WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà văn Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta đã chậm mất hai thế hệ để hòa giải”

Ông Nguyễn Quí Đức cho rằng muốn hòa giải với người thì trước hết phải hòa giải với chính mình.

Nhà văn Nguyễn Quí Đức. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tóm lược

- Nguyễn Quí Đức sinh tại Đà Lạt, tốt nghiệp đại học ngành truyền thông tại San Francisco.

- Ông là tác giả cuốn hồi ký Where the Ashes Are (Addison-Wesley, 1994), đồng chủ biên hai tuyển tập Vietnam: A Travelers’ Literary Companion (Whereabouts Press) và Once Upon A Dream (Andrew & McMeel).

- Ông là dịch giả cuốn Behind the Red Mist (Hồ Anh Thái) và The Time Tree (Hữu Thỉnh), giải chung kết Dịch thuật năm 2003 của Hiệp hội Phê bình Văn học tiểu bang California.

- Các truyện và thơ ông dịch của nhiều nhà văn, thơ trong và ngoài nước như Phùng Nguyễn, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Nguyễn Bá Trạc, Mai Kim Ngọc, Trịnh Công Sơn… được đăng tải trên nhiều tạp chí và tuyển tập văn nghệ như Zyzzyva, Manoa Journal, Watermark…

- Các sáng tác của ông đã được đăng tải trên Hợp Lưu, Văn, Văn Học, Under Western Eyes, Vestiges of War, Manoa Journal, Salamander…

(Theo: Talawas)

Nhà văn Nguyễn Quí Đức là người đã giúp rất nhiều nhà văn Việt Nam chuyển ngữ và giới thiệu các tác phẩm của mình ra thế giới bên ngoài. Mặc dù đi nhiều, viết nhiều nhưng ông xuất bản rất ít. Ông đã sang Mỹ sinh sống từ sau năm 1975. Trước đó, cha ông, một công chức miền Nam, đã bị bắt trong cuộc tấn công tết Mậu Thân 1968 và bị giam tù 12 năm. Năm 1989, ông trở về Việt Nam lần đầu tiên và tới năm 2006 thì về ở hẳn để mở quán cà phê Tadioto trên phố Triệu Việt Vương, Hà Nội.

Bay Vút: Thưa ông, dưới góc nhìn của một người lưu vong sau khi trở về Việt Nam, ông nhìn vấn đề ‘mâu thuẫn dân tộc’ như thế nào?

Nguyễn Quí Đức: “Còn tùy là nói chuyện với ai và ở thế hệ nào. Mỗi thế hệ có sự khác nhau về tầm nhìn, sự hiểu biết về câu chuyện. Có thế hệ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống thời chiến, bị va chạm với những hình ảnh và âm thanh họ nghe và thấy được nên họ có suy nghĩ khác. Nếu như đang sống trong thời chiến, một người thấy phi cơ ném bom xuống làng mình thì chắc chắn tư duy người này sẽ bị ảnh hưởng”.

“Thế hệ lớn lên sau này không phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh nên họ có cái nhìn bình tĩnh và mềm mỏng hơn. Bây giờ, rất ít người tò mò về quá khứ, về chiến tranh vì người ta cũng mệt khi nghe chuyện này. Hậu chiến, đời sống cơm áo, gạo tiền, là đủ mệt rồi. Thế nhưng những người lưu vong sau 30/4 vẫn cảm thấy vương vấn về chuyện ấy, bởi vì nó vẫn chưa được nói ra một cách thỏa đáng”.

“Thoạt đầu những người sang Úc, Pháp, hay Mỹ cách đây mấy chục năm chưa có một chỗ đứng vững vàng nên họ cần một cái định nghĩa: ‘Tôi là ai’. Lúc đó, để trả lời câu hỏi này thì đấy chính là cái quá khứ của chiến tranh, những mất mát, những tranh đấu mà họ đã từng trải qua. Và họ cho rằng đấy là điều quan trọng nhất trong con người của họ. Vì ra nước ngoài họ là một con người khác, phải sống cuộc sống và tiếp thu một nền văn hóa khác. Họ mất hẳn quá khứ đồng thời họ cũng bị bứng khỏi cái gốc rễ cội nguồn”.

“Sau này, khi họ tạo dựng được cuộc sống, tiếp nhận được nhiều thông tin thì câu chuyện nó cũng có khác đi. Khi những người trực tiếp tham chiến già đi, đến gần cái tuổi gần đất xa trời thì họ suy nghĩ khác. Cái quan trọng đối với họ bây giờ là về lại nơi họ đã sinh ra, lớn lên. Một số muốn trở về để chết trên mảnh đất quê hương”.

