WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện vui buồn với anh chị em thanh niên phụng sự xã hội

Sài Gòn 1965. Ảnh google

Năm 1965, khi chương trình phát triển cộng đồng tại quận 8 Saigon khởi sự họat động, thì tôi có nghe phong thanh là có một nhóm thanh niên tự nguyện đến họat động tại một số vùng nông thôn. Sau đó ít lâu, vào năm 1966 -67, tôi mới được biết rõ ràng hơn là : Nhóm thanh niên này là một tổ chức có danh xưng là Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội do Thầy Nhất Hạnh sáng lập từ năm 1964, nhằm đào tạo chuyên môn về công tác xã hội cho các tu sĩ nam nữ và các Phât tử muốn dấn thân phục vụ đồng bào trong các làng xã miền quê.

Vào giữa mùa mưa năm 1967, tôi có dịp tiếp một vị giáo sư về môn công tác xã hội từ Hongkong qua để thăm viếng và tìm hiểu về các cơ sở hoạt động xã hội tại Saigon. Nhân tiện tôi dẫn giáo sư đến thăm Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội tọa lạc trong khuôn viên của một ngôi chùa tại khu cư xá Phú Thọ Hòa, Gia Định. Lúc chúng tôi đến, thì vào đúng ngày sau lễ an táng của các nạn nhân của vụ khủng bố xảy ra từ mấy bữa trước, nên bầu không khí tại đây vẫn còn tràn ngập niềm tiếc thương u sầu với cảnh chết chóc của một cô giáo và một học viên. Thầy Thích Thanh Văn vị Giám đốc của Trường đã tiếp chúng tôi với vẻ mặt trang nghiêm lặng lẽ. Thầy cảm ơn sự quan tâm thăm viếng của chúng tôi và không nén được sự xúc động khi trình bày vắn tắt về những gì đã xảy ra trong vụ bị tấn công bất ngờ vào lúc đêm tối trong tuần lễ vừa qua. Tuy vậy, Thầy cũng nói là nhà trường sẽ vẫn tiếp tục họat động như thường, vì tin tưởng công việc của mình thuần túy chỉ có tính cách phục vụ xã hội theo tinh thần từ bi nhân ái của Đức Phật, chứ không hề có dính líu gì đến một mưu đồ chính trị nào khác.

Như thế đó, buổi tiếp xúc đầu tiên của tôi với Thanh niên Phụng sự Xã hội lại nhằm đúng vào lúc “tang gia bối rối” của tòan thể các thành viên của gia đình này. Nhiều năm sau, sự quen biết gắn bó thân thương giữa các bạn trẻ chúng tôi mỗi ngày thêm sâu đậm và tôi được coi như là một thân hữu, một “người nhà” với tổ chức này. Và cho đến hôm nay vào cuối năm 2011, thì đã tới trên 44 năm tôi sát cánh với Gia đình TNPSXH trong niềm vui, cũng như nỗi buồn trên quê hương giữa thời khói lửa mịt mù thuở ấy. Qua bài viết ngắn gọn này, tôi xin ghi lại những kỷ niệm thật đáng nhớ với các anh chị em đó.

Sau vụ tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968, thì nhóm anh chị em trong chương trình phát triển cộng đồng chúng tôi rất là bận rộn với công việc chỉnh trang tái thiết tại các quận 6, 7 và 8 Saigon, vì khu vực này vốn là cửa ngõ để quân đội cộng sản xâm nhập khiến gây thiệt hại rất nặng nề với hàng mấy chục ngàn ngôi nhà bị tàn phá. Và một vài anh em TNPSXH cũng có lần lui tới tham gia giúp đỡ chúng tôi trong công cuộc tái thiết này.

