WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung

Dinh Độc Lập ngày 30 tháng Tư năm 1975 - Ảnh tư liệu

 

Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức.

Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay.

Năm 2007, anh Nguyễn Khanh của “Radio Free Asia” từ Washington DC gọi điện qua Ba Lan có nhã ý phỏng vấn nhân dịp 32 năm ngày thống nhất đất nước, tôi cũng đề nghị làm luôn. Khi trả lời rằng, ngày này 32 năm về trước tôi đang nằm ở nhà tù Hoả Lò, anh Khanh đã rất ngạc nhiên.

Về miền ký ức

Sau hơn một năm trời bị biệt giam, không được gia đình thăm viếng, chịu đói rét, ghẻ lở, cùng với các cuộc thẩm vấn liên miên, tôi nhận bản án 2 năm tù giam của Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội với tội danh là “Trốn ở lại nước ngoài”. Tôi bị an ninh cộng sản Ba Lan bắt giữ, giao nộp cho phía Việt Nam và bị áp tải về nước sau chuyến trốn qua Thuỵ Điển không thành, phải quay trở lại.

Ý thức phản kháng lại các đạo lý giáo điều, bất công, phi nhân bản của chế độ cộng sản và cuộc hành trình mạo hiểm đi tìm tự do của tôi đã xảy ra rất sớm, trước cả cái mốc lịch sử của cuộc “exodus” chưa từng có của người Việt sau 30 tháng 4 năm 1975.

Cũng muốn nói thêm để các bạn trẻ biết rằng, cho đến cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, sinh viên Việt Nam từ miền Bắc du học ở các nước cộng sản (cũ) chạy sang các nước tư bản bị quy kết tội rất nghiêm trọng. Án phạt dành cho tôi có lẽ được giảm nhẹ sau khi Cục Chấp pháp Bộ Nội vụ kết luận tôi trốn qua Nam Tư, Thuỵ Điển chỉ vì muốn ở lại với người mình yêu, chứ không có hành động làm gián điệp hay phản bội tổ quốc.

Ít ai giờ đây tin rằng, ngay tại châu Âu, hồi đó chúng tôi bị cấm yêu, giữa sinh viên Việt Nam với nhau, chứ đừng sớ rớ tới người ngoại quốc.

Tuy nhiên, đến cả Adam và Eva trên Vườn Địa đàng còn quên lời răn của Thượng đế, không kìm nổi tò mò, dám ăn cả trái cấm, huống chi chúng tôi, những chàng trai, cô gái đang ở tuổi đôi mươi bằng xương bằng thịt nơi trần tục. Chúng tôi vẫn yêu nhau nhưng lén lút, kín đáo và khôn ngoan đối phó với những con mắt cú vọ sẵn sàng bẩm báo với trưởng đoàn lấy điểm. Người yêu của tôi là một cô gái Ba Lan xinh đẹp, tên Bozena, học khoa Pháp văn, cùng Wroslaw University.

Số sinh viên “vượt rào” bị phát hiện và đuổi về nước bấy giờ không ít. Hầu hết bị trả về địa phương, quay lại với “kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi”. Họ không thể ngẩng mặt lên làm một con người bình thường được nữa, vì bị hàng xóm, thậm chí gia đình, khinh thị, hắt hủi. Ở thành phố, tấm lý lịch đen tối không cho họ cơ hội tìm được việc làm tử tế nào ngoài lao động chân tay. Tôi biết T. người Thanh Hoá, học ở Warsaw Polytechnic, đã chết trên biển khi đi đánh cá, còn K. tôi gặp trong tù, người Quảng Bình, đã chết vì mìn nổ khi đi làm ruộng…

Tuy đã phải ngồi tù nhưng tôi gặp nhiều may mắn hơn. Sau 14 năm vật lộn, xoay xở và ma mãnh qua mặt chính quyền với nhiều trò có thể viết thành một cuốn tiểu thiếu bi hài, tôi đã quay trở lại Ba Lan, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ và ở lại luôn cho đến nay. Tôi không bao giờ quên cảm nghĩ của mình khi máy bay của hãng Hàng không Liên Xô Aeroflot dứt khỏi đường băng sân bay Tân Sơn Nhất vươn lên bầu trời vào ngày 9 tháng 10 năm 1989: “Thế là ta đã chiến thắng!”.

Quy định cấm yêu được chấm dứt sau sự kiện Lê Vũ Oanh, con gái của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, bất chấp can ngăn của Đại sứ quán, đã nhất quyết lấy chồng người Nga, gây nên làn sóng phản đối của sinh viên. Họ đòi hỏi quyền được bình đẳng. Một số đã viết thư tập thể bằng máu gửi lên Đại sứ quán Việt Nam. Nhờ “công” của con gái vị lãnh đạo cao nhất của Đảng mà chính sách được thay đổi! Sau này Lê Vũ Oanh chết do băng huyết trong lúc sinh con, nhiều sinh viên thương cảm nói có lẽ nên đúc tượng đồng “Nữ thần Tình yêu” cho cô! Đúng thế, Lê Vũ Oanh đã làm một cuộc cách mạng.