“Mâu thuẫn khó khăn nhất của Việt kiều là ở trong nước vẫn không công nhận cái thể chế miền Nam là một chính phủ. Chính quyền hiện nay có thể không còn gọi họ là “ngụy” nữa nhưng đồng thời cũng không gọi là ‘chính phủ miền Nam’. Thật ra, những người này vẫn có những thể chế, những niềm tin và lý tưởng, chứ họ không phải là những người chạy theo Mỹ, để bị gọi là ‘phản quốc’”.

“Có nhiều người miền Bắc nói với tôi rằng người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là những người phản bội tổ quốc. Khi nghe như vậy tôi cũng không biết giải thích gì với họ. Do đó, cũng khó mà nói chuyện. Những người trẻ tuổi hơn thì nói họ mệt chiến tranh lắm rồi, họ muốn ô tô, vật chất và của cải, họ muốn tương lai. Đấy là sự khác biệt rất lớn: những người nước ngoài về thì muốn tìm quá khứ, nguồn gốc, còn người ở trong nước thì muốn hướng tới tương lai giàu có, vinh quang”.

Bay Vút: Hòa bình lập lại, có thể thấy số phận những người lính VNCH rất cơ cực và phải nói là bi đát. Nhưng cho tới tận thời điểm này, tình hình cũng vẫn vậy, nhất là về mặt tinh thần. Mỗi năm vào các dịp kỷ niệm chiến thắng này kia, có lẽ họ sẽ rất buồn khi xem tivi hay đọc những bài báo viết về dịp 30/4?

Nguyễn Quí Đức: “Tôi nhìn nhận chuyện này ở một phạm vi rộng hơn và ở dưới góc độ văn hóa. Nếu tôi là người chiến thắng và nếu tôi là người tự trọng, tôi tự biết tôi là ai thì tôi chẳng cần phải chê bai người khác, hạ bệ người khác để tôi được hay ho hơn. Cái tâm lý miệt thị một người khác chính là cái tâm lý muốn tự đề cao mình lên, trong khi bản chất của sự việc thì chẳng cần phải thế”.

Bay Vút: Có cảm giác phía bên này vẫn coi phía bên kia là những đứa con “hư” của dân tộc nhưng các cụ ta có câu “con hư thì vẫn là con của mẹ”. Có lẽ chúng ta cần có cái nhìn nhân ái và bao dung hơn nữa, ông có thấy vậy không?

Nguyễn Quí Đức: “Tất nhiên là có. Chúng ta cần có thời gian để sự việc tự nó lắng xuống và qua đi, để có sự độ lượng. Bất cứ chính quyền nào cũng vậy, để bảo vệ chỗ đứng của mình, thì phải tự đề cao mình lên và đặt ra cái chỗ đứng thấp kém cho một người khác. Nhưng nếu họ vững tâm hơn, và nếu họ có cái lý chính đáng thì họ sẽ không cần cái đấy nữa”.

“Còn với người dân hằng ngày thì cái nỗi đau của ông bộ đội miền Bắc cũng giống nỗi đau của người mẹ miền Nam mất con. Chúng ta đã quên rằng đấy là nỗi đau chung. Về vấn đề này nói theo tinh thần nhà Phật hay Thiên Chúa Giáo thì bao giờ cũng cần cái sự độ lượng, mà độ lượng thì bây giờ đúng là cái xa xỉ. Tôi nghĩ phải mất thêm một thời gian nữa thì chuyện này mới có thể êm xuôi”.

Bay Vút: Bài học từ Đông Đức và Tây Đức năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ, người dân hai miền đã ôm chầm lấy nhau và họ coi nhau là người Đức chứ không còn Đông hay Tây. Tuy nhiên, một số chính trị gia Tây Đức lại không coi như vậy mà vẫn có những quan ngại và định kiến về phía bên kia. Do vậy, tiến trình hòa giải dân tộc đã bị chậm mất một, hai thế hệ. Việt Nam dường như cũng đã mắc phải sai lầm đó, và chúng ta đã chậm mấy thế hệ và liệu còn phải chậm mấy thế hệ nữa thưa ông?

