WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư bà Đặng Tuyết Mai (vợ cũ phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ)

LTS: Lá thư này bà Đặng Tuyết Mai gửi riêng cho tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu nhân đọc loạt bài viết của ông, nhất là bức thư gửi “Hùm xám” Đặng Văn Việt. Lá thư riêng nhưng ẩn chứa nhiều tâm tình về một giai đoạn lịch sử đau thương của đất nước, lồng vào đó là hình ảnh người chồng cũ, cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, về dòng họ Đặng.v.v.

Được sự đồng ý của bà Tuyết Mai và tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu, chúng tôi xin công bố bức thư riêng này.

————————————————-

Thư gửi Bằng Phong Đặng Văn Âu, người chiến sĩ không gian

Thành phố Los Angeles, California, ngày 12 tháng 4 năm 2011

Âu thân mến,

Bà Đặng Tuyết Mai, vợ cũ PTT Nguyễn Cao Kỳ, mẹ của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Hình Đất Việt

Theo dõi tất cả những bài viết của Âu lâu nay, chị rất thích sự lập luận có lý có tình của Âu trong mỗi bài viết. Nhưng qua bức thư Âu viết cho anh Đặng văn Việt vừa rồi, chị cảm thấy những nhận xét của chị về Âu không sai: một người hết lòng với Đất Nước, thẳng thắn, trung trực. Mặc dù gia pháp nhà họ Đặng rất nghiêm, Âu đã vì Đất Nước và lý tưởng mà nói lên sự bất đồng với nếp suy nghĩ của anh mình. Trong cuộc trao đổi email giữa những người bạn với nhau, chị đọc được ý kiến của anh Nguyễn văn Thêm – nguyên Đại tá KQ Việt Nam Cộng Hòa – gửi cho Tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt, trang chủ trang mạng Việt Thức cũng có nhận xét giống chị về bức thư vừa rồi Âu viết cho anh Đặng văn Việt.

Âu sinh trưởng trong dòng họ Đặng, may mắn có nhiều anh em bà con là những người tiếng tăm ở hai thể chế chính trị khác nhau, nên Âu có những dữ kiện để viết khá rõ về một giai đoạn lịch sử. Chị cũng có duyên là vợ một người từng giữ vai trò lãnh đạo Đất Nước, nên chị cũng là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử. Vì vậy chị đang cố gắng ghi lại những gì chị đã nghe tận tại, thấy tận mắt vào hồi ký của chị.

Do sự thẳng thắn nói lên sự thật của Âu, chắc chắn những người không đồng quan điểm với Âu sẽ công kích. Nhưng trước sau gì rồi sự thật vẫn là sự thật, hãy cố giữ sự trong sáng của ngòi bút thì dần dà độc giả sẽ hiểu. Xuyên qua bức thư Âu viết cho anh Đặng văn Việt, chị biết thêm rằng Âu đứng ra bênh vực cái viễn kiến (vision) của Tướng Nguyễn Cao Kỳ – là bởi vì Âu đồng ý với giải pháp “làm bạn Mỹ” để nước mình thoát ra khỏi áp lực của nước lớn ở Phương Bắc.

Tuy cuộc tình giữa anh Kỳ và chị đã đổ vỡ, những cay đắng, giận hờn và TRẢ THÙ đã qua đi, cảm thấy đã “get even”. Giờ đây nhìn lại, chị vẫn cảm phục anh Kỳ và luôn nhìn thấy anh Kỳ là một người hết lòng với Tổ Quốc, với anh em đồng đội. Một nhà lãnh đạo rất trong sạch (chỉ khổ vợ con, bây giờ phải đi bán phở, và các con cũng vất vả với cuộc sống hàng ngày, chẳng được làm danh phận con ông cháu cha gì cả).

