WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quá đắt & quá quắt

Mẹ Thứ. Ảnh Dân trí

Bút ký (Cát Bụi Chân Ai) của Tô Hoài có đoạn:

Mụ mắt cú vọ đứng sắp hàng mua cá bể muối từ Hải Phòng đưa lên đã đóng tảng trước quầy cửa chợ. Gần đến nơi, trỏ tay, hỏi. Cô nhà mậu lạnh lùng bảo cá bán theo phiếu cán bộ. Mụ quay ra giữa hè, mặt phừng lên, vô vô:

- Cha tiên nhân cái mặt này! Sao mày không đẻ ra cán bộ, chỉ đẻ ra thằng nhân dân! Cha tiên nhân…”

Ở miền Bắc Việt Nam, trong một thời gian dài – kể từ khi cách mạng giành lấy chính quyền về tay nhân dân cho đến khi chế độ tem phiếu cáo chung – người ta chia ra hai loại mẹ: “đẻ ra cán bộ” và “chỉ đẻ ra thằng nhân dân.” Họ được phân biệt rõ ràng, và đối xử hoàn toàn khác hẳn nhau.

Sau khi cuộc chiến Bắc/Nam chấm dứt, đạo quân thắng trận được phong là anh hùng. Đám tàn binh, rã binh, hàng binh, tù binh thì bị gọi là bọn tay sai của Mỹ – Ngụy. Bắt đầu từ đây đất nước lại phát sinh ra hai loại bà mẹ khác nữa: mẹ Việt Nam anh hùng, và mẹ ngụy.

Trong tất cả đường lối chính sách của Đảng, trong mọi sinh hoạt của Mặt Trận Tổ Quốc, trên mọi phương tiện truyền thông của Nhà Nước –từ ngày đất nước thống nhất đất nước đến nay – chưa bao giờ người ta được nghe nhắc đến những bà mẹ ngụy. Chế độ mới, xã hội mới, không ai nhìn nhận, và (chắc) cũng chẳng ai nhìn ra họ nữa. Họ sống bên lề cuộc đời, và sống lờ mờ như những cái bóng. Họ sống như những người đã chết.

Những bà mẹ ngụy thường cố thu mình thật nhỏ, ngồi khuất ở một góc tối, trong những buổi họp mặt nơi phường khóm. Họ còn thu mình nhỏ hơn nữa, trên những chuyến xe đò tất tả ngược xuôi – vào thưở mà Đảng và Nhà Nước chưa có dũng cảm và quyết tâm đổi mới – với hy vọng có thể kiếm chút lời nuôi thân, và nuôi chồng con nơi những trại tù heo hút.

Những bà mẹ Việt Nam anh hùng, tất nhiên, không đến nỗi phải vất vả như thế. Họ được đối xử tử tế, và được kính trọng hơn (thấy rõ) khi xuất hiện trên … đài hay trên những trang giấy báo! Trong cuộc đời thật, hầu hết, họ sống cũng chả khác gì những bà mẹ Việt Nam không anh hùng là mấy – theo như lời Ông Bạch Thanh Diễm, Bí thư Huyện ủy Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi: “Nhiều mẹ tuổi đã cao và cuộc sống còn khó khăn lắm. Nhiều mẹ có nhà nhưng xây lâu quá nên đã bị xuống cấp; có mẹ già nhưng không còn con cháu nên phải sống một mình, tội lắm”.

Ông Diễm khiến tôi chợt nhớ đến cảnh ngộ của một mẹ Việt Nam anh hùng, ở bên kia Đèo Bá Thở:

Trên bản đồ quân sự cũng như bản đồ của nha Ðịa Dư không bao giờ có địa danh ‘Ðèo Bá Thở’. Bởi vì đặt cái tên cho ngọn đèo này chính là tôi và một vài người bạn… Ngọn đồi nằm không xa trại giam chúng tôi trong tỉnh Yên Bái. Ngày ngày đội chúng tôi có mười anh em phải băng qua bên kia cái đèo khốn nạn này, tới một khu rừng toàn thị là tre, nưá, giang…”

“Mấy ngày đầu chúng tôi không chú ý tới cuối dốc bên kia có một cái nhà tranh đã sập. Người chủ căn nhà lấy vài thân tre to, chống cái mái lên, nên mái nhà chạm đất. Tất nhiên trong tình trạng đó nó không có cửa. Chúng tôi đã vài lần đi về ngang đó và tưởng nó đã bỏ hoang, bởi vì trông nó còn thua một cái chòi chăn vịt ở miền Nam.”

