WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nước Mỹ làm gì để khỏi tụt hậu?

Chủ Tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào và Tổng Thống Mỹ, B. ObamaNhiều người Mỹ và những người yêu nước Mỹ đã không khỏi giật mình khi đọc bài báo của Tạp chí DailyMail phát đi ngày 25 tháng 4 năm 2011 đăng tải với nhan đề: “Thời đại của Mỹ sẽ kết thúc vào 2016″.

Theo DailyMail: “Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã ấn định 2016 là năm kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, thực sự chấm dứt “Thời đại Mỹ”. Điều này có nghĩa là bất cứ ai thắng trong bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 thì sẽ có “vinh dự” được lãnh đạo nước Mỹ suy sụp.

Đây là lần đầu tiên, IMF đưa ra khung thời gian cho bước tiến không thể tránh khỏi của Trung Quốc và dự đoán này có hàm ý sâu sắc với sự cân bằng quyền lực toàn cầu. IMF dường như rất bối rối khi đưa ra thông báo này, khi mà công bố dự đoán nhưng lại không tuyên truyền mạnh mẽ trên trang web của mình những ngày gần đây.

Sự phân nhánh đối với Mỹ là rất đáng lo. Chưa một nước nào trong thời hiện đại có thể sánh bằng sức mạnh kinh tế của Mỹ. Vào thời kỳ đỉnh cao, Liên Xô chỉ sản xuất ra 1/3 lượng hàng hóa và dịch vụ so với Mỹ. Tương tự, vào thời kỳ đỉnh điểm của mình, sản lượng hàng hóa Nhật tạo ra chưa bằng 1/2 sản lượng của Mỹ.

Trung Quốc, mặt khác, lại đang tăng tốc về phía Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ 10 năm trước đây, kinh tế Mỹ lớn gấp 3 lần Trung Quốc. Đây là số liệu thống kê gây sửng sốt, thậm chí ngay cả khi cân nhắc thực tế là kinh tế Mỹ đi xuống còn kinh tế Trung Quốc vọt lên rất nhanh.

Mốc 2016 khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên vì nhiều người vẫn lạc quan tin rằng Mỹ có thể chiếm vị thế số 1 tới cuối những năm 2020. Tuy nhiên, Brett Arends viết trên tờ Wall Street Journal rằng nhiều người đã nhìn vào các tiêu chuẩn sai khi đánh giá triển vọng của hai nước. Theo ông này, các nhà phân tích thường so sánh GDP của Trung Quốc với Mỹ, và sự so sánh này hầu như vô nghĩa trong điều kiện thực tế. Thay vào đó, các nhà phân tích của IMF lại so sánh sự khác nhau của sức mua – người dân chi tiêu trong thị trường nội địa như thế nào.

Dùng tiêu chuẩn này, qua các con số biết nói, họ thấy rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vọt lên 11,2 nghìn tỷ USD vào 2011 và 19 nghìn tỷ USD vào 2016. Cùng kỳ, kinh tế Mỹ sẽ tăng từ 15,2 nghìn tỷ USD lên 18,8 nghìn tỷ USD. Trung Quốc tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Số trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ đã đạt đến mức 1,16 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 12-2010, nhiều hơn 270 tỉ USD so với ước tính trước đó, theo số liệu mới trong báo cáo thường niên do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 28-2. Theo AFP, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bắc Kinh đã chuyển hầu hết thặng dư thương mại của nước này trong thương mại với Mỹ trong hai thập kỷ qua sang trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán khác. Hiện Trung Quốc nắm giữ 26,1% trong tổng số trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 4,44 nghìn tỉ mà các đối tượng nước ngoài đang nắm giữ, theo thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, hiện Nhật Bản là nước nắm trái phiếu Chính phủ Mỹ nhiều thứ hai, với 882 tỉ USD vào tháng 12-2010. Anh xếp thứ ba với 272,1 tỉ USD.

Richard Gilhooly, một nhà phân tích thuộc Công ty TD Securites, ước tính con số mới cho thấy 42% dự trữ hiện nay của Trung Quốc là dưới dạng trái phiếu Chính phủ Mỹ, so với 32% ước tính trước đó, theo Financial Times.

Hiện các ngân hàng trung ương nước ngoài nắm giữ 3,15 nghìn tỉ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tổng số 4,44 nghìn tỉ USD lưu hành ở nước ngoài.

Theo Bloomberg, tổng số nợ liên bang của Mỹ đã vượt con số 14 nghìn tỉ vào cuối năm 2010 và thâm hụt ngân sách đạt mức 1,29 nghìn tỉ USD trong năm tài khóa 2010 kết thúc ngày 30-9 và dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục mới 1,65 nghìn tỉ USD trong năm 2011.

Vậy, bí mật thành công của Trung Quốc là gì?

Trung Quốc thực thi việc kiểm soát giá chặt chẽ và giữ giá trị đồng tiền – Nhân dân tệ ở mức thấp. Điều này mở đường cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ở mức giá thấp. Nhãn hiệu “Made in China” là đồng nghĩa với những sản phẩm có giá chấp nhận được, dù chất lượng và các yếu tố khác là điều cần bàn cãi. Và trớ trêu là, một trong những người tiêu dùng sản phẩm Trung Quốc lớn nhất lại là Mỹ. Việc này làm Mỹ suy yếu trong khi nó lại kích thích kinh tế Trung Quốc, và làm chuyển sức mua của nền kinh tế lớn nhất thế giới sang đối thủ chính của mình (Theo DailyMail).