Những sự kiện Âu viết về anh Kỳ trong những bài viết của Âu, chị đều thấy rất chính xác, không tô vẽ, không hư cấu. Ví dụ:

– Thấy cuộc sống vật chất của vợ chồng chị không dồi dào, Đại tướng Nguyễn Khánh ký tặng anh Kỳ tấm ngân phiếu một triệu đồng. Giữ trong túi ít hôm, anh Kỳ cầm ra lại đút vào nói “không ngờ đời Nguyễn Cao Kỳ lại có ngày thành triệu phú” rút cục lại đưa tấm ngân phiếu đó cho Đại tá Hà Dương Hoán – sĩ quan tài chánh Bộ Tư Lệnh – để sung vào quỹ Xã hội Không Quân. (Mà sao ngày ấy chị cũng thật lý tưởng, không chịu “chộp” lấy cất đi thì anh Kỳ cũng đành chịu thôi. Đại gia người Hoa ở Chợ Lớn mang 200 triệu đồng tiền mặt vào tận tư dinh trong căn cứ Tân Sơn Nhất để xin anh Kỳ tha mạng Tạ Vinh bị kết án tử hình vì tội tham nhũng, anh Kỳ đã thẳng thừng từ chối. Chị còn nhớ mấy đêm trước khi quyết định, anh Kỳ ngồi ưu phiền như tượng gỗ. Anh tâm sự, “người lãnh đạo bao giờ cũng cô đơn”, bởi lạnh lùng quyết định sẽ xử chết một người nào, dù người đó có tội, không phải là dễ! Cuối cùng chị đã góp ý kiến là anh nên chuyển qua Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và để tướng Thiệu quyết định tối hậu cũng là hợp tình hợp lý thôi. Thế là nhẹ được trách nhiệm đè nặng trong tâm.

– Khi ra dẹp loạn Miền Trung năm 1966, Tướng Thủy quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Lewis Walt tỏ ra uy quyền, hạch hỏi, anh Kỳ đã nghiêm mặt dạy cho ông ta một bài học về lãnh đạo chỉ huy.

Anh hỏi: “Ông ở trong quân đội bao nhiêu năm rồi?”

“20 năm, sir”.

“Vậy anh có biết trong quân đội có những mệnh lệnh chỉ cho cấp dưới biết mấy phút trước khi hành quân không?”

“Yes Sir”

“Vậy tôi là Thủ Tướng chính phủ, còn anh là Tướng chỉ huy của quân đội đồng minh, dưới quyền của Thủ Tướng. Anh có nghĩ là tôi phải xin phép anh hay hỏi ý kiến anh trước khi hành quân không?

“No sir”

“Then we understand each other, you may dismiss”.

Chào “cốp” “Thank you Sir” rồi quay đi. Và từ đó chúng tôi trở thành bạn tốt. Sau 1975 sang đây rồi Tướng Walt vẫn hay gửi quà và Tabasco sauce cho chúng tôi vì gia đình ông sở hữu công ty này.

Đại sứ Maxwell Taylor khi sang nhậm chức ở Saigon đã mời các tướng trẻ (young turks) ăn cơm để ra mắt. Ông nhắn nhủ các anh nên duy trì ổn định để đánh giặc. Mọi người cùng đồng ý. Nhưng chỉ ít lâu sau lại có chuyện gì đó (Chị sẽ nghiên cứu lại cho chính xác khi viết vào hồi ký). Đại Sứ Taylor lại mời các tướng đến và “mắng”:

“Các anh có hiểu tiếng Mỹ không? Tôi đã dặn các anh không được lộn xộn mà, bữa cơm tôi mời các anh thật phí!” Mọi người im như “hến”, anh Kỳ chậm rãi mỉa mai nói:

“Thưa Ông Đại Sứ, chúng tôi hiểu tiếng Mỹ, và bữa cơm ông mời chúng tôi không phí đâu. Chúng tôi là dân tộc nghèo, được ăn steak từ Mỹ Quốc gửi sang thật quí hóa, chúng tôi ăn rất ngon miệng. Có điều chúng ta phải xác nhận lại lập trường. Ông Đại Sứ sang đây là đại diện một nước đồng minh, giúp đỡ chúng tôi chống cộng hay ông sang đây với tư cách là Sứ thần đô hộ chúng tôi? Và câu này đã làm vị Đại Sứ ấp úng. Trong tài liệu của Pentagon, Đại Sứ Taylor đã nhận định: “Ông Kỳ không phải là “YES MAN” và chị cũng thật hãnh diện vì anh Kỳ. Và riêng điều này có lẽ tất cả chúng ta đều nên hãnh diện!!!

Đại sứ Averell Harriman, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ trong hòa đàm Ba lê tỏ ra nhân nhượng đối thủ, cũng bị anh Kỳ chỉnh, khiến ông ta phải cảm phục bằng câu nói bất hủ: “General, you deserve your reputation!” Chị nghĩ rằng người lãnh đạo quốc gia, dù mình là nhược tiểu, mà biết cách ứng xử xứng đáng thì không một nước nào dám khinh mình. Anh Kỳ đã biết cách ứng xử, tuy nhẹ nhàng lịch sự nhưng quả quyết.