Mùa hè năm 1970, Nguyễn Văn Thuất, Trưởng Khối Công tác của TNPSXH rủ tôi cùng đi thăm mấy tóan công tác tại tỉnh Quảng Trị. Chúng tôi đi nhờ máy bay của cơ quan Viện trợ Mỹ ra Đà nẵng, rồi từ đây lấy xe đò đi tiếp ra Quảng trị. Tại đây, chúng tôi được cho tạm trú tại Chùa Tỉnh hội Giáo Hội Phật giáo Việt nam Thống nhất và ngày ngày lần lượt đến thăm các tóan công tác tại các trại tạm cư của đồng bào nạn nhân chiến cuộc tại Gio Linh, Cam Lộ. Tại mỗi trại, tóan công tác chăm lo mở lớp dậy học cho các em nhỏ, điều hành trạm y tế để săn sóc sức khỏe và bảo đảm vệ sinh cho các trại viên, giúp làm giấy tờ hồ sơ để bà con xin trợ cấp của Bộ Xã hội… Anh chị em cùng chia sẻ điều kiện sinh sống đơn sơ trong những căn lều vải hoặc nhà tranh, thiếu thốn tiện nghi của đồng bào nạn nhân và ra sức tìm mọi phương cách có thể nhằm giúp đỡ bà con tạm ổn định cuộc sống.

Cũng còn một tóan công tác khác phụ trách việc phát triển cộng đồng tại một thôn làng tương đối có an ninh gần với thị xã Quảng trị. Tại đây, anh chị em chia nhau ra ở chung nhà với các gia đình sở tại, và còn tìm cách giúp bà con trong công việc đồng áng, chăm nuôi gia súc, cũng như tăng cường công tác chăm sóc y tế và cải thiện dịch vụ y tế công cộng. Cái lối “Tam Cùng”: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào như thế quả đã gây được tình cảm thân thương gắn bó với quần chúng nhân dân tại làng quê vậy.

Qua chuyến thăm viếng này, tôi có dịp hiểu biết và thông cảm hơn đối với lối sinh họat của TNPSXH, theo phương thức “Vừa Học Vừa Làm” được áp dụng trong chương trình đào tạo cán bộ xã hội của Trường. Và tôi cũng đã viết một bài “Ghi nhận” về những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi, bài đã được đăng trong Bản Tin của tổ chức nơi số Mùa Thu năm 1970 đó. vào cuối năm, nhân chuyến sang Paris tham dự hội nghị thành lập Viện Đại kết Phát triển các Dân tộc (INODEP = Institut Oécuménique au service du Développement des Peuples), tôi có dịp gặp Thầy Nhất Hạnh là sáng lập viên của TNPSXH và chị Cao Ngọc Phượng là thành viên nòng cốt của trường ngay từ lúc ban đầu khi mới khởi sự. Chị Phượng nói : “Tôi có đọc bài viết của anh sau chuyến đi Quảng trị và rất xúc động với sự thông cảm và cộng tác của anh với anh chị em TNPSXH ở bên quê nhà…”

Qua năm 1972, sau vụ Tổng tấn công “Mùa Hè Đỏ Lửa”, thì rất đông số đồng bào ở miền Trung đã phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn để chạy vào các khu vực anh ninh gần các thành phố, thậm chí còn có nhiều người dân từ Quảng trị tìm cách vào định cư tại miền Nam luôn. Lúc đó, chúng tôi đã vận động được với tổ chức Hội Đồng Tôn giáo Thế giới ở Geneva chấp thuận cấp cho một ngân khỏan khá lớn để giúp cho chương trình cứu trợ các nạn nhân chiến cuộc này. Và TNPSXH đã nhận cộng tác mật thiết với cơ quan Xã hội Tin lành Á châu (Asian Christian Service = ACS) trong công cuộc cứu trợ và định cư số đông nạn nhân cư ngụ trong các trạm tạm cư ở miền Trung, cũng như các trại định cư tại các tỉnh Phước tuy, Biên hòa. Có hai trại định cư được đặt tên là Quảng Phú (Quảng trị/ Phú mỹ – Phước tuy) ở sát khu chùa Đại Tùng Lâm Long thành và Quảng Biên (Quảng trị/Biên hoà) ở gần khu Hố Nai Biên hòa.

