WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cung đàn lỗi nhịp

Chỉ trong năm ngày từ 11 đến 15-10-2011 có nhiều sự kiện chính trị liên quan đến sinh mệnh của tập đoàn lãnh đạo độc tài Hà nội.

Trước tiên là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh, lần này không dùng từ ‘viếng thăm hữu nghị’, mà thay bằng ‘viếng thăm chính thức’.

Cùng đi với ông Trọng là một phái đoàn hùng hậu gồm ba ủy viên bộ chính trị là đại tướng Phùng Quang Thanh, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng Ngô Văn Dụ và trưởng ban tuyên giáo Đinh Thế Huynh; phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh; chưa kể trưởng các ban, văn phòng của Trung ương Đảng.

Vừa tới nơi, thấm mệt, được Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đón tiếp với bộ mặt nghiêm nghị, không cười, và ký ngay văn kiện chính trong chuyến viếng thăm này là ‘Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.’

Thỏa thuận nhằm giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển trong khu vực Biển Đông, nhưng mơ hồ về thời gian, không quy định thời hạn cho việc tiến hành đàm phán. Văn kiện được thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam ký với người tương nhiệm phía Trung Quốc là ông Trương Chí Quân ngày 11/10 tại Bắc Kinh.

Chữ ký chưa khô mực, hải quân Trung Quốc loan báo vừa thiết lập một trạm xá quân y tại một đảo thuộc Trường Sa, gần nơi hải chiến 1988.

Còn Tổng thống Philippines B. Aquino III lên tiếng chỉ trích Việt Nam chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc, thay vì đa phương trong khuôn khổ Asean. (Ghi nhận thêm là cùng lúc Miến Điện sau khi bỏ xây một đập thủy điện do Trung quốc đầu tư, đã tuyên bố cởi mở tự do thông tin, thả tù nhân chính trị và chấp nhận quyền thành lập nghiệp đoàn và đình công của công nhân).

Austin Ramzy (Time) nhận định: ”Thỏa thuận giữa hai nước Việt-Trung — vốn đã có cuộc chiến ngắn dọc đường biên giới đất liền hồi năm 1979 và đụng độ tại Trường Sa ở Biển Đông năm 1988 — được cho như một sự hòa hoãn đáng hoan nghênh, nhưng nó chưa phải là giải pháp lâu dài. Thỏa thuận này, nói một cách giản lược nhất, là thỏa thuận tiếp tục đối thoại với nhau về vấn đề Biển Đông. Tuy chưa phải là đột phá, nhưng có đối thoại còn hơn là không đối thoại.”

Thứ đến, chuyến công du Ấn Độ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Việt Nam và Ấn Độ đồng ý mở đối thoại an ninh hai năm một lần; tăng hơn gấp đôi kim ngạch thương mại từ mức 2,7 tỷ đô la lên thành 7 tỷ đô la vào năm 2015, đồng thời thúc đẩy đầu tư hai chiều. Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi trong công tác phòng chống khủng bố.

Thủ tướng Manmohan Singh của Ấn Ðộ mô tả mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một yếu tố của hòa bình, ổn định, và phát triển trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Ngày 12/10, Thủ tướng Ấn Ðộ và Chủ tịch nước Việt Nam đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận giữa công ty dầu khí quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Ðộ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam có hiệu lực trong 3 năm, bao gồm các dự án đầu tư, khai thác, và cung cấp dầu khí. Trung Quốc phản đối dự án này.

Ấn Độ thuộc Tiểu lục địa Ấn Độ nằm ở phía nam Châu Á cùng với Afganistan, Pakistan, Bangladesh, Nepal và vài nước nhỏ khác như Bhutan, Sikkim, Sri Lanca, Maldives. Là nền kinh tế lớn thứ 9 của thế giới, dân số 1,2 tỉ, thu nhập đầu người thấp hơn 3000 đô la, vẫn thuộc khối Nam. Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ chỉ là hợp tác Nam – Nam, nên tầm quan trọng không nhiều lắm.

Rời Ấn Độ, ông Trương Tấn Sang đi thăm Sri Lanka, có tính cách ngoại giao.

Sau cùng, gây chú ý là Thủ Tướng Đức bà Angela Merkel Merkel đến thăm Việt Nam ngày 12-10-2011.

Hai bên ra tuyên bố chung tại Hà Nội ‘Việt Nam và Đức – đối tác chiến lược về tương lai’. Hai bên không chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế – thương mại; mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, giáo dục, khoa học … Nhưng qua cuộc họp báo ở Hà Nội, Việt Nam chỉ nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế- thương mại, giáo dục và văn hóa; còn lĩnh vực chính trị, luật pháp ông Nguyễn Tấn Dũng tìm cách tránh né.