Đúng như Âu đã viết: Anh Kỳ không phải là người làm chính trị, anh thường xác nhận anh không phải là chính trị gia. Anh là một nhà “Lãnh Đạo”, anh muốn dùng “vương đạo” để cảm hóa lòng người. Anh không dùng thủ đoạn để đạt tham vọng cá nhân. Trước sau anh Kỳ vẫn là một chiến sĩ, nhưng là một chiến sĩ có viễn kiến (vision). Anh Kỳ được các Tướng lãnh giao trách nhiệm cầm đầu chính phủ; chứ không hề chạy chọt với ngoại bang hoặc kết bè kết đảng để xây dựng thanh thế. Mặc dù là người không có bằng cấp cao, nhưng hình như ông Trời ban cho một số người cái thiên khiếu để nhìn thấy vấn đề sáng suốt hơn kẻ khác. Sống bên anh Kỳ, chị nhận ra điều đó rất rõ. Mặc dầu không có một chút hiểu biết nào về kinh tế, nhưng sau khi nghe ông Bộ trưởng Âu Trường Thanh thuyết trình thì anh Kỳ nắm bắt được ngay. Trả lời thắc mắc báo chí hết sức trôi chảy, anh Kỳ tỏ ra thông suốt vấn đề, khiến cho các Tướng lãnh cùng Khóa Nam Định như các anh Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Bảo Trị, Lê Nguyên Khang, Phan Phụng Tiên và nhiều người khác phải hết sức ngạc nhiên. Nhất là trong những chuyến công du, cả anh và chị đã học rất nhanh những cách ứng xử để làm tròn vai trò của mình khi mang chuông đi đấm nước người, không đến nỗi làm “nhục quốc thể”.

Anh Kỳ rất hài lòng về chương trình hữu sản hóa cho mấy anh em Xe Lam ba bánh, chương trình phát triển Quận 8 … Anh chủ chương là chính phủ của dân nghèo, và đã thực hành như thế. Báo chí hỏi anh Kỳ tại sao không thành lập đảng chính trị. Không một giây suy nghĩ, anh Kỳ đáp ngay: “Chúng tôi có đảng Kaki là đủ rồi”. Có lẽ vì câu nói đó mà những thành phần trí thức khuynh tả đã gán cho anh Kỳ cái nhãn hiệu Quân Phiệt? Anh Kỳ là người đặt tình chiến hữu, tình đồng đội rất cao. Nhằm mục đích đoàn kết anh em Quân Đội, anh Kỳ đã nhường cho Tướng Thiệu ra tranh cử Tổng thống và mình về với anh em Không Quân. Tướng Hoàng Xuân Lãm đòi trả lon lại cho Quân Đội, nếu anh Kỳ không chịu đứng cùng liên danh với Tướng Thiệu, nên anh Kỳ mới chấp nhận làm Phó cho Tướng Thiệu. Ngoài phố đồn đãi anh Kỳ bị sức ép của Hoa Kỳ nên phải chấp nhận làm phó cho Tướng Thiệu, hoặc anh Kỳ non “jeu”, nên thua trí Tướng Thiệu. Tất cả lời đồn đãi đó hoàn toàn sai. Anh Kỳ chủ chương nhường Ông Thiệu để gây tinh thần đoàn kết trong quân đội giữa các tướng lãnh, thì người lính ngoài tiền tuyến mới có tinh thần đánh giặc. Nghĩa cử cao đẹp như thế mà bị xuyên tạc chê bai. Chỉ tiếc vận nước xui xẻo khiến ông Thiệu không đủ bản lĩnh giữ nước để thua trận. Mà lạ một điều gần như không ai kết án ông Thiệu mà chỉ phê phán anh Kỳ? Không nhớ rằng chúng tôi đã kéo nhau lên rừng ở ẩn và không còn trách nhiệm và tí quyền nào vì bị chặt hết vây cánh.

