WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người khổng lồ bị sập bẫy?

Nhân ngày quốc khánh Trung Quốc 1-10- 1949 – 1-10-2011, trên báo chí quốc tế đang diễn ra cuộc bàn luận lý thú về triển vọng phát triển của Trung Quốc. Có những ý kiến trái ngược nhau.

Một bên là những ý kiến ca ngợi sự phát triển liên tục của Trung Quốc, từ một nước nghèo, lạc hậu, thực hiện 4 hiện đại hóa, trở thành nước công nghiệp ở mức trung bình, đang lao tới như một đoàn tàu tốc độ cao, gia nhập câu lạc bộ các nước phát triển, thành siêu cường.

Trên báo The Age của Úc một nhà bình luận nổi tiếng dự đoán rằng Trung Quốc vẫn sẽ duy trì tỷ lệ phát triển chừng 10 % mỗi năm, sau khi vượt giá trị sản lượng nước Đức, nước Anh, năm nay vượt qua Nhật Bản, tất sẽ vượt Hoa Kỳ trong hơn 1 chục năm nữa thôi. Hoa Kỳ và châu Âu đang lâm vào khủng hoảng và trì trệ nặng kéo dài cả về tài chính và kinh tế. Có thể đoán trước thế kỷ XXI là thế kỷ của Trung Quốc. Nhiều nhà kinh tế Trung Hoa cũng tỏ ra lạc quan, nêu cao vai trò chủ nợ thế giới của Trung Quốc, có dự trữ ngoại tệ hơn 3 ngàn tỷ đôla, đang phóng túng đầu tư và viện trợ lớn cho hàng loạt nước châu Phi, còn bỏ tiền đầu tư và cho một số nước châu Âu vay dài hạn để kiếm thêm lợi nhuận lớn.

Tuy nhiên, cũng có luồng suy nghĩ và lập luận trái ngược. Một số chuyên gia kinh tế, như Robert Fogel, giáo sư đại học Harvard Hoa Kỳ được tặng giải Nobel về kinh tế; nhà bình luận Salvatore Babones… cho rằng nên thận trọng, đi vào chiều sâu tình hình kinh tế – xã hội để phân tích, cần thấy Trung Quốc có nhiều nét đặc thù. Trung Quốc hiện là nước mới giàu lên, nhưng còn rất nghèo, tổng sản lượng lớn là do dân quá đông, hơn 1,3 tỷ dân, nhưng hiện thu nhập tính theo đầu người lại đứng thứ 93 của thế giới – hơn 4.000 đôla/năm – chỉ bằng 1/10 của Hoa Kỳ. Chất lượng phát triển rất thấp. Các nhà kinh tế – xã hội cho rằng từ nghèo giàu lên đến mức trung bình có thể là một bệ phóng, lại có thể là một cạm bẫy. Họ đưa ra những thí dụ ở Nam Mỹ và châu Á. Argentina trong 26 năm từ 1964 đến 1990 sản lượng tính theo đầu người từ 1.000 đôla lên đến 8.000 đôla, nhưng 12 năm sau con số ấy tụt hẳn xuống, nay chỉ còn 2.000. Indonesia và Philippines cũng vậy, sau một thời gian phát triển cao lại trì trệ, từ hơn 3.000 đôla nay chỉ còn 2.000 đôla/năm. Trong khi đó Singapore và Nam Triều Tiên  giữ được tốc độ phát triển đều đặn, nay đạt hơn 40.000 đôla/năm. Đó là những con hổ phát triển lên thành rồng.

Vậy bí quyết để biến thành hổ rồi thành rồng là gì? Các bài phân tích chỉ rõ ngay sau khi đạt được phát triển tốc độ khá cao, lãnh đạo các nước đó cần khiêm tốn và tỉnh táo, có những chính sách và chủ trương kịp thời:

- Phân chia thành quả phát triển công bằng, rộng khắp, ngành nào, địa phương nào, cá nhân nào đóng góp nhiều cho phát triển được hưởng tương đương, không để cho sự tăng trưởng chung bị những kẻ bất xứng tước đoạt một cách bất công, sẽ làm mất nhuệ khí phát triển, nhất là các nhà kinh doanh vừa và nhỏ;

- Việc phòng chống tham nhũng và lãng phí phải được đặt ra cấp bách nghiêm chỉnh,

thành quả phát triển ưu tiên tăng vào quỹ tiền lương cho lao động, viên chức, thực hiện pháp luật thật nghiêm, đề cao đạo đức xã hội, coi kẻ tham nhũng xấu và nhục như bọn móc túi, bọn đào ngạch, bọn mafia cướp nhà băng. Để ai cũng không cần, không dám, không nỡ phạm tội tham nhũng, như ông Lý Quang Diệu khuyên nhà cầm quyền Hà Nội để rồi lắc đầu chán nản «vì họ không muốn nghe tôi».