Một hôm cả bọn chúng tôi thấy trời còn sớm, nên nghỉ lại bên kia dốc một lát trước khi ‘bá thở’. Chúng tôi nghe lục đục trong cái chòi bỏ hoang, và phát giác đuợc một cụ già thật già. Nét mặt bà cụ nhăn nheo hệt như những vết nẻ của ruộng bị hạn hán nhiều ngày. Bà già có một cặp mắt nâu đục, lờ đờ và đầy rỉ mắt. Bà già mặc một cái áo bông vá chằng vá đụp. Phải gọi đây là cái áo vá trên những miếng vá. Nó nặng dễ chừng đến năm ký chứ không chơi. Chúng tôi gạ chuyện, song tất nhiên bà già biết chúng tôi là tù ‘Ngụy’ nên không hé răng một nửa lời”.

“Hôm sau trong lúc đốn tre chúng tôi hội ý. Chúng tôi lấy dư ra mỗi ngày vài cây về dấu ở gần căn lều của bà cụ. Ðược vài ngày đủ tre để dựng lại căn lều, chúng tôi để hai người lại sửa còn tám người vào rừng đốn tre cho đủ số lượng của mười người. Chúng tôi cũng cắt tranh về để dậm lại những chỗ quá mục nát. Căn nhà sửa xong, có cửa để chui ra chui vào. Bà già khi đó tự động nói chuyện với tụi tôi:

-Lão có ba đứa con, một đứa đã có giấy tử sĩ, hai đưa kia thì hoà bình lâu rồi, nhưng lão không hề nhận được một chữ của chúng từ ngày chúng đi. Lão mới có giấy mẹ liệt sĩ, mỗi tháng có tiền nhưng chả vào đâu.”

(Hoàng Khởi Phong. “Bên Kia Ðèo Bá Thở.” Cây Tùng Trước Bão. Thời Văn, Hoa Kỳ : 2001. 75-77).

Dù bên này hay bên kia Đèo Bá Thở, dù anh hùng hay không, hầu hết những bà mẹ Việt Nam (rồi ra) cũng sẽ đều chết dần, chết mòn và chết hết trong quên lãng – nếu không có chút chuyện lùm xùm, xung quanh việc xây tượng đài của một bà mẹ Việt Nam. Ngày 13 tháng 9 năm 2011, báo Người Lao Động đi tin:

Ngày 14-7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh  đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu là 81 tỉ đồng ….Theo ông Đinh Gia Thắng, tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất Đông Nam Á.”

Tôi không chỉ hoàn toàn đồng ý với ông Đinh Gia Thắng mà còn (trộm) nghĩ thêm rằng ngân sách nên nâng cao lên hơn nữa, gấp hai gấp ba càng tốt, để có thể hoàn thành tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất thế giới mới xứng đáng với sự hy sinh của bà mẹ Nguyễn Thị Thứ.

Coi: bà mẹ trong phim Saving Private Ryan, mới chỉ hy sinh có ba đứa con thôi mà vị Tổng Tham Mưu Trưởng của quân lực Hoa Kỳ đã quýnh quáng thấy rõ. Ông ra lệnh phải đi tìm binh nhì James Ryan – bằng mọi giá – để mang cậu út trở về “trả lại” cho bà mẹ, trước khi… quá muộn!

Còn mẹ Nguyễn Thị Thứ thì hy sinh luôn cả một đàn con, tính ra cả chục đứa. Vậy mà Đảng và Nhà Nước vẫn coi như pha, cứ y như là chưa có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra hết trơn hết trọi. Không ai bận tâm đến chuyện “chừa lại” cho bà mẹ bất hạnh này (ít nhất) một đứa con để an ủi, và nương nhờ, vào lúc xế chiều. Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, rõ ràng, thiệt thòi quá xá. Tượng đài của bà, do vậy, xây hoành tráng và vỹ đại là phải (giá).

Quan niệm của tôi, tiếc thay, không được nhiều người chia sẻ. Ông Bùi Hồng Hải là một trong những người như thế:

Với Mẹ Thứ hay bất kỳ người phụ nữ nào, chẳng có thể có nỗi bất hạnh nào lớn hơn khi mất chồng, 9 người con, 1 rể, hai cháu ngoại. Chắc chắn Bà là một trong số những bà mẹ bất hạnh nhất trong số hàng trăm nghìn bà mẹ VN đã mất người thân của mình trong cuộc chiến tranh vừa qua. Nói khác đi, Bà chính là nạn nhân tiêu biểu trong số hàng triệu nạn nhân nói chung trong đó có các bà mẹ Việt Nam đã phải gánh chịu khi cuộc chiến tranh đi qua.”

