WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [2]

Thố lộ tình yêu cũng nguyên tắc, máy móc; lại có phần trịch thượng ban ơn

Mà nói vậy : trái tim anh đó
Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu
Em xấu hổ; “thế cũng nhiều anh nhỉ”
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí

(Bài ca mùa xuân 61)

Nhà thơ Nadim Hichmet, người Thổ nhĩ kỳ, cũng là nhà thơ Cộng sản, ông nói khác, “Cộng sản có thể chung nhau nhiều thứ. Riêng má người yêu thì không chung được”.

Cô bạn giáo viên dạy văn phổ thông trung học bình phẩm về hai câu thơ cuối đoạn như sau, “Em thì chẳng việc gì phải xấu hổ. Em sẽ nói, “Xin lỗi. Tôi không thể yêu ông”. Đến hôn nhau mà cũng còn phân biệt “đồng chí” với “quần chúng” thì không sao hiểu nổi. Có lẽ môi những người đồng chí được cấu tạo bằng thép, khi chạm nhau chúng kêu coong coong”.

Làm duyên đấy thôi cô ạ ! Khối các ông Cộng sản hai ba vợ, ngoài ra còn bồ bịch hàng đống.

Thơ Tố Hữu được in nhiều trong sách giáo khoa. Các nhà trường đều học. Coi như thơ kinh điển. Bài thơ “Bài ca tháng mười” của ông, mở đầu bằng khổ thơ:

Thuở anh chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người
Đêm ngàn năm man rợ

(Bài ca tháng mười – 1950)

Tố Hữu. Nguồn: wikipedia

Từ “Anh” ở đây viết hoa, để chỉ Liên xô, người anh cả phe xã hội chủ nghĩa, nơi có cuộc cách mạng tháng 10. Tôi không lấy cái chuyện Liên xô bây giờ tan rã để bắt bẻ tác giả. Tôi cứ cho cách mạng tháng 10 là một sự kiện đáng ca ngợi. Nhưng ca ngợi làm sao cho người ta nghe được, không cho mình là quá lời, là tâng bốc. Lại không được miệt thị dân tộc mình và miệt thị các dân tộc khác. Giữ được tinh thần bình đẳng tỉnh táo của người cầm bút. Xin hỏi tác giả bài thơ: Vậy trước cách mạng tháng 10, những giá trị nhân bản của nước Nga như Puchkine, Tolstoi, Tchekhov..là chửa thành người ư? và man rợ cả ư? Lại còn những Shakespeare, Byron của Anh, Voltaire, Rousseau của Pháp, Goethe của Đức, Tagore của Ấn độ, Lý Bạch, Đỗ Phủ của Trung quốc.. đều chửa thành ngươì cả ư? Rồi những giá trị nhân văn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn bỉnh Khiêm, Nguyễn Du..cũng chửa thành người ư ?Tụng ca như vậy là lối bốc đồng của một thứ kiến thức loại học sinh phổ thông, nếu không muốn nói là sai lầm về phương pháp tư tưởng của cán bộ cách mạng.

Người như vậy mà ở cương vị lãnh đạo tối cao về văn nghệ sẽ không tránh khỏi khi cực tả, khi cực hữu, có hại cho phong trào hơn là sự đắp bồi cho phong trào phát triển…

Điểm đáng nói ở đây là Hoàng Tiến phê bình Tố Hữu trong khi Hoàng Tiến ở trong nước và trong lúc Tố Hưũ còn sống. Hoàng Tiến không chờ khi Tố Hữu qua đời mới viết bài phê phán Tố Hữu. Đó là điểm son can đảm đáng quý của Hoàng Tiến, dám đối diện với người mình phê phán chứ trong sợ hãi tránh né.

