WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung

Dinh Độc Lập ngày 30 tháng Tư năm 1975 - Ảnh tư liệu

 

Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức.

Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay.

Năm 2007, anh Nguyễn Khanh của “Radio Free Asia” từ Washington DC gọi điện qua Ba Lan có nhã ý phỏng vấn nhân dịp 32 năm ngày thống nhất đất nước, tôi cũng đề nghị làm luôn. Khi trả lời rằng, ngày này 32 năm về trước tôi đang nằm ở nhà tù Hoả Lò, anh Khanh đã rất ngạc nhiên.

Về miền ký ức

Sau hơn một năm trời bị biệt giam, không được gia đình thăm viếng, chịu đói rét, ghẻ lở, cùng với các cuộc thẩm vấn liên miên, tôi nhận bản án 2 năm tù giam của Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội với tội danh là “Trốn ở lại nước ngoài”. Tôi bị an ninh cộng sản Ba Lan bắt giữ, giao nộp cho phía Việt Nam và bị áp tải về nước sau chuyến trốn qua Thuỵ Điển không thành, phải quay trở lại.

Ý thức phản kháng lại các đạo lý giáo điều, bất công, phi nhân bản của chế độ cộng sản và cuộc hành trình mạo hiểm đi tìm tự do của tôi đã xảy ra rất sớm, trước cả cái mốc lịch sử của cuộc “exodus” chưa từng có của người Việt sau 30 tháng 4 năm 1975.

Cũng muốn nói thêm để các bạn trẻ biết rằng, cho đến cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, sinh viên Việt Nam từ miền Bắc du học ở các nước cộng sản (cũ) chạy sang các nước tư bản bị quy kết tội rất nghiêm trọng. Án phạt dành cho tôi có lẽ được giảm nhẹ sau khi Cục Chấp pháp Bộ Nội vụ kết luận tôi trốn qua Nam Tư, Thuỵ Điển chỉ vì muốn ở lại với người mình yêu, chứ không có hành động làm gián điệp hay phản bội tổ quốc.

Ít ai giờ đây tin rằng, ngay tại châu Âu, hồi đó chúng tôi bị cấm yêu, giữa sinh viên Việt Nam với nhau, chứ đừng sớ rớ tới người ngoại quốc.

Tuy nhiên, đến cả Adam và Eva trên Vườn Địa đàng còn quên lời răn của Thượng đế, không kìm nổi tò mò, dám ăn cả trái cấm, huống chi chúng tôi, những chàng trai, cô gái đang ở tuổi đôi mươi bằng xương bằng thịt nơi trần tục. Chúng tôi vẫn yêu nhau nhưng lén lút, kín đáo và khôn ngoan đối phó với những con mắt cú vọ sẵn sàng bẩm báo với trưởng đoàn lấy điểm. Người yêu của tôi là một cô gái Ba Lan xinh đẹp, tên Bozena, học khoa Pháp văn, cùng Wroslaw University.

Số sinh viên “vượt rào” bị phát hiện và đuổi về nước bấy giờ không ít. Hầu hết bị trả về địa phương, quay lại với “kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi”. Họ không thể ngẩng mặt lên làm một con người bình thường được nữa, vì bị hàng xóm, thậm chí gia đình, khinh thị, hắt hủi. Ở thành phố, tấm lý lịch đen tối không cho họ cơ hội tìm được việc làm tử tế nào ngoài lao động chân tay. Tôi biết T. người Thanh Hoá, học ở Warsaw Polytechnic, đã chết trên biển khi đi đánh cá, còn K. tôi gặp trong tù, người Quảng Bình, đã chết vì mìn nổ khi đi làm ruộng…

Tuy đã phải ngồi tù nhưng tôi gặp nhiều may mắn hơn. Sau 14 năm vật lộn, xoay xở và ma mãnh qua mặt chính quyền với nhiều trò có thể viết thành một cuốn tiểu thiếu bi hài, tôi đã quay trở lại Ba Lan, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ và ở lại luôn cho đến nay. Tôi không bao giờ quên cảm nghĩ của mình khi máy bay của hãng Hàng không Liên Xô Aeroflot dứt khỏi đường băng sân bay Tân Sơn Nhất vươn lên bầu trời vào ngày 9 tháng 10 năm 1989: “Thế là ta đã chiến thắng!”.