Ông Nhà Giáo Bỏ Nghề cũng vậy:

Trường hợp của hai bà mẹ VN anh hùng ở làng tôi, một bà có 3 người con trai tử trận vì đi ‘giải phóng miền Nam’, đến khi Saigon vừa bị chiếm, bà được vào thăm anh em, chứng kiến thực cảnh ở miền Nam, bà về lại quê và phát bệnh rồi chết, vì thương tiếc con, và trách mình mê lầm để con phải chết oan!”

Cứ theo lời của cả hai ông (“rách việc”) thượng dẫn thì những bà mẹ Việt Nam anh hùng – rõ ràng – chỉ là những nạn nhân của sự dối gạt, và họ đã được “đôn lên” làm anh hùng cho nó tiện việc sổ sách vậy thôi. Mà sao lại có cái vụ “đôn lên” ác nhân và kỳ cục vậy, cha nội? Câu hỏi này dẫn đến nhiều chuyện lùm xùm khác nữa.

Cây cầu ở Khánh Hòa. Ảnh Dân Trí

Có người cho rằng chuyện xây dựng tượng đài mẹ Thứ chỉ là một cách … ăn mày dĩ vãng để bù đắp lại – phần nào – cho cái hiện tại đã trở nên thảm hại, và nhếch nhác quá rồi. Cũng có người thì nằng nặc đây chỉ là cơ hội  để rút ruột công trình thôi, chứ chả vì mẹ nào ráo trọi!

Bên cạnh những ý kiến rất tiêu cực vừa nêu, tất nhiên, cũng có nhiều ý kiến hết sức tích cực và vô cùng … xây dựng. Nhà phê bình Mỹ thuật Lê Quốc Bảo, Giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam phát biểu:

“Chúng ta không thể lấy con số 400 tỷ để đem ra đo với giá trị nghệ thuật vì giá trị nghệ thuật là vô giá. Công trình này tính ra chỉ bằng mấy cây số đường hay nửa cây cầu thôi!”

Thiệt là mát trời ông Địa! Cũng theo quan niệm “nghệ thuật là vô giá” này, ông Đinh Gia Thắng (tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài) còn nhìn ra một khía cạnh giá trị độc đáo khác nữa:

 “Tượng đài này xây dựng theo cảm thức Á Đông, xây dựng hình ảnh mẹ theo kiểu nhân hậu, hiền hòa, bao dung. Sức mạnh của bà mẹ Việt Nam là ở sự hiền hậu, bao dung đó. Nhìn biểu tượng này chúng ta cảm nhận được khối đoàn kết dân tộc…”

Nói gần, nói xa chả qua nói thiệt: trong số những người mà ông Thắng vừa gọi là “chúng ta” này, kể như, không có em đâu đó nha. Và chắc nhiều bà mẹ Việt Nam (không) anh hùng cũng vậy. Làm sao họ có thể “cảm nhận được khối đoàn kết dân tộc” sau khi đã chứng kiến cảnh pho tượng Tiếc Thương ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà – nơi mà chồng con họ được chôn cất – đã bị cho lật chổng đầu. Làm sao mà họ có thể “cảm nhận được khối đoàn kết dân tộc” khi nhìn thấy tượng đài khổng lồ của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ khi chính mình thì bị coi như chỉ là mẹ của những thằng lính ngụy?

Sau khi đã phân chia những đường ranh giả, và kích động để người Việt của cả hai miền Nam/Bắc lăn xả vào chém giết lẫn nhau (khiến cho hàng triệu bà mẹ phải mất con) bây giờ những người cộng sản Việt Nam còn đang muốn xây thêm một tượng đài vỹ đại để toàn dân luôn luôn phải tưởng nhớ đến cuộc chiến cốt nhục tương tàn – đã tàn từ lâu – trên đất nước này. Việc làm này không những chỉ quá đắt mà còn quá quắt nữa kìa.