Sách lược lợi dụng sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ và các nước châu Âu, châu Phi, đông Nam Á v.v… họ đã túng những khoản tiền khổng lồ để đầu tư sâu rộng vào các quốc gia này tạo thế chân vạc nếu thất thu nơi này thì gặt hái ở nơi kia và khi nền kinh tế chính quốc có bị khủng hoảng họ vẫn trông được vào sự hỗ trợ mà họ đã đầu tư ở nước ngoài.

Người ta chưa kể đến con số nợ khổng lồ của Mỹ với Nhật bản vào khoảng 100 ngàn tỷ cũng vay hơn 500 ngàn tỷ đô la của ngân hàng thế giới và các nước khác. Như vậy nước Mỹ khi đã tụt hậu thì khó có thể đứng lại ở vị trí thứ 5 hay thứ 6 mà có thể sẽ ở cuối hàng thứ 10. Cho dù vay với lãi suất thấp ưu đãi nhưng mỗi năm Mỹ phải trả riêng lãi cũng là hơn trăm ngàn tỷ. Khi ăn nên làm ra thì việc trả nợ không có vấn đề gì nhưng hiện nay nền kinh tế Mỹ đã lâm vào phá sản trầm trọng thì gánh nợ này là một điều cực kỳ nguy hiểm đến với nước Mỹ và nó càng nhấn sâu kinh tế Mỹ vào những vũng lầy khó rút chân ra khỏi. Vì Nhật đang rơi vào tình trạng đất nước bị sóng thần tàn phá và điện hạt nhân hủy hoại nên nền kinh tế thứ 2 thế giới này sẽ phải tụt hạng hàng thứ 6. Người ta tạm tính theo các chỉ số hiện nay thì năm 2016 danh sách các quốc gia kinh tế hàng đầu sẽ là:

1 Trung Quốc. 2 Ấn Độ. 3 Brazin. 4 Đức. 5 Nga. 6 Nhật. 7 Anh.

8 Mỹ. 9 Venezuela. 10 Pháp.

Sự đóng góp cho nền kinh tế Trung Quốc chính là nhiều nhà tư bản Hoa lại quay về đầu tư vào Trung Quốc trong khi ở Mỹ các nhà tư bản lớn lại đầu tư vào Trung quốc và các nước khác nhằm tránh thuế và tận dụng nguồn nhân công rẻ. Vì thế nếu không có chính sách mới hữu hiệu thì kinh tế Hoa Kỳ sẽ lao dốc không phanh và đứng sau cả Canada hàng thứ 11. Và khi vị thế yếu, các chủ nợ sẽ đua nhau đến đòi nợ hoặc các công ty hàng đầu của Mỹ sẽ phải rơi vào tay họ. Năm nay là khoảng thời gian rất ngắn để các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như các nhà kinh tế Mỹ phải chọn đối sách thật hiệu quả ngoài việc cắt giảm chi tiêu còn phải tính đến chuyện cắt giảm chi phí quân sự và bỏ tham vọng đưa quân vào các cuộc chiến tranh như vừa qua, nhanh chóng rút quân khỏi các vũng lầy Afghanitan, I-rắc và thu hẹp các căn cứ quân sự ở nước ngoài để tập trung cho đầu tư và phát triển kinh tế. Nếu không chẳng còn biện pháp nào khác.

Người ta cũng đưa ra phỏng đoán nếu Trung Quốc chỉ cần gặp một rủi ro, ví dụ như Nam Bắc Triều tiên chiến tranh thì Ấn Độ sẽ là quốc gia kinh tế hàng đầu thế giới, vì Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào nguyên vật liệu, khoáng sản từ nước ngoài và vấn đề lương thực đáp ứng cho hơn tỷ người khi có cuộc khủng hoảng về lương thực thì Trung Quốc sẽ gánh hậu quả trước tiên vì quỹ đất trồng trọt đã hết do các công trình xây dựng và sa mạc hóa đang nuốt mất. Hoặc do thảm họa động đất khiến các trạm thủy điện vĩ đại hay các nhà máy điện hạt nhân bị tàn phá giống như tình trạng ở Nhật sẽ kéo nền kinh tế nước này đi xuống nghiêm trọng. Lúc đó Trung Quốc càng xiết nợ Mỹ và mâu thuẫn hai nước sẽ càng trầm trọng hơn không thể vào thế hòa hoãn như hiện nay.

Các nước lân bang và nước nghèo phải lãnh đủ:

Thời kỳ thượng vàng hạ cám túng ra thị trường cốt sao giá rẻ để thu lợi nhuận đã qua rồi vì mấy lý do sau đây:

Các sản phẩm của Trung Quốc phần nhiều là hàng giả, nhái lại các mẫu mã của các nước tiên tiến, nhất là của châu Âu. Khi kinh tế hưng thịnh các quốc gia này tuy lên án, phản đối nhưng không đến nỗi gay gắt vì còn tính đến quan hệ kinh tế thương mại. Nhưng nay chính hàng hóa của Trung Quốc tràn vào các nước này với giá rẻ đã giết chết nhiều nghành kinh tế truyền thống của họ như dệt, may, đồ tiêu dùng gia đình, dầy dép đến các hàng điện tử và cả vũ khí các loại. Đã thế, nhiều mặt hàng còn mang theo hậu quả ghê gớm như gây chất độc hại ung thư, nhiễm trùng máu nhất là đồ ăn mặc, đồ chơi cho trẻ và thực phẩm hoa quả v.v…Vì thế các quốc gia này phải đi đến kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm trước khi cho tiêu thụ trên thị trường. Điều này đã khiến cho Trung Quốc buộc phải tính đến chuyện nâng cao phẩm chất hàng hóa của mình. Họ đã thi hành sách lược là chia ra các nhóm nước, các đối tượng để tùy theo đó mà đưa hàng vào tiêu thụ.