Trong bức thư gửi cho Trần văn Thư viết ngày 20 tháng 8 năm 2001, Hoàng Tiến nói rõ tại sao ông viết bài phê bình thơ Tố Hữu lúc Tố Hữu còn sống:

“Hồi ấy, các bạn thân bảo tôi rằng, ông Tố Hữu tuy thôi chức rồi, nhưng thế lực vẫn còn mạnh lắm, ông ấy vẫn có thể bóp chết ông. Tôi đã trả lời, “Đấy chính là lý do tôi phải viết khi ông ấy còn sống. Nếu để khi ông ấy chết rồi mới viết, thì người sau sẽ hỏi, sao ông ấy còn sống, không ai viết? “Ông ấy còn sống nghĩa là ông ấy có thể trả lời, có thể phản bác, và những người ca tụng thơ Tố Hữu có thể tranh luận. Đây là vấn đề học thuật, nếu lý họ phải thì tôi thua. Còn họ không phản bác được những điều tôi nêu ra trong bài nghiên cứu, thì họ phải nghe theo tôi. Văn chương có định luật Archimede của nó, có cái công bằng của nó. Còn nếu họ dùng hành chính bạo lực thì khỏi phải nói, họ có thể đày đọa tôi, nhưng họ đâu có thắng. Về điều này thì bên công an cũng đã tra hỏi tôi. Họ đã cự tôi, căn cứ vào đâu tôi bảo là vụ án văn học, còn theo họ đây là vụ án chính trị phản động….”

Hoàng Tiến đã chứng tỏ ông là một người cầm bút có danh dự, tự trọng và can đảm khi viết bài phê phán Tố Hữu lúc Tố Hữu còn sống chứ không đợi sau khi Tố Hữu qua đời mới viết. Lối hành xử quân tử đẹp đẽ đó của Hoàng Tiến là một điểm son đáng được bất cứ người cầm bút nào cũng nên noi theo.

Nhà văn Hoàng Tiến. Nguồn: wikipedia

Nếu Hoàng Tiến được công nhận là can đảm khi phê phán Tố Hữu khi Tố Hữu còn sống thì có một người tìm cách trích dẫn sai trái lời nói của một người khi người đó qua đời. Người đó là nhà trí thức thân cộng Nguyễn ngọc Giao ở Pháp. Ông cố tình phịa ra lời nói cuả điệp viên chiến lược Phạm xuân Ẩn phủ nhận chuyện ông Hồ chí Minh có tặng cành đào cho ông Ngô đình Diệm trong dịp tết 1963. Điều không được lương thiện là Nguyễn ngoc Giao kể lại lời của ông Ẩn sau khi ông Ẩn qua đời. Chuyện ông Hồ tặng cành đào cho ông Diệm là chuyện có thật với nhiều nhân chứng còn sống để làm chứng điều đó. Tất cả sách báo Hà Nội đều làm lơ về chuyện này, họ không dám xác nhận hay phủ nhận chuyện này vì có thể họ không biết sự thật ra sao. Vả lại, họ lại không thích chuyện Chủ tịch Hồ chí Minh của họ có cử chỉ thân thiện đi tặng cành đào cho Tổng thống miền Nam Ngô đình Diệm năm 1963 nên tránh né vấn đề này là hơn . Dĩ nhiên thứ thân cộng như Nguyễn ngọc Giao cũng tìm cách phủ nhận chuyện ông Hồ tặng cành đào cho ông Diệm bằng cách gian xảo phịa ra lời cuả Phạm xuân Ẩn bác bỏ chuyện tặng cành đào. Cái gian xảo của Nguyễn ngọc Giao là chỉ dám phịa lơì của Ẩn sau khi Ẩn qua đời vì Ẩn không thể đội mồ sống lại mà cải chính. Cộng sản tượng trưng cho sự gian dối, thứ thân cộng như Nguyễn ngọc Giao cũng học thói gian manh của Cộng sản, viết lách dối trá chỉ nhằm bênh vực cho Đảng một cách trơ tráo và vô liêm sỉ.

Trong di chúc ngày 14 – 8 – 1969 Hồ chí Minh có nói đến chuyện ông có nhờ mấy nhân viên Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến chuyển vào Nam hai cành đào lớn để tặng cụ Ngô đình Diệm. Những nhân chứng còn sống như cụ Cao xuân Vỹ, thủ lĩnh Thanh Niên Cộng Hoà mới đây vào cuối năm 2009 đã lên đài truyền hình SET (57.4) để xác nhận chuyện ông Hồ tặng cành đào cho ông Diệm là chuyện có thật. Một nhân chứng thứ hai là ông cựu Thượng nghị sĩ Lê châu Lộc. Năm 1963 ông Lê châu Lộc là sĩ quan tùy viên của Tổng thống Diệm. Ông Lộc có lê tiếng sau khi ra hải ngoại cho biết ông đã tận mắt nhìn thấy cành đào này. Ông Lê châu Lộc và ông Cao xuân Vỹ hiện nay sống ở quận Cam và có lời khuyên nhà trí thức thân cộng Nguyễn ngọc Giao nên liên lạc với hai ông Lộc , Vỹ để kiểm chứng về chuyện cành đào xem có thật hay không?

