WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân dân trông đợi gì từ nơi người sĩ phu trí thức?

Trong một cuộc khảo sát về giới sinh viên ở Trung hoa vào thập niên 1930, các nhà nghiên cứu có đưa ra con số thống kê đại khái như sau :  Chi phí cho một sinh viên học bậc đại học ở trong nước Tàu thì bằng một năm lợi tức do 100 nông dân kiếm được. Như vậy thì phải có 100 nông dân làm việc suốt một năm, thì mới có đủ tiền bạc cung ứng cho một sinh viên theo học tại đại học trong cái năm ấy. Và một kỹ sư phải học trong 4 năm, hay một bác sĩ phải học trong 7 năm, thì mỗi người đã phải chi tiêu đến 400 hay 700 lần số lợi tức đồng niên của một người nông dân rồi đấy.

Tại Việt nam, theo chỗ tôi được biết, thì hình như chưa có ai làm cái sự khảo sát thống kê tương tự như thế. Tuy vậy, từ xa xưa tại các làng quê của ta, thì vẫn có chuyện “Vinh quy bái Tổ” của các sĩ tử thành đạt trong các kỳ thi do triều đình tổ chức, thì bà con nơi bản quán của người sĩ tử vinh quang đó thường tổ chức một cuộc đón rước linh đình, để mừng cho sĩ tử cũng như cả gia đình của chàng, và rồi làm lễ kính bái đối với tổ tiên của người sĩ tử. Toàn thể dân làng đều hân hoan, mừng vui trước sự thành đạt vẻ vang của một thành viên đã đem lại niềm tự hào cho cộng đồng thôn xóm như vậy. Trong dân gian, vẫn còn truyền tụng cái cảnh rất nên thơ : “Võng anh đi trước, võng nàng theo sau”, mô tả cái vinh dự của người hiền thê của vị sĩ tử. Và gia đình của sĩ tử thường mở một đại tiệc mổ trâu, giết bò để khoản đãi tất cả bà con trong thân tộc, cũng như toàn thể người làng. Đây quả thật là một trong những trang sử vẻ vang đáng ghi nhớ của địa phương vậy.

Thời chế độ quân chủ phong kiến xưa, giới quân thần quan lại vẫn thường nói đến “Ân Vua, Lộc Nước”, tức là người công bộc của quốc gia, thì không bao giờ quên được cái ân huệ do nhà vua ban cấp cho, cũng như phải luôn nhớ đến những bổng lộc mà đất nước đã đãi ngộ cho mình. Và trong các gia đình gia giáo, thì lớp con cháu luôn được nhắc nhở về cái “món nợ Áo cơm, món nợ Đèn sách”, mà bất cứ một công dân nào cũng đều mắc phải đối với xã hội, người nhiều, kẻ ít, tùy theo được học nhiều năm hay ít năm. Đó là cái quan niệm rất phải chăng, rất sòng phẳng trong mối tương quan, liên đới giữa mỗi cá nhân đối với tập thể xã hội của mình. Nói khác đi, đó là cái chuyện “Ân nghĩa ở Đời”, mà dân gian cũng thường nhắc nhau là người nào thì cũng phải thực hiện cái việc “Ân đền, Nghĩa trả” đối với nhân quần xã hội. Cũng y hệt như người Mỹ thường nói, đó là “fair deal, fair play”, là cái thứ “common sense” vậy thôi.

Đó là cái nền nếp đạo đức văn hóa đã ăn rễ lâu đời trong truyền thống sinh hoạt của xã hội Việt nam chúng ta. Nhưng tiếc thay cái lối sống tách biệt của người dân ở môi trường đô thị đã xuất hiện từ trên một thế kỷ nay, cũng như cái quan niệm quá phóng túng của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, bị lây nhiễm từ thời kỳ đô hộ của người Pháp, thì đã phần nào làm lu mờ đi cái tinh thần trách nhiệm của giới sĩ phu trí thức nước ta kể từ giữa thế kỷ XX cho đến ngày nay. Thêm vào đó, cái chủ trương độc tài chuyên chế toàn trị (totalitarian dictatorship) do người cộng sản du nhập từ nước ngoài, cụ thể là từ Liên Xô, Trung cộng, thì lại càng phá nát thêm cái truyền thống đạo đức nhân nghĩa đó nữa. Tình trạng này đã quá hiển nhiên, ta khỏi cần dài dòng bàn cãi thêm nữa.

Vấn đề cốt lõi người viết muốn nêu ra trong bài này, thì có thể viết một cách thật ngắn gọn, đơn giản như sau: Giới sĩ phu trí thức phải làm thế nào để mà đáp ứng được những ước vọng chính đáng của quần chúng nhân dân? Và câu trả lời thì đã có sẵn trong khẩu hiệu của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh đã nêu ra ngay từ đầu thế kỷ XX, như được khai triển chi tiết dưới đây:

Khẩu hiệu ba vế của Cụ Phan Châu Trinh: Nâng cao Dân trí – Chấn hưng Dân khí – Cải tiến Dân sinh.