Ví dụ họ xếp châu Âu là quốc gia chỉ đưa hàng hóa khi đã kiểm tra đảm bảo chất lượng cao. Sau đó là nhóm nước Nam Mỹ, Canada và Hoa Kỳ, Nga và các nước Đông Âu, sau cùng tạp phế lù là các loại hàng không thiêu thụ được ở các quốc gia, thậm chí ngay ở thị trường trong nước là họ ấn vào Việt Nam, Lào, Campuchia, châu Phi v.v… Trung Quốc giờ ngoài việc hạ giá thành sản phẩm đang lo tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh trên các thị trường lớn và các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, các nước châu Phi là những quốc gia phải gánh chịu hậu quả lĩnh đủ các loại hàng tốn ứ kém phẩm chất không bán được trên thị trường khắt khe đòi tiêu chuẩn cao như châu Âu và cũng chính các nước này là nơi để Trung Quốc thử các mặt hàng mới ra đời, lắng nghe ý kiến người tiêu dùng trước khi tung vào thị trường Mỹ và châu Âu để khỏi gây ra tai tiếng mất uy tín, và là những nước càng buôn bán với Trung Quốc càng phải gánh chịu hậu quả thâm thủng mậu dịch nhập siêu quá nặng, cống hiến những khoản tiền khổng lồ làm giầu thêm cho quốc gia này. Việt Nam là một quốc gia lãnh chịu hậu quả nặng nề nhất hiện nay và lại là nước cứu giúp sự khủng hoảng lương thực hiệu quả nhất của đất nước tỷ dân này.  Cũng vì thế các các quốc gia khác muốn cạnh tranh vào châu Âu hay Hoa Kỳ buộc phải nâng cao và giữ gìn uy tín chất lượng sản phẩm của mình như dầy da, đồ may mặc, hải sản và sản phẩm nông nghiệp khác. Việt Nam là quốc gia chịu sự cạnh tranh khốc liệt nhất của Trung Quốc nhưng vì khéo tay, hàng hóa đẹp về mẫu nên những mặt hàng về dầy da, quần áo, xe đạp, đồ gỗ, sành gốm v.v… đang được khách hàng ưa chuộng và đánh giá tốt, giá cả phải chăng.

Cuối cùng như các kinh điển không chỉ ở Phật giáo hay Thiên chúa giáo đều nói đến Nhân quả và nghiệp báo, vận nước đi lên hay lụi tàn đều bị nghiệp lực này chi phối không thế phủ nhận hay phủi tay. Các nước cờ tính toán của những cái đầu đầy cơ mưu cũng đành phải cúi đầu. Mọi người đang hồi hộp chờ đời cái gì sẽ đến với Hoa Kỳ và nhân loại trong năm năm tới đây? Hãy chờ xem!

Ngày 27 tháng 4 năm 2011

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

15 Phản hồi cho “Nước Mỹ làm gì để khỏi tụt hậu?”

  1. tudo says:

    Thằng giặc Tàu chỉ có tài làm hàng nhái, hàng độc hại, bóp hầu bóp họng dân Tàu, để làm giàu. Để coi chế độ VS của thằng chệt này có đứng vững tới năm 2016 không ??? Ở đó mà lếu láo.

  2. Lữ Út says:

    Viết nhăng viết cuội như thế mà cũng có nhiều người nhẩy vào góp ý! lạ thật!
    TC xuất cảng/chế tạo cái gì để nâng tổng sản lượng từ 4 ngàn tỉ USD lên 19 ngàn tỷ USD trong vòng 5 năm? Cứ cho là họ đóng/bán được 100 siêu air-carrier hạng Nimitz,1000 J20 ( vốn 400 tỷ USD ) liệu thu về được bao nhiêu? hay là muốn nói họ mở thêm 1000 cửa hàng 99 cents ( bán hàng có gía dưới một USD ) tại Mỹ ?
    Ở trên vừa nói Mỹ nợ tổng cộng 14 ngàn tỷ USA, ở dưới lại nói nợ Nhật 100 ngàn tỷ USD, như vậy là thế nào?
    Hỏi thật cái này nghe bà con, nước nào có nhiều giải thửơng Nobel về kinh tế trên thế giới? TC chắc !!!

  3. D.Nhật Lệ says:

    Đúng là có vài anh mù sờ voi rồi chửi xỏ chửi xiên Mỹ,theo sát những bài bản “nói xấu” phe tư bản
    mà VC.thường nhồi sọ tẩy não người dân VN.suốt mấy chục năm nay ! Do đó,những gì mà VC.làm thì một số người cũng phản ứng theo kiểu “phản xạ có điều kiện” do thủ đoạn nhồi sọ trên mà ra !
    Có lẽ cũng nên tìm hiểu lý do tại sao họ lại phản ứng như vậy ? Lý do có thể là họ muốn nói rằng
    VN.hiện nay không cần Mỹ mà cần chạy theo Tàu cộng vì Tàu đang ở thế càng ngày càng lấn lướt Mỹ chăng ? Nếu thế thì đây là một thủ đoạn cực kỳ nham hiểm nhằm biện hộ cho việc VC.ngả vào
    quỹ đạo của Tàu cộng,bất chấp đất nước ta có bị mất đất mất biển dần dần như hiện nay !
    Thật ra,một số người như con ếch ngồi đáy giếng không quen tự mình suy nghĩ độc lập như công dân nước dân chủ,cho nên họ tưởng vài tác giả viết thế là đúng sự thật mà không biết rằng ở nước tự do như Mỹ,ai viết gì cũng được cả,dù lạc quan hay bi quan như tác giả bài này chẳng hạn.Cái
    hay của tác giả này là chỉ trích thẳng thừng thì mới đánh thức được dân của ông.Đó cũng là một kiều câu khách mà giới báo chí thường làm,chứ tin như đinh đóng cột thì đừng.Nói theo nhà nho
    xưa là “tận tín thư bất như vô thư” (qúa tin vào sách chẳng bằng không sách).
    Bài học VNCH.sụp đổ cũng một phần do bọn “viết báo nói láo ăn tiền” này đấy ! Có ít xít ra to đối
    với phe đồng minh nhưng đối với phe CS.độc quyền thông tin thì bọn đó chẳng biết…chó gì !

