụ thể nhất là vấn đề Nhân quyền thì Trung quốc nói là Mỹ phải tự sờ gáy mình và không nên chõ mõn vào vấn đề nội bộ của họp. Thật là láo hỗn hết sức. Hôm qua Trung quốc đã mời bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều tiên sang hội đàm và chắc chắn nhân Nhật đang khốn đốn về nhà máy điện hạt nhân, nếu Hàn quốc mà có biểu hiện dù nhỏ nhất là Bắc triều tiên sẽ phản pháo tức khắc. Trung quốc đang tức tối về miếng mồi Libya và bắc Phi cùng Ai cập vốn là nơi đầu tư và là nơi cung cấp dầu hỏa cho công nghiệp Trung quốc đã bị Mỹ Pháp Anh phá đám. Còn Việt nam chắc chắn sẽ lại theo Trung quốc thôi vì cũng hôm qua họ lại vừa tuyên bố năng tầm hữu nghị quan hệ toàn diện hai bên. Như thế vấn đề đảo biển là Việt nam đã dâng trọn cho Trung quốc rồi. Nhưng tuyên bố về chủ quyền mà bà Phương Nga tuyên bố vì mấy hòn đảo bị Trung quốc cho đầu tư đấu giá xây dựng và khai thác dầu chỉ là đòn gió để đối phó với đồng bào Việt nam ở trong và ngoài nước thôi. Ông Hoàng Hà đã không nói đến sự kiện này tôi nghĩ là ông tránh né hoặc chưa đưa tin kịp thời.
    Đúng là Mỹ đang gặp hạn rồi, bất lực vì đã chắp nanh cho Hổ để nó nay đang chực vồ lại mình. tôi tin là Mỹ sẽ thua và cuộc chiến nếu nổ ra chính là từ sân Nam Bắc Triều tiên. Châu Âu sẽ bỏ Mỹ hoặc giả lảng không biết. Nếu Mỹ không lôi cuốn được Việt nam và Indonexia, Thái Lan vào với mình thành một mặt trận chung thì chào cờ trắng luôn. Dù nghe có buồn nhưng đó là sự thật. Hãy chờ xem.
    Trần Cảnh Thông

    • NgunhấtXứ says:

      Tôi tin chắc rằng CSVN sẽ dâng “Tất cả biển đảo ” cho Trung Quốc miển là còn được ngồi tại vị ở VN. khi TQ Đánh Đài Loan hay bất cứ nước nào khác, Mỹ sẽ không bao giờ là người tham chiến đầu tiên, họ sẽ để sự kháng cự của nhân dân bản xứ làm hao mòn lực lượng của địch trước rồi từ từ mới kêu gọi Liên hiệp Quốc nhảy vào và họ sẽ là người sau cùng khi đã nắm chắc phần thắng!. TQ chỉ hù dọa cho VN và các nước ĐNÁ mà thôi, không có gì phải sợ hải. Có sợ là CSVN sẽ bị mất ghế nếu TQ làm dử, vì vậy họ sẽ lén lút đi đêm và nhượng bộ thỏa mản mọi yêu sách của TQ để được sống còn. CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH!.

Leave a Reply to Cu Tý