Vào một đêm không ngủ trong trại tạm giam ở ngoại thành Hà Nội (sau này tôi được biết có tên gọi là B15), tôi viết:

… Tiếng dế kêu thưa thớt, hoang sơ

Tiếng lá cây xào xạc gió khua

Tiếng ếch ngoài đồng sau cơn mưa

Tiếng gà gáy gọi trời trở sáng

Tiếng chó sủa làng bên vang vọng…

Chỉ thế thôi, chẳng có gì hơn

Bản nhạc trời khuya rầu rĩ lạ thường!

(…)  Sự thật nơi nào trên khắp thế gian

Có bao giờ tình yêu trở thành tội lỗi

Khi đó đây những vành đai biên giới

Khép mọi con đường, giam cả lứa đôi?

Hoặc trước đó, trên những nẻo đường đi tìm mặt trời và sóng biển:

Từ trên cao, Bozena em ơi, hãy cùng anh nhìn xuống địa cầu

Thế giới dọc ngang những đường chia xẻ

Biên giới chẳng riêng là những ngọn núi, dòng sông hay hàng cọc bình thường

Bởi chính nơi đây, chân lý và tình yêu chẳng có phút giây nào khỏi bị đoạ đầy, cắn xé!

Cái xấu xa, chua chát của cuộc đời dạy anh bài học yêu em

Giúp anh trả lời thế nào là Tình yêu và Cuộc sống

Quên gông sắt, nhà tù lấy em làm hy vọng

Xây nên cuộc đời!

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lần trong cuộc phỏng vấn của BBC đã từng nói rằng, trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, có triệu người vui nhưng cũng có cả triệu người buồn. Tôi thuộc vế sau. Cả phòng giam hôm ấy huyên náo khi giám thị loan báo tin chiến thắng. Tôi cũng phải cười nói hoà vào đám đông, nhưng lòng quặn đau nghĩ tới viễn cảnh đen tối và cùng đường của mình. Hy vọng le lói của tôi sau khi ra tù sẽ tìm cách vào Nam vụt tắt!

Tội danh bị đanh tráo

36 năm trôi qua. Có thể là một nửa đời người. Việt Nam đã trải qua vô vàn biến động và thay đổi chóng mặt. Nhưng có một thứ bất biến: Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ độc quyền cai trị đất nước, vẫn cùng một triều đại phong kiến mới với những khuôn mặt của các ông Vua mới kế vị nhau.

Tôi đã nhiều lúc nghĩ đến tội danh “trốn ở lại nước ngoài” mà tôi đã phải chịu gánh chịu. Cũng một bộ máy ấy, cũng đảng cầm quyền ấy, tội danh này dưới lăng kính hôm nay sẽ được quan sát ra sao?

Không có Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam trong tay, cũng chẳng ham muốn truy cập trên mạng để tìm hiểu, tôi cho rằng, tội danh “trốn ở lại nước ngoài” đã bị loại bỏ khỏi đời sống pháp lý của chế độ hiện hành. Bởi vì nếu có, nhà tù Việt Nam sẽ không thể nào xây kịp!

Hàng chục ngàn, nếu không nói tới con số hàng trăm ngàn, công nhân Việt Nam lao động trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tại Nga, Bulgaria, Tiệp Khắc (cũ), Đông Đức (cũ) sau khi Bức tường Berlin sụp đổ đã không trở về nước mà ở lại mưu kế làm ăn hoặc xin tị nạn.

Tôi cũng là nhân chứng liên tiếp suốt hai thập niên qua trước dòng người Việt bay sang  Nga rồi khốn khổ vượt biên bất hợp pháp vào Ba Lan và các nước khác.

Hàng trăn ngàn công nhân được xuất khẩu lao động trong những năm gần đây, bị bóc lột thậm tệ, bị lừa gạt, bị bỏ rơi, không thể trở về nước vì món nợ đè lên vai, đã phải ở lại vật lộn với cuộc sống cơ cực, thậm chí phải hành nghề trộm cắp, đĩ điếm (như ở Malaysia)…

Rồi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, gần cả triệu người miền Nam chấp nhận một sống, hai chết, đã trốn chạy khỏi chế độ.

Nếu bị xử tù như tôi về tội “trốn ở lại nước ngoài”, chúng ta hình dung một bức tranh xã hội sẽ khủng khiếp như thế nào.

Ở đây, chúng ta thấy rằng, cùng một hành vi, ngày hôm trước được xem là có tội, ngày hôm sau mặc nhiên thành chuyện bình thường, thậm chí còn được nhà nước khuyến khích. Vậy thì, trong sự oan ức của tôi chỉ có thể được cắt nghĩa bằng hai cách. Thứ nhất, tôi thuộc những người “đầu thai nhầm thế kỷ”, giống như các văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai phẩm đã nói về mình. Thứ nhì, sự ấu trĩ và sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đẩy vô vàn con người lương thiện xuống vực thẳm của bất hạnh và đau thương.