© Tưởng Năng Tiến

16 Phản hồi cho “Quá đắt & quá quắt”

  1. Lê Đức Minh says:

    Việc xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng là nên làm. Theo tôi tượng đài càng to, càng tốn kém càng tốt, vì vậy may ra, phần nào, bù đắp lại, cái tội ác trời không dung đất không tha của đảng cộng sản đối với nhiều thế hệ các bà mẹ Việt Nam. Có bà mẹ Việt Nam nào không anh hùng? Nỗi đau của các bà mẹ của các tữ sĩ VNCH cũng thê thãm không kém nỗi đau của những bà mẹ các liệt sĩ cán binh cộng sản. Nhưng nỗi đau của những bà mẹ tử sĩ VNCH ngày hôm nay có thể được an ủi phần nào khi các bà mẹ đó hiểu rằng ít ra những chiến sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ lý tưởng tự do dân chủ của toàn dân Việt. Còn nỗi đau của các bà mẹ các liệt sĩ cán binh Cộng sản ngày hôm nay càng thê thảm hơn khi hiểu ra con cái mình đã nằm xuống cho sự lên ngôi của một chế độ quái thai rác rưởi của thời đại. Hãy nhìn xem, đất nước tang hoang, lòng người ly tán, kẻ thù phương Bắc không tràn ngập đất nước không biết khi nào. Nếu biết rằng con cái mình chết đi cho một đất nước như hiện trạng ngày hôm nay, chẳng có bà mẹ Việt Nam nào, lại nhẫn tâm giao con cái mình cho đảng lùa vào chỗ chết. Tượng đài đó nên làm, đễ vĩnh viễn mai sau mỗi lần nhìn thấy nó, các bà mẹ Việt nam anh hùng sẽ không còn bao giờ bị lừa dối để giao trứng cho ác. Có bà mẹ Việt Nam nào mong muốn chính bản thân mình được ca tụng vinh danh? Các bà mẹ Việt Nam suốt đời hy sinh, chẳng bao giờ mưu cầu gì cho bản thân, tất cả chỉ vì chồng con. Cách duy nhất vinh danh các bà mẹ Việt Nam anh hùng là hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ước nguyện của những người nằm xuống được thực hiện. Đó là đất nước độc lập hùng cường, luật pháp nghiêm minh,dân chúng thực sự được hưởng dân chủ tự do, dân giàu nước mạnh.

  2. Mẹ VN anh hùng says:

    Tôi có 5 đứa đều là liệt sỹ.Mỗi tháng tôi nhận được một mớ tiền ( trên 3 triệu) sống sung sướng và thoải mái. Nhờ ơn Đảng và Bác Hồ tôi mới được như vậy. Nếu NHư Bác Hồ không quyết tâm gương ccao ngọn cờ đỏ búa liềm , tiêu diệt mỹ ngụy tới cùng thì các con tôi đâu có thành liệt sỹ vẻ vang , còn tôi làm gì có được số tiền lớn như vậy(có khi phải đi bán vé số để kiếm sống đấy chứ) Tôi cảm ơn Đảng và Bác đã đem đến vinh quang đời đời cho các con tôi và hạnh phúc tuổi già mỹ mãn cho tôi.

    • Ta'm SạcNe says:

      Nếu bà làm mẹ có ý tưởng “cá biệt” đến thế ! . Cái đảng”hại dân” này phải trao thêm huân chương và tuyên dương bà thêm danh hiệu “Bà Mẹ Mìn”, người đã bán nhiều xác con cho đảng quỷ. Mong bà dung thân lâu thêm nữa để tận hưởng “vinh quang” cho trọn đời . Khi bà mất sẽ được sư quốc doanh ( có huân chương )…tụng kinh đưa bà vào cõi niết-bàn xã hội chủ nghĩa.

  3. BUILAN says:

    Baì viết nào cuả bac TƯỞNG NĂNG TIẾN cũng đâu vào đó,- Vạch từ dương tơ kẽ tóc mà daỵ bày caí quân vô loài vô laị CS/ HCM dốt nát ngu si, hai dân haị nước !
    Baì nầy cũng thế
    “Có người cho rằng chuyện xây dựng tượng đài mẹ Thứ chỉ là một cách … ăn mày dĩ vãng để bù đắp lại – phần nào – cho cái hiện tại đã trở nên thảm hại, và nhếch nhác quá rồi. Cũng có người thì nằng nặc đây chỉ là cơ hội để rút ruột công trình thôi, chứ chả vì mẹ nào ráo trọi!