Công việc cứu trợ vừa mới khởi sự chưa được bao lâu, thì gia đình TNPSXH lại mất đi vị Giám đốc Thích Thanh Văn do tai nạn xe cộ xảy đến trên đường đi công tác thăm mấy trại định cư ở Biên hòa, Bà rịa. Anh chị em trong gia đình cùng rất đông thân hữu đã ngậm ngùi lặng lẽ tiễn đưa người đứng đầu tổ chức còn rất trẻ mà được sự quý mến vị nể của rất nhiều người.

Người kế vị là Thầy Thích Châu Toàn với khuôn mặt bầu bĩnh coi giống như Đức Phật Di Lặc, thì cũng hết sức năng nổ dấn thân hết mình với anh chị em trong gia đình trong mọi công tác và sinh họat vừa học vừa làm của trường. Đặc biệt là Thầy Châu Tòan đã thúc đảy việc thiết lập được một chi nhành của Ngân Hàng Nông Thôn đặt tại quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho. Công việc đang tiến hành suôn sẻ, thì lại một lần nữa cảnh tang tóc đã xảy ra qua cái chết vì bệnh bất ngờ của vị Tân Giám đốc Châu Toàn, người mới kế vị Thầy Thanh Văn được chừng có hai năm mà thôi. Quả thật đây là một thứ định mệnh nghiệt ngã, nó liên tiếp đem lại bao nhiêu đau buồn cho TNPSXH trong hơn 10 năm hoạt động, cho đến năm 1975 khi trường bị giải thể và trao cơ sở cho nhà nước sử dụng làm một trường trung học thuộc địa phương quận Tân bình.

Đến lượt Thầy Từ Mẫn trước vẫn phụ trách Nhà Xuất bản Lá Bối lên kế nghiệp, thì chẳng bao lâu là đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, nên TNPSXH dưới sự dẫn dắt của Thầy Giám đốc cuối cùng này cũng chẳng làm sao mà thay đổi được cục diện trong hòan cảnh đất nước tang thương bi đát đến tận cùng như thế đó.

Tôi phải nói thêm về mấy vụ anh chị em PNPSXH bị khủng bố khác tương tự như vụ khủng bố vào năm 1967 như đã ghi sơ qua ở trên. Đó là hai lần khi đi thực tập tại địa phương trong vùng nông thôn thuộc tỉnh Gia định, thì cũng bị “người lạ mặt” đến hạ sát hay bắt dẫn đi biệt tăm luôn. Vì giữa thời kỳ chiến tranh sôi động trong các năm 1965 – 67, nên không làm sao mà tìm hiểu đích xác được những thủ phạm gây ra sự chết chóc đó là ai. Chỉ đến sau năm 1975, thì mới có dấu hiệu cho biết kẻ chủ mưu đó là ai.

Tôi xin ghi lại ở đây lời kể của một chú là cựu học viên của trường. Trong dịp lễ Hiệp Kỵ tổ chức vào năm 1981- 82 tại khuôn viên Chùa Lá bên cạnh trường cũ, để tưởng nhớ tập thể những người đã ra đi, thì chú ấy có nói cho tôi biết rằng: “Trong một buổi họp dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám ở địa phương Phú Thọ Hòa, thì một người càn bộ mới kể lại thành tích “ báo công” (báo cáo công lao) rằng chính anh ta đã tham gia vào việc “ diệt trừ bọn phản động CIA” vào giữa năm 1967, như đã ghi ra nơi đầu bài viết này. Như vậy là ít ra qua sự tiết lộ này, ta có thể biết là vụ quẳng lựu đạn làm chết hai thành viên TNPSXH và gây thương tật cho mấy người khác đã có nguyên nhân là do cán bộ du kích gây ra. Chắc chắn là các nạn nhân còn sống sót cũng như đông đảo các học viên là nhân chứng trong mấy vụ khủng bố nói trên, thì họ đã ghi lại chi tiết trước sau về những chuyện đau buồn này rồi. Vì thế mà tôi thấy không cần phải dài dòng viết ra thêm ở đây nữa.

