WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi nào kinh tế của Trung Quốc lớn nhất thế giới?

Hình: Tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc sẽ có thể bắt kịp Hoa Kỳ vào 2019.

Năm hết tết đến, tờ báo The Economist đưa ra một chủ đề để mọi người tìm câu trả lời. Ngay chính tờ báo này cũng sẽ đưa ra một vài con số giải đáp.

Hình: Tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc sẽ có thể bắt kịp Hoa Kỳ vào 2019.

Conference Board, một tổ chức nghiên cứu về kinh doanh vừa mới tiên đoán rằng kinh tế Trung Quốc sẽ lớn nhất thế giới vào 2012 tính theo mãi lực quân bình (purchasing power parity – PPP). Cách tính này cho phép tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) được điều chỉnh theo giá sinh hoạt ở mỗi nước. Thí dụ như giá sinh hoạt ở Trung Quốc thấp hơn ở Hoa Kỳ.  Phương pháp này có một bất lợi là những kinh tế gia thường không đồng ý với nhau về cách đo lường mãi lực quân bình, thí dụ như về cách lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu cho sức tiêu thụ của người dân ở mỗi nước.

Trên thực tế, để so sánh độ to lớn của  các nền kinh tế khác nhau, cách thực tiễn nhất vẫn là đo lường GDP của mỗi nước bằng US$ theo hối suất (tỷ giá hối đoái) thị trường. Theo cách tính toán này, hiện tại, GDP của Trung Quốc chỉ bằng 40% của Hoa Kỳ. Như vậy ngày mà Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ còn xa, nhưng thực tế là mỗi ngày Trung Quốc càng tiến đến gần Hoa Kỳ hơn. Vào năm 2003, công ty Goldman Sachs lần đầu tiên đoán kinh tế của bốn nước Ba Tây, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2041. Tiên đoán mới bây giờ là 2027, sớm hơn được 14 năm. Standard Chartered tiên liệu là việc này sẽ xẩy ra trước 2020 một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chánh vừa qua. Vào tam cá nguyệt thứ 3 của năm 2010, GDP hiện thực (real GDP), tức là GDP sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát, của Hoa Kỳ thấp hơn mức GDP hiện thực vào cuối năm 2007, trong khi đó GDP hiện thực của Trung Quốc tăng 28% trong cùng một giai đoạn.

Nếu GDP hiện thực tại Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng theo cùng một tốc độ như trong 10 năm vừa qua (10.5%và 1.7%) và giả sử không có thay đổi nào khác, GDP của Trung Quốc sẽ lớn hơn của Hoa Kỳ vào năm 2022. Nhưng cách dựa vào quá khứ để tiên đoán tương lai theo lối ngoại suy này (extrapolation) là không tốt. Thí dụ như vào giữa thập niên 1980s, người ta đã ước đoán sai lầm rằng kinh tế của Nhật Bản sẽ lớn nhất thế giới. Ngoài ra, mức phát triển của Trung Quốc sẽ chậm lại trong những năm tới và dân số trong tuổi làm việc bắt đầu giảm và năng suất bắt đầu đi xuống.

Không những thế, GDP tính theo US$ của Trung Quốc và Hoa Kỳ không chỉ phụ thuộc vào mức tăng trưởng mà còn chịu ảnh hưởng của nạn lạm phát và hối suất của đồng nhân dân tệ đối với đồng Mỹ kim. Trong một kinh tế đang lên với năng suất cao, hối suất hiện thực (real exchange rate) sẽ tăng do nạn lạm phát gia tăng hoặc do hối suất hiện hành (current exchange rate) tăng. Trong mười năm vừa qua, nạn lạm phát trung bình là 3.8% ở Trung Quốc so với 2.2% ở Hoa Kỳ. Kể từ khi Trung Quốc ấn định giá đồng nhân dân tệ theo US$ vào năm 2005, đồng nhân dân tệ đã tăng giá trung bình hàng năm là 4.2%.

Giả sử rằng GDP tăng mỗi năm trung bình 7.75% tại Trung Quốc và 2.5% tại Hoa Kỳ trong 10 năm tới, tỉ lệ lạm phát của hai nước lần lượt là 4% và 1.5% và đồng nhân dân tệ tăng giá 3% mỗi năm, Trong điều kiện này kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2019. Nếu GDP của Trung Quốc chỉ tăng 5% mỗi năm, kinh tế của Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới vào năm  2022.

Dĩ nhiên dân Hoa Kỳ vẫn giầu có hơn dân Trung Quốc tính theo đầu người. Theo tài liệu của Ngân Hàng Thế Giới, vào năm 2009 GDP đầu người tính theo giá hiện hành (nominal GDP) của Việt Nam, Trung Quốc, và Hoa Kỳ lần lượt là US$1.052, US$3.744, và $46.436.

Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới về mức sản xuất công nghệ vào năm 2011

Về mặt sản xuất, GDP gồm có ba thành phần chính là nông nghiệp, công nghệ, và dịch vụ. Nông nghiệp của Trung Quốc chiếm 10.6% của GDP, so với công nghệ và dịch vụ là 46.8% và 42.6%. Nếu tính cả ba thành phần của GDP thì đến 2019 Trung Quốc mới bắt kịp và vượt qua Hoa Kỳ. Nhưng riêng về công nghệ, Trung Quốc sẽ trở thành một nước sản xuất lớn nhất thế giới vào năm tới.

Vào năm 2009, sản phẩm công nghệ của Hoa Kỳ chiếm 19.8% tổng số giá trị của sản phẩm công nghệ của thế giới so với con số của Trung Quốc là 18.6% mặc dù mức sản xuất của Hoa Kỳ giảm đáng kể vì kinh tế suy thoái.

Hoa Kỳ trở thành một thành một nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới vào cuối thập niên 1890 sau khi đoạt ngôi vị này của nước Anh. Thành công của Trung Quốc vào năm 2011 sẽ chấm dứt ngôi bá chủ của Hoa Kỳ về lãnh vực công nghiệp trong 110 năm.

Trung Quốc có dân số gấp 4 lần nước Mỹ và giá nhân công bằng 10% của Hoa Kỳ, và cả thế giới đổ tiền vào đầu tư vào ngành công nghiệp tại Trung Quốc, hiển nhiên là mức sản xuất của các sản phẩm công nghiệp tại Trung Quốc sẽ gia tăng.

Trước đây, Global Insight, một công ty cố vấn của Hoa Kỳ, đã tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành một nước dẫn đầu về mức sản xuất công nghiệp vào năm 2013. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế trì trệ trong các năm 2007-2009 đã làm cho mưc sản xuất của Hoa Kỳ thuyển giảm đáng kể, trong khi đó Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển. Điều này khiến cho Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ sớm hơn về khu vực công nghiệp cũng như toàn bộ kinh tế.

Mạnh vì gạo bạo vì tiền

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Trung Quốc đã lần lượt vượt qua các nước như Anh, Pháp, và Đức. Vào tháng 8 vừa qua, những con số thống kê của Nhật Bản cho thấy rằng kinh tế của của quốc gia này là $1.28 ngàn tỉ trong đệ nhị tam cá nguyệt, thua con số của Trung Quốc là $1.33 ngàn tỉ. Ngôi vị kinh tế thứ hai trên thế giới trong 40 năm qua của Nhật Bản đã rơi vào tay Trung Quốc.

Chỉ trong hơn 30 năm với mức phát triển nhanh chóng sau khi bắt đầu cải tổ kinh tế vào 1978 do Đặng Tiểu Bình chủ xướng, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế.  Mạnh vì gạo bạo vì tiền. Thế giới sẽ phải tính toán cẩn thận hơn với Trung Quốc. Các quốc gia láng giềng sẽ mua bán nhiều hơn với Trung Quốc trong tương lai hơn cả Hoa Kỳ và Nhật Bản. Là một nước đang phát triển, Trung Quốc còn có thể thực hiện nhiều cải tổ khác để vươn lên nữa. Không ai thắc mắc rằng Trung Quốc nay trở thành một đầu máy để lôi kéo nền kinh tế toàn cầu.

© Nguyễn Quốc Khải

© Đàn Chim Việt

—————————————————–

Tài liệu tham khảo:

(1)   The World’s Biggest Economy – Dating Game, the Economist, December 18, 2010.

(2)   China To Overtake US As World’s Biggest Manufacturer In 2011, EU Times, June 22, 2010

(3)   China To Overtake U.S, As Largest Manufacturer, Peter Marsh, Financial Times, August 10, 2008.

(4)   China Passes Japan as Second Largest Economy, New York Times, August 15, 2010.

6 Phản hồi cho “Khi nào kinh tế của Trung Quốc lớn nhất thế giới?”

  1. 1/86 tr. con chim says:

    - Trung Quốc còn có thể thực hiện nhiều cải tổ khác để vươn lên nữa.
    Khi Trung Quốc có thể thực hiện những cải tổ mới để vương lên thì thế giới người ta cũng đang cố gắng cải tổ để họ vươn lên chứ không riêng gì TQ.

    - Không ai thắc mắc rằng Trung Quốc nay trở thành một đầu máy để lôi kéo nền kinh tế toàn cầu.
    Theo tôi thì TQ. không phải là đầu máy lôi nền kinh tế toàn cầu lên, mà ngược lại vì TQ đã giành giật và cạnh tranh không mấy lành mạnh phát triển công nghiệp, công nghệ sản xuất. Sự phát triển và đổi mới này quá nhanh, nên đã làm đảo lộn sự sắp xếp kinh tế toàn cầu từ nhiều năm nay và cả thế giới bỗng rưng trở thành bạn hàng của TQ. nhưng vì phải đóng cửa hầu hết các ngành sx., các bạn hàng đó cũng đã tiêu sắp hết tiền!