Quy định cấm yêu được chấm dứt sau sự kiện Lê Vũ Oanh, con gái của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, bất chấp can ngăn của Đại sứ quán, đã nhất quyết lấy chồng người Nga, gây nên làn sóng phản đối của sinh viên. Họ đòi hỏi quyền được bình đẳng. Một số đã viết thư tập thể bằng máu gửi lên Đại sứ quán Việt Nam. Nhờ “công” của con gái vị lãnh đạo cao nhất của Đảng mà chính sách được thay đổi! Sau này Lê Vũ Oanh chết do băng huyết trong lúc sinh con, nhiều sinh viên thương cảm nói có lẽ nên đúc tượng đồng “Nữ thần Tình yêu” cho cô! Đúng thế, Lê Vũ Oanh đã làm một cuộc cách mạng.

Vào một đêm không ngủ trong trại tạm giam ở ngoại thành Hà Nội (sau này tôi được biết có tên gọi là B15), tôi viết:

… Tiếng dế kêu thưa thớt, hoang sơ

Tiếng lá cây xào xạc gió khua

Tiếng ếch ngoài đồng sau cơn mưa

Tiếng gà gáy gọi trời trở sáng

Tiếng chó sủa làng bên vang vọng…

Chỉ thế thôi, chẳng có gì hơn

Bản nhạc trời khuya rầu rĩ lạ thường!

(…)  Sự thật nơi nào trên khắp thế gian

Có bao giờ tình yêu trở thành tội lỗi

Khi đó đây những vành đai biên giới

Khép mọi con đường, giam cả lứa đôi?

Hoặc trước đó, trên những nẻo đường đi tìm mặt trời và sóng biển:

Từ trên cao, Bozena em ơi, hãy cùng anh nhìn xuống địa cầu

Thế giới dọc ngang những đường chia xẻ

Biên giới chẳng riêng là những ngọn núi, dòng sông hay hàng cọc bình thường

Bởi chính nơi đây, chân lý và tình yêu chẳng có phút giây nào khỏi bị đoạ đầy, cắn xé!

Cái xấu xa, chua chát của cuộc đời dạy anh bài học yêu em

Giúp anh trả lời thế nào là Tình yêu và Cuộc sống

Quên gông sắt, nhà tù lấy em làm hy vọng

Xây nên cuộc đời!

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lần trong cuộc phỏng vấn của BBC đã từng nói rằng, trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, có triệu người vui nhưng cũng có cả triệu người buồn. Tôi thuộc vế sau. Cả phòng giam hôm ấy huyên náo khi giám thị loan báo tin chiến thắng. Tôi cũng phải cười nói hoà vào đám đông, nhưng lòng quặn đau nghĩ tới viễn cảnh đen tối và cùng đường của mình. Hy vọng le lói của tôi sau khi ra tù sẽ tìm cách vào Nam vụt tắt!

Tội danh bị đanh tráo

36 năm trôi qua. Có thể là một nửa đời người. Việt Nam đã trải qua vô vàn biến động và thay đổi chóng mặt. Nhưng có một thứ bất biến: Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ độc quyền cai trị đất nước, vẫn cùng một triều đại phong kiến mới với những khuôn mặt của các ông Vua mới kế vị nhau.

Tôi đã nhiều lúc nghĩ đến tội danh “trốn ở lại nước ngoài” mà tôi đã phải chịu gánh chịu. Cũng một bộ máy ấy, cũng đảng cầm quyền ấy, tội danh này dưới lăng kính hôm nay sẽ được quan sát ra sao?

Không có Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam trong tay, cũng chẳng ham muốn truy cập trên mạng để tìm hiểu, tôi cho rằng, tội danh “trốn ở lại nước ngoài” đã bị loại bỏ khỏi đời sống pháp lý của chế độ hiện hành. Bởi vì nếu có, nhà tù Việt Nam sẽ không thể nào xây kịp!

Hàng chục ngàn, nếu không nói tới con số hàng trăm ngàn, công nhân Việt Nam lao động trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tại Nga, Bulgaria, Tiệp Khắc (cũ), Đông Đức (cũ) sau khi Bức tường Berlin sụp đổ đã không trở về nước mà ở lại mưu kế làm ăn hoặc xin tị nạn.

Tôi cũng là nhân chứng liên tiếp suốt hai thập niên qua trước dòng người Việt bay sang  Nga rồi khốn khổ vượt biên bất hợp pháp vào Ba Lan và các nước khác.

