WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con nhà thơ Hữu Loan kể về cha

Đàn Chim Việt: Hữu Loan ra đi trong sự im lặng của truyền thông nhà nước. Những tờ báo có xu hướng cởi mở hơn như VNExpress, Thanhnien, Dantri.v.v. có đưa tin về cái chết của ông nhưng trong một chừng mực khá dè dặt. Người ta kể về cuộc đời khốn khó của ông nhưng không đề cập tới nguyên nhân của sự khốn cùng đó. Nhắc tới những năm tháng vất vả của ông, nhưng không nhắc tới Nhân Văn Giai Phẩm hay Cải Cách Ruộng Đất.v.v. Mặc dù né tránh đề cập thẳng tới những vấn đề tế nhị, những bài viết này cũng diễn tả khá chân thực cuộc đời Hữu Loan.

Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, “cây gỗ vuông chành chạnh của” đất Nga Sơn đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cả một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, về một lão thi nhân luôn “bận làm người”.

Dưới đây là câu chuyện về tác giả Màu tím hoa sim từ những ký ức sống động của anh Nguyễn Hữu Đán – con trai nhà thơ.

Sinh năm 1969, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đán là con trai thứ tám trong số 10 người con của thi nhân. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng trong trí nhớ của anh, tuổi thơ khốn khó và hình ảnh người cha lầm lụi kiếm gạo nuôi con vẫn là những ám ảnh khôn nguôi.

Anh Đán kể: “Thời đó, nhà nào cũng khổ, nhưng bố mẹ tôi rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo hơn, vì gia đình sống ngoài hợp tác, hầu không có tem phiếu, gạo thịt”. 10 đứa con của vợ chồng thi nhân lần hồi lớn lên bằng những chuyến xe kĩu kịt đá của bố và những mớ bánh chui nhủi của mẹ – bà Phạm Thị Nhu. Chính sách hồi đó cấm nghiêm ngặt việc chế biến, buôn bán, giết mổ. Để có mỡ làm bánh, gia đình nhà thơ từng phải nuôi chui một con lợn trong chuồng kín. Lúc giết thịt, để ngăn tiếng kêu của con vật, ông phải trộn tro và ớt đổ cho lợn bị sặc, rồi cho vào bao tải, ngâm xuống ao cho đến lúc chết hẳn rồi mới giết. Làm ra mớ bánh, gánh bún là bao nhiêu nhọc nhằn, lam lũ của hai vợ chồng nhưng không phải lúc nào gánh quà của bà Nhu cũng đông buổi chợ.

Những hôm phòng thuế bắt chợ, cũng như người ta, gánh bún của mẹ tôi bị hắt xuống hào. Thương con, xót của, mẹ tôi lội xuống, bốc về. Bố tôi đãi nước cho hết cát để cả nhà ăn trừ bữa. Nhà đông miệng ăn, gạo thường phải trộn thêm rau, nấu thành cháo, ưu tiên chia phần theo thứ tự từ đứa bé đến đứa lớn. Nhà tôi giờ vẫn còn giai thoại về những người anh húp cháo nóng rất nhanh”, kể đến đây, anh Đán miệng cười, nhưng mũi ửng đỏ, đôi mắt, sau cặp kính trắng, dường như không dám chớp mi. Người đối diện, chỉ còn cách cũng vờ nhìn quanh quất, để giúp anh ngăn dòng nước mắt, bước qua một trong muôn vàn đoạn ký ức khó nhọc chưa chịu phai mờ.

10 đứa con đã lần lượt lớn lên, tưởng như trời sinh voi, hẳn phải sinh cỏ. Nhưng theo anh Đán, anh chị em anh đã thành người bởi họ có một người cha kiên cường và một người mẹ biết chắt chiu, tần tảo. Thi sĩ Nga Sơn, ban ngày mòn vai, chai chân thồ đá, ban đêm còn vác te vó, xiếc tép nuôi con. Đất nhiều, vườn rộng, ông chịu khó trồng rau, trồng sắn, để tháng ba ngày tám, phòng lúc đói có sẵn cái để đào lên cho các con ăn.

