WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Các câu chuyện thâm cung bí sử về cuộc Khủng Hoảng Tài Chánh

All the Devils Are Here – The hidden history of the Financial Crisis

 

All the Devils Are Here – The hidden history of the Financial Crisis

Ba năm sau cuộc khủng hoảng nhà đất và tài chánh đã xuất hiện nhiều biên khảo giá trị, đáng kể nhất trong số này là quyển All The Devils Are Here – The Hidden History of the Financial Crisis của hai nhà báo Joe Noecera (New York Times) và Bethany McLean (Vanity Fair), dài 384 trang và xuất bản năm 2010.

Đây là câu chuyện về các chính trị gia, của những tay phù thủy tài chánh, các nhà hoạch định chính sách và quản trị công ty xuất thân từ những đại học lẫy lừng như Harvard – Stanford, và của một số không ít dân chúng nhảy theo cơ hội đầu cơ nhà đất – mỗi người đều chia xẻ trách nhiệm đã đưa nền kinh tế rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chỉ thua ngày Thứ Hai Đen(2) năm 1929.

Câu chuyện bắt đầu từ 30 năm trước khi Hoa Kỳ vừa thoát khỏi suy thoái do các Quỹ Tiết Kiệm (Savings & Loans) bị phá sản hàng loạt (3) và để lại một số lớn nhà đất vô chủ. Nhằm giải quyết con số thặng dư này chính quyền đã nới rộng luật lệ cho phép các ngân hàng ấn hành trái phiếu về địa ốc (mortgage securitization) để huy động vốn giúp dân chúng dễ dàng vay mượn mua nhà.

Trước thập niên 1980 việc mua bán bất động sản do các ngân hàng địa phương cho những thân chủ quen mặt và đáng tin được vay tiền mua nhà. Thị trường ổn định nhưng bù lại không phát triển vì quá cục bộ; thí dụ người có vốn ở miền Đông không có phương tiện đầu tư được vào địa ốc ở hướng Tây.

Khi các ngân hàng được phép ấn hành trái phiếu thì một người ở xa hay ngay cả nước ngoài cũng có thể gián tiếp tham dự vào thị trường điạ ốc bằng cách mua bán trái phiếu. Nhờ vậy nguồn vốn dễ lưu chuyển trở nên dồi dào, nhà băng có thêm tiền cho vay giúp thị trường địa ốc được phát triển.

Bù lại sau khi ngân hàng bán lại các khoảng cho vay địa ốc thì hết trách nhiệm và cũng không sợ bị lỗ. Giữa nhà băng và thân chủ không còn mối quan hệ mật thiết mặt đối mặt như trước đây nên việc tin cậy lẩn nhau cũng mờ nhạt dần và việc cho vay cũng theo đó trở nên cẩu thả.

Các chính trị gia Mỹ tìm thêm một chiêu bài mới thu hút cử tri bằng cách nới lỏng luật lệ mua bán địa ốc gọi đây là Giấc Mơ Của Người Mỹ (American Dream). Trong một thời gian dài chính sách này rất thành công đến mức dần dần người ta quên rằng có nhiều cá nhân không đủ tiền mặt hay lương bổng vẫn có thể vay mượn mua được nhà, đến lúc lãi suất tăng thì họ không còn cách nào khác hơn là để bị tịch thu.

Các tay phù thủy tài chánh lại đưa ra đủ sáng kiến mới để những người dù không có điểm tín dụng vẫn vay mượn được – dĩ nhiên với phân lời cao vì rủi ro nhiều: nợ bong bóng (balloon loan), nợ không cần tiền cọc (zero down payment loan), nợ không cần kiểm soát lợi tức (no income verification loan). Tiền bạc dồi dào đẩy sức cầu và giá nhà đất lên đến mức chóng mặt khiến dân chúng cũng nhảy vào đầu cơ tìm đủ mánh khoé mượn tiền vì tin rằng chỉ trong vòng 6 tháng (!) là giá tăng đủ để có lời.

Vài viên chức hay các cơ quan giám sát muốn siết chặt kiểm soát đối với các lạm dụng nói trên lại bị lên án là cản trở niềm ước mơ của mỗi gia đình là được sở hữu một căn nhà. Quan chức cao cấp nhất không ai khác hơn chính là vị Tổng Gíám Đốc lẫy lừng của Quỹ Dự Trự Liên Bang ông Alan Greenspan lại tin vào luật đào thải của thị trường – thay vì dựa vào nhà nước – để tự chửa những ung nhọt trong ngành địa ốc. Không ngờ các công ty càng cẩu thả thì càng nhiều thân chủ, mọi người cùng nhắm mắt hợp tác để rồi vì hám lợi mà kéo nhau rơi xuống vực thẳm.

