WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Mỹ nói đến “đấu tranh giai cấp”?!

Occupy Wall Street. Ảnh On the net

Phong trào biểu tình “Chiếm phố Wall” bắt đầu từ  17/9 ở New York, Hoa Kỳ nay đã lan rộng khắp bốn châu lục. Phong trào này được cho là lấy cảm hứng từ “Mùa Xuân Ả Rập” ở Bắc Phi. Những người biểu tình mô tả đây là một “cuộc cách mạng thực sự”, thậm chí những người có quan điểm cánh tả coi đây là một cuộc “đấu tranh giai cấp”. Trong bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng thứ hai chỉ trong vòng ba năm và nền chính trị dân chủ dần bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, thiển nghĩ vấn đề “chủ nghĩa tư bản” và sự canh tân nền chính trị dân chủ đòi hỏi một cái nhìn sâu sắc và toàn diện không phải đối với các nhà chính trị học và xã hội học thế giới mà còn là những người Việt Nam quan tâm thời cuộc.

Ban đầu, tôi không chú ý đến phong trào này cho lắm. Bởi lẽ, ở những xứ sở dân chủ người ta có thể biểu tình vì bất cứ lý do gì. Đó là cách thể hiện những nguyện vọng, đòi hỏi cần được đáp ứng, những bức xúc cần được giải tỏa của người dân hay thậm chí chỉ là những dịp bày tỏ thái độ của họ trước những vấn đề không mấy quan trọng. Biểu tình ở Tây phương gần như một thứ văn hóa- văn hóa phản kháng và văn hóa hành động tập thể. Dù là gì đi nữa, tôi cho rằng những cuộc biểu tình là cần thiết và chúng là biểu hiện của tự do. Sự phản kháng và thách thức quyền lực sẽ tạo ra sức ép cần thiết lên chính quyền và giới lãnh đạo kinh tế nhằm đẩy họ đến chỗ phải có những điều chỉnh thích hợp. Chính nền dân chủ bảo vệ quyền phản kháng của người dân; và sự phản kháng đến lượt nó, lại tạo ra năng lượng tự thay đổi, tự làm mới để bảo vệ nền dân chủ.

Nhưng khi phong trào này trở nên rầm rộ và chung quanh nó xuất hiện những ngụy biện lớn kể cả những trò “giậu đổ bìm leo” từ bên ngoài phong trào ấy, thì tôi nghĩ mình không thể không quan tâm. Đặc biệt, khi những người có tiếng tăm và có ảnh hưởng đối với quần chúng như các diễn viên, đạo diễn ở Mỹ lại mạnh mẽ lên tiếng đòi làm “cách mạng”, đòi “đấu tranh giai cấp”, đòi những người ở tầng lớp dưới phải là người lãnh đạo đất nước…thì những ai muốn bảo vệ chủ nghĩa tự do phải lên tiếng. Cũng phải kể đến nhiều người cầm bút bất lương ở Việt Nam “thừa nước đục thả câu” đã gân cổ lên rằng “chủ nghĩa tư bản thối nát” và “người Mỹ cũng ủng hộ chủ nghĩa xã hội”, để ngụy biện cho cái chế độ độc tài đã nuôi dưỡng họ.

Khắp nơi trên thế giới, mỗi khi có cơ hội thì nhiều người ngay lập tức cho rằng chủ nghĩa tư bản là không thể chấp nhận được, phải thay đổi…, mặc dù họ hiểu biết rất ít về chính trị, kinh tế và xã hội. Nói đến đây tôi nhớ đến việc nữ diễn viên Jane Fonda cùng với giới điện ảnh Hoa Kỳ phát động phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, ủng hộ cộng sản; hay những phong trào thanh niên trên khắp thế giới cuối thế kỷ 19 góp phần quan trọng cho sự bành trướng của chủ nghĩa xã hội. Có những người rất thích nói đến xã hội, bình đẳng, giai cấp … trong khi họ chẳng biết gì về bản chất của sự bình đẳng và mối tương quan giữa tự do và bình đẳng. Họ vô tình hay cố ý không nhận ra rằng: để cho tất cả được tự do và có cơ hội ngang nhau nhằm quyết định vận mệnh của mình, đó mới là công bằng, chứ không phải là “cào bằng” tất cả.

