WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Trường Tộ với những tiền đề dân chủ hóa Việt Nam

Nguyễn Trường Tộ – một người công giáo hết lòng vì đất nước – sinh năm 1830 tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) và mất ngày 22 tháng 11 năm 1871 tại Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Ông giã biệt cuôc đời ngắn ngủi, 41 năm, trong ngậm ngùi ân hận:

“Nhất thất túc, thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu, thị bách niên cơ… ”

(Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận
Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm…)

Tuy nhiên, dẫu không để lại những thiên kinh vạn quyển, chỉ qua trên dưới 60 bản điều trần gửi nhà vua, hậu thế cũng đủ thấy một kho tri thức lớn hết sức đáng nể trọng. Học giả Lê Thước nhìn nhận: ” Nguyễn Trường Tộ là nhà khoa học, nhà chính trị và cũng là nhà tân học nước ta xưa. Tư tưởng và kiến thức của tiên sinh hơn người đồng thời muôn nghìn.“.

Sau những bài đăng về Nguyễn Trường Tộ đầu tiên trên Nam Phong năm 1925, hàng loạt công trình nghiên cứu và bài viết đã vinh danh Nguyễn Trường Tộ là: “Nhà yêu nước sáng suốt nhất của thế kỷ XIX”, “Nhà cải cách lớn của dân tộc”, “Nhà phê bình xã hội đầu tiên ở nước ta”, “ Bậc kỳ tài, có những tư tưởng tân tiến và một tấm lòng sâu nặng vì nước vì dân”,  “Nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX”, “ Một trí tuệ lớn mang tầm quốc tế ”, “ Nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX ”. …

Bài viết này đi sâu tìm hiểu những giá trị dân chủ hình thành qua các bản tấu trình của Nguyễn Trường Tộ.

Công trình khảo cứu lớn đầu tiên về Nguyễn Trường Tộ có lẽ là của Từ Ngọc Nguyễn Lân, nhan đề Nguyễn Trường Tộdo Viễn Đệ, Huế xuất bản năm 1941 và Mai Lĩnh, Hà Nội tái bản năm 1942. Nguyễn Lân khẳng định Nguyễn Trường Tộ là: “Người Việt Nam sáng suốt nhất trong thời kỳ lịch sử rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam, một nhà đại học vấn, đại kiến thức, đại tư tưởng và đại nghị luận. Một người như thế đáng được cả quốc dân tôn sùng, tượng đồng bia đá kể còn ít.”

Đến năm 1961 thì có cuốn “ Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị cải cách của ông ” của Chương Thâu và Đặng Huy Vận do Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội xuất bản.

Những tư liệu trích dẫn trong bài viết này của chúng tôi chủ yếu có được từ cuốn “ Nguyễn Trường Tộ – Con người và di thảo ” của Trương Bá Cẩn. Xin tri ân tác giả.

1-

Ý tưởng nẩy sinh công trình khảo luận về tư tưởng dân chủ trong Nguyễn Trường Tộ hình thành khi chúng tôi bắt gặp những dòng sau đây trong cuốn sách trên: “ Nếu dân biết bày rõ chân tình, quan thuận theo đó mà điều tiết thì tự nhiên cao thấp, lớn nhỏ đều được công bằng thỏa nguyện. Như người thấp chẳng tranh lấy áo dài làm chi, mọi người đều giúp đỡ nhau xây dựng sự sống còn, không ai thái quá, không ai bất cập, cũng không còn tâm địa xấu xa phân biệt chia rẽ nữa ( Đây là chuyện chắc chắn có thể làm và tất hữu trong đạo làm người chứ không phải như thuyết Tề vật hoang đường ). Đây là một chân lý rất kỳ diệu, khẩn thiết đối với nhân loại. Chỉ vì không rõ chân lý ấy mới có cảnh quân tử phạm lễ nghĩa, tiểu nhân phạm hình luật mà chẳng ai lấy làm lạ thản nhiên như không để đến nỗi cả nước mạnh hiếp yếu, thù nghịch mâu thuẫn nhau mà suốt đời chỉ tìm cách che đậy, dối trá chống lại bề trên. Dầu có người cao thượng, thấu đáo cũng bị vướng mắc tục làng mà không khỏi rơi vào tệ lậu ấy ” ( 1 )

Có thể xem đây là một luận điểm độc đáo của Nguyễn Trường Tộ: dân chủ và tự do ngôn luận là cứu cánh của công bằng xã hội.