Cũng như Hoa Kỳ và nhiều nước trong Cộng đồng Âu Châu, Bà Merkel nhấn mạnh: Để phát triển, Việt Nam phải tôn trọng quyền con người, tự do báo chí và tự do tôn giáo.

*

Trong khi ba sự kiện chính trị quan trọng Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh, Trương Tấn Sang đi Ấn Độ và Merkel đến Việt Nam, thì phía Mỹ bà ngoại trưởng H. Clinton cho đăng bài xã luận trên tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) khẳng định:

Khai phá đà tăng trưởng và sức năng động của Châu Á – Thái Bình Dương là lợi ích trung tâm về kinh tế và chiến lược của Mỹ và ưu tiên quan trọng cho Tổng thống Obama.

Mở cửa thị trường ở Châu Á cho Hoa Kỳ những cơ hội chưa từng có về đầu tư, thương mại, đường vào kỹ-thuật-cao của Mỹ.

Phục hồi kinh tế Mỹ sẽ phụ thuộc vào xuất khẩu và khả năng của các công ty Mỹ khai thác thị trường tiêu dùng rộng lớn và ngày càng tăng của khu vực Châu Á.

Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh ở Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng quan trọng cho tiến bộ toàn cầu, qua tự do hàng hải, chống chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên; hay đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động quân sự của các đối thủ quan trọng của khu vực.

Chính vì Châu Á là quan trọng đối với tương lai của Mỹ, nên vai trò Mỹ tham gia là quan trọng đối với tương lai của Châu Á. Điều này thúc đẩy vai trò lãnh đạo và mậu dịch của Mỹ — có lẽ là ghê gớm hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử hiện đại.

Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách Á Châu – Thái Bình Dương Kurt Campbell khai triển rõ hơn ở Đại Học Choulalongkorn (Bangkok)

Đề cập đến vấn đề tế nhị về mối tương quan giữa các nước trong khu vực với một cường quốc đang lớn mạnh là Trung Quốc, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell nói:

Điểm quan trọng ở đây là chiến lược địa lý của từng quốc gia trong bang giao với Trung Quốc. Hoa Kỳ hiểu rõ sự cố gắng cải thiện bang giao giữa từng nước đối với Hoa lục và luôn ủng hộ nỗ lực đó.

Về tình hình khá phức tạp và nhạy cảm tại vùng biển Nam Trung Hoa, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell nói tiếp:

Hoa Kỳ muốn khẳng định không thể đứng về phía nào, mà chỉ có thể khuyến khích cổ vũ cho những cuộc họp hoặc những vòng đối thoại để giải quyết vấn đề, đồng thời hoan nghênh thái độ thận trọng, tự chế của từng quốc gia.

*

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đang vươn mình trở thành tổ chức hợp tác vùng để cùng nhau phát triển với mẫu số chung là Dân Chủ.

Việt Nam lỗi nhịp Asean, bơ vơ lạc đàn giữa chợ đời thế giới, không bắt kịp lịch sử loài người.

Làm theo Miến Điện mới là đi vào sinh lộ, thoát tử lộ.

Chung qui chỉ vì không sớm chịu học hai ‘nốt nhạc’ Nhân Quyền và Dân Chủ mà ra nông nỗi này ./.

10-2011

© Nguyễn Đan Quế

© Đàn Chim Việt

12 Phản hồi cho “Cung đàn lỗi nhịp”

  1. Tu Duy says:

    NGUYEN DAN QUE CO NHIEU DIEM DANG KHEN NHU KHONG BI KHUAT PHUC TRONG THOI GIAN O TU CONG SAN,, NHUNG ONG CUNG CO DIEM DO
    ONG HAI BA LAN VIET TUYEN CAO KEU GOI DONG BAO THEO GUIONG CACH MANG HOA LAI XUONG DUONG BIEU TINH’
    SAI GON BIEU TINH HAI LAN, KHONG THAY CAI MAT ONG O DAU CA.. THE LA THE NAO .. ONG CHI BIET DOC THUC NGUOI KHAC XUONG DUONG CON BAN THAN ONG KHONG DAM XUONG DUONG.
    MUON LAM LANH TU MA KHONG DAM XUONG DUONG BIEU TINH THI KHONG KHA NOI,, NEN CAN DAM LEN NHE NGUYEN DAN QUE

    (BBT: Đề nghị bạn viết tiếng Việt có dấu và không lạm dụng chữ in hoa)

  2. khaymouk says:

    Vietnam la mot nuoc nho nen khon kheo ngoai giao de tranh doi dau de co thi gio chan hung dat nuoc
    vietnam muon doc lap thi minh phai manh de tu bao ve,muon manh thi phai doan ket toan dan chinh quyen cung nhu nhan dan phai kiem mot diem chung la phai dat loi ich Dat nuoc len tren het, toan dan phai biet hy sinh va nang dong de xay mot dat nuoc phu cuong khi minh giau manh roi thi khong con bi chen ep hoac hiep dap.