  4. Nhân Dân Việt Nam says:

    Marx dưới con mắt của một người Việt Nam bình thường.

    Theo bước chân phát triển của nhân loại, triết học đã đồng hành cùng nhân loại trên hai ngàn năm. Ngày nay triết học không còn gì là mới mẻ cả. Mấy trăm năm trước B.C., các triết gia Socrates, Plato,… Aristotle ở phương Tây; Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử ở phương Đông đã đề xướng những tư tưởng, chủ thuyết để đưa con người trong xã hội vào nề nếp trong cư xử, những chính sách quản lý trong bộ máy chính quyền. Có rất nhiều người đã được bảng vàng đề danh trong vườn hoa triết học với những tư tưởng, chủ thuyết do họ tìm ra và khởi xướng.

    Trong tương lai, sẽ còn nhiều người được “đề danh” trong vườn hoa triết học. Một khi đã được “đề danh” thì tên tuổi các triết gia và chủ thuyết của họ vĩnh viễn đồng hành cùng với nhân loại. Có thể ví các triết gia, chủ thuyết, và tư tưởng của họ là những pho sách quý trong thư viện và sẵn sàng rộng mở cho những ai thích đọc sách, nghiên cứu để tìm ra những cái hay, cái đẹp cho mình, cho đời, cho nhân loại. Nhưng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi có ai đó chọn ra một tư tưởng, chủ thuyết nào đó trong vườn hoa triết học để áp đặt triệt để vào một xã hội. Rất tiếc, chủ nghĩa Cộng sản đã dựa hoàn toàn vào học thuyết của Karl Marx, bổ sung bởi Engel và Lenin để cưỡng bức xây dựng nên một mô hình xã hội. Hậu quả của nó thì nhân loại ai cũng biết; từ những vụ đàn áp ở Đông Âu, nhà tù Gulag ở Liên Xô cũ, cải cách ruộng đất ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam, cải cách văn hóa ở Trung Quốc và sự diệt chủng của Khmer đỏ tại Campuchia… Ngày nay, nhân loại đã nhìn nhận sự sai lầm của việc áp dụng học thuyết duy nhất qua sự sụp đổ của cả hệ thống cộng sản từ 1989 đến 1991. Những nước cộng sản còn lại muốn tồn tại thì chỉ còn cái tên với hệ thống chính trị là còn mang hơi hướng của cộng sản, còn tất cả đều bị biến thái. Bài viết này đưa ra một số nhìn nhận về những sai lầm của việc áp dụng duy nhất học thuyết này, mong đóng góp thêm một tiếng nói ở một số khía cạnh để hiểu hơn sự tai hại của điều đó.

    I. Cái sai thứ nhất: Học thuyết Marx duy nhất đúng .

    Từ ngàn năm trước đến nay, những bộ óc kiệt xuất của nhân loại đã khai phá và xây dựng những nền tảng kiến thức đóng góp cho sự hiểu biết và phát triển của xã hội loài người trong tất cả các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, văn chương, âm nhạc, hội họa, y khoa, quân sự, triết học… Người đi trước, kẻ đi sau đều được nhân loại ưu ái một cách công bình. Nhà bác học Galileo vĩ đại với những nghiên cứu về vũ trụ. Nhà bác học Newton sống mãi với nhân loại với ba định luật về lực và các công trình toán học của ông. Dẫu như thế, trong trái tim nhân loại vẫn có chỗ đứng cho nhà bác học Einstein, dù ông có đi sau hai nhà bác học Galileo và Newton hàng trăm năm. Những nghiên cứu, phát minh của nhà bác học Einstein bổ khuyết cho những gì mà hai nhà bác học Galileo và Newton còn thiếu! Tương tự vậy, Mozart vĩ đại nhưng Beethoven cũng vĩ đại không kém! Van Gogh là một thiên tài hội họa nhưng Claude Monet và Picasso cũng lừng danh thiên hạ trong làng vẽ.

    Triết học cũng không là ngoại lệ. Khổng Tử nổi tiếng nhưng Trang Tử, Lão Tử vẫn cùng song hành tồn tại! Immanuel Kant vĩ đại nhưng Karl Marx vẫn được biết đến! Trước Marx có những triết gia vĩ đại và sau Marx vẫn có nhiều triết gia nổi tiếng. Vậy tại sao chủ nghĩa cộng sản chỉ biết có mỗi Marx, cho rằng chủ nghĩa Marx là duy nhất đúng và áp dụng làm kim chỉ nam để xây dựng xã hội?

    Ngoài ra, triết học không phải là toán học! Đúng hay sai trong triết học là do sự chiêm nghiệm, nhận thức của mỗi con người. Sẽ không bao giờ có sự đồng ý một cách hoàn hảo khi bàn về triết học. Do đó, đem một học thuyết trong triết học áp đặt làm nền tảng cho sự vận động của xã hội là tự bịt mắt mình trước những lỗ hổng của học thuyết đó, khiến xã hội sẽ bị phát triển lệch lạc và đến một giai đoạn khi sự lệch lạc đủ lớn thì cấu trúc xã hội sẽ sụp đổ. Điều này không áp dụng riêng với chủ nghĩa Marx, mà còn đúng với tất cả các chủ thuyết khác, triết gia khác! Đạo Khổng được áp dụng làm nền tảng cho các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, Việt Nam. Các triều đại phong kiến đó hết thịnh rồi suy, bị diệt vong và bị thay thế bởi triều đại khác. Cái vòng luẩn quẩn đó chưa dừng lại nếu đạo Khổng vẫn được áp dụng như là một học thuyết duy nhất đúng.