Dưới bàn tay cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng các khái niệm đã được đánh tráo trơ trẽn và nhanh chóng. Giờ đây, lực lượng đông đảo những người “trốn ở lại nước ngoài” (như tôi) mỗi năm gửi về nước nhiều tỷ đôla, mang tiền về nước đầu tư, Nhà nước ra Nghị quyết 36 gọi họ là bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, là “khúc ruột ngàn dặm”, có thể xênh xang “áo gấm về làng”:

“Ngày đi, Đảng gọi Việt gian

Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều

Chưa đi: phản động trăm chiều

Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng!”

(Thơ dân gian)

Song song với các khái niệm bị đánh tráo, các tội danh cũng được phù phép biến hoá thêm cho kịp với hoàn cảnh mới, nhằm phục vụ mục đích đàn áp tự do.

Điều 88 của Bộ luật hình sự xác định tội “truyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được các luật gia và tổ chức quốc tế cho là rất mù mờ, có thể dẫn đến quy kết tuỳ tiện.

Tôi viết những dòng cảm xúc này sau khi vụ án xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong ngày 4 tháng 4 vừa rồi đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.

10 tài liệu mà Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội lấy cơ sở quy kết tội cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nếu đặt dưới ánh sáng của quyền phát biểu chính kiến và góp ý cho nhà nước được bảo hộ bởi Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký và cam kết, thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ phải được xem là vô tội. Tiếng nói của anh khó nghe với chính quyền, nhưng thực ra anh chỉ nói thay những người cùng có ý nghĩ như anh nhưng chưa hoặc không dám nói ra (ý của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh).

Vậy mà Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án nặng nề với 7 năm tù giam, 3 năm quản chế, trong “một phiên toà trơ trẽn”, “làm mất thể diện quốc gia”, thậm chí “lưu manh và ô nhục”.

Trước Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, rất nhiều nhà bất đồng chính kiến khác cũng đã chung một số phận.

Là một công dân có kiến thức tối thiểu về luật pháp, có lương tri, không ai không hiểu một thực tế phũ phàng: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!” (nhận định của bà Ngô Bá Thành, một luật sư nổi tiếng trước và sau năm 1975).

Là một công dân có trách nhiệm với xã hội, khao khát công lý và công bằng xã hội, không ai có thể mặc nhiên cúi đầu chấp nhận trò chơi luật pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được” (phát biểu trước Quốc hội của ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tòa án tối cao, nhiệm kỳ 1997- 2002).

Lời kết

Ngang nhiên chà đạp lên cả luật pháp do chính mình thiết lập, lên cá giá trị nhân đạo vẫn được rao giảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bất nhân khi ném hàng triệu sinh linh vào hố tử thần, vào bể khổ của ngục tù và sự đày ải tinh thần, cũng như vật chất kể từ Cải cách Ruộng đất cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 và suốt 36 năm qua, chưa thấy có tín hiệu cải thiện nào.

Hả hê trên chiến thắng, ngông cuồng trên bạo lực, ngạo mạn trên sự giàu sang phú quý do tham nhũng mà có, những người cầm cán cân công lý của Đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ chưa bao giờ nhận thức được sai lầm của các thế hệ tiền nhiệm chăng? Không những thế, họ còn tiếp tục mạnh tay hơn, tàn nhẫn hơn, đưa những người vô tội vào vòng lao lý hoặc cái chết tức tưởi bởi bàn tay của công an, đôi khi chỉ vì đi xe gắn máy quên đội mũ bảo hiểm!

Cho nên, dễ nhận ra rằng, tại sao sau 36 năm đất nước thống nhất, mọi thứ khẩu hiệu hô hào hoà hợp, hoà giải dân tộc, quên quá khứ, hướng tới tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không mang lại ý nghĩa thuyết phục nào. Người ta vẫn thấy đậm màu sắc giả dối phía sau sân khấu tuyên truyền sặc sỡ và ầm ĩ. Trong lòng người Việt muôn phương vẫn nặng trĩu những ký ức oán hờn, tủi hận. Vết thương lòng vẫn rỉ máu vì chưa bao giờ được giải toả hoặc đền bù, chí ít một lời xin lỗi thành tâm cũng không.

Mặc dù phải trải qua số phận nghiệt ngã của đất nước bị chia cắt và cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ, tôi cho rằng, những người con của đất Việt, trong hay ngoài nước, khắp ba miền, không có lý do gì lại không có thể cư xử với nhau trong tình nhân ái, bao dung, cao thượng vì sự phát triển của đất nước. Nhưng thái độ này chỉ có thể tồn tại và thể hiện trong một xã hội cởi mở, dân chủ, tự do, mọi người bình đẳng trước pháp luật và những quyền tự do cơ bản nhất của công dân được Hiến pháp thực sự che chở.

Một nhà nước tạo ra được môi trường như thế sẽ không cần phải tốn công sức kêu gọi tình đoàn kết dân tộc.■

Ngày 22 tháng 4 năm  2011

© 2010 Lê Diễn Đức – RFA Blog

32 Phản hồi cho “36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung”

  1. Hoài An says:

    Như vậy là anh Lê Đức Diễn đã có ý định đi tìm tự do trước 30.4.1975?
    Anh là người được sinh trưởng và giáo dục dưới mái nhà trường XHCN, lý do nào mà Anh không yêu cờ đỏ và bỏ chế độ CSVN, Anh có thể chia sẻ với bạn đọc nhân ngày 30.4. được không?
    Tôi nghĩ là nhiều bạn trẻ cũng muốn được chia sẻ với Anh về điểm này!