Nguyễn Quí Đức: “Đấy là điều đáng tiếc. Theo tôi thấy thì Việt Nam đã chậm mất hai thế hệ và có lẽ tình trạng này sẽ còn kéo dài thêm. Có một số dấu hiệu đang thay đổi, và tôi nghĩ đến một lúc nào đó vấn đề hòa giải sẽ tự mất đi. Bây giờ thế hệ trẻ trong nước ít người quan tâm đến chiến tranh hay mâu thuẫn, còn thế hệ người Việt trẻ ở nước ngoài thì vì được sống trong một môi trường giáo dục, văn hóa khác nên họ cũng không quan tâm đến nó. Những người lính già rồi cũng sẽ chết đi. Khi già thì họ sẽ có cái nhìn trầm tĩnh hơn. Những bức xúc đau khổ về những người cần hòa giải sẽ được nhìn nhận bình tĩnh hơn”.

“Tôi chỉ mong nhà nước tự tin hơn, can đảm hơn để chấp nhận mọi thứ. Bây giờ Việt kiều về đây giúp tài chính, kỹ thuật. Nhưng cùng lúc đó ông ấy lại mang về những niềm tin, ý tưởng về dân chủ của cái xã hội khác. Đất nước có đủ niềm tin cho người ta có tiếng nói hay không? Do đó rất dễ hiểu là những người Việt kiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa là những người không được nhà nước tin tưởng nhiều lắm”.

“Như tôi đây, khi trở về nước tôi đâu có xin visa làm báo chí được. Do đó vấn đề ở đây là mình yêu đất nước nhưng đất nước có yêu mình không. Thế nhưng tôi không vì thế mà chống đối. Tôi về tạo dựng công ăn việc làm với quán café này, mang một cái thái độ ứng xử với mọi người khác nhau. Nhưng sau một thời gian sống ở đây thì tôi cảm thấy con người không còn cái tinh thần cộng đồng như trước nữa. Mọi người mệt nhọc quá. Họ chỉ muốn vật chất, giành giật nhau, chạy xe lỡ va quệt là đánh nhau”.

“Tuy nhiên, tôi lại thấy có những mâu thuẫn khác phát sinh. Ví dụ những người trẻ bây giờ được đi ra ngoài du học, tiếp nhận những ý tưởng mới và khi trở lại họ có được áp dụng và chấp nhận hay không? Đó lại là một chuyện khác. Đấy không còn là khác biệt vì chiến tranh, mà đấy là vấn đề liên quan tới tư tưởng của thể chế”.

“Lấy bài học từ chiến tranh, tôi cho rằng với những người như thế thì khi họ về nước họ có làm được gì hay không, có áp dụng được gì hay không. Hay là vì sống trong một môi trường đầy cạm bẫy như ở Việt Nam thì họ có trở nên ‘hư hỏng’ hay không. Tôi gặp những người ở độ tuổi 30 sau khi đi học ở nước ngoài về bị bất đắc chí, họ chán nản. Ở tuổi 30 họ chẳng còn cái lý tưởng nào để sống và làm việc. Một số ít thì lập nghiệp chính bằng sự quen biết, tiền bạc”.

Bay Vút: Quá khứ là một điều không dễ gì quên, đặc biệt với bối cảnh chiến tranh ở Việt Nam giữa hai miền Nam-Bắc. Nhưng khi hòa bình lập lại, điều quan trọng là cách những người còn sống hành xử với nhau thế nào với nhau, đối xử ra sao với những người đã khuất. Theo ông, thế nào là cách hành xử có văn minh và hòa hợp với nhau nhất?

Nguyễn Quí Đức: “Tôi nghĩ cách hành xử văn minh nhất chính là im lặng. Tôi đặt ngược câu hỏi lại là nếu người miền Nam thắng cuộc thì người miền Nam viết sử như thế nào về người miền Bắc? Có tắm máu, có độ lượng, có thù hằn ai không? Tôi nghĩ là sẽ có, tệ hại hơn hay không thì chưa biết”.

“Ngày trước tôi đi làm phóng sự về một lính Mỹ giết một người lính Việt cộng ở Thái Bình. Về sau người này tìm lại được hài cốt và mang trả lại cho gia đình người đã khuất. Trên đường đi làm phóng sự, khi tôi ngồi trên xe thì có ông lính người Bắc nói thao thao bất tuyệt về người lính miền Nam và cho rằng lính miền Nam rất man rợ, độc ác. Tôi ngồi nghe và lặng im chẳng nói gì vì chẳng biết nói gì lúc này cả. Về sau có người về kể lại với cái ông lính người Bắc ấy câu chuyện về gia đình tôi. Sau khi nghe ra, ông ấy gửi lời nhắn mời tôi về nói chuyện với thái độ rất nhã nhặn và hài hòa”.