Vấn đề công bằng vốn canh cánh trong ông. Ông quán triệt tư tưởng công bằng cả trong đường lối đối ngoại: “ … lấy nhân nghĩa công bằng mà qua lại với các nước làm cho mình và người cả hai đều được lợi, thì mới đạt được sở nguyện. Đó là đường lối thông thường mà tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều tiến hành như thế, tập tành ham chuộng đường lối ấy, tìm cách thực hành đường lối ấy, mấy trăm năm càng ra làm càng có lợi mà không ai nghỉ tay, cũng vì bỏ đường lối này không còn phương sách nào khác” ( 2 ).

Ông tấu trình nhà vua về thực trạng bất công trong thuế khóa: “ Trong dân gian có nhiều tục lệ xấu. Như trong sổ bộ trên quan một cùng đinh phải đóng thuế bao nhiêu, thì trong làng một tay đại phú cũng đóng chừng đó thuế, không bù sớt ít nhiều gì cho nhau cả. Như vậy là đã trái cái nghĩa xóm làng giúp đỡ lẫn nhau rồi …” ( 1 )

Và đề nghị: “ Nay xin chia những người giàu làm ba hạng, nhà hạng nhất đóng thuế mỗi năm một trăm quan, hạng nhì 50 quan, hạng ba 20 quan ( 1 ).

Cho đến hôm nay ta vẫn còn lúng túng trong việc đánh thuế nhà, nhưng cách đây gần hai trăm năm Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất việc đánh thuế nhà nhũng người giàu: “Các nước phương Tây sở dĩ đủ dùng cho việc nước là nhờ đánh thuế nhà những người giàu có và các cơ sở thương mại, thế mà dân không oán than vì đó là thứ thuế chính đáng. Nếu dân nghèo thì chỉ bắt đóng góp một ít công tác thôi. Đối với dân họ tùy theo giàu nghèo mà đóng thuế nhiều hay ít, làm sao cho công việc nước được phân phối thích hợp với mọi người ( 1 ).

Ông chĩa mũi nhọn vào người giàu không vì kỳ thị, trái lại ông đã phản bác tư tưởng yếm thế  “ an bần lạc đạo ” đang ngự trị trong lớp người hủ nho thời ấy ( an tâm trước cảnh nghèo để vui với đạo ).

Khi tư bản Phương Tây tràn tới, ai cũng nhòm nhỏ thấy “ Phi thương bất phú ”, nhưng họ lại võ đóan “ vi phú bất nhân” ( không buôn bán thì không giàu. Nhưng đã làm giàu thì không đạo đức ). Nguyễn Trường Tộ phản bác: “ … có đủ cơm ăn, áo mặc rồi mới nói đến chuyện vinh hay nhục mà muôn việc ở đời cơ bản là sự nuôi sống. Nếu không đủ nuôi sống, bản thân còn không bảo tồn được nói gì đến chuyện khác ngoài bản thân…Nếu bị cái nghèo đói thúc bách thì lo kiếm sống cũng không xong còn đâu mà bàn lễ nghĩa ( 1 ), “ Tôi thiết nghĩ, trong ngũ phúc, phú đứng đầu, triệu dân trước tiên lo ăn. Sách Luận ngữ nói, làm giàu có rồi mới giáo dục. Mọi việc trên đời hễ việc gì có công dụng lớn thì rất khó làm. Công việc của con người không gì lớn hơn là làm ra của cải để nuôi sống” ( 1 ). Phải chăng, đây chính là quan điềm triết học duy vật biện chứng. F. Engels từng viết: “ Marx là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật giản đơn, trước hết con người cần phải ăn uống, mặc trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo.

Nguyễn Trường Tộ sinh cùng thời với K. Marx ( kém Marx 3 tuổi ). Rất có thể lúc ấy ông chưa có điều kiện đọc Marx. Nếu vậy tức là Việt Nam cũng từng xuất hiện đồng thời nhà triết học duy vật.