A – Nâng cao Dân trí .

Công việc này phải làm liên tục, khắp nơi khắp chốn, trong mọi tầng lớp nhân dân. Đó là sự đòi hỏi khách quan của sự tiến bộ mỗi ngày một cao của ngành khoa học kỹ thuật, cũng như của ngành khoa học xã hôi và nhân văn. Dân tộc chúng ta bắt buộc phải cố gắng hết sức mình để mà theo kịp với nhịp độ tiến bộ của thế giới ngày nay. Và giới sĩ phu trí thức phải ra sức góp phần sáng tạo thật hữu hiệu, để đảy mạnh công cuộc nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật của mọi tầng lớp dân chúng, kể cả nơi những sắc tộc ít người ở những miền cao nguyên, đồi núi hẻo lánh. Việc này không phải là độc quyền của cơ quan Nhà nước, mà là trách nhiệm chung của toàn thể xã hội dân sự, kể cả các tổ chức tôn giáo văn hóa, xã hội vốn biệt lâp với chánh quyền và có tính cách bất vụ lợi (non-governmental, non-profit organisations). Có thể nói : Trong khi theo đuổi công cuộc “Nâng cao Dân trí” này, thì xã hội dân sự đóng vai trò “làm đối tác” (counterpart), cùng hợp tác với nhà nước để mưu cầu ích lợi chung của toàn thể dân tộc.

Về chi tiết thực hành, ta không thể trong một thời gian ngắn, mà có thể mở mang dân trí cho thật cao, thật văn minh giỏi giang cho cả một khối lớn đến  trên 86 triệu người dân được. Mà phải đi từng giai đoạn, tức là bắt đầu đào tạo từ một số nhỏ, biến họ làm nòng cốt để họ truyền đạt tiếp theo cho một nhóm khác, và cứ thế mà lần hồi mở rộng thêm mãi ra theo lối “vết dầu loang dần” tỏa rộng mãi ra. Người Mỹ có kinh nghiệm về việc này, mà họ gọi là “Training the trainers”.Đó cũng còn là một ” quá trình tích lũy” nữa vậy(cumulative process).

B -  Chấn hưng Dân khí .

Đây có thể là cái vế khó khăn tế nhị nhất trong lời hô hào cổ võ của cụ Phan. Chúng ta chắc ai cũng còn nhớ cái câu châm biếm của cụ Tú Xương vào cái thời người Pháp mới xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào cuối thế kỷ XIX, sau khi triều đình Huế phải ký Hòa ước Patenôtre vào năm Giáp thân 1884 với người Pháp. Câu đó như sau: “Sĩ khí rụt rè, gà phải cáo” nhằm chê trách cả giới sĩ phu trí thức đã quá khiếp sợ kinh hãi trước cái sức mạnh quân sự của quân Pháp xâm lược, cho nên cả đất nước mới rơi vào vòng lầm than đen tối của thân phận làm nô lệ tôi đòi cho ngoại bang. Rồi dưới thời cộng sản, giới trí thức phần đông cũng hèn nhát sợ sệt trước nạn áp chế tàn bạo của nền độc tài chuyên chế vô sản, điển hình qua câu nói để đời của nhà văn Nguyễn Tuân: “Tôi còn sống sót được, là vì đã biết sợ”!

Nhưng may mắn thay, gần đây đất nước ta lại có những thành phần rất trẻ như Phạm Thanh Nghiên, Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Công Định v.v…đã dám hiên ngang đứng lên tranh đấu cho Dân chủ, Tự do, Nhân phẩm và Nhân quyền của người dân Việt nam, bất kể bị tù đày, ngược đãi, đàn áp trong tay nhà cầm quyền cộng sản. Rõ ràng là họ đã dám đứng ra đóng cái vai trò “làm đối trọng” (counterbalance) của xã hội dân sự đối với nhà nước chuyên chế cộng sản. Chúng ta cần phải cổ võ, đề cao cái khí phách dũng cảm của lớp người trẻ đày lý tưởng sáng ngời và nhiệt huyết cao độ này. Cụ thể như các giải thưởng hàng năm được cấp phát cho các chiến sĩ tranh đấu mà bị bắt cầm tù này, từ các tổ chức quốc tế về Nhân quyền như Human Rights Watch, hay của người Việt như Mạng Lưới Nhân Quyền Việt nam, trong các năm gần đây, thì đó quả thật có giá trị tinh thần và tâm lý rất cao đối với cao trào tranh đấu cho Dân chủ, Tự do và Nhân quyền tại Việt nam vậy.

C – Cải tiến Dân sinh.