“Mỗi năm không biết bao nhiêu chương trình trên các đài truyền hình nói về các trận chiến này, trận chiến kia. Các chương trình vẫn đều nói cùng một giọng điệu, vẫn một kiểu nói rằng con người miền Nam là con người xấu xa, tàn ác… Tại sao người trong nước là người thắng cuộc, thường dễ tha thứ cho người ta hơn, tại sao không làm được điều ấy?”.

“Như bố tôi đi tù 12 năm, giờ tôi hận thù thì cũng chẳng đòi được 12 năm ấy. Cái gì qua rồi thì đã qua rồi. Đòi hỏi hòa giải nằm ở chính mình trước, đường hai chiều bắt đầu từ một chiều”.

Nguồn: bayvut

28 Phản hồi cho “Nhà văn Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta đã chậm mất hai thế hệ để hòa giải””

  1. Kim au says:

    Ngay tu luc o hai ngoai , Nguyen qui Duc da to lo duong loi than cong qua nhung bai viet , sach cua anh ta
    Gio nay anh ta ve Ha Noi song la dung roi
    Uoc mong chau ngoan Bac Ho Nguyen quic Duc nho moi ngay vao tham lang Bac va thap huong cho Bac.. Ran an bo bo va sang tac tang boc Bac va Dang thi se co ngay thanh Dai van hao do nghe Nguyen qui Duc

  2. Lo tang tinh says:

    Sao lai co nhieu y kien dam thot vao g/d nguyen cao ky vay ta ? G/D nguoi ta lam gi la chuyen cua ho ! Dau phai ho la dai dien cho nguoi Viet hai ngoai ! Cu dem chuyen cua ho lam bay gio roi gan ghep vao qua khu la si nhuc voi chung toi !

  3. butnua says:

    nvtncs:”Cũng có người về nhưng nhóm đó làm ăn ở ngoại quốc không thành công,hoặc cho rằng về VN làm được nhiều tiền hơn,như bà Mai-Kỳ,bà NCKDuyên ,dựa danh cũ kiếm tiền ở VN.”
    Thưa bác nói đến gia đình ông Nguyễn cao Kỳ,theo tôi họ là những người đi tìm đường Hoà Hợp Hoà Giải với người anh em Vẹm bằng cách mỡ sân Goft,mỡ quán Phở ta,và mới nhất Kỳ Duyên mỡ nhà hàng Lá đã được các trang báo điện tử trong nước có chụp ảnh và quảng cáo với sự tham dự cuả các sao ,chân dài,quan nhớn quan đỏ ở trong nước:

  4. nguyenha says:

    Sao lại chậm mất 2 thế hệ! Còn CS thì sự Hòa-hợp-Hòa-giải là chuyện dường di không bao giờ dến.
    Cái cốt lỏi của CNCS là Dấu tranh giai-cấp.Giửa Vô-Sản và Tư sản là cuộc chiến dấu một mất một
    còn,giữa sống và chết.Cuộc chiến dấu bất khoan nhượng!!.Max dạy như thế!.Dảng dạy như thế!” Hồ
    Chủ-tịch” dạy như thế! Bạn dễ dàng nhìn thấy diều nầy ,mổi khi hình” 2 ông cố’ Max-Lenin dược trưng lên vào dịp có dại Hội DCS VN.Lịch sử của nhân-lọai vẩn sờ-sờ ra dó.Chiến-tranh lạnh chỉ châm-dứt khi CS liên-xô không còn!! Vậy diều kiện CẦN và DỦ cho Hòa-Hợp và Hòa giải là CS
    phải ra di. Dừng mập mờ nói kiểu”con-nít”: tôi thấy thế-hệ trẻ là” nầy”,thế hệ “già”là “nọ”…Tất cả
    phải xây dựng lại,một khi dảng CS không còn nữa.Nhìn Tây-dức-Dông-Dức thì biết,Tây -Dức thừa
    hưởng dược gì ở Dông-Dức khi thống-nhất??Dưới CNCS mọi lãnh-vực dều bị phá hủy,Ông Dức
    một người làm báo, chắc biết diều nầy hơn ai hết!! Khi CS không còn nữa,tình-tự Dân-Tộc sẽ dến,
    không cần 2 haỷ 3 thế-kỷ.Ông Dức về nước,khi di ra phố, sẽ dược Nói diều mình nghĩ,không cần phải giữ Im-Lặng,một thái dộ mà bây giờ Ông cho là “văn-minh”./

