WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc sẽ phải đương đầu với xáo động kinh tế

Dan Washburn phỏng vấn LS Gordon G. Chang
23-04-2011
Nguồn: Asia Society
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

LS Gordon G. Chang

LGT: Ông Gordon G. Chang là một luật sư và là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó hai cuốn nổi tiếng là “Nuclear Showdown: North Korea Takes on the World” và “The Coming Collapse of China.”  Ông Chang thường xuyên viết bài cho Forbes, Fox News, and CNN. Theo tác giả, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn về thị trường bất động sản. Thay đổi chiến lược phát triển từ đầu tư qua tiêu thụ sẽ gặp nhiều rủi ro. Trung Quốc không thể tiếp tục tăng trưởng hơn nữa vì cải tổ kinh tế sâu rộng hơn sẽ đe dọa quyền lực của Đảng Cộng Sản. Một nền kinh tế thị trường thực sự đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước giảm thiểu tối đa trong mọi khu vực kinh tế và một chế độ pháp quyền.

Khoảng 46% dân Trung Quốc sống trong khu vực thành thị. Đến năm 2035 con số này sẽ là 70%. Các thành phố của Trung Quốc đã sằn sàng chưa? Hiện đang có những chuẩn bị nào?

Có một số ít thành phố sẵn sàng đối phó với sự gia tăng nhân số nhanh chóng, nhưng những kế hoạch gia Trung Quốc xem việc thành thị hóa là cách thúc đẩy nhanh chóng việc canh tân đất nước. Những chuyên gia ở trung ương cảm nhận thấy rằng Trung Quốc có thể duy trì được vòng ảnh hưởng trong kế hoạch dùng việc thành thị hóa để phát triển kinh tế và dùng phát triển kinh tế để giảm bớt những khó khăn trong việc thành thị hóa.

Những kế hoạch gia có thể giảm bớt những khó khăn trong việc thành thị hóa bằng cách dẹp bỏ chính sách hộ khẩu (hukou) để người dân có thể sống và làm việc bất cứ nơi nào họ lựa chọn. Khi có quyền di chuyển từ nơi này qua một nơi khác, người dân sẽ thiết lập và tái tạo những trung tâm thành thị. Những cá nhân, qua hàng triệu những quyết định không phối hợp, thường đưa đến những lựa chọn khôn ngoan. Dĩ nhiên, họ cũng có thể có chọn lựa nhầm lẫn, tuy nhiên do bản chất con người, họ sẽ tạo ra sự cạnh tranh, đó là động lực của sự phát triển. Và phát triển giải quyết nhiều vấn đề hơn là tạo ra vấn đề.

Trước khi chấm dứt đề tài này, chúng ta nói về vấn đề nhân số. Phần đông người ta dự đoán rằng nhân số của Trung Quốc sẽ gia tăng trong 15 đến 20 năm tới, kế đó sẽ ngưng không tăng trưởng nữa. Tuy nhiên theo tôi, dân số Trung Quốc sẽ đạt tới đỉnh cao nhất sớm hơn, trong khoảng 10 năm. Trong trường hợp như vậy số người di chuyển ồ ạt vào thành phố chắc chắn sẽ ít hơn là con số mà các kế hoạch gia tiên liệu. Điều này sẽ giúp cho các thành phố phục vụ những người mới tới dễ dàng hơn.

Tình trạng của thành phố Chongqing ra sao đối với việc đô thị hóa ở Trung Quốc – diện tích bằng nước Áo và dân số gần bằng Canada ? Việc phát triển Chongqing có điểm gì đặc biệt?

Chongqing đông đúc dân cư

Chongqing là một phòng thí nghiệm lớn nhất trong lịch sử về vấn đề thành thị hóa. Kỹ thuật mà những kế hoạch gia áp dụng tại đây cũng giống như những nơi khác tại Trung Quốc. Điểm làm cho Chongqing đặc biệt là những kế hoạch gia được dành cho một khu vực rất lớn. Có 33 triệu người cư ngụ trong vòng ranh giới, bao trùm một diện tích rộng gấp ba lần nước Bỉ. Trên thực tế chúng ta không nên dùng từ kế hoạch thành thị hóa khi nói về Chongqing – Đây thật sự là một vấn đề thiết kế vùng.

Những kế hoạch gia của Chongqing chú trọng về cơ sở hạ tầng giao thông, đã tạo ra những điều kiện cho việc phát triển nhanh chóng khác thường tại những vùng thành thị vệ tinh bao quanh một trung tâm đô thị với 10 triệu dân. Đây là nguồn gốc của một phép lạ kinh tế tại Chongqing.