Trưởng tình báo Hoa Kỳ ở Việt Nam – William Colby – khi nghe tin anh Kỳ nhường cho Tướng Thiệu, đã đích thân vào tận căn cứ Tân Sơn Nhất để yêu cầu anh Kỳ thay đổi quyết định nhưng anh từ chối, gạt đi. Hoặc phái đoàn dân biểu ở Quốc hội Lập Hiến do cụ Phan Khắc Sửu làm Chủ tịch, vào thuyết phục tổ chức bầu cử lại và đề nghị anh Kỳ lập liên danh riêng. Họ sẽ không phê chuẩn kết quả bầu cử, nếu anh Kỳ đồng ý. Anh Kỳ cũng nhất quyết từ chối, anh cho rằng thủ đoạn đó là trò chơi chính trị ma tịt. Ngoài ra chị còn hay trêu anh Kỳ là người có thiên tài về việc tự thắt “thòng lọng” rồi tự chui đầu vào!!!

Tóm lại, anh Kỳ là người mang chứng “quân tử Tàu”, chứ không phải là người không có mưu trí. Bằng cớ là ba ông Tướng Bộ Binh được anh Kỳ cử ra dẹp loạn Miền Trung đều thất bại, nhưng khi anh Kỳ đích thân ra dẹp thì mọi việc đều được thu xếp ổn thỏa, không tốn một giọt máu anh em. Tuy nhiên, dù là vợ nhưng không phải cái gì cũng khen. Cho đến nay, chị vẫn nghĩ cái quyết định nhường Tướng Thiệu là một sai lầm lớn, đưa đến hậu qua 30 Tháng Tư năm 1975.

Ra hải ngoại, trong khi các Tướng lãnh khác lo lập tổ chức Kháng Chiến, lập đảng chính trị, anh Kỳ thì rất ưu tư về hiểm họa Trung Cộng. Đã nhìn thấy từ trước nên sau 75, hễ khi nào các trường Đại học Hoa Kỳ mời nói chuyện, anh Kỳ đều vận động, thuyết phục Hoa Kỳ trở lại Việt Nam, vì anh tin rằng chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ sức mạnh để ngăn giấc mộng bành trướng từ Phương Bắc. Các nước nhỏ như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn nếu không có cái dù của Mỹ thì nay các nước ấy đã bị Trung Cộng khống chế.

Tuy không nói chuyện với anh Kỳ từ 20 năm qua nhưng chị biết, anh Kỳ về nước với mục đích thuyết phục lãnh đạo Nhà Nước Việt Nam nên có chính sách đối ngoại thân thiện với Hoa Kỳ để giữ vững chủ quyền quốc gia. Có thể nói, anh Kỳ là một lãnh đạo của Miền Nam còn sót lại hiểu rõ Hoa Kỳ hơn ai hết thì sẽ giúp nhà cầm quyền Việt Nam có nhận thức chính xác về Hoa Kỳ, đừng xem Mỹ là kẻ thù như xưa. Những đối thủ chính trị của anh Kỳ dùng thủ đoạn bôi nhọ anh Kỳ là không đúng, mà còn khiến cho người trong nước đánh giá thấp hải ngoại. Khi đảm đương trách nhiệm với quốc gia, anh Kỳ đã không quỵ lụy đồng minh để giữ địa vị, không tham nhũng để làm giàu, không mua quan bán chức thì không lý do gì ngày nay anh Kỳ đi bán rẻ danh dự của mình. Trong một đời làm chính trị, chức vụ Tổng Thống là chức vụ cao quí nhất mà anh còn nhường cho Tướng Thiệu, tiền bạc cả trăm triệu dollars, chỉ cần gật đầu là có ngay trong các nhà bank bên Thụy Sĩ còn không mua chuộc được anh Kỳ, (mặc dù chúng tôi rất nghèo). Thử hỏi còn điều gì ghê gớm hơn quyền lợi đất nước để có thể khiến anh Kỳ quay về bắt tay với những người đã từng là kẻ thù của nhau trên chiến tuyến? Cũng có nhiều anh em Không Quân xôn xao, kết án và thất vọng về anh Kỳ… Xin hãy bình tĩnh lại. Muốn kết án một người, cần xét đoán lại dĩ vãng, hoàn cảnh, và thời thế. Đường nào là đường khôn ngoan nhất để đạt mục đích? Chị biết những người khác “xầm xì” thì không sao, đó là giá mình phải trả cho mục tiêu đặt những viên đá đầu tiên trên con đường dài đưa đến ấm no, hạnh phúc và tự do cho toàn dân. Riêng anh em Không Quân không hiểu mà chỉ trích là anh Kỳ đau lắm. Cũng tội nghiệp Âu nhỉ. Phải chi ai cũng nhìn được như Âu !