- Thành quả phát triển cần dồn trước hết không phải cho quốc phòng an ninh thường là

một cách quá đáng, vượt quá xa sự cần thiết, mà cho giáo dục, y tế và nghiên cứu khoa học, vì đó là những nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng của nhân lực, của con người, động lực đầu tiên của phát triển. Riêng với Trung Quốc đây là vấn đề hệ trọng vì nền giáo dục trong cả nước còn sơ khai, cấp đại học bị xếp hạng thấp, y tế xã hội lạc hậu, bảo hiểm xã hội thô sơ.

Điều nguy hiểm ở Trung Quốc hiện nay là chênh lệch giàu nghèo không những không thu hẹp, lại mở rộng ra ở mức quá đáng. Mới cách đây 30 năm, Trung Quốc chỉ có vài tỷ phú đôla, nay đã lên đến gấn 200 tỷ phú, tỷ phú giàu nhất sắp được vào Ban Chấp hành Trung ương đảng CS. Trong khi ở sâu trong nội địa, có vùng thu nhập bình quân chỉ đạt 1/10 mức trung bình. Hiện nay 1% dân số – chừng 12 triệu người thuộc phe nhóm, gia đình, con ông cháu cha thế lực cầm quyền – nắm trong tay hơn 40 % tài sản quốc gia. Bất mãn xã hội tăng rõ rệt. Mất ổn định chính trị do lòng dân không yên thêm trầm trọng. Bùng nổ xã hội là tất yếu. Hiện nay một năm đã có hơn 300.000 cuộc đấu tranh, đình công, bãi công, phá hoại công sở, nhà máy, gấp 6 lần 10 năm trước.

Các học giả gọi tình trạng đó là “bị sập bẫy của phát triển“, “chui vào cạm bẫy của mức công nghiệp trung bình“, lãnh đạo thất bại trong việc “làm chủ chất lượng phát triển“, làm thui chột công cuộc phát triển vì không thay đổi cơ chế, không chuyển đổi hệ thống cai trị.

Họ cho đây là căn bệnh cận thị của các nhà độc đoán, không sao nhìn nhận ra tâm lý quần chúng tuy khao khát tiền của vật chất, nhưng khi tạm no đủ, họ càng khao khát công bằng xã hội, tự do kinh doanh và nhân cách làm người.

Các nhà kinh tế chỉ cho giới lãnh đạoTrung Quốc rõ là Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philippines, Indonesia không bị sập bẫy là vì đã sớm từ bỏ chế độ quân phiệt Park Chung Hee, chế độ độc tài Tưởng Giới Thạch, chế độ độc đoán Ferdinand Marcos và Suharto. Ngay Singapore cũng đã cho phép đảng Dân chủ hoạt động và đặc biệt thực hiện tự do báo chí cởi mở nhất Đông Nam Á, có nền hành chính “thân dân và trọng dân” nhất châu Á, còn đạt kỷ lục về chống tham nhũng, chính quyền trong sạch, đứng hàng đầu của thế giới.

Có nhiều nhân vật cấp cao của Trung Quốc đồng tình cảnh báo nguy cơ «sập bẫy» trên đây.

Trung tướng Lưu Á Châu, chính ủy Học viện Quốc phòng, công khai cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ sụp đổ như Liên Xô trước đây nếu không sớm từ bỏ chế độ hiện nay. Ông tự nhận là người yêu nước nên mới cảnh báo điều này, ông khẳng định ông không là kẻ theo Mỹ, nhưng công nhận kiểu chế độ Hoa Kỳ là mô hình tốt nhất. Ông chỉ rõ sức mạnh Hoa Kỳ không nằm ở phố Wall, trụ sở của các trùm tư bản; cũng không nằm ở thung lũng Silicon, trung tâm sản xuất điện tử ở California, mà là ở cơ chế dân chủ và nền pháp trị tiên tiến, mô hình mà Trung Quốc cần áp dụng để phát triển bền vững.