Các nhà lãnh đạo và giới tư bản Hoa Kỳ không hề câu kết nhau tước đoạt quyền tư hữu, không sung công tài sản của người dân Mỹ, không lấy hết đất đai, trâu bò của họ để thành lập hợp tác xã trá hình, không lấy hết ruộng vườn của họ rồi đền bù với giá rẻ mạt, không gom tất cả tài sản quốc gia lại để ăn chia nhau. Vì hệ thống chính trị dân chủ, pháp trị không cho họ cái quyền làm như thế. Cái lỗi của họ là cái lỗi chung của nhân loại- đó là sự tham lam. Họ tham lam, họ dùng tiền để tác động tới chính quyền nhằm trục lợi làm cho kinh tế khủng hoảng và làm cho đời sống người dân trở nên khó khăn. Phản đối sự tham lam của  giới tài phiệt và sự hoạt động kém hiểu quả, cũng như thái độ không chú trọng quyền lợi người dân thường của chính phú là một động thái cần thiết. Nhưng người ta nên phản kháng với nhận thức rằng bất cứ định chế chính trị hay kinh tế nào của nhân loại cũng tồn tại khiếm khuyết và có xu hướng tha hóa. Chúng ta không thể có được cái hoàn hảo nhưng chúng ta có thể có được một cơ chế khắc phục sai lầm hiệu quả.

Đừng thấy sự tự do cạnh tranh có khiếm khuyết mà vội vàng ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Bởi vì trong cái gọi là xã hội XHCN ấy, bạn không được tư hữu ngay cả mảnh đất truyền thừa của tổ tiên, không có cả quyền phản đối chính quyền dù nó sắp bán nước đi nữa, không có tất cả những quyền mà bạn vốn có trong thể chế dân chủ, mà đôi khi sự hiện hữu nghiễm nhiên của nó làm bạn dễ quên lãng và phớt lờ nó. Người ta nên chọn loại thể chế nào: thể chế dân chủ- nơi mà người ta có thể phản kháng và phản kháng hiệu quả, hay thể chế mà họ gọi là “chủ nghĩa xã hội”- nơi mà người ta luôn rêu rao sự bình đẳng, rằng nơi đó những người dân thường tầng dưới của xã hội sẽ lãnh đạo xã hội, để khi bạn thực sự sống ở đó, bạn mới biết rằng công nhân, nông dân ở đây có cuộc sống chỉ hơn nông nô thời trung cổ mà thôi?!

Chủ nghĩa tự do với nguyên tắc tự do cá nhân và nền chính trị dân chủ pháp trị, có hai khuynh hướng chính: một là, chủ nghĩa tự do cổ điển (chủ nghĩa tự do kinh tế)  ủng hộ chủ nghĩa tư bản laissez-faire, phản đối sự can thiệp của Nhà nước; hai là, chủ nghĩa tự do mới (chủ nghĩa tự do xã hội) ưu tiên một Nhà nước phúc lợi với sự can thiệp cần thiết của Nhà nước vào nền kinh tế, và trao cho Nhà nước vai trò đảm bảo sự bình đảng xã hội. Mỗi khuynh hướng đều có ưu và nhược điểm. Nhưng nhược điểm của chúng cũng chính là nhược điểm của thế giới loài người. Vì thế việc chấp nhận nhược điểm là cần thiết và là thái độ sáng suốt. Việc cân bằng giữa tự do cạnh tranh và bình đẳng xã hội luôn là một vấn đề khó khăn mà bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Và điều quan trọng là chúng ta có được một mô hình, một thể chế có những nguyên tắc cốt lõi có thể hạn chế những nhược điểm này- đó chỉ có thể là nền dân chủ mà chủ nghĩa tự do đã xây dựng.

Có một hạng người không bao giờ biết được ý nghĩa thực sự của tự do, đó là những người cả đời sống trong chế độ dân chủ tự do, hưởng mọi lợi ích từ nền chính trị dân chủ và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, và chưa bao giờ ném mùi chính trị độc tài, kinh tế tập trung. Thừa kế cái di sản hiển nhiên của tổ tiên khiến người ta quên mất giá trị của nó. Tôi đồng tình khi họ phản đối các nhà tài phiệt tham lam và giới chính trị hoạt động kém hiệu quả. Tôi ủng hộ khi họ đòi hỏi chính quyền ưu tiên xây dựng một Nhà nước phúc lợi, đảm bảo tương đối bình đẳng xã hội bằng trợ cấp và tăng thuế thu nhập. Nhưng họ sẽ biến thành kẻ đần độn nếu cổ vũ cho xu hướng cực tả, cho chủ nghĩa xã hội. Họ chẳng tưởng tượng nổi trong xã hội XHCN chẳng thể nào có cái cảnh mỗi người cầm trên tay một chiếc Iphone để liên lạc với nhau trong cuộc biểu tình; mà họ cũng chẳng có cơ hội để mở rộng cuộc biểu tình, vì người ta sẽ bắt hết bọn họ đưa lên xe bus từ khi cuộc biểu tình chỉ có vài chục, vài trăm người.