  5. Võ Hưng Thanh says:

    NÓI VỀ THỰC TẾ CỦA CON NGƯỜI

    Người trí thức thì ít chưởi nhau, vì họ đều nhận thức sâu sắc được nhiều việc. Đó là lợi điểm của người trí thức. Những người đứng đầu các phe phái chính trị, thật sự cũng ít hay trực tiếp chưởi nhau. Bởi vì họ đều luôn có các bầy tôi bên dưới để thay thế họ làm việc đó rồi. Vì thế họ cũng chẳng cần gì phải ra miệng. Họ chỉ lo sử cụng các bầy tôi đó nhằm đấm đá nhau để rốt cuộc họ được chiến thắng. Nếu bên nào chiến thắng thì được làm sếp, tức là làm vua. Còn bên nào chiến bại thì hoặc bỏ chạy, hoặc phải lãnh đủ, vì đã bị tiêu tùng hết thảy. Họ cũng chẳng cần gì phải chưởi nhau nữa. Bởi vi họ đã biết quá rồi, lý do tại sao mình thắng, hoặc lý do tại sao mình thua. Tức họ cũng vẫn cứ được ở tư thế biệt lợi, ít ra thì cũng về mặt nhận thức. Vậy chỉ có những người ít trình độ nhận thức kém mới thường chưởi nhau. Bởi vì họ đã được những người khác bơm các thứ gì đó vào cho họ trước rồi, nên họ thấy đó là điều đúng hay điều có ý nghĩa. Họ ít nhận thức, cho nên họ xem các thứ đó như hoàn toàn đúng, tuyệt đối đúng, như đó là sự thật. Họ chưởi nhau, vì họ thấy họ đúng, còn bên kia là sai. Tức họ luôn luôn không thể tự biết được về nghĩa lý bao quát hay sự khách quan thật sự của điều đúng, sai đó là gì cả. Nên quả thật họ vẫn chỉ là nạn nhân, và luôn thật sự tội nghiệp cho họ. Nói chung lại, họ cũng sống theo cảm tính, mà lại ít khi sống theo lý tính. Bởi cảm tính là cái gì được cảm nhận theo tình cảm. Còn lý tính là cái gì được suy nghĩ theo trình độ hiểu biết đòi hỏi nào đó. Lý tính đương nhiên luôn luôn có tính khách quan hơn, nhưng nó lại đòi hỏi phải có trình độ nhận thức. Nhưng như vậy trí thức là gì ? Trí thức không nhất thiết phải là người có bằng cấp, mà là người có năng lực nhận thức hiểu biết tự chủ và độc lập nào đó. Có được năng lực này, thì sẽ có được sự tự chủ về mặt ý thức, mặt nhận thức, còn yếu kém về năng lực này, thì không thể nào có sự tự chủ về nhận thức hay về ý thức. Thế thì, việc chưởi nhau vẫn vừa có nguyên nhận bởi cảm tính, vừa có nguyên nhân do bởi trình độ nhận thức. Do đó, sở dĩ những người ở các nước phương Tây đã hòa giải nhanh hơn sau chiến tranh, vì họ ít sống theo cảm tính, và cũng có thể có trình độ nhận thức về mọi sự việc cao hơn những người ở các nước phương Đông. Đó là một sự thiệt thòi, và cũng thật sự tội nghiệp cho những con người ở các nước phương Đông. Bởi họ cứ chưởi, mà nhiều khi cũng chẳng rõ họ chưởi đúng hay chưởi sai. Vì họ thấy ghét là họ chưởi. Nhưng họ ghét là trên cơ sở cảm tính, không phải trên cơ sở lý tính. Nên nói chung, vẫn chỉ do trình độ nhận thức và năng lực nhận thức là chính. Vì thế, chỉ có người đứng ngoài, người thứ ba, mới biết được cái chưởi của họ là sai, hay là đúng. Nhưng người đứng ngoài dó là ai ? Là những người trí thức, và cả những người cầm đầu họ. Nên nói tóm lại, những người chưởi nhau thật sự nhiệt tình và hết lòng nhất, vẫn chỉ là người có ít nhận thức, tức những người bình dân kém phán đoán. Quả thật tội nghiệp cho họ. Bởi người hiểu biết thì đều thấy rõ được cái lý của sự việc, còn người ít hiểu biết thì ít khi thấy rõ được cái lý này. Nhưng đến khi nào họ thấy ra dược cái lý đó, họ cũng hết còn là người ít hiểu biết, mà lại đã trở thành người có hiểu biết rồi. Nên tóm lại, vấn đề không phải chưởi nhau, mà biết rõ tại sao mình lại chưởi nhau, hay thật sự là không cần chưởi nhau, cũng như cái nào là có cơ sở, và cái nào là không có cơ sở, hoặc cái nào mới là thật sự đúng đắn, và cái nào thực chất là không đúng đắn, thế thôi. Việc không hòa giải được là do trong lòng cứ thấy cần chưởi nhau là như thế. Phải cần xét cái gốc của sự việc mà không thể chỉ xét cái ngọn của sự việc. Cũng có thể quy vào do cá tính, do đặc điểm tâm lý nào đó, nếu không nói một cách rất thô thiển và có phần khá nặng nề là do dân tộc tính, nhưng phải nói điều căn bản đó vẫn là do sự nhận thức và trình độ nhận thức của mọi người có liên quan trong chính sự việc đáng nói đó.