Hàng trăn ngàn công nhân được xuất khẩu lao động trong những năm gần đây, bị bóc lột thậm tệ, bị lừa gạt, bị bỏ rơi, không thể trở về nước vì món nợ đè lên vai, đã phải ở lại vật lộn với cuộc sống cơ cực, thậm chí phải hành nghề trộm cắp, đĩ điếm (như ở Malaysia)…

Rồi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, gần cả triệu người miền Nam chấp nhận một sống, hai chết, đã trốn chạy khỏi chế độ.

Nếu bị xử tù như tôi về tội “trốn ở lại nước ngoài”, chúng ta hình dung một bức tranh xã hội sẽ khủng khiếp như thế nào.

Ở đây, chúng ta thấy rằng, cùng một hành vi, ngày hôm trước được xem là có tội, ngày hôm sau mặc nhiên thành chuyện bình thường, thậm chí còn được nhà nước khuyến khích. Vậy thì, trong sự oan ức của tôi chỉ có thể được cắt nghĩa bằng hai cách. Thứ nhất, tôi thuộc những người “đầu thai nhầm thế kỷ”, giống như các văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai phẩm đã nói về mình. Thứ nhì, sự ấu trĩ và sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đẩy vô vàn con người lương thiện xuống vực thẳm của bất hạnh và đau thương.

Dưới bàn tay cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng các khái niệm đã được đánh tráo trơ trẽn và nhanh chóng. Giờ đây, lực lượng đông đảo những người “trốn ở lại nước ngoài” (như tôi) mỗi năm gửi về nước nhiều tỷ đôla, mang tiền về nước đầu tư, Nhà nước ra Nghị quyết 36 gọi họ là bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, là “khúc ruột ngàn dặm”, có thể xênh xang “áo gấm về làng”:

“Ngày đi, Đảng gọi Việt gian

Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều

Chưa đi: phản động trăm chiều

Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng!”

(Thơ dân gian)

Song song với các khái niệm bị đánh tráo, các tội danh cũng được phù phép biến hoá thêm cho kịp với hoàn cảnh mới, nhằm phục vụ mục đích đàn áp tự do.

Điều 88 của Bộ luật hình sự xác định tội “truyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được các luật gia và tổ chức quốc tế cho là rất mù mờ, có thể dẫn đến quy kết tuỳ tiện.

Tôi viết những dòng cảm xúc này sau khi vụ án xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong ngày 4 tháng 4 vừa rồi đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.

10 tài liệu mà Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội lấy cơ sở quy kết tội cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nếu đặt dưới ánh sáng của quyền phát biểu chính kiến và góp ý cho nhà nước được bảo hộ bởi Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký và cam kết, thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ phải được xem là vô tội. Tiếng nói của anh khó nghe với chính quyền, nhưng thực ra anh chỉ nói thay những người cùng có ý nghĩ như anh nhưng chưa hoặc không dám nói ra (ý của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh).

Vậy mà Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án nặng nề với 7 năm tù giam, 3 năm quản chế, trong “một phiên toà trơ trẽn”, “làm mất thể diện quốc gia”, thậm chí “lưu manh và ô nhục”.

Trước Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, rất nhiều nhà bất đồng chính kiến khác cũng đã chung một số phận.

Là một công dân có kiến thức tối thiểu về luật pháp, có lương tri, không ai không hiểu một thực tế phũ phàng: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!” (nhận định của bà Ngô Bá Thành, một luật sư nổi tiếng trước và sau năm 1975).

Là một công dân có trách nhiệm với xã hội, khao khát công lý và công bằng xã hội, không ai có thể mặc nhiên cúi đầu chấp nhận trò chơi luật pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được” (phát biểu trước Quốc hội của ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tòa án tối cao, nhiệm kỳ 1997- 2002).

Lời kết

Ngang nhiên chà đạp lên cả luật pháp do chính mình thiết lập, lên cá giá trị nhân đạo vẫn được rao giảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bất nhân khi ném hàng triệu sinh linh vào hố tử thần, vào bể khổ của ngục tù và sự đày ải tinh thần, cũng như vật chất kể từ Cải cách Ruộng đất cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 và suốt 36 năm qua, chưa thấy có tín hiệu cải thiện nào.