    II. Cái sai thứ hai: Dùng học thuyết Marx để xóa bỏ giai cấp .

    Con người không ai giống ai. Người thì thông minh, kẻ có tài, anh bất tài….. Và tất cả những phẩm chất đó sẽ liên kết con người trong xã hội thành và bù đắp lẫn nhau để tất cả mọi người trong xã hội cùng tồn tại. Người thông minh thì làm Viện sĩ, Giáo sư; người kém trí thì đi quét rác, làm thợ xây nhà… Như vậy, xã hội, một cách tự nhiên, tự nó hình thành nên những giai cấp lao động khác nhau. Cũng chả sao cả và cũng chả cần phải quan tâm hay lo lắng. Tất cả mọi người đều đóng góp cho xã hội và đều đáng được trân trọng. Chỉ đáng phê bình và đáng hổ thẹn nếu chúng ta không cống hiến hết mình, không sống hết mình, và không cố gắng hết mình những gì mà mình có thể mà thôi.

    Từ diễn biến tự nhiên này, trong một xã hội ắt phải có kẻ làm chủ và người làm công. Không có gì là sai, hay là tội nếu anh muốn và trở thành người làm chủ. Ba người cùng có số vốn giống nhau; sau ba năm, số tiền của mỗi người sẽ khác nhau. Vì hiểu biết kinh doanh mỗi người mỗi khác; cộng với sự cần cù, chi tiêu dè xẻn và may mắn trong việc mua bán. Người sẽ giàu hơn và đáng được làm chủ, kẻ không may mắn thì phải đành đi làm công. Marx đã sai lầm nghiêm trọng khi chủ trương phá bỏ giai cấp, xóa sổ giới chủ nhân. Sẽ đúng hơn, hay hơn nếu Marx chủ trương chỉ đấu tranh quyền lợi với giới chủ nhân thay vì đấu tranh xóa bỏ giới chủ nhân. Một sai lầm trong học thuyết của Marx là chỉ chủ trương đấu tranh cho “giai cấp công nông” còn bỏ qua các tầng lớp khác. Điều này thật quá vô lí. Đội ngũ Giáo sư, các thương gia, những người lao động nghệ thuật, không đáng được bảo vệ hay sao? Hay họ không phải là người? Ở Việt nam, đã có thời gian người ta gọi một cách mỉa mai giáo viên, nhà văn, nhà thơ là thợ dạy, thợ viết văn, thợ viết thơ để được đứng vào hàng ngũ những người được Đảng ưu ái.

    Khi một tập thể sống tìm cách tiêu diệt, tìm cách xóa sổ một tập thể sống khác thì ắt không thể chỉ dùng lời nói; và như vậy, việc dùng bạo lực là điều không thể tránh khỏi trong quá trình đấu tranh. Mà việc gì có bạo lực thì chắc không thể nào kết thúc tốt đẹp, êm thấm; phải có kẻ rơi đầu, đổ máu trong tang thương. Đó là khởi nguồn của những cuộc thanh trừng đẫm máu, những cuộc nội chiến tương tàn trong hệ thống các nước cộng sản mà ở Việt Nam là cải cách ruộng đất, thảm sát Mậu Thân, đại lộ kinh hoàng, cải tạo công thương.

    Khi giới chủ đã được hạ bệ, không còn giai cấp “bóc lột” nữa, giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo, họ trở thành những ông chủ và “làm chủ tập thể”. Lãnh đạo sẽ từ trong tập thể công nhân với đầy đủ lý tưởng của chủ nghĩa Marx. Từ đây, mâu thuẫn, bất cập sẽ xảy ra mà giới công nhân (hay giới bị trị) không thể nào giải quyết được.

    Bất cập thứ nhất ở quyền lợi cho lãnh đạo. Khi một công nhân nhận vai trò lãnh đạo công ty thì theo học thuyết Marx, để triệt tiêu ý nghĩa của từ “bóc lột”, anh ta cũng chỉ được nhận lương giống với người lao động kèm theo một khoản trợ cấp trách nhiệm rất thấp. Nhưng, bỗng nhiên, anh ta nhận ra rằng người lãnh đạo có quá nhiều trách nhiệm, phải lao động quá sức tưởng tượng, vất vả gấp trăm lần người công nhân bình thường trong công ty trong khi anh ta không được hưởng đúng với giá trị lao động bỏ ra. Anh ta sẽ phải tìm cách đòi lại cho đủ với công sức của mình. Trong khi luật lệ không cho phép “người lãnh đạo mới” được hưởng những quyền lợi đó một cách hợp pháp, những người lãnh đạo từ giai cấp công nhân này sẽ biển thủ công quỹ, tham ô và không cần quan tâm đến trách nhiệm với công việc. Mọi sự hủ bại của giới lãnh đạo, quan chức xuất phát từ đây và điều này giải thích tại sao các chính phủ cộng sản kêu gọi chống tham nhũng, bạch hóa tài sản quan chức mà không bao giờ có thể làm được.