    VHT

    • Võ Hưng Thanh says:

      Tay Nguyễn Hữu Viện nào đó quả thật luôn luôn tỏ ra trình độ của chính mình quả dốt đặt cán mai, chẳng thấy hiểu bất kỳ nội dung bài viết nào cả, chỉ thấy bao giờ tay này cũng vốn nói toàn những lời nhảm nhí, vô bổ, vô nghĩa, khiến cho thiên hạ chỉ có thêm dịp để bực mình !

      Thế mà cũng sống trên đời
      Chỉ thêm chật đất loại người vô duyên
      Miệng mồm chỉ nói huyên thuyên
      Óc bằng hột đậu rõ phiền người thôi !

      VHT

    • Võ Hưng Thanh says:

      VIẾT RIÊNG CHO CHÍNH TAY NGUYỄN HỮU VIỆN NÀO ĐÓ

      Có những người viết bài lên báo mạng là do có những điều muốn chia sẻ, nhưng trong nước không có chỗ để viết, hay không thể viết được ra được. Đó là do lỗi của xã hội tại chỗ, không phải do chính họ. Cũng có rất nhiều người viết các comment, cũng chỉ để nhằm chia sẻ các quan điểm của mình cùng người khác. Đó chính là tinh thần và ý thức xã hội. Chỉ những người nào hoàn toàn mũ ni che tai, không cần biết đến điều gì ngoài bản thân riêng mình, mới không quan tâm đến ý nghĩa của các vấn để chung, luôn hoàn toàn cần thiết và chính đáng. Chia sẻ, có nghĩa là muốn làm tốt cho đời, làm lợi cho đời, cho ai cũng vậy, có nghĩa là không muốn mọi người đều chỉ như cây cỏ, muông thú, mà đều là những con người tốt. Thế nhưng, lại có những người nào đó luôn luôn thể hiện chính tinh thần, ý thức cá nhân của họ vô cùng thấp kém, như tay Nguyễn Hữu Viện nào đó chẳng hạn. Tay này chỉ chuyên tìm cách chưởi bới cá nhân người khác một cách vô ý thức, nếu không hiểu bài viết hay không thấy viết trúng ý hắn. Tay này chắc là đang ở nước ngoài, nên mới anh hùng rơm, anh hùng xí mẹt kiểu cà cuống, hoàn toàn vô tích sự như thế. Nhưng cứ thử cho hắn mà mò về trong nước để chưởi kiểu mất dạy đó đối với người khác, thì thử coi người ta có để yên cho hắn không. Sao hắn ngu không đến độ không còn biết phán đoán là gì hết. Hắn vừa chỉ tỏ ra dốt nát, còn vừa trẻ con, và vừa ấu trĩ, vậy mà không biết lấy nick name, lại cứ để chình ình là Nguyễn Hữu Viện ra đó. Vì người không lấy nick name, phải là người đàng hoàng, đứng đắn, vì người ta chia sẻ điều gì với mọi người, là trong tinh thần trách nhiệm, cả với người trong nước, và cả với người ở ngoài nước. Bởi người ta viết điều gì, không phải vì lợi ích riêng của họ, vì lợi ích của người nào, mà chỉ vì cái chung của tất cả xã hội, của nhiều người khác nhau, của mọi người. Người ta viết chung như vậy, để mỗi đối tượng sẽ tùy yêu cầu, tùy tính chất riêng, có thể hoặc cùng chia sẻ hay không cùng chia sẻ với họ, vì đó là quyền tự do của mỗi người, không ai có thể buộc ai được, chỉ kêu gọi hay lay động thiện chí với nhau mà thôi. Cứ nêu ra ý kiến, coi như mình đã làm hết tư cách, trách nhiệm về phần mình. Còn khi trái bóng đã được đá qua chân khác, đó không còn là trái bóng trong chân họ nữa. Nhưng tay Nguyễn Hữu Viện nào đó, thật luôn luôn chỉ có tật giống như loại con thích sũa, cứ sũa phừa phứa, lung tung lên, không cần biết thế nào là ý thức trách nhiệm, thế nào là sự nghiêm túc hay nghiêm chỉnh gì cả. Điều đó thật khá phiền lòng mọi người. Hắn chỉ giống như một thứ thứ giẻ rách, dai nhách, không nói tới thì không được, còn nói tới lại hóa ra dư hơi, khiến mọi người đánh giá thấp, và không khéo lại còn cười cho. Cho nên hôm nay tôi buộc phải viết về hắn, vì đây đã là đối đế rồi. Nên với những lời này mà tay Nguyễn Hữu Viện nào đó vẫn không bỏ thói cũ, hay không đổi thành cái nick name đi, chắc sẽ phải đến phiên nhiều người khác cần sửa trị hắn, mà không là ai khác nữa. Một con sâu làm rầu nồi canh, đúng là trường hợp của hắn. Hắn quả là thứ cùi đày, không hề có một chút ý thức xã hội đàng hoàng nào hết, giống như không có một chút hiểu biết tối thiểu gì hết về cuộc sống xã hội đúng đắn, thế mà lại cứ lên mặt láo liếng, chuyên chỉ trích người này người khác một cách vô lối, vô cớ, rất kém ý thức, bạt mạng, vô trách nhiệm, và nói chung lại, chỉ có vẻ hạ cấp và hoàn toàn tầm ruồng, không hề có chút lợi ích, ý nghĩa, hoặc giá trị gì cả.