Người nói: “ Vi phú bất nhân ”. Nguyễn Trường Tộ bảo: “ Về tài lợi nếu như biết khéo thu nhập thì được nhiều mà không ai oán trách thu nhập ấy, đó là nền tảng của nhân nghĩa ”  ( 3 )

Nhân nghhĩa ở chỗ, làm giàu là để giảm bớt gánh nặng thuế khóa cho dân: “ Nay nói về việc nước, khi đã có đủ của cải rồi thì lệnh trưng thu của cải trong dân chúng để cung ứng cho việc nước sẽ ngày càng giảm bớt mà sự nghiệp củng cố cho nước mạnh sẽ ngày càng tăng” ( 3  )

Làm giàu để nước giàu mà dân cũng giàu: “ Cái tôi gọi là làm cho có nhiều của ở đây không có nghĩa là nói bòn rút của dân để làm cho nước giàu, mà là nhân nguồn lợi tự nhiên của trời đất để sinh ra của cải. Do đó mà nước giàu mà dân cũng giàu”. ( 3 )

2-

Nguyễn Trường Tộ hết sức chú ý đến việc thiết lập và giáo dục pháp luật. Trong lịch sử cận đại Việt Nam có lẽ ông là người cổ súy mạnh mẽ nhất cho luật pháp. Ông kỳ vọng khả năng bênh vực lẽ công bằng của luật pháp và cho rằng luật pháp là hiện thân của đạo đức: “ Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao? Chỉ sợ con người không tận dụng luật mà thôi. Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tìm cái gì khác ( 1 ) .

Bây giờ đọc những điều này thấy như là xưa cũ, như là đương nhiên lắm rồi. Thế mà, tôi nhớ, cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ 20 mà báo Nhân Dân của ĐCSVN còn đăng bài của CB ( tức Hồ chủ tịch ) trong mục “ Mỹ quốc là nước xấu ” phàn nàn rằng nước Mỹ quá xấu vì có quá nhiều đạo luật, tới tận trên ba vạn đạo luật. ( Cả một giai đoạn lịch sử dài các nhà lãnh đạo Cộng sản lấy chuyên chính vô sản thay cho pháp trị! Khốn khổ thay, mãi cho đến bây giờ cái hơi hướng ấy vẫn còn ám ảnh, đầy đọa xã hội ta! )

Nguyễn Trường Tộ khẳng định luật pháp càng chặt chẽ, số điều luật càng nhiều, càng tỷ mỷ và cụ thể thì con người càng được tự do, chứ không phải ngược lại: “ Các nước phương Tây lập pháp rất chặt chẽ thế mà lại rộng rãi. Bởi vì tất cả đều có luật pháp không thể gian dối được, cho nên người ta không gian dối, cũng không có ý nghĩ muốn gian dối. Họ sống yên ổn trong luật pháp, không cảm thấy bị luật pháp ràng buộc, nên tựa hồ như luật pháp ấy rộng rãi. Còn ta cũng lập pháp mà không ngăn chặn nổi tệ đoan là vì luật pháp nước ta chưa chặt chẽ, còn sơ hở để tệ đoan sinh ra. Họ cũng người, cũng nước, cũng dân, sao luật pháp thi hành được còn ta thì không? ” ( 1  )

Hãy xem: “ các nước Phương Tây chưa bao giờ có chuyện bãi tô giảm thuế mà tình gắn bó giữa dân với nước thân thiết khác hẳn tình trạng nước ta biết mấy ( Điều này tôi đã trình bày trong tập “ Ngôi vua là quý chức quan là trọng ” ). Bởi vì họ có thể theo đạo trời làm đúng lẽ tài bồi chở che, xử sự hợp lý. Cho nên luật pháp tuy nặng nề tựa hồ vô tình mà lại rất có tình ( 1 ).

Luật pháp dung hợp lý tình và ngăn trở tình trạng không thấu tình, cũng chẳng đạt lý: “ Nay nếu Triều đình không chỉnh đốn lại thì kẻ sống trong pháp luật ít, kẻ ngoài pháp luật nhiều. Quan trên quý hồ nắm lý lại có nhiều tư vị nên không thể hết lý. Dưới dân quý hồ ở tình lại có nhiều gian dối không thể hết tình. Tình lý không thông làm sao xây dựng đất nước tốt đẹp được? “ ( 1 ).

Nguyễn Trường Tộ đề nghị thành lập khoa luật để phổ cập giáo dục luật học: “ Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ Gia Long đến nay. Ai giỏi luật sẽ được làm quan. Vì luật bao gồm cả kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chánh của 6 Bộ đều đầy đủ. Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật ” ( 1 ).