Sự sụp đổ đột nhiên của các chế độ độc đoán ở Bắc Phi đang trên đà phát triển là thêm một cảnh báo “sập bẫy trong phát triển” cho Trung Quốc và một số nước phát triển không lành mạnh, chênh lệch giàu nghèo mở rộng toang hoác, do đó không vững bền, chứa nhiều nguy cơ, dễ đổ vỡ.

Theo Blog Bùi Tín (VOA)

 

7 Phản hồi cho “Người khổng lồ bị sập bẫy?”

  1. Người San Jose says:

    Mong ước lớn nhất và cuối-cùng của đời tôi là
    được nhìn thấy trận thư-hùng giửa Hoa-Kỳ và Tàu Cộng.
    Nếu Hoa-Kỳ thắng thì Việt Nam đương-nhiên có tự-do,dân-chủ.
    Hoa-Kỳ chẵng bao giờ phãn-đối tự-do,dân-chủ.
    Nếu Tàu Cộng thắng thì chúng ta có nằm mơ đến ngàn đời đi nữa,
    thì tự-do,dân-chủ cũng chẵng bao giờ đến.
    Chính nước Tàu và người Tàu đang không có tự-do,dân-chủ thì chúng ta trông mong gì ?
    Nhưng có lẽ,sẽ không xãy ra cuộc thư-hùng vì Tàu Cộng chỉ to mồm khoác-lác,
    thật sự chúng chẵng bao giờ dám so-găng với Mỷ.
    Thật đáng tiếc ! Đáng tiếc !
    Người San Jose

  2. THƯỢNG NGÀN says:

    NÓI VỀ THƯỚC ĐO CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

    Sự phát triển của một đất nước không thể chỉ được nhìn chung chung. Nhìn chung chung, cũng giống như kiểu nhìn sên bò hay rùa bò. So với quá khứ, hiện tại vẫn phát triển. So với hiện tại, tương lai vẫn phát triển. Có nghĩa đó là sự phát triển tự nhiên của xã hội mà thực chất không phải sự phát triển nhờ ở chính trị. Vậy thì ý nghĩa của sự phát triển phải cần các số đo về tiêu chuẩn hay quy chuẩn. Nói khác hai yếu tố quan trọng nhất để đo sự phát triển là tính đi đúng quy luật, đúng hướng, và kết quả cũng như hiệu suất trong tự thân của chính bản thân sự phát triển đó. Đương nhiên, mặt khác, sự phát triển cũng không thể tách rời hay biệt lập, mà phải so sánh tương đối với những nước khác trên cùng cơ sở quy chuẩn như thế. Bởi vậy, nói cụ thể là ý thức hệ hay học thuyết TQ đang đi theo, liệu có đúng là tiêu chuẩn nguyên lý khách quan đích thực hay không, có ý nghĩa và giá trị khoa học không thể phủ nhận hoặc cần thiết hay không. Lợi tực trên đầu người trung bình đã thật sự đã cao so với thế giới hay các nước khác chưa. Nền dân chủ, tự do trong nước đã có chưa. Tiêu chí hạnh phúc nói chung trong dân đã có chưa. Sự phát triển đem cân đối với những hi sinh khác nhau quả thật đã xứng đáng chưa. Hàm lượng trí tuệ hay công nghệ khoa học kỹ thuật đã cao chưa, thật sự do mình tạo ra hay chỉ đi mua, thậm chí lương lẹo hoặc ăn cắp của các nước khác, điều đó có hay không. Sự lãnh đạo là do dân ủy thác thật sự hay chỉ do một nhúm người nào đó hoàn toàn lũng đoạn và quyết định. Đó chính là thước đo bao quát nhất của sự phát triển, mà không phải chỉ như ông Bùi Tín, dù có cái nhìn mở rộng, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi được những ý niệm chung chung mơ hồ nào đó về sự phát triển thật sự của Trung Quốc ngày nay như ông đã lập luận trong sự thán phục nhất, định mặc dầu ông có khách quan phân tích một số tệ trạng trong xã hội TQ trước xu thế phát triển có vẻ như rầm rộ đó.

    ĐẠI NGÀN
    (06/10/11)

  3. Locninh says:

    Bác Tín viết nhiều, theo dõi tình hình thời sự trong và ngoài nước nhiều, bác dự đoán xem cái dcs Vn bao giờ chúng nó sp bẫy???