Mặc dầu ngày nay anh Kỳ và chị không còn là vợ chồng, chị vẫn muốn trả lại sự thật cho sự thật, như người ta thường nói cái gì của Cesar hãy trả lại cho Cesar. Bây giờ là lúc mọi người Việt phải đoàn kết, sống tử tế với nhau để chung nhau giải quyết những khó khăn của Đất Nước, hơn là công kích nhau bằng những ngón đòn chụp mũ. Đồng ý là có những mất mát và nỗi đau không thể quên được. Đó là kết quả của tất cả mọi chiến tranh. Vết thương nào dù sâu đến đâu, với thời gian rồi cũng phải biến thành sẹo thôi… Mục đích tối hậu của chúng ta là gì? Có phải là tương thân tương ái để xây dựng một Việt Nam phú cường, hạnh phúc tự do không?

Nhiều người ngoại quốc đã nhận định về chúng ta: một dân tộc về phương diện cá nhân rất thông minh nhưng không đoàn kết. Đó là sự bất hạnh của chúng ta. Hãy nhìn dân tộc Nhật qua kiếp nạn động đất vừa rồi. Dân trí họ rất cao, trật tự và đoàn kết khiến cả thế giới ngưỡng mộ! Ngay từ một em bé 9 tuổi, trong hoàn cảnh cực kỳ khe khắt khiến chị phải cúi đầu thật sâu bái phục, nếu gặp được em ấy.

Trong thư Âu viết cho anh Đặng văn Việt, chị thấy Âu bày tỏ lòng biết ơn dòng họ Đặng, biết ơn dân tộc Việt Nam. Chị cũng thuộc dòng họ Đặng (thấy sang bắt quàng làm họ, nhà Đặng Trần của chị là con cháu Đức Trần Hưng Đạo đó, có gia phả đàng hoàng!) cũng mang ơn dòng họ Đặng và dân tộc Việt Nam. Thư này chị viết cho Âu với tư cách là nhân chứng lịch sử, không thiên vị hay cảm tình cá nhân đối với Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Sống bên cạnh anh Kỳ nhiều năm, từng góp ý trong những vấn đề quan trọng của đất nước, chị biết rất rõ bản chất của anh Kỳ. Đó là một con người thật thà, lương thiện, trực tính. Nói nôm là “ruột ngựa”, có nhiều sơ xuất nhưng không ai, kể từ đồng minh cho đến kẻ thù lúc ấy đều phải công nhận là anh rất mực yêu nước.

Chị chỉ muốn nhấn mạnh một điều để mọi người hiểu: Anh Kỳ là người yêu nước, không đâm sau lưng chiến sĩ, không bao giờ phản bội anh em, chỉ có điều mỗi người chọn một con đường, rồi cũng gặp nhau ở Rome thôi.

Hôm nay sao chị lại cao hứng ngồi viết thư cho Âu dài thế! Hoàn toàn xúc động vì đọc bài viết của Âu thôi. Dĩ vãng nào lại ào ạt trở về và tràn ra trên giấy? Chúc Âu và gia đình dồi dào sức khỏe để tiếp tục viết, nhằm đánh thức mọi gỗ đá tỉnh dậy.

Thân ái,
Chị Mai

 

© Đặng Tuyết Mai, Bằng Phong Đặng Văn Âu

© Đàn Chim Việt

180 Phản hồi cho “Thư bà Đặng Tuyết Mai (vợ cũ phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ)”

  1. Tô Mã Ý says:

    Cũng còn những hiểu sai về ông Nguyễn Cao Kỳ. Vẽ bề ngoài ” đốp chát” của
    ông Kỳ che dấu những giớ khắc cô đơn suy gẫm của ông Kỳ. Dường như
    ông ta có dáng vẻ một Krouthchev Liên Sô, với bề ngoài báng bổ, bề trong âm
    thầm… Nào ai biết ai hay. Ông Krouthchev dạo đầu cho sụ tan rã Liên Sô.

    Giai đoạn đầu sang Mỹ sau 1975, ông NCK dành thời gian bắt gió bắt cẳng
    lại — về chính trị, quân sự — với ông Doughlas Pike, Tướng Westmoreland,
    Kissinger (bất ngờ gặp và cùng cà phê cà pháo với nhau ), và với cựu Tộng
    thống Lyndon Johson.