Đây là việc phải làm thường xuyên tại khắp các thôn xóm miền quê, cũng như tại các khu “ổ chuột” ở các đô thị. Cũng như việc nâng cao dân trí, loại việc cải thiện môi trường sinh sống về vật chất cũng như về văn hóa tinh thần, thì đều là trách nhiệm chung của toàn thể cả 3 khu vực là Nhà nước, Thị trường kinh tế và Xã hội Dân sự, chứ không phải là trách nhiệm riêng của nhà nước, mà người dân cứ khoanh tay bất động, theo cái tâm lý chán chường gọi là “Mặc kệ nó” (Mackeno) như nhiều người ở miền Bắc trước đây, ví quá thất vọng trước tình hình xã hội bế tắc, nên đã có thái độ “bất cần đời” như thế. Ngày nay, chúng ta có đến trên 3,5 triệu người Việt sinh sống tại trên 60 quốc gia văn minh tiến bộ trên thế giới, cũng như nhờ sự phổ biến thông tin và kinh nghiệm mau lẹ khắp các tầng lớp, nhất là lớp tuổi trẻ, thì ta lại càng dễ có điều kiện sáng tạo để đem ra được những giải pháp thích hợp và hiệu quả cho những vấn đề dân sinh cấp bách của đại khối dân tộc chúng ta nữa.

Là sĩ phu trí thức trong thế kỷ XXI văn minh tiến bộ toàn cầu ngày nay, chúng ta đều có thể “suy nghĩ toàn cuộc” (think globally). Nhưng chúng ta cũng cần phải thực tế mà bắt tay vào những việc cụ thể, thục tiễn “trong tầm tay với” của mình (act locally). Và muốn có hành động được như vậy, chúng ta phải tìm cách “hòa mình vào với môi trường quần chúng” để làm được chất men, chất súc tác khơi động được cả một phong trào rộng lớn, dũng mãnh khắp nơi khắp chốn (mass fermentation, mass mobilization), để ” muôn người như một” cùng dấn thân nhập cuộc vào công trình thực hiện cả ba vế “Nâng cao Dân trí – Chấn hưng Dân khí – Cải tiến Dân sinh” như trong khẩu hiệu của cụ Phan Châu Trinh đã được phân tích chi tiết ở trên đây.

Đó thiết nghĩ là cách tốt nhất cho giới sĩ phu trí thức chúng ta đáp ứng cho thỏa đáng với lòng mong ước chân chính của đại khối dân tộc Việt nam chúng ta hiện nay vậy./

California, Tháng Ba 2010

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Nhân dân trông đợi gì từ nơi người sĩ phu trí thức?”

  1. Hennry says:

    Người dân lao động chẳng trông đợi gì nơi người sỹ phu tri thức. Đấy là bọn hèn hạ dài lưng tốn vải ăn hại đái nát chẳng tích sự gì.
    Lúc thời bình thì bọn sỹ phu tri thuưc nịnh quan tàn dân. Lúc thời chiến thì hò hét om xòm xui chó vào bụi rậm. Chung quy lại cũng là lũ kiếm cơm thừa sữa cặn hòng kiếm chút vinh thân phì gia mà thôi. Phỏng đôi khi họ bị bọn bạo chuá độc tài đá văng ra vì nịnh nọt quá lố, họ cũng phản ứng gi gầm chút chút. Nhưng nếu miếng đỉnh chung được quăng ra họ lại nhũn như con chi chi ca tụng đủ điều
    Bởi vậy thà không có bọn chúng còn hơn.

  2. PHS says:

    Nhìn lại những người làm chính trị tranh đấu chống Pháp từ trước đến nay cụ Phan Chu Trinh là người sánh suốt nhất . Vì dân chí và dân khí thấp kém nên các chính quyền từ Bắc tới Nam sau khi người Pháp rút đi đã coi thường đám dân chúng thất học, sợ sệt và trở nên độc tài, bóc lột thay thế thực dân Pháp. Nếu dân trí được nâng cao và dân khí được chấn hưng thì chẳng cần đánh đuổi Pháp cũng phải ra đi và đất nước được hưởng độc lập, tự do, dân chủ thực sự. Hiện nay trong nước chính sách giáo dục là nhồi sọ, ngu dân . Người ta còn cổ võ phong trào mê tín dị đoan (các cơ quan nhà nước chỗ nào cũng có bàn thờ và thắp nhang, cán bộ cao cấp lên máy bay còn thắp nhang khấn vái-. Mấy bữa nay Web site Đài Á Châu Tự Do – RFI – đang đề cập đến vấn đề mê tín dị đoan ở trong nước).

  3. KimHN says:

    Nhân trí có cao thì mới biết sai quấy. CSVN muốn dân ngu để dễ cai trị. Dân dốt không biết mình có quyền gì. Dân càng ngu càng tốt! Người dân bị tách ra khỏi trào lưu tiến hóa của thế giới. Không có các thể chế khác, như chế độ quân chủ lập hiến, chế độ dân chủ. Người dân chỉ biết phục tùng không dám phản đối những sai lầm của chính phủ,yên phận không dám đứng lên chống VGCS.Những trí thức không cần thiết cho chế độ công sản. Hồ chê Phan chu Trinh: “Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương”. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Có nhiều cuộc biểu tình đòi nhà đất xảy ra trong Hanoi mà nhiều người ở trong thành phố Hanoi không hay biết vì truyền hình và Radio không cho biết! VN lạc hậu vì như thế.

Leave a Reply to PHS