  4. vuvan says:

    Làm cho nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn,rồi sẽ xảy ra mất cân bằng sinh thái ,hạ nguồn VN sẻ “Đồng khô Hồ cạn” bất chiến tự nhiên thành,CSVN sẻ tự tan rả thôi,còn bên kia biên giới anh cả củng tự diệt vong ,như nước lủ tràn về không làm sao chặn đứng lại được .Xả hội nào củng vậy,phải thay đổi theo thời gian cho phù hợp với sự phát triển của xả hội.Như XHTB năm 2011 phải khác với năm 1789 ,còn XHCS năm 2011 phải khác với năm 1917 ,nhưng chưa gì năm 1988 đả tự tan rả theo XHTB,chỉ còn vài nước còn ôm XHCS đả lổi thời,trong đócó VN,lai đẻ ra kinh tế thị trường định hướng XHCN ,không có khoa học gì cả ,chỉ bám víu quyền hành để tham ô mà thôi .Rồi chẳng chóng thì chày củng tự tan rả mà thôi ,còn thêm cái tội ác với nhân dân .

  5. Trung Hoàng says:

    MIẾNG MỒI VÀ ĐÒN BẪY.

    Cơn sóng thần dân chủ toàn cầu, đã và đang lừng lửng tiến vào những thành luỷ cuối cùng, để nhận chìm xô xập các chế độ độc tài toàn trị còn rơi rớt lại trên thế giới. Thế giới Đại Đồng Cộng Sản đã hiện rõ bộ mặt gian xão hung bạo, đã tan rã và sẽ tan rã đến tận cùng, những rong rêu còn bám lấy thành trì Mác Lê Mao Xít chỉ còn kịp thở những hơi thở sau cùng, trước khi bị huỷ diệt tận gốc rễ, đúng theo lật bài trừ tự nhiên cuả cơ tạo hoá.

    Trung Quốc chính là thành trì cuối cùng cuả Thế Giới Đại Đồng Cộng Sản hung hãn và độc hại đó, không thể nào được tồn tại với thời gian, khi tiếng Sư Tử Hống Châu Phi luôn gầm thét làm kinh động khắp năm châu bốn biển. Tác động cộng hưởng vang dội sẽ luôn cấp thời đánh động toàn cầu, báo hiệu thế giới nhơn loại sẽ phải chuyển mình, cùng hướng về dân chủ tự do bình đẳng giưả người và người, chấm dứt sự chênh lệch giàu nghèo quá cách xa, giửa tầng lớp thống trị độc tài và người dân nghèo khổ là những kẻ bị thống trị.

    Sự nối kết chặt chẻ trước đây trong khối Cộng Sản Thế Giới, giưả Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc Cộng Sản, là một thành trì khá vững chắc khó có thể đánh đổ cùng một lúc được. Bẻ gãy từng chiếc đuả một là điều khôn ngoan phải có cuả bất kỳ nhà chính trị lão luyện nào, với mọi hình thức sinh động linh hoạt, tách từng chiếc đuả để bẻ lần lần vưà có hiệu quả và lại không tốn hao nhiều sức lực. Ai ai cũng biết như thế, nhưng vấn đề là nằm ở chổ biết áp dụng nó vào từng hoàn cảnh, và luôn linh hoạt trong mọi thời cơ, để tách rời những chiếc đuả kia ra từng chiếc một.

    Hoàng Sa Việt Nam là một miếng mồi, được móc vào một lưỡi câu có rất nhiều ngạnh vô cùng sắc bén để thả xuống Biển Đông, chẳng khác chi là cái gân gà rất là ngon béo, nhưng lại quá dai dẳng khó mà nuốt cho trôi được. Nó vưà là miếng mồi ngon, mà kẻ tham ăn không bao giờ không ngoạm lấy trong vội vã, với nhiều thoả mãn khao khát từ bấy lâu nay luôn luôn mong muốn. Nhưng nó cũng vưà là miếng đệm, tách rời sự cộng hưởng tài lực cuả khối Cộng Sản Thế Giới lúc bấy giờ, giưả Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc Cộng Sản.

    Điều đáng nói là chủ quyền thực sự Hoàng Sa lại chính là cuả toàn dân tộc Việt Nam, không riêng gì miền Nam VNCH mà Miền Bắc Cộng Sản Việt Nam thực ra cũng có chủ quyền đó, vì tất cả đều ở trên một điểm đứng chung là dân tộc Việt Nam. Khi Cộng Sản Miền Bắc cưỡng chiếm Miền Nam VNCH để thống nhất đất nước, giưả hai anh em còn lại trong khối Cộng Sản Thế Giới là CSVN và CSTQ, vẫn còn có hòn đá tảng Hoàng Sa chắn lấy lối thông thương giưả hai thành trì nầy.

