WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chế độ cha truyền con nối đến đảng truyền đảng nối và sự lựa chọn

Chế độ phong kiến là một giai đoạn của lịch sử loài người. Trong chế độ này, vua là người trị vì đất nước. Vua khởi nghiệp tự xưng là Thái tổ. Khi  già yếu thì vua cha truyền ngôi cho con là Thế tử. Chế độ cha truyền con nối là đặc điểm nổi bật của việc nắm giữ và truyền quyền lực trong chế độ phong kiến. Nó đã được lịch sử loài người xếp vào quá khứ.

Quy luật muôn thuở của sự vật là: Phát sinh, phát triển và tiêu vong. Các vua đầu tiên của một triều đại thường là anh quân, có công xóa bỏ thể chế cũ, lập nên một đế chế mới, có công với dân, với nước. Nhưng  các vua kế nghiệp về sau thường ỷ vào quyền lực sẵn có, tự mãn với vương triều và sa vào sự tự mãn, hưởng thụ phú quý, xa hoa. Những hôn quân này thường bỏ bê việc triều chính, không hết mình chăm lo cho dân cho  nước. Nếu có quan tâm đến triều chính, việc quan trọng bậc nhất của họ là làm sao cho đất nước “ổn định” để giữ được vương triều .

Với những ham muốn hưởng lạc, say sưa với vinh quang của dòng họ, của phe nhóm, họ đã mất tỉnh táo và để cho trăm họ lầm than, dẫn đến sự sụp đổ của vương triều.

Đã có những  những trường hợp đặc biệt đáng tự hào trong lịch sử nước ta: Các thời đại Đinh-Lê, Lý-Trần đã tồn tại và diễn biến từ thịnh đến suy; Trước những đòi hỏi của lịch sử, đã có những nhân vật đặc biệt biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, đã từ bỏ  lệ thường cha truyền con nối mà tìm cách trao vương quyền cho một dòng họ khác để đất nước được bền vững và hưng thịnh. Về việc này, lịch sử nước ta đã ghi nhận công lao của Dương văn Nga, của Lý Chiêu Hoàng…

Chế độ Tư bản thay thế chế độ phong kiến, tạo nên bước nhảy vọt về sản xuất, kinh tế và tạo lập một thể chế dân chủ mới.  Việc nắm quyền lực đã thay đổi từ chế độ độc quyền cha truyền con nối sang chế độ bầu cử tự do. Bằng lá phiếu của mình, dân chúng được bầu chọn những người nắm quyền có đức, có tài theo ý của họ.

Đến ngày nay, những người cộng sản đã tưởng tượng ra một chế độ khác nhằm thay thế chế độ Tư bản, nó có  quan hệ sản xuất mới, có nền sản xuất tưởng như phát triển vượt bậc và nền dân chủ “gấp triệu lần” các chế độ cũ. Họ tự nhận thấy lý luận phát triển xã hội của mình là khoa học và là duy nhất đúng, nên khi đã giành giật  được chính quyền, họ cố sức tập trung quyền lực vào tay của đảng   mình, không muốn chia sẻ cho ai khác.  Vì quá tin tưởng vào   lý thuyết tuyệt đối đúng của mình họ đã bằng mọi giá giữ cho được chính quyền, bảo vệ chế độ độc tôn dù cho phải  hy sinh quyền lợi dân tộc hoặc sinh mạng của hàng triệu con người. Họ cho rằng sự hy sinh ấy là đáng giá  vì sẽ thu về được những điều lớn lao  gấp bội cho sự nghiệp cách mạng. Để liên tục nắm giữ quyền lực, họ đã học hỏi chế độ phong kiến,  đã thay thế chế độ cha truyền con nối  bằng chế độ đảng truyền, đảng lại nối. Những người cộng sản cho rằng lý tưởng của mình tựu trung là “vì nhân dân” nên bất chấp tất cả, họ không cần biết  đến những ý kiến khác, không coi trọng những thành quả dân chủ mà loài người đã rất gian nan mới đạt được. Bằng quyền lực của mình, họ  thực hiện những điều kỳ khôi, phản tiến bộ. Có những hiện tượng, việc làm kỳ dị mà những người tỉnh táo không thể nào hiểu nổi: Ở Campuchia đảng Cộng sản của Pôn pôt mới giành được chính quyền đã dám lùa toàn bộ dân chúng ra khỏi một thành phố để thay vào đó bằng những cư dân “ưu tú”; họ đã sẵn sàng tiêu diệt hàng triệu con người để làm “trong sạch” quần chúng hòng với số còn lại sẽ nhất tề tiến thật nhanh lên chủ nghĩa Cộng sản. Trong thời đại nền dân chủ của nhân loại đã phát triển cao ở thế kỷ XXI này  mà ở một số nước cộng sản cuối cùng như Cu ba, Triều tiên người lãnh đạo vẫn ngang nhiên truyền “quyền thừa kế”  lãnh đạo cho em ruột, cho con rồi  cho cháu …!