Vợ chồng nhà thơ Hữu Loan. Ảnh: st

Ngoài sự thiếu thốn, cực nhọc về vật chất, nhà thơ Hữu Loan, theo con trai ông, còn phải chịu đựng nỗi khổ về tinh thần, trước sự nhiếc móc của họ hàng vì cách sống thẳng thắn và khẳng khái của ông. Tuy vậy, anh Đán khẳng định, 10 anh em anh chưa từng trách móc, hờn giận bố về lựa chọn của ông. Ngược lại, họ tự hào vì trong mỗi đứa con, dù ít dù nhiều đều thừa hưởng sự tài hoa và tính cách trung thực, thẳng thắn để trưởng thành.

Nghèo khổ, vất vả nhưng con cái của nhà thơ Hữu Loan đều có tư chất và năng lực. Sự đỗ đạt của những đứa con là niềm hạnh phúc của mọi bậc cha mẹ, nhưng với riêng nhà thơ Hữu Loan, mỗi lần con đỗ đạt là một lần ông nhọc lòng, day dứt. Khi con trai cả của nhà thơ – anh Nguyễn Hữu Cương – đủ điểm đi học ở Liên Xô nhưng không nhận được giấy báo, nhà thơ đành bất lực để con bỏ dở đường học hành, đi làm thợ. Đứa con gái thứ hai đỗ Sư phạm, cũng không nhận được giấy báo. Lần này, thương con, ông quyết tìm ra ngọn ngành. Nhà thơ lên Ty giáo dục huyện, huyện bảo xuống xã. Về xã, xã bảo lên huyện. Năm lần bảy lượt như thế. Cuối cùng ông xông thẳng vào Ty giáo dục huyện tìm bằng được giấy báo cho con. Nay con gái thứ hai của nhà thơ là giáo viên dạy học ở quê.

Trong số 10 người con của Hữu Loan, anh Nguyễn Hữu Đán là người thành đạt nhất. Tốt nghiệp PTTH, anh ở nhà mở xưởng cơ khí đỡ đần bố mẹ và các anh em. Sau 5 năm làm thợ, anh ôn thi và đỗ vào trường kiến trúc. Bây giờ, anh đã có cả một cơ ngơi và là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt.

Khi đã có điều kiện, anh muốn làm mua sắm mọi thứ, để bù đắp cho cả cuộc đời thiếu thốn của bố mẹ. Nhưng những con người đã quen dành dụm, chắt chiu, đã quen khổ cực dường như vẫn không muốn thay đổi nếp sống của mình. “Bố tôi vẫn vậy, ăn uống rất thanh cảnh. Ông hầu như không ăn thịt, chỉ ăn ít cá và rất thích rau, dưa, hay chuối xanh chấm mắm tôm. Mẹ tôi đến giờ vẫn cặm cụi giữ từng chiếc đũa sờn, vá từng chiếc thúng rách”, anh Đán kể.

Theo đuổi công tác bảo tồn di sản, anh Đán ý thức rất rõ, nhiệm vụ lớn nhất của anh là bảo tồn di sản của bố mình. Hiện tại, anh đã sưu tầm được một số bản thảo, gồm câu đối, thơ, trường ca và thơ dịch. Anh dự định xuất bản một tuyển tập, viết hồi ký về bố và xây một nhà lưu niệm nhỏ về nhà thơ tại chính nơi ông đã gắn bó gần như cả cuộc đời mình.

Trở lại với cái chết của nhà thơ, anh Nguyễn Hữu Đán cho biết, thi nhân ra đi rất thanh thản. Trước đó vài hôm, ông còn âu yếm đùa vui với người vợ hồn hậu. “Vài ngày trước khi mất, bố gọi mẹ vào ngồi cạnh giường. Mẹ tôi lóng ngóng ngồi cả vào chân bố bị khuất dưới lớp chăn. Ông trìu mến càu nhàu: ‘Sao đã sống với tôi cả 50 – 60 năm mà bà còn đè cả vào chân tôi thế này”. Khi mẹ tôi hỏi: ‘Ông có thương tôi không?’, bố tôi trả lời: ‘Tôi không thương bà thì thương ai’”, anh Đán kể.

Nguyễn Hữu Đán trong một chuyến công tác ở Campuchia. Ảnh nhân vật cung cấp.