Mà như đã ghi ở nhan đề, tôi chỉ muốn thuật lại những kỷ niệm vui buồn trong mấy năm gần gũi sát cánh với anh chị em TNPSXH thời kỳ trước năm 1975. Phải nói là vui ít, mà buồn thì nhiều hơn. Nhưng mà tôi lại càng thương cảm và quý mến các bạn trẻ này, vì họ vẫn tiếp tục công việc phục vụ xã hội theo đúng lý tưởng từ bi nhân ái của Phật Tổ, dù đã gặp phải bao nhiêu tai nạn khủng khiếp đến cả chết chóc thảm thương như vậy.

Sau cùng, tôi muốn ghi lại mẩu chuyện do chính Thầy Thanh Văn có lần đã kể lại với tôi, đại khái như sau: Trong vụ khủng bố vào trường năm 1967 đó, một học viên khác là cô Hương bị thương tích đến bất tỉnh phải đưa đi cứu cấp ở bệnh viện. Sau khi hồi phục, cô ấy mới kể lại rằng: “Lúc xảy ra tai nạn, em bị văng khỏi bàn học và nằm bất tỉnh dưới đất. Rồi khi tỉnh lại, em thấy nếu mình có chết thì cũng phải ở trong tư thế đàng hòang chững chạc, vì thế mà em ráng hết sức mình để bò lết đến được cái giường gần đó, rồi vì đuối sức quá lại bị ngất đi…” Tôi chưa bao giờ được gặp lại cô Hương, vì sau vụ tai nạn xảy ra, cô được gửi đi chữa chạy ở nước ngòai. Nhưng được nghe Thầy Thanh Văn thuật lại chuyện của cô: “Có chết, thì vẫn phải ở vào tư thế đàng hòang chững chạc tử tế”, thì tôi thật sự cảm phục vì cái nhân cách của người con gái cỡ tuổi đôi mươi giữa lúc bị đau đớn cận kề với cái chết như thế, mà vẫn giữ được vẻ bình tĩnh đón nhận cái chết trong danh dự phẩm giá, chứ không buông xuôi phó mặc cho số mệnh an bài ra sao cũng được.

Tai nạn thảm khốc liên miên xảy ra cho TNPSXH như vây, thì rõ ràng là điều thật đáng buồn. Nhưng mà chỉ với một cử chỉ điển hình của một học viên như cô Hương trước cái chết như thế đó, thì cũng đã gây ra cho tôi một niềm lạc quan phấn khởi rằng trong đại gia đình TNPSXH vẫn còn rất nhiều những con người có nhân cách tuyệt vời như thế, mặc dầu họ chẳng bao giờ lên tiếng ồn ào về thành tích thế này thế nọ của bản thân hay của tập thể vậy.

California, tháng Mười 2011

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

 

1 Phản hồi cho “Chuyện vui buồn với anh chị em thanh niên phụng sự xã hội”

  1. dungmai says:

    Kinh goi anh Doan Thanh Liem !
    Doc bai bao cua anh gay lai dong mau lam Cong Tac Xa Hoi cua biet bao nhieu nguoi , vi truoc day toi cung tot nghiep truong Can Su Xa hoi Caritas Vinh Son cua Dong vincent Depaul,VIet nam luc bay gio co 3 truong Cong Tac Xa Hoi .
    Truong Thanh Nien Phung Su Xa Hoi , Truong Cong Tac Xa Hoi , va Truong cua nha Dong Vincent Depaul.nam 1974 truoc khi ra truong Chinh Phu co to chuc 3 truong hop mat va cam trai de giup do lan nhau trong kinh nghiem sau nay ,truoc khi chung toi di thi cac Masoeur dan do ky lam vi chung toi duoc su diu dat cua cac Soeur ,thi bay gio qua doc bai bao cua anh thi toi moi hieu ,vi truoc day truong TNPSXH bi nghi la co Cong San o trong do, cho nen chung toi rat so ,va co nhieu thanh kien ,chung toi duoc dao tao voi mot tac phong cua nguoi lam Cong tac Xa Hoi chu ko lam chinh tri.
    Nay doc duoc bai viet cua anh toi cung man nguyen va goi lai cho toi nhung cong viec cao quy ma bay gio chi con lai trong ky uc ,thanh that cam on anh .
    Dung Mai

Leave a Reply to dungmai