    Thế cho nên có thơ có vè rằng ! (Xin phép VÔ DANH cùng “Di tan chiến thuật” về đây cho có đôi có bạn
    Vô danh says:
    Xưa trong làng dân hùn tiền lại làm một đôi voi để ở đình làng. Voi làm xong có tiền xì xầm rằng Lý trưởng ăn bớt xén. Trạng Quỳnh nghe thấy bèn làm một bài thơ đem dán ở lưng voi :
    Khen ai khéo vẽ một đôi voi
    Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi.
    Còn có cái “kia” sao chẳng thấy
    Hay là thầy Lý lấy đi rồi
    Tượng đài mẹ VN anh hùng làm mà thiếu bộ phận nào tức là đã bị ăn bớt ăn xén bộ phận đó. !

    BUILAN Says

    TỰỢNG ĐAÌ, ĐAÌ TƯỢNG
    Bốn trăm mười tỷ chứ ít đâu
    Kết toán, tám mươi tỷ- ban đầu
    Phù phép _ ba trăm ba mươi tỷ
    Tha hồ HẠM VẸM chúng chia nhau

    Quãng Nam xây tượng “Mẹ Anh Hùng”
    Có đít có đầu có lung tung
    “LAI QUẦN, ĐÔI VÚ sao chẳng thấy”
    Cái nầy phaỉ hỏi Nguyễn Sinh Cung

    Quãng Nam nghèo đói lắm anh hùng
    Ngu dốt nghe lời Nguyên sinh Cung
    Bán cả LAI QUẦN nuôi CỘNG PHĨ
    Xấu hổ noí ra thật ngaị ngùng

    ĐÓI nhìn ĐÀI TƯỢNG, mẹ rưng rưng
    Con cháu chi mô, giống MỌI RỪNG
    LAI QUẦN, NỊT VÚ,“ĐỒ” không thấy
    - ĂN mấy thứ ni, THẬT HAĨ HÙNG !
    - “Thầy BÍ” ăn chia, mới LẠNH LÙNG !
    - Đau quá không điên MẸ cũng khùng !
    - Thế giới nghe ra thật LÙNG BÙNG !!!! Khùng
    Builan 10/09/11

  4. Le Thai says:

    Nhức nhối, đọc tới đâu buốt lòng tới đó. CSVN chẳng biết thương ai ngay cả các bà Mẹ đẻ ra họ, cái gọi là Bà Mẹ VN anh hung chỉ là cách đối phó, hình thức nhiều hơn là thực tâm. Còn nhớ, sau 20 năm dành được thắng lợi, khi những thùng quà ở nước ngoài dồn dập gửi về giúp cho các bà “Mẹ ngụy”, bớt khổ, thong dong, hào phóng… râm rang trong hàng ngũ cán binh có sự so bì giửa Mẹ ngụy với mẹ giải phóng (đại khái) rằng: Thời nào “tụi nó” cũng sướng hơn, lúc đó CQCS mới chợt nhớ đến các bà mẹ đã “đào hầm nuôi CM”, các bà mẹ đã “cúng” cả chồng lận con cho “quân giải phóng” vẫn đang sống bên lề cuộc đời, báo chí mới moi móc các bà mẹ “liệt sĩ” đang sống cơ cực, lãng quên trong những vùng đèo heo hút gió, bưng biền hoang vắng hay trong những ngóc hẻm nghèo khó nơi phố thị. Từ đó mới bùng lên chuyện xây nhà tình nghiã, tôn xưng Mẹ anh hung, ủy lạo đền ơn…v…v.. Nhưng bản chất tham tàn của CS vẫn không tha một cơ hội nào có thể “chấm mút” được, dù là “đồ cúng” họ cũng không từ, tai tiếng những vụ xây nhà tình nghĩa vẫn còn đó, chỉ vài chục triệu ĐVN họ đã không tha, vậy thì liệu mấy trăm tỷ này họ chịu bỏ qua chăng ?

    • NguoiViet FL says:

      Bà Nguyễn thị Năm đã từng nuôi HCM và TC, Phạm văn Đồng vều, hiến cả cơ nghiệp cho chúng mà chúng đem bà ra xử bắn!