Trong một bài báo mới đây của ông đăng trên Forbes.com, ông có trích dẫn lời nói của ông Huang Qifan, Phó Thị Trưởng của Chongqing, rằng “Sẽ không có những khu nhà xập xệ tại Chongqing như tại Ấn Độ hoặc Brazil.”  Với con số lớn những công nhân nghèo di dân vào thành thị mỗi ngày, ông có nghĩ rằng dự đoán của ông Huang có thể đúng không?

Chúng ta sẽ luôn luôn có những khu xập xệ. Dĩ nhiên sự tiên đoán của Phó Thị Trưởng Huang là quá lạc quan.

Tuy nhiên, nói một cách tổng quát, động lực ông Huang dự kiến là thực tế. Ông nói: “Phát triển kinh tế nhanh chóng có nghĩa là nông dân sẽ có thể kiếm việc làm nhanh chóng. Do đó họ sẽ không phải sống trong điều kiện tồi tệ.” Vấn đề là liệu Chongqing và những thành phố khác có thể duy trí sự phát triển trong một thời gian dài được không để cho những người mới tới có thể kiếm cách thoát ra khỏi sự nghèo đói một cách nhanh chóng.

Sư quan tâm của tôi là sáng kiến từ trên xuống của Bắc Kinh sẽ không còn hiệu quả bao lâu nữa. Kinh doanh tư nhân là động cơ thúc đẩy sự phát triển phi thường trong ba thập niên vừa qua và những di dân là nguồn hi vọng của sự phát triển trong tương lai của Chongqing và những thành phố khác của Trung Quốc. Chongqing chỉ có thể tránh được những khu xập xệ nếu thành phố này dứt bỏ thói quen dựa vào tiền của chính phủ và cần phải trông chờ vào khu vực tư.  Thật là bất hạnh là Bắc Kinh hiện đi ngược chiều. Chương trình kích thích vào tháng 11, 2008 đã cho phép chính phủ can dự quá nhiều vào kinh tế.

Vào đầu năm nay, trên tờ Sydney Morning Herald, một quản trị viên cáo cấp tại một trong những công ty phát triển tài sản nói rằng: “Tôi nghĩ rằng thị trường tài sản sẽ tiếp tục phát triển trong nhiều năm.” Có đúng như vây không? Điều gì sẽ xẩy ra cho Trung Quốc, nếu thị trường bất động sản sụp đổ như ở Mỹ?

Khu xập xệ ngay giữa trung tâm Chongqing

Thị trường tài sản ở Trung Quốc đang ở trong tình trạng bong bóng, và tất cả những quả bong bóng sẽ kết thúc một cách tồi tệ, bằng cách này hay cách khác. Nhiều nhà phân tách nói rằng “Trung Quốc khác,” nhưng những hậu quả kinh hoàng thường đi theo những câu nói như thế. Do đó, không, thị trường tài sản ở Trung Quốc không thể tăng trưởng nhiều năm được. Không có cái gì có thể thách đố trọng lực mãi được.

Vấn đề cơ bản là chương trình kích thích vào tháng 11, 2008 của Bắc kinh đã đổ quá nhiều tiền vào nền kinh tế Trung Quốc hơn là nó có thể hấp thụ. Một trong những hậu quả của sự đầu tư quá mức của chính phủ là tình trạng bong bóng của thị trường tài sản với giá cao chưa từng thấy và nhà cửa không đủ điều kiện để mua. Ngoài ra, tình trạng này đã tạo ra những phòng ốc không người ở và những “thành phố ma.”

Quả bong bóng sẽ nổ vì chính phủ giảm chi tiêu với ba lý do chính. Trước nhất, những ngân hàng của nhà nước, nguồn cung cấp tiền mặt để khởi động sự phát triển, không thể tiếp tục cho vay như họ họ đã làm – Bảng quyết toán của các ngân hàng này rất tồi tệ, nếu những tiêu chuẩn thận trọng được áp dụng.

Thứ hai, đầu tư của nhà nước đang mất hiệu quả. Hiện nay cần phải đầu tư bẩy đồng nhân dân tệ (Yuan) để tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) lên một đồng.

Thứ ba, chi tiêu của nhà nước làm gia tăng nạn lạm phát. Hiện nay lạm phát không thể kiểm soát được.  Bắc Kinh hiện nay tiêu ít đi để tìm cách giảm sự gia tăng của giá cả. Khi chính quyền trung ương giảm chi tiêu, rủi ro về đổ vỡ sẽ cao. Khi quả bong bóng bể, chính quyền trung ương sẽ phải nhẩy vào trợ giúp các ngân hàng. Thị trường chứng khoán sẽ lao xuống và sẽ lôi theo các khu vực kinh tế khác.