Nhà thơ Hữu Loan gọi mình là “cây gỗ vuông chành chạnh”. Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi Hữu Loan là “Ông Từ Thức Nga Sơn”. Còn với các con của nhà thơ, ông trước hết và trên tất cả, là người chồng, người cha, đã để lại cho vợ cùng 10 người con, 37 đứa cháu không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống.

Nguồn: Lưu Hà, VnExpress

Đọc những bài liên quan:

Tự thuật của Hữu Loan

Hữu Loan- Cây gỗ vuông chành chạnh. TDBC

9 Phản hồi cho “Con nhà thơ Hữu Loan kể về cha”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    NHÀ THƠ HỮU LOAN

    Đọc nhà thơ ai người không cảm động
    Đâu chỉ bài Màu Tím Hoa sim
    Bài thơ hay đó là suốt cuộc đời
    Hữu Loan giống cây gỗ vuông chành chạnh !

    Ai đầy đọa nhà thơ trong ngần ấy
    Cuộc đời hay chỉ một bọn yêu ma
    Khiến nhà thơ phải gánh đá xót xa
    Khiến nhà thơ phải leo rừng đẳng củi !

    Chiếc xe đẩy như phận người còi cọc
    Đẩy thơ đi hay tủi nhục đời người
    Một người cha đày đọa phải nuôi con
    Trong cuộc đời giữa bao điều khốn nạn !

    Cái ác ấy đến bao giờ nguôi được
    Người với người như quỷ sứ âm binh
    Chúng nhân danh nào giai cấp đấu tranh
    Trị phản động một nhà thơ quân đội !

    Cái ác ấy từ bản năng sâu thẳm
    Trong lòng người ai khêu gợi gây nên
    Một bầy heo một gánh bún đổ kềnh
    Ai nham nhở hất tung xuống rảnh !

    Thân phận nhà thơ cũng đành uất hận
    Lội xuống mươn hốt bún mang về
    Rửa sạch nhằm cho vợ cho con
    Sống lây lất qua những ngày tủi nhục !

    Rồi con lớn chạm ngay vào lý lịch
    Bị bao vây từ tứ phía tới tột cùng
    Lịch sử này quả chỉ có mác lê nin
    Mới đã khiến nhà thơ thành nông nỗi !

    Tại nhà thơ tâm hồn luôn khoáng đạt
    Ai khiến rơi vào địa ngục cuộc đời
    Chính trò đời điêu giảo ở muôn nơi
    Khiến thi sĩ trở thành thân phận ấy !

    Rồi thì cũng qua một thời như vậy
    Kẻ ác đi kẻ lành cũng ra đi
    Đời còn kia có phân biệt được gì
    Chỉ danh hảo và cuộc đời giả dối !

    Quả là chốn trần gian bao tội lỗi
    Ai manh tâm nhằm đầy đọa một nhà thơ
    Ai manh tâm từng múa lưỡi một thời
    Chỉ thân phận nhà thơ là chua xót !

    Hữu Loan ấy giờ đây ông có biết
    Trời xanh mây và trăng đẹp trong đêm
    Mặt trời lên và sim chín trong rừng
    Nhưng Hữu Loan đã xa rời một thuở !

    Màu tím hoa sim có chăng màu đẹp đẽ
    Hay là màu da diết của nhiêu khê
    Màu tím vui hay màu tím não nề
    Của thân phận và tình người muôn mặt !

    Quả giống chuyện bèo trôi trên nước
    Giống mơ màng trần thế giấc chim bao
    Một thuở mê man bao tiếng thét gào
    Đánh đánh mãi một thời đầy chinh chiến !

    Xây dựng thiên đường dù không hứa hẹn
    Thiên đường đây thân phận một nhà thơ
    Khúc gỗ vuông chành chạnh mãi bao giờ
    Vẫn còn đó để cây đời vươn lên thẳng !