  5. Dao Cong Khai says:

    VC nó đang có phong trào xây tượng đài để chạy đua với những nước văn hoá lâu đời trên thế giới; chiến dịch này mới vừa xẩy ra bên Tàu, nay lan sang bên ta. Tiền quỹ đang bỏ ra chi cho mấy cái vụ này, do đó mấy ông trường Mỹ thuật chính quy cũng như Mỹ Thuật Bổ Túc Văn Hoá VC đang đua nhau xây tượng để gom tiền quỹ vào túi. Lâu lâu mới có những mánh ngon như vậy, cha con chúng nó đua nhau xây tượng. Hồi mới giải phóng thì mấy ông trường Mỹ Thuật cũng đua nhau đúc tượng Bác, bây giờ hết cái khoản chi đó rồi, mấy món đó mang ra bán ngoài chợ trời. Thời đại này thì khẩu hiệu đưa ra là tượng “MÁ MÌ”. Đúc mấy tượng đó bỏ vào mấy công viên có lẽ sẽ tạo thêm vị trí cho các “má mì” đến đó hành nghề kiếm khách. Bên VN chỉ có những thời cơ kiếm tiền như kiểu này là hào hứng nhất; lâu lâu tiền chùa đổ ra cho bà con lượm. Mai mốt mấy tượng Má Mì đó cũng ế như công trình thuỷ điện Trị An thôi. Hết tiền là hết tất cả.

  6. npt says:

    Nếu nhà nước cs Liên xô không bi sụp đổ , thì chưa chắc có cái tên bà mẹ VN AH vì sau khi LX sụp đổ và các nước Đông Âu cs bị khai tử, thì đảng cs VN mới giựt mình và ban chính sách TW đảng mới nghĩ ra cái chiêu bài BMVNAH đễ an ủi những gia đình đi theo cs trong chiến tranh,bị bỏ rơi đằng sau bánh xe lịch sử theo thuyết cuả chế độ cs lúc bấy giờ, về địa phương bươn chải kiếm sống quá cơ cực …”có người lúc đó còn thốt ra những lời như ” vắt chanh bỏ vỏ “

  7. Võ Đình Tuyết says:

    Bài viết nào của Tưởng Năng Tiến cũng làm mọi người có lương tâm đều ngậm ngùi xúc động.
    Vâng. Sự thật sau khi chính quyền cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam.Chính họ.Vâng, chính họ không bao giờ quên mối thù và luôn tìm cách trả thù người dân miền Nam mọi hình thức.Cái chữ (hòa hợp hoà giải) chỉ là trên đầu môi loài rắn của trí thức miền Nam và ( quên quá khứ) lời của chính quyền miền Bắc là ngọn roi vô hình tẩm độc quất vào mặt dân tộc Việt Nam mà thôi.
    Hãy để cho mẹ Việt Nam ( hai miền Nam Bắc) ngủ yên sau khi chiến tranh đã tàn phá đất nước.
    Cám ơn anh Tưởng Năng Tiến.

  8. Trường Giang QT72 says:

    Các bà mẹ mất con đều đau khổ, không có gì có thể bù đắp lại được.
    Vào mùng Một Tết 1973, vô tình cô em họ, con ông cậu ruột tôi là người đầu tiên đến chúc Tết, bà Mẹ tôi khóc ầm lên ” thôi thế là thằng Giang chết trận rồi”. Sau khi tôi ở chiến trường trở về, mọi người mới dám kể lại.
    Tôi có nhiều thằng bạn cùng phố, cùng học một lớp thời nhỏ, sau chiến tranh vĩnh viễn nằm lại chiến trường miền Nam. Hàng ngày, vẫn thấy các bà mẹ bạn lầm lũ, mở quán bán nước đầu hè, vào “mùa thu Hà Nội” lại ra phố Trần Hưng Đạo, quét lá sấu về đun. Có mẹ, hàng ngày ra bãi sông Hồng, vớt củi vụn về bán, kiếm sống qua ngày. Có được động viên tinh thần, là vào ngày 27/7 hàng năm, có đoàn của Phường đến thăm hỏi, biếu gói trà “Ba Đình” là quí lắm.
    Khi có con, tôi mới hiểu được thế nào là lòng mẹ.
    Các bà mẹ miền Nam, có con là lính VNCH chết trận, là người mẹ đau hai lần.

  9. noileo says:

    Tuong Nang Tien:
    “Sau khi đã phân chia những đường ranh giả, và kích động để người Việt của cả hai miền Nam/Bắc lăn xả vào chém giết lẫn nhau (khiến cho hàng triệu bà mẹ phải mất con) bây giờ những người cộng sản Việt Nam còn đang muốn xây thêm một tượng đài vỹ đại để toàn dân luôn luôn phải tưởng nhớ đến cuộc chiến cốt nhục tương tàn – đã tàn từ lâu – trên đất nước này”

Leave a Reply to Mẹ VN anh hùng