    Bất cập thứ hai là mâu thuẫn về trình độ lãnh đạo. Khi giới công nhân bầu ra người lãnh đạo từ trong tập thể của họ thì người lãnh đạo dù có giỏi hơn họ cũng còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong quản lí, điều hành và kinh doanh. Như vậy anh ta sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty. Tệ hại hơn, anh ta sẽ làm thiệt hại cho công ty với tư duy làm tới đâu học tới đó, làm tới đâu rút kinh nghiệm tới đó. Lợi đâu chưa thấy, nhưng cái kinh nghiệm “hỏng đâu sửa đấy, sửa đâu hỏng đấy, hỏng đấy sửa đâu” là thực trạng nhãn tiền ở các công ty nhà nước ở Việt nam hiện nay. Hiệu quả công việc thấp, kinh doanh luôn lỗ và nhà nước luôn phải lấy tiền thuế của dân ra để bù lỗ cho “đám con cưng” của mình.

    Bất cập thứ ba là “phê bình và tự phê bình”. Giới công nhân kia xem giới chủ nhân là “kẻ địch”; nhưng bây giờ thì không được nữa vì người giám đốc mới này là “đồng chí” với họ. Và như vậy giới công nhân không có “chính nghĩa” khi muốn phê bình, phản đối vị “lãnh đạo” mới này! Tự tung, tự tác, và xem thường vương pháp là điều không thể tránh khỏi vì vị “lãnh đạo” mới này có đầy đủ những lý do hợp lệ để làm mưa làm gió mà giai cấp công nhân không thể nói được. Đó là núp dưới chiêu bài “vì giai cấp công nhân”! Vâng, một khi vị “chủ nhân” mới đã “vì giai cấp công nhân” thì giới công nhân không thể nào phàn nàn, kêu ca gì được nữa!

    Tình trạng tương tự trong tầng lớp nông dân khi xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Chủ nghĩa Marx đã tự mâu thuẫn với chính mình khi tìm cách xóa bỏ giai cấp trong xã hội để hình thành một xã hội không giai cấp và chỉ tồn tại duy nhất “giai cấp công nông” mà thôi!

    III. Cái sai thứ ba: Dùng học thuyết Marx để định hướng suy nghĩ cho toàn xã hội .

    Ngay sau khi Hoa Kỳ được thành lập, Thomas Jefferson đã viết những bài báo để khẳng định một chân lí là : “tư duy của con người không thể bị kiểm soát và nhà nước được thành lập nên chỉ để làm sao những tư duy đó đóng góp tích cực nhất cho xã hội cũng như hạn chế nhất những tác hại của nó ”. Với nền tảng suy nghĩ nhân văn này, nước Mỹ đã được xây dựng để phát triển dân chủ, tự do theo đúng nghĩa của những từ này. Sự ép buộc để định hướng suy nghĩ của tất cả mọi người trong xã hội theo một chủ thuyết sẽ gây ra sự phản kháng mà cuối cùng là sự lật đổ chính quyền.

    Lịch sử đã cho chúng ta thấy những gì áp đặt thì luôn tạo ra sự phản kháng. Tại sao Chu Nguyên Chương, vua đầu tiên nhà Minh bên Trung Quốc, lại khởi nghĩa chống lại triều Nguyên? Tại sao người Mỹ chống lại triều đình Anh và lập quốc? Tại sao các dân tộc bị áp bức đã lần lượt lấy lại được tự do, độc lập của họ mà trong đó Việt nam là một ví dụ hùng hồn? Tất cả đều do hai chữ “áp đặt”! Hệ thống các nước cộng sản đã sai lầm khi áp dụng học thuyết Marx để áp đặt suy nghĩ cho tất cả mọi người về một hình thái xã hội lí tưởng không tưởng, không dựa vào sự phát triển tự nhiên của xã hội (thượng tầng và hạ tầng cơ sở) và tri thức của con người. Những cuộc cách mạng năm 1956 tại Hungary, Ba Lan; 1968 tại Tiệp Khắc, Công đoàn độc lập Ba Lan, những cuộc trốn chạy của người dân Đông Đức sang Tây Đức qua bức tường Berlin là những bằng chứng về phản kháng lên sự áp đặt. Để quản suy nghĩ của tất cả người dân trong xã hội, chính quyền đã phải xây dựng một lực lượng mật vụ khổng lồ như Stasi-Đông Đức, KGB-Liên Xô hay công an mật ở Việt Nam với tầng tầng, lớp lớp hệ thống an ninh các cấp. Việc nuôi hệ thống bảo vệ quyền lợi cho giới cầm quyền này tiêu tốn ngân sách quốc gia khủng khiếp. Cùng với những giới hạn trong phát triển kinh tế xã hội như đã được nêu ở phần trên; dần dần ngân sách quốc gia sẽ đi vào khủng hoảng nếu không có nguồn hỗ trợ bên ngoài. Các nước Đông Âu duy trì được hiện trạng chính quyền cộng sản là do sự có mặt của xe tăng và lính Liên Xô cùng với những ngân khoản viện trợ khổng lồ. Bản thân Liên Xô, sau hàng chục năm gắng gượng thì đến đầu những năm 1980, cũng không lo nổi cho mình và phải cải tổ, để kệ cho các nước Đông Âu tự lo cho số phận của mình. Sự thiếu hụt nguồn viện trợ tài chính đã khiến cho hệ thống an ninh không kiểm soát được người dân như trước nữa. Quả bong bong độc tài bị nổ tung. Chỉ trong năm 1989, tất cả các nước cộng sản Đông Âu tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và các lãnh tụ cộng sản bị xét xử và trừng trị theo đúng tội lỗi của họ đã gây ra cho nhân dân họ theo đúng luật pháp do chính các lãnh tụ cộng sản này đặt ra. Sự áp dụng học thuyết Marx như một chủ thuyết duy nhất đúng của hệ thống các nước cộng sản là một sai lầm mà có thể nói “tự đào huyệt chôn mình” chứ không vì các yếu tố bên ngoài.