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ai cũng biết Phạm xuân Ẩn là một điệp viên tình báo chiến lược. Không như những điệp viên khác như Vũ ngọc Nhạ và Huỳnh văn Trọng bị bắt trong khi làm chuyện điệp báo, Phạm xuân Ẩn thành công che dấu tông tích của mình trong nhiệm vụ điệp báo cho đến khi Cộng sản chiếm miền Nam. Ông được phong hàm thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và đã qua đời ngày 20 tháng 9 năm 2006 tại Sài gòn. Có điều cần phải nói ở đây là có một chuyện mà Phạm xuân Ẩn và gia đình chưa đưa ra lời giải thích thoả đáng. Đó là trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Phạm xuân Ẩn quyết định ở lại Việt Nam trong khi lại đưa vợ con di tản ra nước ngoài. Sau đó vợ con Ẩn lại quay về Việt Nam đoàn tụ với Ẩn. Phóng viên Nguyễn thị Ngọc Hải đã bỏ ra nhiều giờ để phỏng vấn Phạm xuân Ẩn và viết một cuốn sách về cuộc đời làm gián điệp của Ẩn.

Sau khi Phạm xuân Ẩn qua đời, Nguyễn ngoc Giao có viết một bài nhan đề “Gặp ông Phạm xuân Ẩn lần cuốI” đăng trên mạng Diễn Đàn , trong đó có nói đến chuyện ông Ẩn hoàn toàn bác bỏ chuyện cành đào. Xin trích dẫn bài viết :

“Phải mấy phút sau, ông mới tìm lại hơi thở bình thuờng. Nhìn con người mảnh mai gần như trong suốt, dường như một cơn gió mạnh có thể cuốn đi, chỉ có đôi mất là tràn đầy sinh lực như sẵn sàng “hô phong hoán vũ”, tôi tự nhủ là chỉ nên hỏi ông mươi, mười lăm phút và xin đặt một câu hỏi ngắn thôi: Năm 1963, anh em ông Diệm và ông Nhu bắn tiếng thương lượng với miền Bắc là để “hù” Mỹ chút chơi, hay họ làm thật, và nếu thật, thì sự liên lạc đã đi tới đâu? Người ta đồn tết năm ấy, ở dinh Độc Lập có cành đào của cụ Hồ gửi tặng, ông có thể xác nhận điều ấy không? Qua các tài liệu thư khố cuả CIA, Bộ Ngoại giao Mỹ, cũng như hồi ký của Đại sứ Ba lan Maneli, tôi biết phải đến ngày 2-9-1963 mới có cuộc nói chuyện đầu tiên và duy nhất giữa Ngô đình Nhu và Maneli (ngay buổi chiều, ông Nhu lại đi khoe ngay với sếp cuả “CIA station”). Quá muộn rồi. Một tuần trước đó bức điện tối mật mang số 243 đề ngày 24- 8- 1963 gửi Đại sứ Lodge (“eye only”, Cabot Lodge đọc xong phải tiêu hủy, không được quyền lưu trữ, người thứ nhì và cuối cùng được đọc là Đô đốc Felt), mang chữ ký cuả Harriman, Hilsman (vụ Viễn Đông), Forrestal (Nhà trắng), Ball (thứ trưởng ngoại giao), đã kết liễu số phận hai anh em Diệm Nhu. Hồ sơ lưu trữ ở Hà nội thì không biết ngày nào mới mở, trước mắt tôi chỉ còn hy vọng ở ông vì nếu có một người nắm được bí mật của cả hai bên (đúng hơn là ba bên, vì trong vụ này, Diệm và Mỹ “tuy một mà hai”, thì đó là Phạm xuân Ẩn. Biết đâu giữa Hà Nội và Sài gòn đã có những tiếp xúc thực chất mà Mỹ không hay?