  3. an danh says:

    Thuận theo ý dân
    Chuyến thăm này diễn ra sau khi Miến Điện quyết định đình chỉ công trình đập thủy điện Myitsone mà Trung Quốc đầu tư đến 3,6 tỷ đôla.
    Lý do mà Chủ tịch Thein Sein đưa ra trong thư gửi Quốc hội nước này là ‘bảo vệ môi trường’ và nhất là ‘thuận theo ý dân’.
    Động thái này của chính phủ Miến Điện đã khiến Trung Quốc tức giận và chỉ trích công khai – một việc mà lâu nay rất hiếm khi xảy ra.

    Chủ tịch Thein Sein và phu nhân đã dành hai ngày chiêm bái các thánh tích Phật giáo
    Công trình thủy điện Myitsone nằm trên thượng lưu sông Irrawaddy mà Trung Quốc đã ký thỏa thuận với chính quyền quân sự Miến Điện vào năm 2002 để cùng khai thác. Trong đó Trung Quốc góp vốn, còn Miến Điện góp tài nguyên.
    Hai nước dự tính sẽ xây chặn dòng chảy và xây dựng bảy con đập lớn để phát điện trong thời hạn 50 năm.
    Nhiều nhà phân tích cho rằng những động thái gần đây của Miến Điện cho thấy chính quyền dân sự non trẻ của quốc gia này đang mong muốn rũ bỏ hình ảnh một quốc gia lệ thuộc vào Trung Quốc và mở cửa đối với các quốc gia phương Tây vốn vẫn đang duy trì lệnh cấm vận vũ khí áp đặt lên chế độ độc tài quân sự.
    Ấn Độ bắt đầu mối liên hệ với chính phủ quân sự Miến Điện vào giữa những năm 1990 trong các lĩnh vực an ninh và năng lượng khi nước này đang tìm cách cân bằng ảnh hưởng chiến lược ngày càng tăng của Trung Quốc ở Miến Điện.
    Động thái này của Ấn Độ đã bị nhiều nước chỉ trích. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2010 đã than phiền là Ấn Độ đã không nói chuyện với Miến Điện về những vi phạm nhân quyền của nước này.
    Tuy nhiên, Ấn Độ biện minh rằng cách tiếp cận của họ đã giúp khởi động một số bước đi cải cách của Thein Sein khi ông lên cầm quyền.
    Ông đã đối thoại trực tiếp với lãnh đạo đối lập là bà Aung San Suu Kyi vốn bị chính quyền quân sự giam lỏng trong nhiều năm.
    Đáng chú ý hơn, trước thềm chuyến thăm Ấn Độ, Miến Điện đã loan báo phóng thích hàng ngàn tù nhân, trong đó các tù nhân chính trị và những nhà bất đồng chính kiến.
    Hiện tại, kim ngạch thương mại giữa Miến Điện với Ấn Độ và Trung Quốc cũng chênh lệch đáng kể.
    Miến Điện trao đổi thương mại với Ấn Độ trị giá 1,2 tỷ đô la vào năm 2010, trong khi con số này với Trung Quốc là 4,4 tỷ đô la. Trung Quốc cũng là quốc gia hiện đầu tư nhiều nhất vào Miến Điện.

  4. long says:

    tôi không đồng ý với bài viết việt nam bơ vơ.vì hiên tai thì cả thế giới đều biết ,và người dân đã biết việt nam còn ông anh trung quốc tham lam và mất dạy..như vậy chứng tỏ việt nam không bơ vơ
    chào

  5. hoang pham says:

    Các bài viết mà tác giả đóng góp chủ yếu là mở rộng các vấn đề thời sự nóng bỏng đang diển ra nhằm giúp chúng ta bình luận trao đổi
    Còn nếu thích chỉ trích thì người nào đó phaỉ cho biết “cách giải quyết cuả mình có hay hơn tác giả không ?” trước khi nói
    What’s your solution ???

  6. Sinh viên SG says:

    Lâu rồi mới thấy bác sĩ Nguyên Đan Quế lên tiếng. Hiện lớp trẻ Vn đang dần dần giác ngộ qua những cuộc xuống đường gần đây và những trao đỗi trên mạng. những người như BS Quế cần lên tiếng thường xuyên để làm chỗ dựa cho lớp trẻ.