      VHT

    • dancuden says:

      tôi thật ngạc nhiên trước sự lý luận ngụy biện của các anh! các anh nhìn xung quanh không đồng ý với ai là các anh cho họ là ngu, cóc nằm đáy giếng.

      • Vu Trung says:

        Hình như đấy là đặc trưng văn hóa của đa số người Việt nhể … (hoặc cũng là của đa số nhân loại). Cứ nhìn như mấy chàng v+ nói thì thấy ngay thôi … Quân đội nhân dân ôm súng tử thủ thì là kiên cường, địch ôm súng tử thủ thì là ngoan cố, ta xông lên là anh dũng, địch xông lên là ngu xuẩn, ta giết địch là chiến thắng, địch giết ta là phạm tội, ta cho địch đi rừng thiêng nước thẵm thì là học tập cải tạo, địch bắt được ta cho đi tù thì là tàn ác, vô nhân đạo …

        Ôi, chữ với nghĩa.

      • Võ Hưng Thanh says:

        Đây chỉ là cái chưởi về SỰ CHƯỞI HẠ CẤP của NHV, đâu có liên quan gì đến mọi điều khác. Vậy mà có số người cũng không hiểu, thật qúa thảm hại !
        VHT

      • Võ Hưng Thanh says:

        Bạn thử đọc vào các cách Comment hết sức thiếu nghiêm túc của Nguyễn Hữu Viện, bạn sẽ thấy các phát biểu kiểu càn đùa như bạn là không có cơ sở nào cả.
        VHT

  6. VirusKachMenh says:

    nguyễn cao kỳ,phạm duy nay có thêm tên nguyễn quái đức có văn hóa xơi thịt cầy.

  7. Trần Gia Phụng says:

    Chúng tôi ở nước ngoài, trở thành công dân nước ngoài, làm ăn, sinh sống dầu cực khổ nhưng được tự do, thoải mái, chẳng cần hòa giải hòa hợp với Cộng Sản Việt Nam. Cộng Sản Việt Nam hãy hòa giải hòa hợp với dân chúng trong nước, tôn trọng nhân quyền, tôn trọng dân quyền, để cho dân hưởng những quyền tự do dân chủ căn bản của con người, nhất là tự do tôn giáo, tự do chính trị, tự do tư tưởng, tự do báo chí…Khi nào những nhà tranh đấu bất bạo động như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Nguyễn Văn Lý, Đỗ Nam Hải…, còn bị cô lập, bắt giam, tù đày, hành hạ thì đừng nói chuyện HGHH của CSVN, trừ những người được CS cho hưởng vài quyền lợi nho nhỏ…
    Trần Gia Phụng

  8. Sau van kiep says:

    HH va HGDT nen bat dau boi 15 ten trong Bo Chinh Tri ! Nen co tu duy do
    luong cua nguoi lo nghi den van menh cua dat nuoc ! Phai lam va nen lam la lay ngay 30-4 la ngay Doan Ket HH va HGDT ! La mot ngay ( dac biet ) de moi nguoi VIET nhin lai de doi xu tot voi nhau hon ! Mot ngay de ( ham nong tinh dong bao ruot thit ) nhu the HHHGDT moi co y nghia cua no ! Mot ngay linh thieng trong moi gia dinh Vietnam !