    Mặt tuy có bằng mặt, nhưng lòng chắc hẵn là khó bằng lòng. Nên Hoàng Sa còn là một đòn bẩy rất có hiệu quả khó lường trước hết, trong về lâu về dài cuả cái đòn bẩy nầy, mà đến ngày hôm nay chúng ta có thể thấy sự tách rời với thời gian, giưả đảng đàn anh Trung Quốc và đảng đàn em Viêt Nam chắc chắn sẽ phải xảy ra. ( Chờ cho chú trọc thả câu,/ ÁO KIA MẤT NÚT CÒN BÂU MỚI LÀ./ Nói ra nước mắt chan hoà,/ Thương cho anh chị khó mà thoát thân./ Tang điền thương hải khó phân,/ KHÔNG TOÀN ĐỘC LẬP NHƠN DÂN NHƯ BÈO./ Tài ai cầm lái phăng lèo, Tìm TÂN THẾ GIỚI chiụ nghèo lâu năm.).

    Hoàng Sa còn là miếng mồi thơm để dụ rắn ra khỏi hang, vì không ai muốn thò bàn tay cuả mình vào hang rắn độc bao giờ, chỉ chờ cơ hội nó bò thè lưỡi ra khỏi hang, chận đập ngay cái đầu cuả nó thì xong các việc, bởi loài rắn độc đều chưá chất kịch độc chỉ ở nơi cái đầu cuả nó mà thôi. Phải là tay đầu bếp sành điệu mới có thể làm được món Patê đầu rắn cho dai và ngon, tất nhiên cũng phải trãi qua nhiều giai đoạn để chuẩn bị, với công phu lão luyện khéo tay nghề, mới có thể làm được món ăn ngon tuyệt hảo độc đáo đó.

    Mượn cuả người đi buôn ắt phải lo đáp trả, mới xứng đáng danh nghiã anh hùng mã thượng. Vừa được lòng người, mà cũng vưà tạo được cơ thế đem lại nguồn lợi bền vững cho chính mình trong lâu dài. Há như kẻ bá quyền bành trướng độc tài độc chuyên, chỉ nghĩ đến lợi cho mình, không bao giờ nghĩ đến quyền lợi chung cho cả nhơn loại thế giới.

    Tranh cướp thâu đoạt cuả người cho là cuả mình một cách trơ trẽn trân tráo, chận ngăn giòng nước tinh khiết thượng nguồn ai chết mặc ai. Không nghĩ đến sự sinh tồn cuả các sắc dân nơi hạ nguồn, khi thì bị cạn kiệt, lúc lại bị ngập lụt không phương cứu chưả. Bạo ác ắt phải bạo tàn là điều xưa nay phải vướn luỵ.

    Nếu trợ lực cho nền kinh tế các nước Cộng Sản còn lại trên thế giới, là một cái bẫy kinh tế khó thấy cuả các cường quốc tư bản tự do, thì Hoàng Sa Việt Nam lại chính là đòn bẫy chính trị vô cùng thâm sâu, giành cho ngày tận diệt đối với khối Cộng Sản còn sót lại trên khu vực Châu Á. CSVN có thống nhất được đất nước, nhưng khối Cộng Sản còn lại sẽ không thể kết chặt thành một khối thống nhất như ý mong muốn được.

    Hoàng Sa chính là cái đòn bẫy rất có hiệu quả trong lâu dài, sẽ phá nát sự đoàn kết thống nhất trong khối Thế Giới Đại Đồng Cộng Sản hoang tưởng đó.

    Xin trân trọng.

  6. Dao Cong Khai says:

    Trung cộng có lợi thế phát triển là vì đất rộng dân đông, và quan trọng là dân Tàu là một trong những sắc dân thông minh. Nhưng dân đông vừa là ưu điểm lại vừa là nhược điểm trong việc phát triển kinh tế.