Những chuyên gia trung ương đang cố gắng lấy bớt không khí trong quả bong bóng của thị trường tài sản ra một cách chậm chạp, nhưng Nhật Bản đã giúp một bài học khiêm tốn, khi nhà nước muốn tránh sự giảm giá bất ngờ. Trong nhiều lãnh vực, những sự xụp đổ được quản trị tồi tệ hơn là những sự xụp đổ nhanh chóng. Ai muốn kinh tế trì trệ trong mười hay 20 năm?

Ông có tin rằng Chongqing có thể phát triển mạnh được mặc dù hoặc là bởi vì những quan hệ với mafia mà nhiều người biết đến?

Chung cư

Tổ chức tội phạm luôn luôn gây trở ngại cho vấn đề phát triển kinh tế trong dài hạn. Tại sao? Tổ chức tội phạm cản trở guồng máy thị trường và buộc những tham gia hợp pháp phải rút lui. Chỉ giản dị có vậy.

Ông viết một cuốn sách vào 2001 “The Coming Collapse of China.” Với những thành phố như Chongqing phát triển với tốc độ như hiện nay, ông vẫn nghĩ rằng Trung Quốc sẽ xụp đổ?

Có. Trung Quốc sắp gặp phải xáo trộn kinh tế nghiêm trọng. Không có một nền kinh tế nào có thể phát thiển theo một đường thẳng. Chúng ta có nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ là chính phủ đầu tiên trong lịch sử quản trị tình trạng này?

Điều thứ nhất, kinh tế có một bản chất bong bóng. Lạm phát, có lẽ ở mức 10% vào lúc này, chứng tỏ rằng Bắc Kinh không kiểm soát được nền kinh tế. Không may là Thủ Tướng Ôn Gia Bảo chỉ áp dụng những biện pháp nửa vời, có ít tác dụng giảm sự gia tăng giá cả, một vấn đề chính trị nhậy cảm.

Tiếp theo, có những vấn đề về cấu trúc mà những kế hoạch gia trung ương chưa giải quyết. Trước hết, không ai nghĩ rằng mô hình phát triển của Trung Quốc, dựa quá nhiều vào chi tiêu của nhà nước, có thể bền vững được. Mặc dầu, những chuyên gia nói về việc gia tăng tiêu thụ trong nước, vai trò của tiêu thụ giảm từ mức trung bình 60% trong quá khứ xuống còn 36% hiện nay. Và những biện pháp mà chính quyền trung ương áp dụng để kích thích nền kinh tế lại là những biện pháp chống tiêu thụ theo định nghĩa.

Sự thật quan trọng là tiêu thụ không thể trở thành có ý nghĩa cho tới khi Bắc Kinh, thực sự và không phải chỉ bằng lời nói, bãi bỏ chiến lược đầu tư. Vấn đề ở đây là sự thay đổi từ chiến lược phát triển bằng đầu tư sang chiến lược phát triển bằng tiêu thụ sẽ rất là khó khăn hơn là nhìn từ bề ngoài. Tiêu thụ thấp là hậu quả không tránh được của mô hình phát triển của Trung Quốc. Đây không giản dị là một tính chất của mô hình có thể sửa chữa được.

Vai trò của tiêu thụ sẽ không tăng cường đáng kể cho đến khi Bắc Kinh áp dụng những biện pháp khó khăn để thay đổi mô hình. Thay đổi mô hình, hầu như theo định nghĩa, là rủi ro.

Để thay đổi mô hình hầu gia tăng mức tiêu thụ, Bắc Kinh sẽ phải thả nổi đồng nhân dân tệ; cho phép các ngân hàng cạnh tranh để thu hút tiền gửi vào ngân hàng bằng lãi suất thị trường, nghĩa là áp dụng lãi suất thị trường vào những doanh nghiệp nhà nước, cho phép công nhân thành lập nghiệp đoàn và đòi hỏi lương bổng cao; và cung cấp an sinh xã hội, đặc biệt trong lãnh vực sức khẻo. Bắc Kinh không sẵn sàng thực hiện những biện pháp này bởi vì nhà nước sợ không biết tình trạng phát triển ra sao trước khi mẫu mực tiêu thụ thay đổi.