  9. D.Nhật Lệ says:

    Đúng là có tâm lý hạ người khác xuống để nâng mình lên cao hơn nhưng ở đây,họ nhục mạ người
    thua chỉ nhằm biện minh cho quyền lực và chiếc ghế mà họ đang nắm chặt.Tuy nhiên,biện hộ đến mức
    khăng khăng cho mình được “muôn năm trường trị” là của những người BẤT BÌNH THƯỜNG hay nói
    khác đi là BỆNH HOẠN,những bệnh nhân này cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt,nếu không
    thì chúng sẽ hủy hoại,tàn phá cả xã hội mà những người bình thường đang sống.
    Đặt vấn đề hoà giải hòa hợp dân tộc như thế này xem ra chỉ nói lý thuyết,chung chung và chẳng đi
    đến đâu cả,tóm lại là thiếu thực chất.Cần phải chỉ ra thành phần nào chính yếu KHÔNG CHỊU hay KHÔNG MUỐN hoà giải trước khi bàn về vấn đề này.Ai có khả năng nhất về hoà giải ? Đó chính là
    kẻ cầm quyền,phải chỉ mặt đặt tên như vậy.Nếu họ không chịu hòa giải thì đất nước ta mãi mãi ở
    trong mạt lộ,ở đường cùng.Người dân VN.không có gì phải hoà giải cả,vì họ có chủ động đánh giết
    nhau đâu.Chính chủ nghĩa CS.bắt buộc người dân phải thù hằn,đánh phá lẫn nhau thì chúng mới
    hưởng lợi theo kiểu “bạng duật tương trì,ngư ông đắc lợi”.Nói đến hoà giải mà không đặt trọng tâm
    vào kẻ nắm quyền thì qủa là qúa vô ích,chỉ là nói chơi cho vui chứ không có mục đích thiết thực gì
    cả.Nếu kẻ nắm quyền chịu hòa giải thì họ sẽ tìm mọi cách lo cho dân cho nước,thay vì “sống chết
    mặc bay,tiền thầy bỏ túi” hay KHINH THƯỜNG người dân đến mức trơ tráo như câu khẩu hiệu láo
    lếu “công an chỉ biết còn đảng còn mình”,mặc kệ đất đai biển đảo dần dần bị Tàu cướp mất !

  10. nvtncs says:

    “Mỗi năm không biết bao nhiêu chương trình trên các đài truyền hình nói về các trận chiến này, trận chiến kia. Các chương trình vẫn đều nói cùng một giọng điệu, vẫn một kiểu nói rằng con người miền Nam là con người xấu xa, tàn ác…”
    —————————————————

    À thì ra HGHH là Chuyện Bắc-Nam trong nước với nhau trước hết đã;
    là chuyện người Nam thua trận đang chờ đợi người Bắc vào cướp của, giết tróc, nhưng thắng trận, tha thứ cho họ.

    Thử hỏi nếu người Nam xấu xa thì người Bắc vào Nam năm 54 là cái quái gì nhỉ?

    Thử hỏi nếu người Bắc còn thù ghét người Nam trong nước thì họ còn ghét người hải ngoại đến chừng nào nhỉ?

    Hỏi chơi vậy thôi chứ tôi biết từ lâu rồi.

    Thực tế việc kêu gọi HGHH là do mấy ông CS Nam Kỳ NTDũng, NMTriết và mấy ông việt kiều yêu nước khởi đầu.

    Họ cấp visa cho quí vị về VN chơi vì tiền chứ không phải vì tình.
    Họ kêu gọi HGHH vì NVHN có “chút” vốn kỹ thuất và vốn kinh doanh.

    Thực tế là ở HN, người cao tuổi phần đông, không về vì chính trị, vì đã ổn định rồi; và lớp trể HN còn ít lý do gắn bó để mà về.

    Cũng có người về nhưng nhóm đó làm ăn ở ngoại quốc không thành công, hoặc cho rằng về VN làm được nhiều tiền hơn, như bà Mai-Kỳ, bà NCKDuyên, dựa danh cũ, kiếm tiền ở VN.

Phản hồi