Các cơ quan thẩm định độc lâp quốc tế như Fitch, Standard & Poor, Moody‘s lại cho các khoảng vay địa ốc đầy rủi ro điểm tín dụng ở mức cao nhất AAA. Nghịch lý do nơi các cơ quan này và những công ty địa ốc có mối liên hệ vô cùng mật thiết hoàn toàn trái với nguyên tắc vô tư trong nghề nghiệp. Ba hảng tín dụng thay vì cạnh tranh lành mạnh, cho điểm đúng để được uy tín lại đua nhau nâng điểm tín dụng nhằm thu hút thân chủ.

Hậu quả là các khoảng đầu tư độc hại lại được xếp mức an toàn cao nhất. Đến mức các quỹ hưu trí bị luật pháp quy định phải đầu tư vào loại trương mục AAA cũng đem tiền ra mua những cổ phiếu đầy rủi ro!

Thật tình thì các chuyên viên tài chánh lỗi lạc nói trên cũng không cố tình lường gạt, nhưng họ dựa vào hai yếu tố để giới hạn bất trắc: thứ nhất là niềm tin rằng thị trường nhà đất dù có dao động nhất thời nhưng lâu dài lúc nào cũng sinh lợi, nên đầu tư vào địa ốc rất an toàn(4). Thứ nhì bằng cách trải đều rủi ro qua các CDO (Collateral Debt Obligation – người viết không có chữ dịch tiếng Việt nhưng sẽ cố gắng giải thích phần dưới), do đó ngay trong hoàn cảnh bất thường nhất thì mỗi nha đầu tư chỉ lỗ ít ít. Không ngờ hoàn cảnh bất thường nổ như một quả bom nguyên tử vào năm 2011 thì khi đó toàn bộ thị trường tài chánh đều ít nhiều đã mang sẵn bụi phóng xạ.

Để giới hạn bất trắc các công ty địa ốc gom những khoảng cho vay tốt với một ít trương mục xấu, rồi cắt ra từng mảng nhỏ định giá AAA và bán cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư lại góp nhiều cổ phiếu loại này rồi bán ra toàn quốc hay quốc tế tức là các CDO. Chuyền tay ba lần như vậy thì không ai còn biết ai nắm quyền thế chấp khi lỗ lã, và cũng không tính được mức độ rủi ro là bao nhiêu. Điều này giải thích khủng hoảng địa ốc tại Hoa Kỳ lại lây lan đến nhà băng và quỹ đầu tư ở Âu Châu, Nhật Bản, Trung Quốc; tiền đầu tư rủi ro vào địa ốc chỉ khoảng 750 triệu USD mà qua nhiều lần thế chấp có tác dụng làm gần sập nền kinh tế 14 ngàn tỷ USD. Các ngân hàng là những mạch máu chở tiền tệ lưu thông trong thị trường thì bác sĩ cũng không biết mạch nào còn tốt hay bị nghẽn!

***
Người viết kết luận bằng cách so sánh cuộc khủng hoảng địa ốc tại Mỹ với vụ Vinashin ở Việt Nam vì có nhiều điểm giống và khác nhau:

· Vinashin làm thiệt hại gần 5% GDP trong lúc Hoa Kỳ phải tung ra một số tiền tổng cộng 10% GDP (1500 tỷ USD) để cấp cứu nền kinh tế, nên cuộc khủng hoảng tại Mỹ trầm trọng gấp đôi ở Việt Nam.

 

· Nhưng dù 5% hay 10% cũng vẫn là các khoảng tiền khổng lồ, vậy mà tại cả hai nước không ai bị bỏ tù! Ở Việt Nam bộ Chính Trị Trung Ương quyết định không xử lý kỷ luật với tập thể cá nhân, còn tại Mỹ sau nhiều cuộc điều tra đã đưa đến kết luận các lỗi lầm do lòng tham thúc đẩy chớ không vi phạm pháp luật nên cũng chẳng đưa ai ra toà!

· Vụ Vinashin có thể đổ lỗi vì trình độ quản lý kém. Nhưng Hoa Kỳ mướn các chuyên viên thượng thặng, nhiều người trong số đó từng là giáo sư giảng dạy môn kinh tế tại đại học Harvard hay Stanford – vậy mà vẫn làm sập tiệm nhiều công ty lâu đời. Có lẽ nguyên nhân chung vẫn là danh vọng và quyền lợi, tổ chức càng phức tạp thì mánh khoé càng tinh vi.

· Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nên sớm phục hồi hơn so với Hoa Kỳ (con số thất nghiệp tại Mỹ còn mất 5-10 năm nửa mới hy vọng trở lại giống như vào năm 2007). Nhưng bù lại, nếu Vinashin chỉ là chóp bu cho nhiều tệ nạn còn chưa bị khui ra thì nguy cơ của một cuộc khủng hoảng kéo dài không phải là không có.

Cuối cùng, nhiều tác phẩm đang xuất hiện như quyễn “All The Devils Are Here” là những công trình biên khảo giá trị và độc lập về cuộc khủng hoảng địa ốc tại Mỹ. Người viết hy vọng các nghiên cứu đa chiều và công khai về vụ Vinashin sẽ được mở rộng để rút ra các bài học quý giá cho Việt Nam.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt
———————————————

Ghi chú:

(1) Ba năm nếu tính theo ngày đại công ty đầu tư Bear&Stearns bị bán cho JP Morgan Chase vào tháng 03-2011, một mốc ngoặc quan trọng được tiếp nối với hàng loạt ngân hàng bị phá sản sau đó
(2)Thứ hai đen tức ngày Black Monday 28 tháng 10 năm 1928 là ngày sụp đổ của thị trường chứng khoáng Wall Street dẫn đến cuộc Đại Khủng Hoảng toàn cầu trong suốt thập niên tiếp theo
(3)Người Việt ở các tiểu bang như Texas hẳn còn nhớ đến trận khủng hoảng Savings & Loan (thường gọi tắt là S&L crisis) khiến 1600 ngân hàng tín dụng bị phá sản, và hàng loạt dãy nhà bán không ai mua vào đầu thập niên 1980
(4)Giá nhà trung bình toàn quốc tại Mỹ không hề giảm từ sau Thế Chiến Thứ Hai đến năm 2006. Nhưng đến hiện giờ thì giá sụt vẫn còn 30% thấp hơn cao điểm năm 2006 (tài liệu USA Today 4/11/2011 – Housing Crash Slows in Six Cities)

2 Phản hồi cho “Các câu chuyện thâm cung bí sử về cuộc Khủng Hoảng Tài Chánh”

  1. Minh Đức says:

    Trích: Nhưng dù 5% hay 10% cũng vẫn là các khoảng tiền khổng lồ, vậy mà tại cả hai nước không ai bị bỏ tù! Ở Việt Nam bộ Chính Trị Trung Ương quyết định không xử lý kỷ luật với tập thể cá nhân, còn tại Mỹ sau nhiều cuộc điều tra đã đưa đến kết luận các lỗi lầm do lòng tham thúc đẩy chớ không vi phạm pháp luật nên cũng chẳng đưa ai ra toà!

    Ở Mỹ, các ngân hàng nếu theo đúng luật mà chỉ vì cách làm ăn mạo hiểm nên bị thua lỗ, khủng hoảng thì không thể truy tố người kinh doanh vì tội làm ăn thua lỗ. Nếu truy tố các ngân hàng Mỹ thì truy tố vì tội gì? Họ có vi phạm luật về ngân hàng hay không?

    Còn vụ Vinashin, thì cũng không thể truy tố một công ty vì làm ăn thua lỗ. Nếu đó là công ty nhà nước thì giám đốc bị nhà nước cách chức. Nhưng đó là khi công ty đó hoàn toàn tuân thủ pháp luật. Nhưng cách làm ăn của các công ty quốc doanh tại Việt Nam thì không phải bao giờ cũng tuân thủ đúng luật lệ. Có những hành vi lấy của công làm của riêng hay vi phạm luật pháp về kinh doanh hay báo cáo sai lạc hay không? Vì đụng chạm đến nhiều người có thế lực nên không công bố ra thì dân cũng chẳng biết .

    Không thể lấy trường hợp khủng hoảng tín dụng tại Mỹ không bỏ tù ai để đem so sánh với trường hợp Vinashin vì tại Việt Nam, các doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp nhà nước không luôn luôn tuân thủ đúng luật lệ. Chẳng phải chỉ riêng vụ Vinashin, nếu các doanh nghiệp nhà nước khác cũng vi phạm luật lệ mà không bị truy tố thì đâu thể đem so sánh với vụ ngân hàng bên Mỹ vì hệ thống luật pháp tại hai nước khác nhau. Hệ thống luật pháp tại Việt Nam lỏng lẻo, không như bên Mỹ.

    • người mới says:

      Đã là luật rừng , cái nọ trèo lên dấn cái kia , sao lại gọi là luật pháp .

Leave a Reply to Minh Đức