Hả hê trên chiến thắng, ngông cuồng trên bạo lực, ngạo mạn trên sự giàu sang phú quý do tham nhũng mà có, những người cầm cán cân công lý của Đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ chưa bao giờ nhận thức được sai lầm của các thế hệ tiền nhiệm chăng? Không những thế, họ còn tiếp tục mạnh tay hơn, tàn nhẫn hơn, đưa những người vô tội vào vòng lao lý hoặc cái chết tức tưởi bởi bàn tay của công an, đôi khi chỉ vì đi xe gắn máy quên đội mũ bảo hiểm!

Cho nên, dễ nhận ra rằng, tại sao sau 36 năm đất nước thống nhất, mọi thứ khẩu hiệu hô hào hoà hợp, hoà giải dân tộc, quên quá khứ, hướng tới tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không mang lại ý nghĩa thuyết phục nào. Người ta vẫn thấy đậm màu sắc giả dối phía sau sân khấu tuyên truyền sặc sỡ và ầm ĩ. Trong lòng người Việt muôn phương vẫn nặng trĩu những ký ức oán hờn, tủi hận. Vết thương lòng vẫn rỉ máu vì chưa bao giờ được giải toả hoặc đền bù, chí ít một lời xin lỗi thành tâm cũng không.

Mặc dù phải trải qua số phận nghiệt ngã của đất nước bị chia cắt và cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ, tôi cho rằng, những người con của đất Việt, trong hay ngoài nước, khắp ba miền, không có lý do gì lại không có thể cư xử với nhau trong tình nhân ái, bao dung, cao thượng vì sự phát triển của đất nước. Nhưng thái độ này chỉ có thể tồn tại và thể hiện trong một xã hội cởi mở, dân chủ, tự do, mọi người bình đẳng trước pháp luật và những quyền tự do cơ bản nhất của công dân được Hiến pháp thực sự che chở.

Một nhà nước tạo ra được môi trường như thế sẽ không cần phải tốn công sức kêu gọi tình đoàn kết dân tộc.■

Ngày 22 tháng 4 năm  2011

© 2010 Lê Diễn Đức – RFA Blog

32 Phản hồi cho “36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung”

  1. nvtncs says:

    Tu A. Luong says:

    “Điều các bạn cần biết:…
    Tôi Nói Đồng Bào Nghe Rõ và Hiểu Không?
    Nói một cách cho dễ hiểu…”

    Ông nên tập viết nhã nhặn, khiêm tốn hơn.

  2. Tu A. Luong says:

    Điều các bạn cần biết: Mussolini học từ Lenin, Hitler học từ Mussolini, Stalin học từ Hitler, Mao Trạch Đông học từ Stalin. Vậy hỏi các bạn bác Hồ học từ đâu (Dựa theo nghiên cứu của học giả của trường đại học Yale, Naomi Wolf). Điều này đáng chú ý Mussolini đã từng làm báo, và đã từng nói: Bạn chỉ cần có cây bút và tập viết trong tay bạn có thể làm chủ cả vũ trụ….Điều này giúp chúng ta dễ hiểu tại sao những nhà độc tài hay sắp độc tài luôn con trọng đàn áp báo chí và tự do ngôn luận.

    Điều thứ hai: bộ luật hình sự 88 của CSVN dựa vào bộ luật, The Nuremberg Laws of 1938, for instance, turned an ordinary German into a criminal if his girlfriend was Jewish, and turned a German Jew into a criminal if he or she displayed the German flag. Tạm dịch là bộ luật 1938 Nuremberg cấm người công dân Đức yêu người Do Thái, bỏ tù người Do Thái gốc Đức nếu họ treo cờ Đức. Theo nguồn tin không kiểm định được, công an nhân dân VN không được yêu người công giáo.

    Điều các bạn cần biết thứ ba: những người độc tài luôn ngụy tạo ra cảnh “Thù Trong Giặc Ngoài” để “Nướng dân đen và trí thức chống họ trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống hầm…” bởi vậy các bạn đừng dại mà nghe lời họ mà nhập ngủ cưú nước. Các bạn chỉ hại thân mà thôi! Nhập ngũ cũng chết mà không cũng chết! Con đường duy nhất mà các bạn có thể làm và chiến thắng là thay lá cờ buá liềm bằng lá cờ dân tộc trí thức, thông tin, computer hiện đại như bác Trương Tấn Sang, tổng bí thư Đảng đã nói, khi đất nước toàn là sâu thì làm sao mà triệt được.
    Dậy Dậy Dậy: Nhật Nhật Tân. Hựu Nhật Tân.
    xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
    tự do công lý cho mọi nhà.
    Cao Nam Trung Bắc Cùng Chung Lực,
    Non Nước Từ Nay Đổi Sắc Nhà.
    Thời Cơ Đã Đến và Thời Gian Đã chín muồi.
    Chần chờ sẽ quá muộn.
    Làm tại Liên Bang Việt Nam, the United Peoples of Vietnam
    Ngày 16, tháng 6, năm 2011