    Thay lời kết .

    Marx được áp dụng và đồng hành cùng nhân loại chưa được một thế kỷ. Những gì tốt đẹp về Marx đã được rao giảng đến nhiều nước, nhiều triệu người. Tiếc thay, sự thật và kết quả lại không đúng như lời nói. Phúc lợi xã hội ở những nơi có Marx ngự trị quá thấp, quá tệ so với những nơi mà Marx từng xem là đồ rác rưởi. Marx muốn có một “xã hội công nhân” để mọi người được hưởng quyền lợi, phúc lợi xã hội như nhau nhưng có thể ông đã quên rằng “lượng đổi, chất đổi” và những người áp dụng học thuyết của ông cũng quên điều đó. Vì vậy, hệ thống các nước cộng sản chỉ có thể lụi tàn chứ không thể phát triển khi chưa có nền tảng kinh tế mạnh.

    Một hệ quả của nền kinh tế yếu là sự suy đồi nhân văn và cuộc sống tinh thần của mọi người. Có một lần, chúng tôi hỏi một số người bạn đang thành danh và thành công trong nước rằng: “Tại sao các mẫu quảng cáo tìm việc trong nước hiện nay đều có ghi phần giới hạn tuổi, giới tính, và hình thể?”. Điều này gần như không được phép trong xã hội văn minh, trừ trường hợp công việc đòi hỏi những yêu cầu sức khỏe khắt khe. Chúng tôi có nói với họ rằng những điều này là không nên. Vì công ty cần người làm được việc chứ không phải mướn người vô để ngắm, để nhìn! Nhưng những người bạn của chúng tôi xem đấy là chuyện bình thường và còn bảo là chúng tôi đang tìm cách giải quyết những vấn đề “không tưởng”!!! Họ không hiểu rằng việc đưa phần tuổi, giới tính, hình thể lên mục quảng cáo tuyển dụng là một điều sỉ nhục đến nhân phẩm con người.

    Ngoài ra, khi chúng tôi nói rằng “xã hội, công ty nên nâng đỡ những người khiếm khuyết về hình thể trong công việc” thì một anh bạn của tác giả bảo rằng “mỗi hoàn cảnh mỗi khác”! Dẫu rằng tất cả họ đều được đào tạo từ A tới Z với tư tưởng đầy “nhân bản theo chủ nghĩa Marx” và tin tưởng nó là tốt đẹp nhất. Nhưng thật là đáng buồn vì những gì họ được dạy, được nghe, những gì tốt đẹp nhất mà họ hình dung còn thua xa tiêu chuẩn của các xã hội văn minh lắm. Người ta đã nhân danh Marx để đưa học thuyết của ông vào đất nước chúng tôi. Nhưng, sau mấy chục năm trời thực hiện thì kết quả là như thế đấy! Bạn sẽ bị loại khi đi xin việc chỉ vì bạn đã quá bốn mươi lăm tuổi; vì bạn không có ngoại hình đẹp và vì bạn là nam hay nữ!”

    Đinh Thanh Thanh

  5. Đúng như các bạn đã góp ý: Như Việt nam nay kinh tế rỗng không, sau vụ Vinasin, vụ ngân hàng phát triển nông thôn tất cả vốn dự trữ hết lại còn vay nợ hơn 30 tỷ đô la. Vậy còn cách gì cứu kinh tế đây? Người ta vay tiền thì ăn lên làm ra, còn mình vay tiền là tham nhũng hết. Nước Mỹ nay cũng vậy, thời Busch ăn bẩn hết rồi nay kinh tế này làm gì nói sinh lãi. Tất cả sau này nên nhớ là của người Trung quốc làm chủ. Hãy cứ tin như vậy đi dù bạn có đau lòng.
    Hoàng Quốc Phong ( Thượng Hải)

  6. Bạn thật ngây thơ nghĩ theo tư duy của người Việt nam nợ có thể xù sao? Bạn nên biết người cho vay không phải là kẻ khờ, khi cho vay họ đã chuyện tiền cho vay vào mua công trái chính phủ Mỹ đã bán như các công ty lớn hầu như vào tay Trung quốc và nhiều nước chứ đâu phải họ đưa tiền mà bạn trốn nợ? Như thế, kinh tế nước Mỹ nói là dần đi vào trống rỗng là vì thế.
    ( Thượng Hải)

  7. mấy cha quên một việc là Mỹ có thể xù nọ ( Mỹ đã làm điều nầy 2 lần trong lịch sử).

    • lotxac says:

      Xù nợ là xù bằng cách nào ? xin chứng minh. Mỹ đã xù hai lần trong LỊCH XỬ vào GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ nào xin cho quí ĐỘC giả biết. Xin cảm ơn.
      Tôi tôi thấy: nước Mỹ hiện tại do hai cuộc chiến Iraq, và Afghanistan gây nên; khiến KINH TẾ MỸ phải gặp XẤU ĐI; khiến dân chúng Mỹ phải thắc lưng buộc bụng. Tuy nhiên; Nước Mỹ đã cứu giúp hàng triệu thảm cảnh do THIÊN TAI xảy ra trên THẾ GIỚI : ĐỘNG ĐẤT; Tsunami; bão lụt; chứ phía TQ và NGA Sô chỉ là phường ăn hại.
      Tuy nhiên về Quân Sự; Khoa học; TQ không phải là nước so sánh với Mỹ; nếu TQ dám hù dọa Mỹ ?
      Vậy; khi nói ra đều này ” XÙ ” khi nào ? và Thế nào ?