Sự dân chủ trong việc nắm quyền lực của một đất nước là người dân được thể hiện quyền của mình bằng lá phiếu. Mọi hình thức bầu cử bằng những thủ đoạn mờ ám, bằng những mưu toan chính trị lắt léo thực chất  chỉ là sự gian dối mà người dân bình thường trong thời đại này không còn lạ gì. Bầu cử không có tự do như ở Việt Nam hiện nay chính  là để quyền lực không tuột khỏi tay những kẻ đang cầm quyền.  Điều này sẽ tạo nên một tầng lớp cầm quyền bảo thủ, vô đức, vô tài bao che cho tham nhũng, bất công và chắc chắn họ sẽ không tránh khỏi sự sụp đổ thảm hại như ở Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu và gần đây là ở các nước Bắc Phi, Trung đông.

Đảng Cộng sản đã nắm quyền ở Việt Nam trong vài chục năm qua, đã đưa đất nước “tiến” ỳ ạch trên con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nay lại phải quay về với kinh tế thị trường định hướng XHCN. Họ đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng về đường lối cũng như những chính sách cụ thể dẫn đến tình trạng thảm hại ở nước ta như hiện nay.

Đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để, quyền lực nằm trong tay Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, được truyền từ Đại hội đảng này đến Đại hội đảng  khác. Đảng truyền, đảng lại nối, người dân hoàn toàn không có một chút quyền quyết định nào trong việc lựa chọn người lãnh đạo của mình. Đó là điều thậm vô lý trong một thế giới mà nền dân chủ đã phát triển như hiện nay.

Lựa chọn là điều kiện tối cần thiết để phát triển. Không được lựa chọn hoặc bị khống  chế lựa chọn chính là hạn chế phát triển, sẽ dẫn tới hủy diệt. Trong sinh học, phát triển đồng huyết hoặc cận huyết là phát triển trong ngõ cụt. Dòng máu Mác Lê sau một thời kỳ làm mưa làm gió trên thế giới nay đã đến hồi thoái hóa trầm trọng. Sau quá trình thể nghiệm kéo dài gần một thế kỷ, nó đã hoàn toàn bộc lộ những khiếm khuyết cơ bản, đã làm gục ngã ông anh cả “Liên Xô vĩ đại” và một loạt anh em cận kề cùng huyêt thống. Một vài anh em ở xa thì ngắc ngoải, sống thoi thóp, phải vội vã dùng liều thuốc kích thích – vốn của chủ nghĩa Tư bản – là Cơ chế thị trường nhằm qua được cơn hiểm nghèo. Tuy nhiên phương thuốc này lại dị ứng với “máu Mác – Lê”, không thể dùng lâu dài  được, nó sẽ phá vỡ “nội tạng” ngay từ trong lý thuyết. Vậy phải quay lại với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa  của mình (!) hay phải  thay đổi về cơ bản hệ thống  tổ chức, thể chế lãnh đạo và điều hành cho  hợp lý ? Đó là việc phải dứt khoát lựa chọn, không thể mập mờ.