    Liên Bang Việt Nam, the United Peoples of Vietnam -United -Liberty -Justice for All
    Ngày 18, tháng 6, năm 2011

    Tôi Nói Đồng Bào Nghe Rõ và Hiểu Không?

    Nói một cách cho dễ hiểu, cho đồng bào VN dễ hiểu là đấu tranh giai cấp chỉ tồn tại khi và chỉ khi có giai cấp bốc lột và giai cấp bị bóc lột. Nó xảy ra trong thời kỳ nô lệ và thuộc điạ khi dân bản xứ bị mất chính quyền, đất đai để bị làm nô lệ. Bây giờ dân tộc VN vẫn còn bị “nô lệ” bởi CSVN. Hầu hết các con em của các nhà lãnh đạo CSVN đều được học ở các trường danh tiếng của thế giới. Như con của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, học ở Mỹ, và hiện là phó hiệu trưởng của trường đại học danh tiếng ở SG. Họ hiểu rất rõ luật quốc tế, văn minh và luật rừng. Song vì quyền lợi cá nhân họ đã nhắm mắt ký hợp đồng với các công ty nước ngoài mà họ biết rằng Điều Kiện làm việc và lương bổng,phúc lợi của người dân rất bị thua thiệt: Điều kiện làm việc thua thiệt và đồng lương phúc lợi thua thiệt. Các bạn hãy tự hỏi: Ai là người ký bút hợp đồng cho sự bóc lột này xảy ra trên quê hương ta? Ai không cho công đoàn độc lập làm việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân hiền lao động lương thiện. Ai đã bắt TS Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân, Cha Nguyễn Văn Lý, etc. Nếu CS thật sự -Của Dân-Do Dân-và Vì Dân thì họ sẽ không đặt bút xuống ký bất kỳ một hợp đồng thương mại nào có hại cho dân, “chết trong hơn sống đục” như trong bài “Con Cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Các bạn cần phải biết ở nước tự do và tạm gọi là văn minh- Điều kiện làm viêc của công nhân mỗi ngày là 8 tiếng đồng hồ, một tuần làm 40 tiếng, nếu làm hơn là phải trả phụ trội gấp rưởi. Nếu làm suốt bảy ngày một tuần tuần tiếp theo được nghỉ một ngày trả lương. Tuy không phải là hoàn hảo, song họ đã có cơ sở pháp lý khá hoàn thiện để người dân biết quyền lợi của mình. CS quốc tế hầu như không còn ở Châu Âu, như người bạn hiền của tôi đã giám khẳng định cách đây gần 20 năm với cô giáo dạy Công Dân Giáo Dục, khi cô ta đang say mê ca tụng chủ nghĩa CS ở Liên Xô, tại sao VN ta không sáng mắt ra? Phải chăng ta vẫn còn là nô lệ của tập đòan CS quốc tế hay một giai cấp nào đó? Nếu vậy thì cuộc đấu tranh chống giai cấp bốc lột ở VN sớm hay muộn sẽ xảy ra? Chỉ mong sao sự thông minh và đức độ của dân tộc sẽ dẫn đến sự chiến thắng bằng trí tuệ và ngòi bút.