    Tàu và VN bị bóng tối của CS và phong kiến bao phủ bao nhiêu thế kỷ qua, mới mở cửa ra để đón ánh sáng văn minh Tây Phương thì dĩ nhiên mức tăng trưởng phải là vượt bậc. Từ vô sản tiến lên thành hữu sản. Nhưng những tỷ phủ của Tàu càng nhiều thì càng nói lên vết tích của sản phẩm phong kiến, trong khi đa số dân chúng vẫn còn nghèo. Rõ ràng luật lệ và cấu trúc xã hội còn kém cỏi nên sự chênh lệch và bất công mới còn nặng nề như thế.

    Nói đến kinh tế Tàu, hay cả VN nữa, là nói tới kinh tế của 1 giai cấp thống trị chứ không phải là của dân Tàu hay dân VN, nó không liên quan. Kinh tế ở khu vực đó là kinh tế của những kẻ có quyền thế trong xã hội, và kinh tế đó (kinh tế thị trường tự do) nó là một thứ còn khá mới với những xã hội lạc hậu và bảo thủ như Tàu và VN, cho nên nó còn tiến nữa. Nhưng tiến nhiều không có nghĩa là dân bên đó họ giầu lên nhiều, một phần nào thôi, giống như thằng chủ nó giầu thì con chó nằm dưới gầm bàn có thể gặm cục xương to. Không thể nói dân VN hay xã hội VN hay Tàu giầu. Vô số hãng quốc doanh, hoặc quốc doanh do tư nhân (cán bộ) làm chủ ở VN họ không bao giờ lỗ. Tại vì họ chiếm lĩnh tất cả những ưu thế, tài nguyên và cơ hội tốt nhất trong nước để họ đầu tư. Họ làm ăn bên trên cả luật pháp, họ có khả năng kiếm chỗ tốt để xây cơ sở của họ với giá rẻ, họ có khả năng tránh được các sắc thuế mà dân thường nếu làm như thế sẽ phải chịu, họ có thể bóc lột công nhân mà nhà nước không bao giờ truy tố họ… Vì thế dĩ nhiên là họ phải lời nhiều, phải phát triển. Nhưng những loại kinh doanh khác sẽ bị tiêu diệt. Hình thức ở VN hiện nay, có lẽ bên Tàu cũng tương tự, là kinh tế theo phe nhóm, giòng họ CS tụi nó làm ăn thành công là nhờ bóc lột xương máu người dân ở dưới.

    Nếu luật lệ ở VN dễ dãi hơn thì dân thường họ sẽ mở hãng xưởng nhiều cạnh tranh và nâng cao lương công nhân bên VN lên, tạo đời sống của họ và xã hội phát triển nhanh hơn và trung thực hơn. Bên đó, hỏi ra những chủ kinh doanh lớn và thành công, toàn thấy giòng họ VC tụi nó. Và chính tụi nó cũng đá nhau nữa, chỉ thằng nào lớn hơn mới ngóc đầu lên nổi (để độc quyền bóc lột công nhân bên đó thôi). Tụi nó giầu, chứ dân làm sao giầu nổi?

  7. Minh Đức says:

    Trích: Indonesia và Philippines cũng vậy, sau một thời gian phát triển cao lại trì trệ, từ hơn 3.000 đôla nay chỉ còn 2.000 đôla/năm. Trong khi đó Singapore và Nam Triều Tiên giữ được tốc độ phát triển đều đặn, nay đạt hơn 40.000 đôla/năm. Đó là những con hổ phát triển lên thành rồng.

    Vì sao Phillipines bao nhiêu năm nay vẫn phải cho dân đi ra nước ngoài làm những công việc không đòi hỏi tay nghề cao để thu ngoại tệ? Sao Phillipines không có những người thành lập các hãng xưởng chế tạo TV, đồ điện tử, xe gắn máy, xe hơi để dân có việc làm như các nước Nhật, Nam Hàn, Đài Loan? Những người có tiền nhiều tại Phillipines không bỏ tiền làm việc đó mà của cải phân chia không đồng đều, kẻ quá giàu, người quá nghèo, người nghèo nuôi mộng mở hãng xưởng sản xuất xe gắn máy, xe hơi thì không có phương tiện. Còn nhà nước lập hãng xưởng thì sẽ như các nước Đông Âu, Liên Xô: công ty quốc doanh điều hành kém, không cạnh tranh nổi với công ty tư nhân ngoại quốc. Rốt cuộc kẻ làm cho dân có công ăn việc làm chính là những doanh gia, những nhà tư bản. Tư nhân và tư bản vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc làm đầu tầu kinh tế.

Phản hồi