  8. Hoàng Tùng says:

    Đúng như các bạn đã nhận định, nước Mỹ nay vườn không nhà chống rồi. Người Việt ở Mỹ đang chán ngán, làm ăn ế ẩm. Chỉ vài năm nữa tất cả các công ty lớn ở Mỹ thuộc về Trung quốc và các nước khác xiết nợ thì còn tồi tệ hơn rất nhiều. Thân Ối! Nước Mỹ một thời đã qua như gái đẹp về già, lưng còng tóc bạc, mặt mũi nhăn nheo tay chống gậy đứng bên cạnh giá trẻ chân dài nhẩy múa thì thật là khổ tâm. Thôi cùngla do thói ăn cướp xưa nay nghiệp đến phải trả thôi. Trách thân làm gì?
    Hoàng Tùng

    • lotxac says:

      TUYỀN TRUYỀN THEO LỐI VC; đúng là giọng điệu Vc không khác. Xưa ka; trong chiến tranh VN; VC TUYÊN TRUYỀN NHƯ VC HTùng: Máy bay giấy,va Mỹ là Cọp giấy.Nhưng VC bây giờ đang giãy chết: dân TỰ TỬ hàng loạt. Nếu thân nhân ở Mỹ không gửi tiền về cứu đói; thì VC chỉ là kẻSỐNG TRONG QUẦNG CHÚNG không hơn không kém.
      Ta sẽ viết thư lên bộ ngoại thương HOA KỲ cấm không cho VC như tên HT này đem đồ qua Mỹ bán. Và cấm nhập cảng KIM NGẠCH cũng như tḥực phẩm từ CSVN.

    • billtran says:

      Nguyển hoàng Hà là ai vậy ? học vị dến đâu? hiện làm gì? ? ?
      Làm sao có thể tin dủọ̉c nhũng giủ̃ kiện trong bài nầy ???
      ” Mỹ nọ̉ Nhật m̉ôṭ trâm ngàn tỷ đôla, ngoài ra còn nọ̉ ngân haǹg thế giỏ́i năm trăm ngàn tỷ??? ”
      Tài liệu này lấy tủ̀ đâu ? Xin dẩn chủ́ng???
      Hoàng Tùng là gì cuả Hoàng Hà.? Cùng lò vc chắc???

  9. Thói đời là khi anh bị thất thế thì người ta sẽ làm mọi cái để dìm anh xuống mà dân ta vẫn nói là” dậu đổ bìm leo2 hay ” Té nước theo mưa”. Mỹ khi bị tụ hậu thì mọi chủ nợp sẽ đến đòi nợ, xiết nợ và họ không muốn chơi với anh nữa, anh gặp họ họ phớt lờ như không nhìn thấy. Những quốc gia mà anh hay bắt nạt họ họ sẽ tính chuyện với anh. Ngày nay đám cưới của hoàng tử Anh họ chẳng thèm mời tổng thống hay những nhà lãnh đạo Mỹ. Châu Âu nay họ né tránh không còn mặn mà với Mỹ. Trung quốc khi xưa mỗi khi nói đến mất cân bằng mậu dịch giữa Mỹ Trung thì họ phân trần, mời lãnh đạo Mỹ qua nói chuyện nhưng nay họ không mời mà nói lắm họ không nghe, nay cự lại liền. Thế mới biết thói đời là vậy, nghênh ngàn một thời mà nay thấy nhục nhã quá. Ai lại nợ đìa ra như vậy nhỉ. Thật là khó coi.
    Singapo xưa quan hệ với Mỹ là vậy nay quay mặt chơi bài dùng nhân dân tệ cho thanh toán quốc tế và tới đây nhiều quốc gia sẽ nói theo thì Mỹ sẽ hết hơi luôn. Tôi biết nói ra điều này nhiều người mê tín Mỹ đến mức cuồng si sẽ tức tối lắm, nhưng đó là sự thật,phải cam chịu cắn răng vậy thôi.

  10. Trọng Đạt says:

    “2016 là năm kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ “

    Kinh Tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ nhưng vượt về phương diện nào?, lợi tức theo đầu người hay Tổng sản lựợng Quốc gia?
    Nếu Kinh tế Trung Cộng vượt Mỹ về Tổng sản lượng thì có thể tin được nhưng cũng còn khá lâu, còn về lợi tức theo đầu người Trung Cộng vượt Mỹ thì có sớm nhất cũng phải … vài thế kỷ nữa, nay lợi tức đầu người (trung bình ) của Mỹ khỏang trên 40 ngàn đô la một năm , còn lợi tức đầu người của Trung Cộng vào khỏang từ một ngàn cho tới hai ngàn đo một năm, (con số do các nước CS đưa ra thường không trung thực lắm) nghĩa là bằng một phần 20, một phần 30.. của Mỹ….
    Lợi tức đầu người của Trung Cộng muốn đuổi kịp Đại Hàn, Singapore, Nhật.. thì cũng phải một, hoặc hai thế kỷ nữa, và có thể không bao giờ đuổi kịp….

    Trọng Đạt

    • tui đó says:

      “Kinh Tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ nhưng vượt về phương diện nào?”

      GDP: “Dùng tiêu chuẩn này, qua các con số biết nói, họ thấy rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vọt lên 11,2 nghìn tỷ USD vào 2011 và 19 nghìn tỷ USD vào 2016. Cùng kỳ, kinh tế Mỹ sẽ tăng từ 15,2 nghìn tỷ USD lên 18,8 nghìn tỷ USD.”

      Cũng đáng ngại là “Trung Quốc tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ ” Là chủ nợ, Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ. Nước Mỹ đi xuống về mặt kinh tế là điều hoàn toàn có thể.

Phản hồi