Những người lãnh đạo đất nước hiện nay cần thấy rõ được điều đó mà tự nguyện chuyển biến, noi theo những tấm gương sáng trong lịch sử, phải dũng cảm gạt bỏ những tham vọng hão huyền và sự bảo thủ cố hữu để trả lại quyền lựa chọn chính đáng của người dân theo xu hướng dân chủ của thời đại. Nếu không, sớm muộn thì nhân dân chắc chắn sẽ đứng lên giành lại quyền lực chính đáng của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5/2011

© TTKL

© Đàn Chim Việt

 

9 Phản hồi cho “Chế độ cha truyền con nối đến đảng truyền đảng nối và sự lựa chọn”

  1. THANG MO says:

    TRONG KHI DA SO DAN CHUNG SONG BUA NO BUA DOI. MOI QUI VI BAM XEM HINH GIANG SON
    CUA MOT TRONG NHUNG TU BAN DO CSVN. TAI SAN NAY TU DAU MA CO NEU KHONG AN CAP
    AN CUOP CUA NGUOI DAN ???!!!

  2. NKĐ says:

    “Vua khởi nghiệp tự xưng là Thái tổ. Khi già yếu thì vua cha truyền ngôi cho con là Thế tử”.

    “Thái Tổ” hay “Thái Tông”, “Thánh Tông”, không phải do vua tự xưng. Mà là “miếu hiệu”, sau khi vua đó băng, được vua con nối nghiệp tôn xưng. Nhiều vua khởi nghiệp không được tôn là “Thái Tổ”, như Trần Cảnh vị vua đầu tiên của nhà Trần. Vì Trần Cảnh tôn cha mình là Trần Thừa là “Trần Thái Tổ” dù Trần Thừa không làm vua. Con nối nghiệp vua là “thái tử”, không phải “thế tử”. Thế tử là người nối nghiệp người có tước “vương”

    • NKĐ says:

      À, cũng nói thêm một chút ở đây, dù quá lạc đề. Có một vị hòang đế công nghiệp trùm trời đất, mà không có “miếu hiệu”. Đó là Lê Hòan. Ngài chỉ được gọi là Lê Đại Hành. Khi vua mới mất đi, chưa được vua kế nghiệp tôn vinh bằng một miếu hiệu, thì vị vua vừa mất đó gọi là “Đại Hành”, (đang đi chơi). Khi Lê Hòan mất đi, các con tranh ngôi vua, đánh nhau, giết nhau, cho tới khi Lê Long Đĩnh giết hết các anh rồi lên làm vua, cũng bỏ xó vua cha, không ban cho miếu hiệu chi cả. Cho nên tới bây giờ vẫn còn tên là Lê Đại Hành. Nhiều sử chép rằng Lê Long Đĩnh ghét cha mình vì không truyền ngôi cho mình. Sử cũng chép rằng khi Lê Long Đĩnh tra tấn những người chống đối mình, họ thừơng đem tên Lê Hòan ra chửi, Lê Long Đĩnh lại càng thích khi thấy có người chửi cha mình.