  2. Trung Kiên says:

    Cám ơn anh Lễ Đức Diễn
    Bài viết rất hay, qua đó Anh đã khẳng định lập trường và nói lên suy nghĩ của mình về hiện tình đất nước. Nếu có được nhiều người trí thức nghĩ như Anh thì vạn phước cho dân tộc Việt Nam ta lắm lắm!

    Chúc Anh sức khoẻ, luôn kiên cường và nhiều nghị lực…

  3. Ngay Thang says:

    30-4-1975 la ngay ket thuc chien tranh va thong nhat lanh tho ! Ngoai 2 viec nay ra , no khong con mang y nghia ji khac nua ! Neu co gan ghep cho no them dieu ji di nua, thi ro rang lich su da khong chan that voi chinh no ! Con nguoi luon phat trien theo thoi dai ! Va lich su cua no se bien doi khong ngung, “cho toi khi thong nhut duoc long nguoi”

  4. THOMAS CHU says:

    Cảm ơn tác giả Lê Diễn Đức đã viết lên những sự việc đầy nghịch lý xẩy ra trên đất nước CHXHCNVN.
    Cầu mong tác giả có được nhiều sức khỏe.

  5. Sài Gòn says:

    Có nhiều người đang vui và trúng đậm đó .
    Không ăn thua . Lạm phát càng cao thì dân đen khổ nhưng 14 tay cướp ngày càng ăn dày.
    Như vua Thanh Đà nẵng : bán dự án đất ( người mua chung tiền để có giá rẽ ) , có tiền lại làm đường ,cầu( bên trúng thầu chung 20 /100 ) .Vậy là vua Thanh ăn 2 cú.
    Đà nẵng có bán # 200 dự án đất thu về 3 tỷ đô. Thanh kiếm # 300 triệu đô. Làm lại hạ tằng từ 3 tỷ đô . Vua Thanh bỏ túi lần 2 10 /1000 là 300 triệu đô nữa.
    Vậy là Thanh bỏ túi 600 triệu đô. Thanh trả lương cho các ủy viên bộ chính trị # 200 triệu đô.
    Vẫn lời to . Đúng là vua Thanh giõi gần bằng tướng Dũng y tá.

  6. lotxac says:

    Rồi sẽ có một ngày…..
    Con VUA sẽ hết làm VUA;
    Con SÃI ở CHÙA thôi quét LÁ DA;
    Ngày nào giông tố thổi qua.
    Con VUA việt-cộng cũng ra quét CHÙA.
    Và ngày ấy… chắc chắn rồi sẽ đến.
    Khi loài người VÙNG DẬY mà đi….
    Trời làm giông tố; bụi bay;
    Đúng năm Giáp Ngọ…SAO rơi đầu đường.
    Từ Thôn quê đến phố phường;
    Tự-Do trở lại… dọn đường MINH QUÂN.
    Có lẽ lúc ấy; Vn sẽ có MINH QUÂN xuất hiện; và cải cách đường lối ĐẸP TƯƠI cho một ngày tươi sáng; khi Cộng-Nô tìm đường thoái chạy; hoặc chết thảm do TRỜI ĐẤT NỔI CƠN GÍO BỤI.

  7. Phan BA says:

    Hàng triệu triệu người, khôn ngoan có, can đảm có, khờ dại có, thông minh có, hèn nhác có.. đều bị một lũ người ngu đần hung ác, hành hạ, thật là buồn.

    Mỗi tháng tư tôi cảm thấy bị trầm cảm và bực tức..

    Tôi xin phép gọi anh Đức là đồng chí..

  8. Buipham says:

    Nhân ngày Ba Mươi Tháng Tư xin gởi đến.Lê diễn Đức một cành Hoa trắng để cùng tưởng niệm những người đã nằm xuống cho đất nước Việt Nam trong cuộc chiến tang thương vừa qua ….
      Thân chào

  9. Cu Tý says:

    Chia rồi hợp sao kia khuynh đão,
    Nết gian hùng sói cáo “Bố Già”.
    Ðúng thời QUỐC PHÁ VONG GIA,
    Ươm tầm xây kén quỷ ma lộng hành.
    RUỘNG SÂU bọ Bắc thành ngập ún,
    Quan nhũng tham thao túng lê dân.
    Bắc Nam chia cắt tranh phân,
    Diệt người dân tộc thập phần xót đau.

    Nồi da xáo thịt lạ sao !!!