    Trong sự phát triến đó, không hoàn toàn là kết cục hay, cũng có nhiều bất cập như: Tài nguyên cạn dần, môi trường bị xâm hại nặng, lớp người lao động già đi…
    Vậy tôi nghĩ TQ. cũng sẽ phải nghĩ lại, nghĩ thêm trong những bước tiến tới của họ!

  2. Minh Đức says:

    Theo sự tiết lộ của Wikileaks thì GDP của Trung Quốc là do chính phủ đặt ra, không phản ảnh thực sự sự phát triển của kinh tế. Ông phó thủ tướng TQ, hồi còn là bí thư tính Liêu Ninh đã có lần nói với đại sứ Mỹ ở TQ là GDP của TQ là con số giả tạo. Ông ta nói là ông ta không tin vào con số GDP của TQ. Khi muốn xem sự phát triển của kinh tế tỉnh Liêu Ninh, là nơi ông ta lãnh đạo ông ta nhìn vào số năng lượng tiêu thụ. Vào năm 2009, các nước bị suy thoái thì GDP của TQ vẫn gia tăng nhưng số năng lượng mà TQ tiêu thụ lại giảm. Điều đó có nghĩa là sự gia tăng GDP của TQ là giả tạo, có thể là khi GDP của Mỹ không tăng vì khủng hoảng kinh tế thì GDP của TQ cũng không tăng hoặc có khi còn giảm. Vì GDP của TQ là giả tạo nên tiên đoán này của các chuyên gia cần xét lại. Thống kê của các nước tư bản họ làm chính xác để mọi người nghiên cứu còn thống kê của TQ là để tuyên truyền. Có thể chính phủ TQ có con số thông kê thực của họ mà họ căn cứ trên đó để biết kinh tế TQ phát triển ra sao, có thể chính phủ TQ cũng không có con số thống kê chính xác thật vì các tỉnh báo cáo thống kê về GDP của từng tỉnh cũng giả tạo nốt nên trung ương cũng không có con số chính xác.

  3. Hethuochua says:

    Kinh te TQ phat trien nho san xuat cac san pham phat minh cua My va Au chau chi nen cong nghe khong the coi la cao duoc. Neu nguoi TQ duoc mua nhung san pham nay thi kinh te My se phat trien vuot buc. My khong San xuat gi ca nhung nguoi mua duoc tat ca con TQ San xuat moi the nhung nguoi Dan thi Chang co mua duoc gi ca.

  4. D.Nhật Lệ says:

    Hồi thập kỷ 70,Nhật đã mua nhiều công ty lớn đủ loại của Mỹ đến nỗi dư luận dân chúng qua báo chí
    từng rộ lên những bất mãn về cái gọi là “họa da vàng” từ Nhật nhưng rồi hiện nay kinh tế Nhật đi xuống
    hay chẳng còn khởi sắc như trước.Xem thế thì đủ biết là hiểu rõ để nắm bắt quy luật kinh tế không đơn
    giản chút nào,có khi bị “hố” kể cả chuyên gia thượng thặng cỡ cựu CEO.Federal Bank của Mỹ.
    Kinh tế Tàu bây giờ phát triển vượt mức chẳng qua là như cậu thiếu niên trải qua thời kỳ “nhổ giò”đến tuổi thanh niên,chứ lúc trung niên cũng chẳng còn…hơi sức đâu mà phát triển !
    Dù phát triển đến đâu đi nữa thì việc nuôi sống 1 tỷ 300 triệu người luôn luôn là một mối lo thường trực của Tàu cộng,chỉ vì sợ dân chúng nổi loạn nếu nạn đói xảy ra.Có người cho rằng Tàu là người khổng
    lồ mà chân đất sét ! Ví von thế mà lại hay vì lột tả hết sự thật.Xã hội qúa bất công giữa giai cấp thống
    trị bóc lột và giai cấp bị trị hiện nay ở Tàu tất sẽ dẫn đến xung đột,không thể tránh được !

  5. ton da says:

    Dat nuoc manh hay yeu .Nhin thu nhap dau nguoi ,de bang hoa ky thi Trung quoc con lau moi dat duoc.Hay doi day chung ta se thay.

  6. DO NGHE says:

    Khó bàn ĐẾN Trung QUỐC QỦY QUYỆT
    Khó đo LƯỜNG Thiên ĐỊNH KHÔI KHÔI
    Hôm qua BIỂN ĐÔNG CỐT LỎI
    Hôm nay Đành cổi QUẦN LÓT TRÙM ĐẦU
    Hôm sau Chắc BÀY KẾ LẬP MƯU
    Đem hết LŨ ĐẦU TRÂU MẶT NGỰA
    Phối hợp Ông già LÚ LẪN
    Đầu NAM MAN tế dưới cờ NAM SA
    Phục HẬN mấy ngàn năm HÁN TỘC
    Đồng TRỤ CHIẾT Nam MAN BẤT DIỆT
    TÀU QỦY QUYỆT khó PHÂN BIỆT
    Kinh Tế TÀU đến VIỆT biết VỀ ĐÂU

Phản hồi