Pages: 1 2 3

8 Phản hồi cho “Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [2]”

  1. uyenminh says:

    Theo loi don dai cua cac nha van Ha Noi, cho biet truoc khi chet To Huu co lam hai cau tho de goi goi cuoc doi va su nghiep cua minh la:
    Song cung la cho..chet cung cho (offer for life even after death )
    Cac nha van Ha Noi doi 2 cau tren chu “Cho” la “con Moc Ton”

  2. Hennry says:

    Anh n v y dm ơi :
    Phải.
    Tiếng đầu lòng Dê Xu Ma hay Ma Ri A khó thế mà trẻ con Việt Nam theo đạo Va Ti vẫn nói được ngon lành ….Xá gì cái danh chuá trùm ….Sít Ta Lin

    Nước Nga.
    - Ồ nước ấy.

    Và há mồm khoan khoái
    Lão ngồi mơ nước Nga.

    • nvydm says:

      Tôi cảm thấy “ngài” chỉ đùa cho vui thôi. Giống người Việt mình lạ lắm đấy. Sống ở Mỹ nhưng hàng ngày vẫn chê cười, thậm chí khinh bỉ người Mỹ. Cá nhân tôi, không gần gũi giới tu sĩ chút nào. Chỉ chú ý khía cạnh xã hội của họ thôi.
      Sao mình lại phải lấy một ông tây bà đầm nào đó để dọa dẫm đồng bào mình? Dân mình khổ vậy chưa đủ sao? Chết bao nhiêu triệu người rồi, giờ thì một lớp đang đóng thuế nuôi bọn mọi lười biếng bầy hầy ở ngoại quốc, một lớp khác phải sống bên dưới một loại người có quyền gây tội ác ngay trên đất mẹ của mình. “Ngài” thấy vậy là đúng sao? Không nên, không cần thay đổi gì sao? “Ngài” nên biết, rất nhiều người Mỹ gốc Việt, dù thành công, dù hả hê về con cái của mình ở Mỹ, nhưng chỉ muốn bỏ quốc tịch Mỹ. Chỉ có điều cộng sản là quá tồi bại, tồi bại hơn cả Mỹ, biết làm sao hơn!

  3. kinh kha says:

    TO HUU VIET;CHAN DEP LOP BUOC LEN TAU VU TRU, MIENG OAN OAN TA DAY LA MOT PHI HANH.;KINH KHA TANG LAI TO HUU;CHAN DEP LOP BUOC THEO TAU VU TRU, MIENG KHOE KHOANG TA DAY LA KE PHI HANH

  4. nvydm says:

    Vậy là “ngài” Hennry đã nói tiếng đầu lòng Xít-ta-lin rồi !

  5. Hennry says:

    Gửi anh Vu Hung Trương:
    Khán giả không biết hát, nhưng phải biết nhạc thì khen chê mới tạm gọi là chuẩn xác. Còn chê bai bông phèng theo cảm tính thì kể làm chi. Huống thơ văn cách mạng cuả Tố Hữu người đọc cần gửi cái hồn vào đó. Những kẻ hồn phách bông phèng thì hiểu sao nổi sự thâm sâu cuả bậc thánh thi mà dám khen chê ?

  6. Vu Hung Truong says:

    Ong Hennnnri oi,
    Thoi di ong.
    Noi nhu ong thi khan’ gia (khong biet hat’) khong duoc quyen` che ca si a`?.
    Chan’ ong qua’ .

  7. Hennry says:

    LỜI BÌNH

    Hoàng Tiến có biết làm thơ đâu mà chê thơ Tố Hữu ?
    Tỷ như anh đánh cá chê anh làm ruộng cày không sâu, bừa không kỹ… Nhưng, cày sâu, bừa kỹ thì thuộc loại ruộng nào mới đem áp dụng. Tỷ như ruộng phèn hay ruộng cát thì cày sâu bừa kỹ cuối mùa chỉ ăn cám mà thôi !
    Với tôi, Tố Hữu là một đại thi hào đất Việt. Thơ ông vượt cả không gian, thờI gian mà sống mãi.
    Những kẻ châm chọc thơ ông ngày nay thường có ý ăn theo. Chê người nổi tiềng để cũng có phần hơi hướng.
    ” Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời ” là những kẻ bất tài, bất đắc chí tranh luận với người đã khuất rồi sao ?
    Thôi đi anh. Chán mớ đời,

Phản hồi