  3. Vô thường says:

    Rất chia xẻ với tác giả nỗi niềm này, hãy cùng tôi hát lại bài ‘Gia tài của mẹ’ của Ns Trịnh Công Sơn sau 36 năm thống nhất đất nước:

    GIA TÀI CỦA MẸ 2
    * * *

    Một ngàn năm đô hộ giặc tàu

    Một trăm năm đô hộ giặc tây

    Hai mươi năm nội chiến từng ngày

    Ba sáu năm thống nhất trong hận thù

    Gia tài của mẹ, để lại cho con

    Gia tài của mẹ, là nước Việt hèn

    * * *

    Một ngàn năm đô hộ giặc tàu

    Một trăm năm đô hộ giặc tây

    Hai mươi năm nội chiến từng ngày

    Ba sáu năm thống nhất trong hận thù

    Gia tài của mẹ, những rừng tan hoang

    Gia tài của mẹ, những đồi trọc buồn

    * * *

    Dạy cho con tiếng nói thật thà

    Mẹ mong con chớ quên màu da

    Con chớ quên màu da, nước Việt xưa

    Mẹ mong trông con mau bước về nhà

    Ôi lũ con cùng cha, quên hận thù

    * * *

    Một ngàn năm đô hộ giặc tàu

    Một trăm năm đô hộ giặc tây

    Hai mươi năm nội chiến từng ngày

    Ba sáu năm thống nhất trong hận thù

    Gia tài của mẹ, đồng ruộng bỏ hoang

    Gia tài của mẹ, ruộng mất từng ngày

    * * *

    Một ngàn năm đô hộ giặc tàu

    Một trăm năm đô hộ giặc tây

    Hai mươi năm nội chiến từng ngày

    Ba sáu năm thống nhất trong hận thù

    Gia tài của mẹ, một lũ tham quan

    Gia tài của me, một lũ dùi cui.

  4. lotxac says:

    Ít nhất cũng có người như Lại mạnh Cường chứng nhân cho Bích Thủy, và anh kể rõ những hẻm hóc; tên đường; tên trường một cách minh bạch. Nhưng có một lỗi dicté là tên của LM Cao văn LUẬN hay Cao văn Luật ? Tôi chỉ biết LM Cao văn Luận. Nhưng không biết LM Cao văn Luật ?.
    Nếu nói thổ địa của Saigon và Gia Định ,và các trường từ TRUNG HỌC đến ĐẠI HỌC từ trường TƯ đến trường CÔNG , và các trương của Công-giáo, và của Phật-Giáo; thì tớ là THỔ ĐỊA của nhiều năm sống và làm việc tại Saigon.
    Các đường Cường Để; đến Đinh tiên Hoàng; nếu đi ngược lại vào Bến bạch Đằng; các chủng Viện của TCG và gần đó có Đường Lê thánh Tôn và vào trong đó là những nhà cho các SĨ QUAN HẢI QUÂN, mà trước kia; chính tớ đã dạy kèm cho các con của những sĩ quan đó; trong đó có con của PĐĐ Đặng Vũ cao Thăng; nhà bà NGÔ bá Thành cũng ở trên ĐL Lê thánh Tôn; Ông Ngô bá Thành lạ bạn của tớ dạy trong Đại Học Lâm nông Súc; tọa lạc trên đường Cường Để. Trên đường Đinh tiên Hoàng có tiệm may HÒANG là tiệm may đồ VET mà tớ thích nhất;Anh hoàng là bạn thân của tớ.
    Riêng Ô.Bà GS TĂNG XUÂN AN là đệ tử của tớ; tớ đã đến thăm Ông tại Virginia khi Ông bị bịnh bán thân bất toại (stroke ) năm 1985; và chỉ có Bà là người ngồi đó chăm sóc cho ông.
    Tớ có duyên tốt với người Bắc năm 1954 cả Công giáo và Phật giáo rất nhiều năm tại SAIGON nên khi Cường kể khiến tớ thấy Cường là người TỐT.
    Bạn của tớ là GS PHAN VĂN QUAN là tổngthanh tra TIỂU HỌC, và là GS JUDO đệ VI đẳng; đã mất tại Califonia cách đây vài năm thọ ngoài 90 tuổi; Cường có nhớ không ?
    BÂY GIỜ ÔN CHUYỆN CŨ;
    VẪN NHỚ TIẾC BAN ĐÂU.
    THỜI GIAN TRÔI TIẾP NỐI.
    ĐƯA TA VỀ NƠI ĐÂU ????.
    Nghe Cường kể khiến ta nhớ tưởng đến những bạn ngày xưa; quá đẹp; quá tốt; quá tình…mà bây giờ đã ra người THIÊN CỔ.
    Hỡi ơi; tam thốn khí tại THIÊN ban dụng.
    Nhất đáng vô-thường vạn sự hưu !