Cách đây gần hai thế kỷ mà tư tưởng pháp trị của Nguyễn Trường Tộ rõ ràng tiên tiến hơn chúng ta ngày nay: “ Phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử. Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ ký của các quan trong Bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái. Như chế độ xưa, vua có “tam hào” (3 lần tha). Bởi vì nếu có tội phải giết thì đó là quốc dân giết ” ( 1 ).

Cha ông đã dạy thế mà sao ngày nay, những vụ án liên can đến quan chức của Đảng, những vụ án chính trị, và ngay cả một số vụ án tập đoàn kinh tế lớn đều phải xử theo sự chỉ đạo của Đảng!

 

Điều dẫn tiếp sau đây còn làm ta sửng sốt hơn. Chỉ trong lĩnh vực luật pháp thôi, mà Nguyễn Trường Tộ đã chứng tỏ một tầm nhìn chiến lược, một sự cảnh giác quốc tế như của thần linh. Hãy nghe Người căn dặn: “ Kẻ địch bên ngoài sắp muốn nô dịch dân ta, cướp bóc của cải của ta, tại sao không hỏi han nhắc nhở nhau tìm mưu lập kế để ngăn ngừa? Dân gian không biết luật lệ phạm nhiều sai lầm, sao không chỉ dạy rõ ràng để biết mà tránh? Tại sao không đem tâm lực ra mà lo những việc cần kíp trước mắt, lại đem dùng vào những chuyện xa xôi không thiết thực? Tôi sợ kẻ địch xung quanh đang bức bách ta ngày kia sẽ đem cái giáo hóa luật lệ của chúng đến sai khiến chúng ta. Chừng đó ăn năn sao  kịp! ” ( 1 ).

Nếu hiểu Nguyễn Trường Tộ, biết nghe Nguyễn Trường Tộ thì đâu đến nỗi ngây ngô tuân lệnh chỉ giáo của kẻ ngoại bang Phương Bắc làm Cải cách Ruộng đất, đâu đến nỗi cuồng dại tiến hành Cải tạo Công Thương nghiệp…!

Pages: 1 2 3 4

1 Phản hồi cho “Nguyễn Trường Tộ với những tiền đề dân chủ hóa Việt Nam”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Lịch sử VN.cận đại nổi bật có 2 nhân vật kiệt xuất nhất về tư tưởng là cụ Nguyễn Trường Tộ ở Nghệ
    An và cụ Phan Chu Trinh ở Quảng Nam,cả hai đều là đại chí sĩ đi trước thời đại !
    Trong khi cụ NTTộ dâng những bản điều trần lên vua Tự Đức để mong hiện đại hóa đất nước thì cụ PCTrinh dưới thời vua Khải Định với tư cách một nhà duy tân thấm nhuần tư tưởng dân chủ Tây phương đã nêu cao chủ trương khai dân trí,chấn dân khí,hậu dân sinh .Tư tưởng của 2 nhà yêu nước vĩ đại này đến nay vẫn còn là đề tài gây sự tiếc thương vô hạn ở bất cứ người dân nào quan tâm đến vận mệnh của đất nước và dân tộc.
    Đặc biệt là chủ trương của cụ PCT.vẫn còn nguyên giá trị mà chưa ai hiện nay có thể áp dụng được
    vì chế độ VC. phản dân hại nước đang chạy theo kẻ thù truyền kiếp xin làm anh em mà thực chất là
    làm đầy tớ cho bọn đại Hán,những kẻ đã và còn đang lăm le chiếm đoạt nước ta một cách âm thầm và nham hiểm hơn bất cứ kẻ thù nào khác trong dòng lịch sử !
    Mới đây,nhìn gương mặt NPTrọng vui cười hớn hở bên đại tướng Tàu QPThành lạnh lùng mà đau xót.Đường đường một vị tổng bí thư toàn quyền sinh sát mà hạ mình tiếp một phó quân ủy trung ương,thấy trên báo quốc doanh ông ta còn ôm hôn tên tướng Tàu này nữa đấy ! Vồ vập còn hơn
    gặp….gái đẹp ! Nhục thật !
    Tiếc thay lịch sử nước ta không thuận buồm xuôi gió mà bị đẩy vào thảm họa chết người hiện nay !

Phản hồi