  3. Quân Tử Điếm - Hồ Bất Quần says:

    Chuyện “Chế độ cha truyền con nối đến đảng truyền đảng nối và sự lựa chọn” không có gì để cho bọn phản động phải “bức xúc” cả!!! Chả phải Bác đã từng nói từ lâu rằng “Chúng ta là những hạt giống tốt của Cách Mạng…..” và “chúng ta phải gieo trồng những hạt giống tốt của Cách Mạng cho sinh sôi nảy nở khắp nước…..” Nay “hạt giống tốt” Nông Đức Mạnh của Bác cũng đã làm Tổng Bí thư, thì các “hạt giống tốt” của các đồng chí khác trong Đảng chúng ta cũng được vào trong giai cấp lãnh đạo, thì có gì là sai nào????? Bác đâu có lừa gạt nhân dân, họ không chịu hiểu hết cái ý của Bác đó thôi!!! Phải tạo cơ hội để cho Nhân Dân học tập “tư tưởng của Bác” thêm nữa mới được, các đồng chí trong ban Văn Hóa Tư Tưởng cần phải làm việc tích cực hơn nữa. Khi nào toàn dân đã thấm nhuần “tư tưởng của Bác” thì sẽ hết còn chống đối phản động, Bác chắc chắn thế!!!!

  4. nói tóm lại, CSVN là một chế độ dối trá từ trên xuống dưới.

  5. Le Nguyen says:

    Có bốn mô hình quân chủ được áp dụng trong cai trị gồm: quân chủ chuyên chế, quân chủ phong kiến ,quân chủ lập hiến và quân chủ đại nghị.

    _ Quân chủ chuyên chế ( Absolute Monarchy): là hình thức tổ chức cai tri nhà nước , chính quyền mà mọi quyền lực đều do vị lãnh đạo tối cao độc quyền nắm giữ, và với thể chế quân chủ chuyên chế quyền hành tuyệt đối ,tập trung vào một ông vua , chỉ có một ông vua duy nhất ,một hệ thống điều hành chuyên chế, độc nhất từ trung ương cho đến địa phương .

    _Quân chủ phong kiến (Feudal Monarchy)): phong kiến là chữ rút ngắn của phong hầu và kiến địa, nghĩa là vua lớn cắt đất phong tước để vua nhỏ cai trị riêng . Hình thức cai trị này là một tổ chức cai trị vua trong vua nghĩa là các vua nhỏ được toàn quyền sinh sát trong lãnh điạ của riêng mình nhưng chịu sự chi phối của một vua chỉ huy, tức phải chịu lệ thuộc vào một ông vua của vua .Nói cách khác quân chủ phong kiến là mô hình tổ chức cai trị vua trong vua , tức một vua chủ tể cùng với các vua chư hầu thống lĩnh quyền lực cai trị quốc gia.

    _Quân chủ lập hiến(Constitutional Monarchy): là bước lùi chính trị của tầng lớp thống trị trước sức ép của tầng lớp bị trị , tức sức ép của dân lên vua buộc vua phải lùi bước .Trước đó trong thời quân chủ chuyên chế, phong kiến các vua tổ chức cai trị dân chỉ môt hình thức luật pháp duy nhất do ý chí của giai cấp cầm quyền . Luật pháp đó là pháp lệnh , lệnh từ trên truyền xuống cho thần dân ,con dân thi hành bất luận lý lẽ đúng ,sai . Quân chủ lập hiến là bước tiến tích cực của mô hình tổ chức cai trị .Vua và dân thoả hiệp qua một bản văn có sự đồng thuận của hai bên , đem vào áp dụng trong cai trị có thể là hiến pháp thành văn ,bất thành văn hoặc văn kiện pháp lý tương đương . Nói cách khác quân chủ lập hiến là hình thức tổ chức cai trị Quân Chủ có Hiến Pháp ,tức bản giao kèo cai trị có qui định quyền của vua và quyền của dân , bản luật thành văn của giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị được áp dụng trong cai trị.