  10. BichThuy says:

    Đọc bài viết của ông Lê Diễn Đức, tự dưng tôi cũng muốn viết đôi hàng về cảm nghĩ về ngày 30 tháng tư năm ấy của một đứa trẻ lớn lên từ miền Nam, có lẽ khi đến tuổi về già, người ta thích nói về kỷ niệm . Trong những ngày cuối của tháng 4, khi Tổng Thống Thiệu lên khóc, đọc bài chia tay, trao quyền hành cho cụ Trần văn Hương, tôi đã khóc nức nở , thế là hết “chúng tôi đã thua” , nhớ ngày nào tôi là học sinh giỏi được vào Tòa Đô Chánh nhận phần thưởng của ông Đô Trưởng Đỗ Kiến Nhiễu, rồi cho vào dinh Độc Lập để vuiTrung Thu với Tổng thống Thiệu. Rồi ông Nguyễn Cao Kỳ lên TV, hứa sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, ngay sau đó ông cũng biến mất dạng. Ngày 29, 30 cha mẹ tôi hối thúc các anh chị tôi ra bến tàu, rồi họ cũng về , không thể chen chân vào khi hàng ngàn người đang lũ lượt kéo nhau tìm cách trốn thoát. Đoàn quân, xe Motolova tiến vào thành phố qua cầu Phan Thanh Giản , đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, rồi về đường Thống Nhất, những đoàn xe khác, hình như là xe chở lính của VNCH trên xe là các thanh niên phất cờ xanh đỏ , reo vui hát bài Như Có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…và cả những người lính thất trận, tháo bỏ quân phục, vứt bỏ trên lề đường để về với gia đình , trong nhà nhìn những người lính từng là những anh hùng hiên ngang , chiến đấu chống quân địch, giờ đang đi thất thểu buồn bã, tôi đã khóc , những giọt nước mắt ấy vẫn còn đang chảy hôm nay , khi tôi đang đánh máy những giòng chữ này.
    Cũng như ông Đức , tôi cũng từng nghĩ mình thuộc thế hệ sinh lầm thế kỷ(nếu tôi nhớ không lầm đó là câu thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương ). Thế hệ đàn anh, cho dẫu họ là phía bên này hay bên kia, họ đã chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của họ , chiến đấu vì miền Nam thân yêu “hạt gạo cắn tư” hay “sinh Bắc tử Nam ” hoặc chiến đấu vì lý tưởng tự do, cho quyền làm người, không bị rơi vào chế độ CS khát máu. Còn thế hệ của tôi, của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại miền Nam , với những mộng ước tốt đẹp cho đất nước, chưa kịp thực hiện hoài bão của mình, chưa được góp phần bảo vệ và xây dựng cho miền Nam, đã bị thua.
    Chúng tôi chưa đánh mà đã bị thua tan tành, có cái nào đau hơn thế?

    • lotxac says:

      Kỷ niệm đẹp của Saigon là hòn ngọc viễn đông; hãy còn trong ký ức của những người miền Nam đã từng sống trong tuổi thơ; trong tuổi học trò; trong tuổi sinh viên; ôi đẹp làm sao; dù chúng ta sống trong một nước có chiến tranh gây ra bỡi cái gọi là giả danh ” MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM ” do Hồ chí Minh chủ xướng mà viện trợ của khối CỘNG SẢN LIÊN SÔ và TRUNG QUỐC.
      Những gì Bich Thủy nói ra đây là một nỗi niềm mất nước của triệu nhân dân miền nam sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 phải bỏ nước chạy trốn cái gọi là THIÊN ĐÀNG CỘNG SẢN. Trong đó có hàng triệu người đã bị cướp; bị hiếp; bị chết chìm; bị tan nhà nát cửa; bị tang tác gia môn bỡi cái gọi là “GIẢI-PHÓNG ” hay nói một cách khác; ” CHIẾM ĐOẠT”.
      Nước mắt của Lão đã hết; ký ức của Lão đã mờ dần… vì đã 36 năm chờ đợi một ngày … nhưng vô vọng.
      Hỡi ôi ! kẻ đặt bombs; đắp mô; pháo kích vào nhà dân; vào trường học; giết hại dân lành; kẻ đó lại được nhà; được buildings; được village; được biệt-thự của những người đã ra công xây cất cho chúng ở. Ngược lại chúng cũng chẳng tha thứ cho cuộc sống; mà chúng lại bắt những người đó với cái TỘI TƯ SẢN; MẠI BẢN và họ phải ăn những thứ cá dơ; bỏ đói họ cho đến chết; vợ con họ lại còn bị quấy rầy bằng TÌNH DỤC bỡi những tên Cán Bộ thất phu : ĐÓ là kỷ niệm của ngày 30 tháng 04; năm 1975 để nhớ… để quên.

    • NGUYEN THANH says:

      Chú em cũng chịu khó đọc dữ liệu, rồi SẮM VAI y như thiệt!!!
      Cái trò NẰM VÙNG nầy, chả BỊP được ai!

      @ Đọc ở dưới đây, thì biết ngay trò BỊP, ĐÓNG VAI!