Tại sao khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, bất bình đẳng gia tăng, người ta không hướng tới một mô hình kiểu Bắc Âu, nơi mà ưu tiên về một Nhà nước phúc lợi được đặt lên trên mọi nhu cầu cạnh tranh tự do của kinh tế thị trường? Tại sao người ta cứ phải đặt vấn đề chủ nghĩa xã hội khi chúng ta muốn làm mới hệ thống chính trị và kinh tế? Nhiều người khi mưu cầu sự bình đẳng xã hội thường hướng đến chủ nghĩa xã hội trong khi cái chúng ta thực sự muốn là chủ nghĩa tự do xã hội. Vì chính chủ nghĩa tự do xã hội mới  là hệ lý thuyết cung cấp cho chúng ta mô hình để xây dựng một nền dân chủ với nền kinh tế bị hạn chế bởi nhà nước, để đảm bảo phúc lợi cho tầng lớp dân nghèo. Còn khi chúng ta nói về chủ nghĩa xã hội, chúng ta không biết là mình đang ca ngợi nền độc tài chính trị và kinh tế tập trung- nơi mà cái dạ dày của bạn sẽ bị khống chế bởi cơ quan lãnh đạo cao nhất, và vì thế bạn sẽ chẳng thiết đòi quyền tự do chính trị nữa. Người ta có lẽ còn nhập nhằng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do xã hội! Nhiều người Mỹ còn nhập nhằng như thế. Nhưng tôi tin rằng đa số người Mỹ biết được giá trị của hệ thống chính trị dân chủ của họ. Họ phản kháng để “refresh” nó chứ chẳng phải để lật đổ nó. Vì nếu muốn từ bỏ hệ thống ấy thì cách tốt nhất là họ nên qua sống ở Việt Nam, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiến càng hay.

Tôi muốn bảo vệ chủ nghĩa tự do vì thiết nghĩ rằng nếu chúng ta không nhìn thấy vai trò của nó, bỏ quên nó vì những thứ lý thuyết độc hại khác, con người sẽ phải trả giá. Nhân loại đã từng trả giá vì sự hiểu biết hời hợt về chủ nghĩa cộng sản, vì sự phớt lờ tầm quan trọng của chủ nghĩa tự do. Điều này không thể lặp lại! Tôi biết điều này sẽ khó có thể lặp lại ở những nước có nền dân chủ tự do vững chắc như Hoa Kỳ. Nhưng theo một cách nào đó, nó bị lợi dụng triệt để ở những nước độc tài chống Mỹ và phương Tây như Việt Nam, Trung Quốc. Việc ví von phong trào “chiếm phố Wall” với “Mùa Xuân Ả Rập” mà tôi thấy ở khắp nơi trên báo chí “chính thống” của chế độ (Tạp chí cộng sản và Sài Gòn giải phóng là những ví dụ lố bịch điển hình) chỉ là một cách “lập lờ đánh lận con đen” bỉ ổi.

Ai trong chúng ta cũng biết rõ “Mùa xuân Ả Rập” là phong trào cách mạng thay đổi thể chế chính trị, lật đổ các chế độ độc tài đã tồn tài nhiều năm, còn phong trào biểu tình “Chiếm phố Wall” lại là một cuộc vận động xã hội (không phải cách mạng), tạo áp lực lên một chính quyền dân chủ, buộc họ phải thay đổi cách nhìn và phương thức điều hành xã hội. Sự tương đồng về ngoại biểu không khỏa lấp được những khác biệt về bản chất nội tại (động cơ, mục tiêu). “Mùa Xuân Ả Rập” là động thái giết chết một con bệnh ung thư, còn “Chiếm phố Wall” là cách người ta cảnh báo và chữa trị cho một người mắc bệnh thông thường. Cũng cần phải nhận thức rõ rằng trên thế giới này không có kẻ không có bệnh mà chỉ có những kẻ hết thuốc chữa. Thật vậy, con người trở nên cao quý không phải vì anh ta hoàn hảo mà vì anh ta biết đổi mới và đứng lên mạnh mẽ hơn từ những sai lầm. Và để tránh những ngụy biện không cần thiết cho điều này ở những trường hợp khác, tôi muốn nói thêm rằng: Có một sự khác biệt cơ bản giữa sự thối nát hệ thống và sự sai lầm cục bộ.