    _Quân chủ đại nghị( Parliamentary Monarchy): là bước tiến tích cực của chính trị ,từ vua làm chủ đất nước chuyển sang người dân làm chủ đất nước ,theo cách hoà bình hay còn gọi là cách mạng dân chủ không đổ máu. Dưới thể chế quân chủ đại nghị, vua chỉ còn làm chủ trên hình thức , người làm chủ đất nước thật sự do dân và người lãnh đạo nhà nước do dân bầu chọn ,tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do. Nói cách khác quân chủ đại nghị là mô hình tổ chức cai trị ,hệ thống cai tri có vua trên danh nghiã trị vì nhưng quyền lực nhà nước ,do dân tự quyết , do dân làm chủ , dân điều hành ,quản trị quốc gia hay còn được gọi là Chính Trị Dân Chủ trong Thể Chế Quân Chủ.
    ( trich- Tien Trinh Hinh Thanh Chinh The Dan Chu cua Le Nguyen).

  6. Minh Đức says:

    Trích: Để liên tục nắm giữ quyền lực, họ đã học hỏi chế độ phong kiến, đã thay thế chế độ cha truyền con nối bằng chế độ đảng truyền, đảng lại nối.

    Việc các chế độ CS lại đi theo cách phong kiến cha truyền con nối là biểu hiện việc những người CS làm theo bản năng con người hơn là làm theo lý trí. Làm theo lý trí thì dùng lý trí xét xem những gì phù hợp với chủ nghĩa Mác thì làm, còn làm theo bản năng là làm theo sự thôi thúc của lòng tham quyền lực, lòng tham lợi lộc, lòng tham danh vọng. Lòng tham này thúc đẩy con người lao vào chính trị, giành giật, giết chóc lẫn nhau. Lúc Lenin mới lên nắm quyền đã thử làm theo chủ nghĩa Mác nhưng đưa đến tình trạng lộn xộn, kém hiệu quả. Stalin lên nắm quyền đi theo sự thôi thúc của lòng tham quyền lực. Chế độ cực quyền của Stalin giao cho đảng viên quyền lực vô biên đã thu hút những kẻ tham quyền lực nhất dân tộc Nga tham gia đi theo phục vụ chế độ. Vào thời nhà Chu cách đây 3000 năm, chỉ có quí tộc mới được nắm địa vị lãnh đạo, chỉ có con cái quí tộc mới được đi học. Không có lý thuyết nào bảo họ làm như vậy mà họ làm vậy vì bản năng con người. Bản năng lòng tham, xem trọng cái tôi vị kỷ đã khiến giai cấp quí tộc xem trong con cái mình hơn con kẻ khác,muốn cho con cái, dòng họ mình nắm quyền mãi mãi.

  7. Đinh Lê says:

    “Phong kiến” nguyên nghĩa là “phong vương kiến quốc”, tức là hoàng đế (thiên tử) cắt đất và phong vương (vua) cho các con hay người thân trong dòng họ (thân vương) để cai trị ở các địa phương mà giữ vững cơ đồ cho dòng họ.
    Chế độ phong kiến ở Trung Hoa chấm dứt với nhà Tần khi Tần Thủy Hoàng Đế gồm thâu lục quốc và nước Trung Hoa thống nhất với chế độ trung ương tập quyền, địa phương phân chia nền hành chánh theo chế độ quận huyện. Thời này kéo dài cho tới thời dân chủ lập hiến, gọi là chế độ quân chủ tập quyền hay quân chủ chuyên chế.
    Ở Việt Nam người ta không tìm thấy tài liệu về thời phong kiến. Thời Bắc Thuộc, Việt Nam cũng chỉ là quận huyện của Trung Hoa. Thời tự chủ sau khi Ngô Quyền giành lại độc lập thì chế độ chính trị ở Việt Nam là quân chủ tập quyền kéo dài đến 1945.
    Xem ra Việt Nam không làm gì có chế độ phong kiến như người cộng sản gán ghép để khoác lên các triều đại quân chủ mọi “cái xấu phong kiến” theo lý thuyết của quan thầy Trung Cộng. Người Việt ngày nay nên hiểu lịch sử như nó vốn có chứ không nên bẻ quặt lịch sử một cách gượng ép theo quan điểm của người cộng sản.

Leave a Reply to người bên lề