      ” …nhớ ngày nào tôi là học sinh giỏi được vào Tòa Đô Chánh nhận phần thưởng của ông Đô Trưởng Đỗ Kiến Nhiễu, rồi cho vào dinh Độc Lập để vui Trung Thu với Tổng thống Thiệu. …”
      —-

      @ Học lớp 12 tại Sài Gòn năm nào? Trường gì? Kễ tên 1 vài tên GS cũ của năm học lớp 12, thì chú LÒI NGAY tẩy BỊP!!!
      Chú CAM ” BichThuy ” nầy, đóng kịch còn KÉM quá!!! …

      • Thanh says:

        Khong co gi kho. De toi tra loi thay.Nien khoa 1965-1966 tai truong CHU VAN AN mot mat nhin ra duong Ngo Quyen, mot mat nhin ra duong Minh Mang (cong chinh) van con cac thay tu Bac di cu vao Nam nhu: thay Nguyen Ngoc Quynh day Van vat, thay Tran Bich Lan (nha tho Nguyen Sa) day triet, thay Nguyen Ngoc Diem day Phap van, thay Vu Khac Khoan day Su, thay Pham Dinh Thang day Anh van. Cac huynh truong cua toi con duoc hoc voi ca thay Doan Quoc Sy (tac gia Ba Sinh Huong Lua)…

      • Thanh says:

        They don’t say grade 12 but they say “I attend grade “De Nhat
        A,B, or C” at Trung Vuong High, Gia Long High, Petrus Ky High, or Chu Van An High School. In the school year 1965-1966 the teachers of these schools are as follows: Mr. Tran Bich Lan (Nguyen Sa) teaching philososophy, Mr. Do Khanh Hoan and Mr. Pham Dinh Thang, English, Mr.Le Trung Nhien and Mr.Nguyen Ngoc Diem, French, Mr. Vu Khac Khoan, history, Mr.Nguyen Ngoc Huynh, geography, Mr. Nguyen Ngoc Quynh, biology,LM Tran Van Hien Minh, philosophy… The great writer Doan Quoc Sy also taught at CVA High School.

      • BichThuy says:

        Thời của cụ xưa quá rồi nên mới có đệ nhất đệ nhị, thời của tôi sau này cụ ơi. CS vào tôi còn chưa học xong trung học. Cụ thử hỏi lại các thầy cô dạy TV đi nhé. Nói với các cụ thật khổ, tôi đâu có bằng tuổi của cụ .Bên Canada của cụ có cô giáo dạy Việt Văn của tôi là cô Lê Khắc Ngọc Quỳnh đấy. Không chừng cô Quỳnh của tôi còn nhỏ tuổi hơn tuổi của cụ nữa.

      • BichThuy says:

        Tôi không phải là chú em, chẳng việc gì mà tôi phải dấu cả. Tôi học trường Trưng Vương, số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bà hiệu trưởng của tôi là bà Trần thị Tuyết, bà giám học buổi chiều là cô Nguyễn thị Nại, bà giám học buổi sáng là cô Phạm Diệu Linh, bà Tổng Giám thị là cô Nguyệt Minh. Bà hiệu trưởng sau 75 là cô Hoa. Cô Hoa phải nuôi heo để tăng gia sản xuất ngay trong nhà của cô ấy , góc nhỏ trong khuôn viên của trường . Cô giáo sư chủ nhiệm năm lớp 6 của tôi là cô Nguyễn thị Tường Vân dạy môn Văn, đã chết , chồng cô là đại tá. Chị cô Tường Vân là cô Nguyễn thị Nhã Hạnh, dạy tôi học trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, chồng cô là trung tá. Con gái của cô rất đẹp như thiên thần, chị Nguyễn thị Kim Thoa, đã tự tử chết ngay sau ngày “thống nhất” , làm xôn xao một nửa trường TV, vì một nửa trường đã kịp thời chạy thoát trước ngày ba mươi , vì trường TV là trường di cư từ ngoài Bắc nên nhiều học sinh trong trường có cha mẹ vào Nam sau 54 . Tôi học Pháp văn với thầy Phạm văn Ngộ. Thầy Ngộ đi học tập vài ngày hay vài tháng gì đó, thầy được thả vì là cháu ruột của ông Phạm văn Đồng , nhưng thầy rất hiền lành, không bao giờ phấn đấu, la mắng các học sinh. Thầy dạy toán của tôi là thầy Nguyễn Bình, vượt biên và mất tích. Nếu là học sinh TV, ai cũng biết cô Phạm Lệ Tuyết, cắt tóc demi garcon, dạy Việt Văn rất hay , họ sinh nào của ngồi mê cô giảng bài, những giòng chữ viết lén lút trên tường “em yêu cô Tuyết quá cô ơi”, “em thích giờ Việt Văn với cô Tuyết ” ở các góc hàng lang, dưới chân cầu thang. Chồng cô là thầy Hoàng rất đẹp trai là trung tá không quân, cô Tuyết còn nổi tiếng ngoài dạy hay còn là người thầy hay lái xe hơi kiểu sport, mà cô thay đổi xe khác hầu như mỗi năm.
        Tôi học với hàng chục thầy cô, nên hỏi ngay chỉ nhớ bấy nhiêu thôi…
        Lau thật nhẹ bụi đọng trên gương kỷ niệm
        Hình ảnh xưa chỉ còn lại những bóng mờ
        ….
        Trường em ở cuối công viên
        mà anh thường gọi công viên lá vàng….Tôi không phải là chú em, chẳng việc gì mà tôi phải dấu cả. Tôi học trường Trưng Vương, số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bà hiệu trưởng của tôi là bà Trần thị Tuyết, bà giám học buổi chiều là cô Nguyễn thị Nại, bà giám học buổi sáng là cô Phạm Diệu Linh, bà Tổng Giám thị là cô Nguyệt Minh. Bà hiệu trưởng sau 75 là cô Hoa. Cô Hoa phải nuôi heo để tăng gia sản xuất ngay trong nhà của cô ấy , góc nhỏ trong khuôn viên của trường . Cô giáo sư chủ nhiệm năm lớp 6 của tôi là cô Nguyễn thị Tường Vân dạy môn Văn, đã chết , chồng cô là đại tá. Chị cô Tường Vân là cô Nguyễn thị Nhã Hạnh, dạy tôi học trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, chồng cô là trung tá. Con gái của cô rất đẹp như thiên thần, chị Nguyễn thị Kim Thoa, đã tự tử chết ngay sau ngày “thống nhất” , làm xôn xao một nửa trường TV, vì một nửa trường đã kịp thời chạy thoát trước ngày ba mươi , vì trường TV là trường di cư từ ngoài Bắc nên nhiều học sinh trong trường có cha mẹ vào Nam sau 54 . Tôi học Pháp văn với thầy Phạm văn Ngộ. Thầy Ngộ đi học tập vài ngày hay vài tháng gì đó, thầy được thả vì là cháu ruột của ông Phạm văn Đồng , nhưng thầy rất hiền lành, không bao giờ phấn đấu, la mắng các học sinh. Thầy dạy toán của tôi là thầy Nguyễn Bình, vượt biên và mất tích. Nếu là học sinh TV, ai cũng biết cô Phạm Lệ Tuyết, cắt tóc demi garcon, dạy Việt Văn rất hay , họ sinh nào của ngồi mê cô giảng bài, những giòng chữ viết lén lút trên tường “em yêu cô Tuyết quá cô ơi”, “em thích giờ Việt Văn với cô Tuyết ” ở các góc hàng lang, dưới chân cầu thang. Chồng cô là thầy Hoàng rất đẹp trai là trung tá không quân, cô Tuyết còn nổi tiếng ngoài dạy hay còn là người thầy hay lái xe hơi kiểu sport, mà cô thay đổi xe khác hầu như mỗi năm.
        Tôi học với hàng chục thầy cô, nên hỏi ngay chỉ nhớ bấy nhiêu thôi…
        Lau thật nhẹ bụi đọng trên gương kỷ niệm
        Hình ảnh xưa chỉ còn lại những bóng mờ
        ….
        Trường em ở cuối công viên
        mà anh thường gọi công viên lá vàng….
        À quên mất, năm 75 tôi chưa là học sinh lớp 12 , vậy chắc đủ rồi, phải không?

      • nvtncs says:

        Ông NGUYEN THANH tinh ra phết.

        “mụ” CS này mắc trầm trọng cái bệnh khoe khoang. Trong một ý kiến khác mụ nói lương căn bản của mụ >$300,000, chưa kể bonus cuối năm.

        Giờ đây thì mụ khoác lác là mụ học giỏi, được vào dinh Độc Lập gặp TT NVThiệu.

      • Minh Tuấn says:

        Bà chị tôi cũng học Trưng Vương, bà nói chị Bích Thủy viết đúng về Trưng Vương đó. Hai bác có quyền nghi gì thì nghi nhưng nói chi BT “khoác lác” là nói bậy. Hai bác có chứng minh được là chị BT “khoác lác” không hay cứ suy ra từ mình rồi chê người.

      • lotxac says:

        Lão chẳng biết chú em THANH NGUYỄN là ai ? vì cái tên nầy, và cái họ này thì ở VN có tới hàng triệu; chứ không phải hàng trăm ngàn. Có một điều lão thấy chú em nói Bích Thủy là ĐÀN ÔNG là chú em đã nghi ngờ không chính xác; mà khi nghi ngờ không chính xác là một hiểu lầm tác hại đến DANH DỰ của người, và nó lại phản chiếu đến cái ĐẦU ÓC NGHI NGỜ như CỘNG SẢN VIETNAM ” thà giết lầm; hơn thả lầm “.
        Theo như cháu bích Thuỷ kể ra những trường trung học mà Bích Thủy đã học; và các thầy; cô, và cả Hiệu trưởng của trường là đúng rồi; đâu có gì là sai trái. Hơn nữa; những bài Bích Thủy viết trên đâu có lời nào tác hại đến lập trường đấu tranh cho Dân-chủ; cho VNCH; ch́u viết lên cho thế hệ của cháu thông cảm của thế hệ thứ II nối tiếp chúng ta.
        Trước khi ghép tội ai; hãy suy nghĩ cho kỹ; hãy uốn-lưỡi 7 lần trước khi nói. Người của VNCH là người biết trọng mình và trọng người, vì người khác cũng có cái vui; cái buồn như mình; cái tự ái như mình; thì Bích Thủy như chú em Thanh ghép tội : “đóng kịch quá kém”; như vậy lão không sợ BÍCH THỦY là CB nằm vùng.Mà CB nằm VÙNG do VI-CI cài vào Canada; hoặc cài vào MỸ thì tr̀inh độ như THANH chưa đủ khả năng phán xét.
        Ngay trước đây; VNCH chưa lọt vào tay CS Bắc Việt; trước năm 1975, ngay trong DINH ông Thiệu đã bị CSVN cài HUỲNH VĂN TṚỌNG vào làm cố vấn cho Thiệu; Thiệu cũng không biết được…đến khi Mỹ báo là HCT nằm trong DINH; thì Thiệu mới bắt, và rốt cuộc Mỹ đã ra lệnh để Thiệu trao trả tù binh để HVT được thả ra.
        Sống trong một xã hội của chúng ta đang sống; dù chúng ta là MỸ (ghẻ); nhưng chúng ta phải tuân theo Pháp Luật của mỗi nước mà người VN đang cư ngụ. Bằng ngược lại phạm bất cứ luật gì; thì chúng ta bị nước đó xử lý tùy theo tội nhẹ; hoặc nặng; mà chẳng có thằng CSVN nào có quyền xía vào. Vậy; mọi người VN sống trên đất nước đó; họ tự kiểm soát nhau hết rồi. Ngoài ra như ở Mỹ này tuy rộng lớn thật; nhưng một con kiến VIỆT CỘNG cũng không che mắt nổi cái LƯỚI DÀY KÍN của Mỹ này đâu; ông bảo đảm điều này. Riêng Canada thì là một nước như PHÁP có nhiều cái THÙNG RÁC chứa đầy các thứ rác trong rác có đủ các loại : CHÍ; RẬN; RỆP; ĐEN; TRẮNG có cả Cộng Hòa; Cộng Sản; Tư-Bản; thành phần thứ ba etc… nhưng tất cả phải tuân theo luật lệ của xứ họ; nếu ngược lại thì bị deported immediately.

    • BichThuy says:

      Nhắc đến ông Đô Trưởnng Sài Gòn , tôi nhớ đến cô giáo tiểu học trường Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao của tôi là cô Nguyễn thị Bạch Nhật, chị của cô dạy bên trường Trưng Vương là cô Nguyễn thị Bình Minh. Cô Bạch Nhật rất đẹp, mặn mà, phúc hậu , nhà của cô trong xóm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm , đầu xóm là cây xăng Shell một bên, bên kia là nhà của Linh Mục Cao văn Luận. Mỗi sáng tôi cuốc bộ đến nhà cô, được cô chở bằng xe hơi Honda (kiểu Civic bây giờ ) đến trường, trưa đi học về, cô cũng chở tôi về thả đầu xóm , thành ra tụi bạn trong lớp vẫn trêu chọc gọi tôi là “con gái của cô” vì cô không có con hay “cô giáo phụ”. Chính cô Bạch Nhật đã chọn tôi đại diện trường Đinh Tiên Hoàng nhận quà của ông Đỗ Kiến Nhiễu, và cũng chính cô chọn tôi đi vào Dinh Độc Lập vào dịp lễ Trung Thu. Vào thời đó, thầy cô giáo dạy trung học đi xe hơi là chuyện bình thường, nhưng giáo viên tiểu học rất ít, chỉ vài ba người ngoài bà Hiệu Trưởng là bà Lê thị Thàng.
      Cách đây 2 năm, tôi có đi gửi chút quà để biết ơn người thầy xưa là cô Nguyễn thị Vượng, dạy tôi sử địa năm lớp 6-7 và cô Nguyễn thị Vân Anh, dạy tôi Hóa học năm lớp 11-12 tại Trưng Vương, người thu ngân đã từng là cô giáo dạy tiểu học nói với tôi, “học trò chỉ nhớ thầy cô dạy Trung Học, tội nghiệp thầy cô dạy cấp 1 quá, là người đầu tiên dạy các em biết chữ biết toán”. Thật ra, các em bậc tiểu học trí óc còn nhỏ quá để nhớ, thành phố Sài Gòn lại rộng lớn , mà lại không có các hội đoàn , nhưng cô cashier đã làm tôi bỗng dưng nhớ lại người thầy thân thương của mình. Nhớ lại khi tôi đi xem bảng, thấy tên mình trúng tuyển vào trường TV, người đầu tiên báo là cô Bạch Nhật, cô vui mừng ra mặt. Không biết cô ở đâu, tôi có gửi lên đài phát thanh nhắn tin, ngay tức khắc được 1 bà chị họ cô gọi lại, nói cô bây giờ sống ẩn dật tại Fresno, California, không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai. Nếu may mắn cô Bạch Nhật đọc được những giòng chữ này, xin cô biết rằng trong tâm trí của người học trò nhỏ ngày xưa bao giờ cũng biết ơn công ơn dạy bảo của thầy cô, hình ảnh cô Bạch Nhật không bao giờ xóa nhòa trong tim của em.

Leave a Reply to lotxac