    ĐẠI NGÀN
    (26/8/12)

  2. Builan says:

    Đọc qua hết 6 coms cuả quý vị !
    Thêm tôi nữa và nhiều người nửa- Ai có con tim NGƯỜI được đọc bài nầy mà không XÚC ĐỘNG !
    ” Màu tím hoa sim được chuyển thể sang nhạc vàng đã theo tôi suốt chặng đường binh nghiệp. Và bây giờ tôi cũng vẫn thỉnh thoảng nghe lại bài này thấy buồn và thanh thản ” (huycanh says)

    Tôi lễ phép MỜI những người anh em BB, bỏ chút thì giờ quý báu (Đảng giao) cùng lắng hồn ĐỌC để thấy hết caí AC cuả bọn CS vô thân – Có thêm lài liệu, cũng cố nhận thức mà thi hành nghiệp vụ- khiêu khich châm chọt “mấy chú cờ vàng” !
    CHÚ mà rách quần thì ĐẦU các cháu cũng loì ra ! Khakhakha

  3. dad says:

    Xin kính cẩn nghiêng mình trước 1 tâm hồn khẳng khái can trường. Ông là tấm gương cho thế hệ trẻ VN. Tôi tự hào khi đất nước tôi có được những tâm hồn chính trực, không cong lưng trước bạo quyền như thi sĩ NHL.

    Thi sĩ tuy đã mất nhưng còn sống mãi trong lòng những ai được đọc tiểu sử về ông.

  4. huycanh says:

    Hữu Loan cũng như Hoàng Cầm là những nhà thơ lớn của dân tộc chúng ta. Tôi rất áy náy không có điều kiện về viếng đám tang ông.
    Đọc những dòng hồi kí về cái đói nghèo của gia đình nhà thơ trong suốt thời bao cấp tôi xúc động, bồi hồi, không cầm được nước mắt. Vì đâu nên nỗi này, tôi không muốn nói nữa. Anh Đán, và bà mẹ anh là người hạnh phúc nhất vì đã có một người chồng, người cha mà tài năng thi ca của ông đã đi sâu vào tâm tưởng dân tộc này. Màu tím hoa sim được chuyển thể sang nhạc vàng đã theo tôi suốt chặng đường binh nghiệp. Và bây giờ tôi cũng vẫn thỉnh thoảng nghe lại bài này thấy buồn và thanh thản

  5. kenny says:

    Nha tho Huu Loan la mot minh chung song cho su tan ac cua che do csvn doi voi nguoi tri thuc, nhan cach cua ong khong gi co the che lap duoc , cui dau nguong mo tac gia Nhung doi hoa sim…

  6. thế kỷ says:

    Có ai đó nói rằng:” Có những người sống mà như đã chết,nhưng vẫn có nhiều người đã chết thế mà vẫn còn sống mãi trong lòng người,với sự trân qúy.”Thi sỹ Hữu Loan là một trong những người đó.Rồi đây đất nước VN sẽ có con đường mang tên ông.
    Với cả một niền thành kính về ông.
    Thếkỷ

  7. nvydm says:

    Nhừng ai còn bênh vực Tố Hữu đã thấy nó chết hèn và nhục như thế nào chưa?

  8. Vu Hung says:

    That la tuyet voi anh Dan a. Chuc anh som thanh cong voi nhung uoc nguyen cua minh ve Nguoi Cha Tai nang va Nhan cach lon.

  9. Nguyen Giao says:

    Ddo.c tin nha` tho+ qua ddo+`i to^i mo+’i bie^’t o^ng & ba` co’ 10 nguo+`i con. Tha^`m nghi~ cuo^.c so^’ng kinh te^’ cha(‘c kho^ng de^~ da`ng. Dde^’n gio+` nghe anh NH Dda’n thua^.t la.i va`i chi tie^’t to^i ca`ng tha^’y thu+o+ng va` phu.c nha` tho+ ho+n.
    Ngu+o+`i My~ co’ ca^u “There is no free lunch”; Cho Hu+~u Loan, ca’i gia’ o^ng dda~ tra? dde^? giu+~ 1 “nha^n ca’ch so^’ng” tha^.t dda’ng la`m gu+o+ng cho ngu+o+`i Vie^.t, vi` thu+? ho?i trong 90 trie^.u ngu+o+`i Vie^.t co’ ma^’y ngu+o+`i da’m, va` thu+.c hie^.n ddu+o+.c 1 ca’ch so^’ng nhu+ o^ng?
    Tha`nh ki’nh chu’c nha` tho+ an vui o+? co~i vi~nh ha(`ng.
    Nguyen Giao
    San Diego, Hoa Ky

Leave a Reply to Builan