    Chính vì những quen biết và được sự nể vì của những người Mỹ này, mà ông
    NCK phải bõ ngang cuộc toan tính giải phóng VN từ bàn đạp Philippines ( không
    còn hợp sách lược mới của HK). Ông NCK cũng được sự trợ giúp tài chánh
    cùa Arabe Seoudite…. ( đành không dám nhận, trong hiện trạng vào thời đó)

    Phải từ bỏ võ lực, ông NCK được khuyến cáo đi theo con đường cũa Hoa Kỳ
    với Á Châu và VN, nên ông ta được mời diễn thuyết, làm quen chính trường
    Mỹ, trước khi với sự đồng thuận của chính quyền Hoa Kỳ, ông ta về thăm
    Việt Nam. — Kính tin,

  2. Someone says:

    Đọc bài bác Mai, mình có một thắc mắc. Theo bác, “anh Kỳ là người hết lòng vì tổ quốc,” mà tổ quốc là đất nước và con người Việt Nam. Con người Việt Nam tất nhiên là có bác trong đó. Hết lòng vì tổ quốc, suy ra, trước hết phải hết lòng vì bác.
    Vậy sao ổng lại bỏ bác để sống với người khác?

    • nguyen tan dung says:

      Ông Kỳ bỏ hắc cô Mai> thì cô Mai cũng về VN để dui chơi với tớ đâu có gì để lo ? Don’t care.

      • Phong Bằng says:

        Ông nguyen tan dung ơi !!! Chuyện mà cô Đặng Tuyết Mai về VN để: 7 Đêm Khoái Lạc với Ông thì đâu có gì mà ông phải khoe lên đây.
        Đàn bà đã có chồng thì chẳng có còn gì là đặc biệt / đồ xào bần sau: (XXX) còn gì mà ông làm như là : AND Ông thì y-tá lớp 3 trường làng + còn cô Đặng Tuyết Mai = Dân Bolsa gọi cô ta là Thầy Chạy.
        Thanh danh ơ đâu hả ông nguyen tan dung ???

      • Cù Lần Lửa says:

        Theo mềnh biết, bà Mai bỏ ông Kỳ.

        Ông KỲ… ngu si không biết cách mận tiền $.

        Ông Kỳ lo cho dân hơn là lo cho bản thân mình.

  3. VN says:

    Nguyễn Như San nói

    “Ông Kỳ bỏ chạy khi bộ đội đang tiến công vũ bão từ Đà nẵng vào Sài gòn đã giúp một triệu tướng tá Ngụy bỏ súng chạy tháo thân mà vì thế không đổ máu nhiều như người ta tưởng. Đó cũng là công lao của ông chứ! Lại nữa cuộc di tản đó nên nay mới có gần 3 triệu Việt kiều ở nước ngoài hôm nay.”

    Đúng quá, nhờ cuộc di tản mới có 12 tỷ đô la Mỹ của Việt Kiều gửi về cho bọn Vẹm sống đó!

  4. DâM TiêN says:

    Ông Nguyễn Như San còn nặng cảm tình và hơi chủ quan trong nhận xét về các
    ” ông cựu sĩ quan” VNCH xưa khi vế thăm viếng hay cộng tác với Việt Nam.

    Đối với nhà nước VNCS, theo DâM nghĩ, bề ngoài họ …niềm nở đón những người
    về, mà trong lòng vẫn tào tháo họ là tình báo nuốc ngoài có nhiệm vụ chi đây à ?
    ” Tụi này” có luồn sâu trèo sao” bắt giò bắt cẳng gì với…cán bộ ta châng đấy ?

    Nhưng chắc chắn cũng có nhiều tên sĩ quan Saigon xưa, lơ mờ ảo ảnh, và sẵn
    lòng tham, họ về kiếm cơm cháo, là họ về chân thành cùng Cộng sản đó.

    Nhưng bao người về, giữa hư với thực, thì CS cũng miễn cưỡng mời vô thôi.

    Nhưng với Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì khác. Một thứ trưởng VNCS đã để bức
    thư mời trên khay bạc mà trao cùng ông ta. Và ông NCK về VN đi trên thảm đỏ.
    Ông ta nói chuyện trức tiếp ngang hàng cùng các lãnh tụ chóp bu VNCS.. Ông
    ta nói gì với chánh quyền CS, nơi chiều sâu, nào ai biết ai hay ? Nhưng nhứt
    định bọn Trung Cộng, tàn dư MTGPMN, Ấn Quang thì canh chừng và ghét NCK.

Leave a Reply to DâM TiêN