Thứ hai, Trung Quốc đã được hưởng “lợi nhuận nhân số” (demographic dividend), một ưu thế trong lực lượng công nhân. Sắp đến sẽ có “thuế nhân số” (demographic tax) khi một công nhân hỗ trợ cha mẹ và bốn ông bà. Lực lượng công nhân Trung Quốc sẽ ngưng không gia tăng nữa vào năm 2013, và Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm trong vài năm sau.  Nhân số giảm, trong mọi sắc suất, có nghĩa là giảm GDP.

Thứ ba, quốc hữu hóa một phần nền kinh tế, một hệ quả của chương trình kích thích tháng 11, 2008, sẽ làm tổn hại đến phát triển. Phần lớn phát triển vừa qua là do đầu tư, và hầu hết đầu tư này là từ nhà nước. Như người ta nói ở Trung Quốc, “Đảng Cộng Sản hiện nay là kinh tế.”

Sau cùng, trong khuôn khổ chính trị hiện tại, Trung Quốc đã phát triển tối đa theo khả năng. Cải tổ kinh tế hơn nữa sẽ đe dọa quyền lực của Đảng Cộng Sản, do đó, Đảng sẽ không ủng hộ thay đổi hơn nữa. Thí dụ, một nền kinh tế thị trường thật sự sẽ đòi hỏi một chế độ pháp quyền (rule of law), điều này đòi hỏi sự kiểm soát chính quyền bằng các thể chế. Bởi vì hai điều giới hạn quyền lực này không thích hợp với tham vọng của Đảng Cộng Sản muốn tiếp tục cai trị xã hội, Trung Quốc sẻ không thể tiến triển hơn được về lãnh vực này, ít nhất cho đến khi Đảng Cộng Sản vẫn còn tồn tại.

© Đàn Chim Việt – Bản tiếng Việt

2 Phản hồi cho “Trung Quốc sẽ phải đương đầu với xáo động kinh tế”

  1. Vo Tong says:

    Tại sao chúng ta không đặt lại vấn đề: nếu KT Trung Hoa xáo trộn (như nhiều người vẫn ” mong muốn ” trong vòng 3 năm nay) thì sự ảnh hưởng đến nền KT toàn cầu sẽ thế nảo, nhất là 2 nền KT lớn Mỹ và Chau âu ?
    Nếu KT Trung Hoa xáo trộn thì người dân Trung Hoa sẽ không có công ăn việc làm, dân không có việc làm thì kinh tế sẽ không tăng trưởng, khi đó thì hàng hóa từ Châu Âu và Hoa Kỳ làm sao bán vô thị trường tiêu thụ khổng lồ của Trung Hoa ( như Airbus, Boeing, Điện toán, sắt thép, hoa chất, may móc canh tác nông nghiệp và vat liệu xây dựng hạ tầng cơ sở, thực phẩm, phương tiện di chuyển v.v… ). Vậy thì sao ? kinh tế của các nước Châu au va Hoa Kỳ sẽ đi về đâu ?
    KT bây giờ là toàn cầu hóa va liện hệ như dây xích, có sự hổ tương lẫn nhau.
    Còn tệ hại hơn nữa nếu KT Trung Hoa sụp đổ và nghèo khó lại thì sẽ la gánh nặng cho thế giới, gánh nặng đây là the giới sẽ phải viện trợ giúp cho 1,3 tỷ người Trung Hoa lục địa .

    Vì thế người Mỹ có câu nói rất hay va dễ hiểu ” Be careful for what you wish for “.

  2. lotxac says:

    Lão Lột-xác tôi càn đi sâu vao đ̀i sống củ ngưởi Trung/hoa mợ hiễ được họ va thương họ nhìều ho như người Viột của ta… vì bất vươí Triều Đáị nào cũng gây quá nhiều TANG TÁC đên người Dân; nên dânTQ đã nhìôu lầ vươđt biổn ra đi ngập đầy sóng giơó trước ngưởi VN trước kia nhiều thố kỷ qua. Hõ đến các vùng biổmiền /trung; mền Nsm ;;; ̣ến /thailand,,, rồi singapore đổ tránh GIẶC VUA CHÚA mà đi đẻ may thì sống; con chêt thì thôi. Dân TR ̣áng thương hư là ̣añg ghét. Trugn Kẻ cầm quyên của chúng thất là ̣đáng sơ. Họ cuưỡp moị thứ; mà còn thủ rtìu ghê tơn như dên ta bị thăng HCM va TLDuẩn cho TQ đưa ra để giết ngưởi mà thôi.

Phản hồi