  7. vohoan says:

    Nước Cộng Hòa Xả Hội Việt Nam muốn xây dựng một nước ” Độc lập, Tự do, Hạnh phúc ” thì phải chọn con đường nào . Con đường thứ nhứt đi theo Trung Quốc . Đó là con đường mất nước. Lịch sử đả chứng minh điều đó. Con đường thứ hai theo mô hình Hiệp Chủng quốc để xây dựng đất nước.Con đường nầy thì đảng CS không thể còn độc tài độc tôn được . Điều mà CHXCH VN không bao giờ chấp nhận. Chỉ có một con đường để đưa đất nước ra khỏi bế tắc hiện nay là hòa đồng vào dòng thác cách mạng của thế giới hiện nay là tự do dân chủ công bằng xả hôi để sống còn. Đó là ngọn đuốc ở cuối đường hầm.

  8. DR BEAN says:

    Sẽ thành một liên minh một bên là VIỆT NAM + TQ một bên là Asean gồm Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Philipin, Đài Loan, Ấn độ,Indo, Malaysia,Singapour…VIỆT NAM + TQ chấp cả thế giới .VIỆT NAM rồi sẽ lại là anh lính xung kích chiến đấu cho thiên triều đến người lính cuối cùng

  9. Thanh Mai says:

    Tài chính trị của Mỹ là ở chỗ này : nuôi hỗ dữ để nó quay lại cắn mình. Bỏ đồng minh VNCH để mong được thị trường TQ, giờ bị chính thị trường đó lấn át. Nuôi tiếp CSVN để nó chơi trò phản phé, phản lại cả các nước đồng minh ASEAN. Bây giờ thấy tầm quan trọng của Thái Bình Dương thì CSVN nhượng cho TQ mất rồi. Rồi đây tàu bè Mỹ và các nước qua lại nơi đây phải coi chừng.

  10. Vũ duy Giang says:

    Tác giả NĐQ mở đầu bài viết bằng cách kết liễu ngay:”sinh mệnh(?!)của tập đoàn lãnh đạo Hà nội”
    nhưng không nói bằng cách nào?! Sau đó thì tóm tắt lại 2 chuyến thăm của”Sang Trọng”ở TQ và Ấn Độ
    và chuyến thăm VN của bà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được”Hùng Dũng”tiếp đón trong cùng thời gian này.

    Rồi NĐQ phán rằng:”Quan hệ VN-Ấn Độ chỉ là hợp tác Nam-Nam,nên tầm quan trọng không nhiều lắm”,mà quên rằng Thủ tướng Ấn Độ”mô tả mối quan hệ CHIẾN LƯỢC với VN là 1 yếu tố của hòa bình,ỔN ĐỊNH,và phát triển trong khu vực châu Á-Thái bình Dương”(muốn biết quan trọng quân sự,kinh tế,ngoại giao của mối quan hệ chiến lược Viêt-Ấn thì hãy đọc nhiều bài viết trên ĐCV),vì cả 2 nước VN và A.Đ có thể dựa vào nhau để ngăn chân TQ tràn vào biển Đông và Ấn Độ Dương.

    Hơn nữa Ấn Độ là nước dân chủ,và đông dân(sẽ vượt TQ)nhất Á châu,có thể làm gương cho VN,thay vì NĐQ dùng Miến Điên để rử VN là”Làm theo Miến Điện mới là đi vào sinh lộ,thoát tử lộ”(!). Ngoài ra NĐQ còn quên là vào dịp này,VN và Đức cũng ký hiệp ước”đối tác chiến lược tương lai”giữa 2 nước ở Nam-bắc địa cầu.

    Nhưng NĐQ chỉ muốn đón Hoa Kỳ trở lại VN, dù biết rằng:”Khai phá đà tăng trưởng và sức năng động của châu A-TBD là LỢI ÍCH trung tâm về KT,và CHIẾN LƯỢC của Mỹ…MỞ CỬA thị trường châu Á CHO HOA KỲ,những CƠ HỘI CHƯA TỪNG CÓ,về đầu tư,thương mại…”, mà NĐQ quên mất là tháng 4 năm 1975, Mỹ đã bỏ rơi VNCH cũng vì”lợi ích chiến lược của Mỹ”để:”mở cửa thị trường Trung Quốc cho Hoa Kỳ,những cơ hội chưa từng có về đầu tư,thương mại…”,mà TQ đã được… hưởng lợi cho đến ngày nay!

    Có người nói rằng:”Ai quên những bài học lịch sử,thì có ngày sẽ phải sống lại giai đọan lịch sử này,dù dưới một hình thức khác”. Vậy NĐQ cũng nên học lại lịch sử cận đại của VN,trước khi”dậy” CSVN theo gương…Miến Điện!!!

Phản hồi