    • BichThuy says:

      Chân thành cám ơn những lời bênh vực hay xác thực của bạn Minh Tuấn, BS Cường, cũng như chú LotXac. Riêng ông nvtncs(Nguoi Viet Thich Nhat CS nếu tôi đoán không sai/) , khi tôi viết, tôi chỉ viết theo giòng tâm sự của mình lúc đọc những bài trên DCV, mụ già nhaque này hay chú em CAM or whatsoever không cần phải khoe khoang vì các ông có biết tôi là ai, ở đâu và ngược lại (hay có lúc mấy ông cho tôi là hạ mình?). Riêng ông Thanh, your writing is grammatically incorrect (khi nói về quá khứ , In the year… the teachers “Are”… ).
      Riêng người cùng quê BC Cường ơi, gần khu của mình có nhà thờ dòng Phan Xi Cô, có Viện Dược Phẩm, có quán phở 44, có tiệm bán tạp hóa Thành Thái Chành, Đình Tân An, Đài Phát Thanh. Nếu em nhớ không lầm, bà Vô Thượng Sư Thanh Hải từng ở tiệm bán mì cạnh Thành Thái Chành. Đường Tự Đức gần góc NBK có 2 villa, một là của GS Nguyễn Xuân Nghiên dạy Toán , một của BS Trần Xuân Ninh thì phải. Góc đường Phan Đình Phùng- Phan Kế Bính là nhà bà ngoại của thiên tài Piano Đặng Thái Sơn. Ca sĩ Như Quỳnh hình như từng sống gần khu của BS Cường vì NQ có nói từng học TV và tiểu học tư thục Lê Chân. Riêng cái villa từng là nhà của bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại, sau 75 là nhà của ông Trần Bạch Đằng. Ca sĩ Chế Linh từng ở Kho Đạn, đường Phan Đình Phùng kéo dài. Nói về tháng ngày cũ, em vần còn thương tiếc chị Nguyễn thị Kim Thoa, lúc ấy chỉ ở tuổi 15-16, đầy mộng mơ, đẹp nổi tiếng, từng viết văn đăng trên trang thiếu nhi Mai Bê Bi của Chính Luận, lại tự tử ngay sau ngày 30 tháng 4. Nói đến những ngày đầu sau đó , tự dưng tôi lại nhớ bài học đầu tiên vể chuyên chính và bạo lực được áp dụng ngay cho cả trẻ nhỏ. Lúc ấy những bài ca miền Bắc được dạy hát cho trẻ em, nhưng thường ngay cả các bài hát trước 75 vẫn được hát theo kiểu 2nd version ngoái đường phố, trong trường TV, 1 em học lớp 6 hát câu “Như có Bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán “, em bị đuổi học, cha mẹ bị gọi lên, và bị đưa về phường khóm kiểm soát tư tưởng của 1 đứa nhỏ mới hơn 10 tuổi đầu?!?

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        hahahahhaaaaaaaaaaa

        HẢO HUYNH MUỘI ƠI,

        Chúng ta “tứ hải giai huynh đệ” phải ko nào !
        Vốn gốc con rồng cháu tiên và có họ ít ra từ thời Hồng Bàng !

        Hiểu lầm nhau và lỡ có “théc méc” chút chút “ní nịch” trích ngang trích dọc, cũng nên “thông cổ” bỏ qua cho .. bổ phổi, hihihii !

        Dĩ hoà vi qúi và một điều nhịn chín điều lành.
        Huống chi cùng mẫu số chung: nạn nhân CS !
        Vả chăng chả mấy người chịu tham gia “tố Cộng” nơi đây, huhuhuu!

        Những kỷ niệm thân thương ngày cũ tràn về như thác lũ, hổng đúng mà đó là sóng thần tsunami cao hàng chục trượng, bởi cơn động đất trong tâm tư đến cấp 12 độ Richter lận :-) !

        Nói sao cho hết nơi đây. Thôi ta cứ từ từ lợi dụng cơ hội hiếm có gặp nhau nơi đây mà cởi mở tấc lòng nhớ thương ngày tháng cũ nơi quê nhà.

        Nhắn tin riêng nhé !
        Tôi RẤT GHÉT ai gọi mình là “bốc (hốt) sĩ” nơi đây !
        Chuyện tán nhảm và đối … thọi dzui dzui giữa chúng ta hoàn toàn hổng ăn nhậu gì đến nghề nghiệp chuyên môn.
        Tại bởi rằng thì là mà … cần phải dẫn chứng cho tỏ tường và cũng tỏ tình thân chân thật với người mình qúi mến, nên mới khai thiệt một ít lý lịch như rứa, chứ thực tình íu dám khoe khoang mí ai ! Mỉnh chả là cái đinh rỉ gì so với thiên hạ. Cao nhân tắc hữu cao nhân trị mà lại.