 Tam Kỳ, ngày 27 tháng 10 năm 2011

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

35 Phản hồi cho “Người Mỹ nói đến “đấu tranh giai cấp”?!”

  1. NON NGÀN says:

    “ĐẤU TRANH GIAI CẤP” TRONG Ý NGHĨA CỦA VIỆC “CHIẾM PHỐ WALL” NGÀY NAY TẠI MỸ

    Dấu tranh giai cấp thực chất chỉ là khái niệm bá vơ của Các Mác. Sở dĩ có khái niệm này là vì Mác dựa vào lý thuyết được gọi là “biện chứng luận” mơ hồ của Hegel. Các ý nghĩa này hoàn toàn phi khoa học, không khách quan, không thực tế. Thực chất, trong xã hội con người luôn luôn có sự đấu tranh. Đó là sự đấu tranh giữa các ý thức cá nhân với nhau, giữa cái tốt và cái xấu, cái tiến bộ và cái phản tiến bộ, cái nhân bản và cái phi nhân bản, cái tiêu cực và cái tích cực v.v… Những cái mô hình về các tiến hóa xã hội, các khái niệm về sự bóc lột, các ý niệm về sự thống trị và sự bị trị của giai cấp luôn chuyển vị nhau v.v… mà Mác đã đưa ra, thực chất chỉ là ngụy biện, vu khoát. Nói khác đi, xã hội phát triển là trên cơ sở sự tự do mọi mặt của con người. Con người sở dĩ phải tự dó là từ trên nền tảng bình đẳng. Mọi sự độc tài chỉ là sự lợi dụng, lạm dụng của những cá nhân nào đó đối với các cá nhân khác hay với toàn thể xã hội. Cái bậy bạ nhất của Mác là chủ trương sự chuyên chính, điều đó là cơ sở để cho mọi thành phần xấu, phản động, phản xã hội đều có thể lợi dụng để chống lại xã hội. Cho nên, ý nghĩa tự do và dân chủ chỉ có thể dẫn đến sự quản lý xã hội bằng khoa học, bằng kỹ trị theo cách nhân bản. Đó chính là nền tảng của các chế độ xã hội tự do mà trong đó Mỹ là nước tiêu biểu nhất. Nên nói cách cụ thể, phong trào chiếm phố Wall hiện tại ở Mỹ thực chất chỉ là ý nghĩa mạnh động, tự phát của một thiểu số cá nhân bộc phát. Nó không thể là ý nghĩa chính trị nghiêm chỉnh và đi đến kết quả thực tế nào đó trong tương lai. Các trào lưu khuynh tả vẫn luôn có thể là những khuynh hướng chính trị cơ hội. Chỉ có ý nghĩa khuynh tả có thể chấp nhận được vì nó đúng đắn, đó là khuynh tả khoa học, mà không phải khuynh tả chỉ là ý đồ cơ hội hay mang tính cách ý thức hệ giả tạo, trá hình, và lừa dối nào đó.

    ĐẠI NGÀN
    (29/10/11)

  2. rebecca nguyen says:

    Một nước Việt Nam dân chủ trong tương lai với Huỳnh Thục Vy làm thủ tướng thì tui có một vài nhận xét như sau :
    Về học vấn và kiến thức thì Huỳnh Thục Vy không hề thua kém bà thủ tương Thái Lan , bà Angela Merkel của Đức , bà Julia Gillard của Úc … nhưng Huỳnh Thục Vy :
    Xinh đẹp gấp 2 lần bà thủ tướng Thái Lan
    Xinh đẹp gấp 5 lần bà thủ tướng Úc Đại Lợi .
    Xinh đẹp gấp 10 lần bà thủ tướng Đức
    Quí vị có đồng ý với tui hay không ? Nếu đồng ý thì xin lên tiếng .

  3. observer says:

    good points.

  4. Nguyen V N says:

    Cái bài hát chống Mỹ cứu nước đã quá xưả bây giờ CSVN lại muốn biến các cuộc biểu tình kinh tế Aû Mỹ thành Cách Mạng tháng tám thì thật là khôi hài.

    Khôi hài hơn nữa là biến Muà xuân Ả rập thành “Chống Mỹ cứu nước”= Chiếm phố Wall= Cách mạng đấu tranh giai cấp đúng như HTV nói ĐÁNH LẬN CON ĐEN

    Thực ra rất là dễ hiểu CSVN vì quá sợ Cách Mạng Muà xuân Ả rập vì nó là CUỘC CÁCH MẠNG TỰ DO DÂN CHỦ Đa Nguyên lật đổ bọn Độc tài tàn ác kiểu CSVN và được toàn thế giới ủng hộ chớ
    làm gì có cái vụ cách mạng tháng tám đấu tranh giai cấp.

    Mà chúng ta cũng KHÔNG SỢ chữ đấu tranh giai cấp là vì đây là cuộc nỗi dậy của giai cấp đa số toàn dân,dân oan bị một giai cấp thiểu số độc tài đàn áp dùng bạo lực đễ chiếm cướp của dân như Khadafỉ assad và i chang CSVN, Giai Cấp Tư bản Đỏ.

    Mong rằng Muà xuân Ả Rập sẽ mang đến cho Muà xuân Tự Do Dân chủ VN phá tan xiềng xích CSVN.
    Cô HTV, cô cũng không cần phải đính chánh cho chúng vì các cuộc biểu tình “les indignés” không có gì liên hệ đến cuộc cách mạng khốn nạn CSQT đã đem thế giới vào cái địa ngục trần gian mà các dân tộc đã và đanh tự giải phóng như Đông Âu và VN bây giờ.

    Theo tôi cô HTV cũng đừng coi quan trọng cái nguỵ biên của chúng, không ai thèm tin đâu. Dân ta đã quá biết cái thiên đường XHCN của chúng rồi. Càng phân tách càng vô tình quảng cáo lời nguỵ biện vô giá trị của chúng không đáng cho ta chú ý.

    Đúng Muà Xuân Ả Rập là Muà Xuân sắp tới cho VN, Muà xuân phá tan ngục tù CS, muà xuân đa^ùu tranh giai cấp củ giai cấp bị trị dân oan bị;hiếp đáp bóc lôt bởi bon Tư bản Đỏ , tài phiệt giàu sụ trên xương máu của dân. Chúng muốn nói gì thì nói ví von gì thì ví von chúng ta sẽ có MUÀ XUÂN Ả RẬP của chúng ta.

    Mong HTV hiểu chiến thuật của tôỉ PHE LỜ và dùng Gậy ông (CSVN) mà đập lưng ông (Độc tài tàn bạo) Hảy dùng từ ngữ của chúng mà đập chúng.

    Chúng không còn gì hết nữa vì đã bị dân loại bỏ nên chúng chỉ biết dùng thuật lương lẹo đễ lừa tả vì vậy không thèm phân tách không có lợi vì càng phân tách là rơi vào Mê hồn trận của chúng.

    Thân mến

    Nguyen V N

  5. Dan Chu & Tu Do says:

    Cám ơn tác giả. Bài viết thật khúc chiết, rõ ràng, đập mạnh, thẳng vào mặt những kẻ xảo trá, ngụy biện.

    Nhiều bài viết như thế này được phổ biến sẽ góp phần quan trọng nhằm đập vỡ cái loa tuyên truyền ngu dân, bịp bợm của việt cọng.

  6. Anh Hung says:

    Chỉ có những người “cuồng tín” về xã hội XHCN vì quyền và lợi quá lớn mới đánh lận con đen giữa phong trào “chiếm phố Wall” ở các nước dân chủ tự do với các cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả rập” ở các nước có chế độ độc tài tại Trung Đông.

  7. hoa nhai says:

    bai phan tich hay va chinh xac, cam on huynh thuc vy .

  8. Lucky says:

    Tương lai của Việt Nam sẽ tươi sáng là nhờ có những người như Huỳnh Thục Vy. Cầu Trời giúp cho Vy được bình an và mạnh mẽ vượt qua được mọi sự khó khăn của bạo quyền

  9. Nhật Hồng says:

    Biểu tình tại Mỹ chứng tỏ dân là chủ thôi .
    Việt nam biểu tình # gỡ lịch .
    Dũng Gadafi tham nhũng hàng tỷ đô , phá hỏng kinh tế Việt nam , dân không dám phản đối .

  10. vk says:

    Có đắp chung chăn mới biết chăn có rận …Hiện nay ai đang mơ XHCN hãy nên đến Bắc Triều Tiên – Cu Ba mà sống … đúng vậy . được mấy ngày là xỉu !….TQ – VN thì đỡ hơn nhưng đố ai phát ngôn theo ý mình khi không thuận tai theo cái XHCN ..còn nói động đến đảng cs thì thuộc dạng phản động tức thì .

Leave a Reply to observer