        Chúc dzui dzài dzài và có dịp ta lại tâm tình dãn giây thung luông nhé.

        Lão Ngoan Đồng

        TB:
        Mỗi khu, mỗi đường phố ở Sài Gòn hay điạ phương nào đó trong nước, đều chôn dấu ít nhiều kỷ niệm của những người Việt tha hương nơi đất khách quê người.
        Cùng nhau hồi tưởng quá khứ vui buồn là một hình thức YÊU NƯỚC YÊU NGƯỜI MÌNH tích cực đấy nhe bà con ta ui :-) !!!
        Không nhắc là quên tuốt luốt mọi thứ một khi tuổi già đang phi nước đại, huhuhuhuuuuu !

  5. vuong van says:

    Ông vua Bảo Đại người đầu tiên dọt lẹ. Sau vài tháng làm cố vấn cho HCM biết ngay “bị môt lũ du côn lừa” từ 1945 lận. Sau đó là các đảng phái chính trị như VNQDĐ, ĐVĐ… dọt luôn. Đến 1954 có cả trịêu người chạy vào Nam. Tới 1975 bà con ùn ùn đi ra biển..lúc đó cả nước đã biết rõ “chú mày” quá rồi. Mấy năm gần đây đến phiên người thượng (dân tộc tây nguyên), trèo non lặn suối bỏ đi. Thượng là vua, hạ là thượng. Tức từ thượng vua đến thượng dân ớn “chú mày” quá xá he he.

  6. Grumpy says:

    Nam nao qua nam ay nhung chung ta khong hoc bai lich su: 1954, 1972, 30.4.75 bay gio thi hiem hoa Little Saigon chi con la van de thoi gian. Nhung hien tuong cua Saigon truoc 1975 dang tu tu lap lai o day Little Saigon. No where to go!

  7. ngocson146 says:

    bài viét này anh đức nên gửi cho mụ già trơ trẽn nguyễn thị bình ,hhoàng phủ ngọc tường ,hoàng phủ ngọc phan ,vv
    nhất là mụ già nguyễn thị bình vừ là con rối vừa là bù nhìn trốn chui trốn nhủi ngoài hn
    đố anh đức tài sản ông kệit là bao nhiêu ,vạy chứ lên bbc reo rao chúng tôi là những người cs yêu nước

  8. HaAu says:

    30 – 4 Ngày Quốc Nhục

  9. Lê Nguyên Việt says:

    Ngày 30/4 khi nghe tin “SG được giải phóng” tôi đã òa lên khóc như 1 đứa trẻ giữa lòng HN, chỉ nghĩ rằng sẽ không bao giờ còn chiến tranh và những đau khổ nó mang lại, chỉ có ấm no hạnh phúc…
    Giờ nghĩ lại thấy chúng tôi cũng thua, cũng như cả dân tộc VN này đã thua 1 bè lũ lưu manh đội danh CS. Thế hệ cha ông chúng tôi cũng bỏ quê hương, gia đình đi kháng chiến chống Pháp/Mỹ và nhiều người cũng đã ngã xuống để không bao giờ thấy được họ đã bị lừa dối 1 cách khốn nạn như thế nào. Có cái đau nào hơn thế?

    • BichThuy says:

      Cuộc chiến đã qua 36 năm, đã để lại những ký ức đau thương cho dân tộc VN. Tôi nhớ hồi ấy tôi còn nhỏ lắm, được tin 2 người em họ, con của cô ruột tôi tử trận trong lần đi B, họ là những người lính xung phong khi tuổi đời mới 15-16, “sinh Bắc tử Nam” , cùng thời gian ấy 2 người anh họ , con của cậu ruột của tôi trong Nam , cũng chết trận. 2 anh em ruột bên nội, 2 anh em ruột bên ngoại , 2 ben chien tuyen cùng chết 1 lúc. Bây giờ, đất nước đang đứng trước hiểm họa xâm lăng của bọn bành trướng Bá Quyền Bắc Kinh. Có cái gì đau hơn thế?

Leave a Reply to lotxac