WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phạm Duy và lời nói vị tha

Ra giêng, trời Ninh Hòa thật đẹp.  Hôm rằm, một trận mưa rào đổ xuống tầm tả. Sau cơn mưa, nắng trong và ấm, đồng ruộng xanh hơn và gió đượm hương xuân thơm ngát.

Em vẫn khoẻ. Sau khi ”ăn Tết”, em có mập lên vài ký và hiện nay em trông rất giống một con sùng. Các con trai em lần lượt chào mẹ để về nơi chúng làm việc. Chồng em, theo lời rủ rê của một anh học trò cũ, đang chu du một nơi nào đó ở tận miền đồng bằng sông Cửu Long.

Em ở nhà với cô con gái. Khi rảnh em đọc lại những quyển sách mà em thích. Và em vừa mới xem xong đĩa hình chương trình nhạc của Phạm Duy diễn năm ngoái ở Sài Gòn.

Theo lời anh thì Phạm Duy đã không còn uy tín ở Hải ngoại. Ông bị mang danh là ”Ông già hư hỏng”. Em tin điều đó là đúng vì ở VN vừa rồi ông lại bị một số người kết tội đồi trụy vì đã cho ra đời một bài hát ”kỳ cục”. Bài hát ấy do Bảo Yến hát và nó được người ta loan truyền trên Internet như một bằng chứng rằng Phạm Duy đã ”điên” rồi.

Em cũng nhận được cái thông tin đó và mới đọc sơ sơ lời bài hát, em đã thấy choáng váng. Em không dám đọc kỹ và không dám nghe bài hát.

Tội nghiệp cho các thiên tài ! Có lẽ kiếp người quá ngắn đối với họ và họ muốn cháy cho đến giọt nến cuối cùng. Dù sao em vẫn không thấy ghét ông ấy. Em đã từng chịu ơn ông ấy. Tuổi trẻ của em, cuộc đời của em đã được nuôi dưỡng tưới mát bằng nhạc của ông. Và cả bây giờ em vẫn cho rằng nếu không có Hàn Mặc Tử, Huy Cận, cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thường nhưng nếu không có nhạc Phạm Duy tâm hồn mình chắc sẽ nghèo đi rất nhiều.

Em vẫn nhớ thuở anh và em còn nhỏ, anh thèm có một cây đàn còn em thèm có một con búp bê. Em đã lấy giấy gói một viên gạch để bồng cho nằng nặng trên tay còn anh đã dùng carton cắt thành một cây đàn với dây đàn làm bằng dây thun. Rồi chúng ta đã vui mừng biết bao khi ba mang về một cái máy hát dĩa cùng vài cái dĩa hát 33 tua. Em không quên được cảnh anh vừa ”đàn” vừa nhảy như một nhạc công chuyên nghiệp trong khi ban The Beatles từ dĩa hát đàn hát hát inh ỏi với ”Love Me Do” hay” I want to hold your hand”.  Bài hát mà chúng ta thích nhất là bài ”Eleanor Rygby” vì tiếng đàn kỳ ảo của Beatles trong bài này y hệt tiếng xay bột cút kít từ cối đá ở xóm mình.

Rồi đến lúc anh kiếm được một cây đàn guitar thật dù nó hơi cũ kỹ. Rồi em thán phục ngồi nghe anh gãy từng nốt bài ”Ngày trở về” của Phạm Duy. Từ đó chúng ta lớn lên cùng dòng suối âm thanh tuyệt vời của ông. Nếu em là bộ trưởng bộ giáo dục em sẽ cho tất cả học sinh tiểu học học hát bài ”Tình Ca” của Phạm Duy. Bài hát ấy có tác động nhiều hơn trăm bài luân lý, giáo điều.

Ai cũng đồng ý là Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn là ba nhạc sĩ tài năng nhất của nước mình. Em cũng nghĩ thế nhưng Văn Cao khép kín quá. ”Buồn Tàn Thu” của ông cổ kính như lời thơ trong ”Chinh Phụ Ngâm” Sông Lô của ông thật tuyệt nhưng nó phảng phất một nửa là sông Danube, một nửa là một dòng sông nào đó trong thơ Đường nơi người ta ngâm ”Quân hướng Tiêu Tương, Ngã hướng Tần”. Phạm Duy thì xông thẳng vào cuộc sống ”Nhớ, Nhớ thuở nào anh đi làm công, em thì gánh rong. Đôi ta cùng gặp nhau dưới cầu, bóng mát dưới cầu…” Nghe câu hát ấy em liên tưởng ngay đến Cầu Kiệu, Cầu Bông… cũng như em vẫn muốn khóc mỗi lần nghe câu hát ”Làng tôi, không xa kinh kỳ sáng chói. Có những cánh đồng cát dài, có mái tranh nghèo tả tơi…” Xóm Rượu của mình không xa phố xá mà sao nghèo giống cái quê ấy quá!!

Rồi mình lớn lên với chiến tranh, chết chóc. Thế hệ của mình ai quên được câu hát

“Người từ trăm năm

Về qua trường Luật

Ta hỏng tú tài

Ta vụt tình yêu

Thi hỏng mất rồi

Ta đợi ngày đi

Đau lòng ta muốn khóc” (*)

Nhưng bài hát mà em thấy lạ và thích nhất là bài ”Tuổi Biết Buồn”

Có hàng trăm bài hát hay chuyên chở nỗi buồn của một chàng trai mới biết yêu nhưng rất ít bài hát dành cho một cô gái. Tâm trạng của ”Nàng” rất khác với ”Chàng” Thật khiên cưởng và dễ dãi khi chỉ cần đổi chử ”anh” thành chữ ”em” trong bài hát. Trong ”Tuổi Biết Buồn”, em thật sự kinh ngạc tự hỏi làm sao một người đàn ông lại có thể len lỏi vào tận cỏi hồn kín đáo của một thiếu nữ để viết được những câu hát:

“Buồn đã tới rồi một buổi tối không trăng

Tình len lén vào cửa mở lớn tim nàng

Ôi những phút say sưa, những phút dịu dàng

Yêu người mà sao lòng còn mãi băn khoăn” (*)

chữ” băn khoăn” ở đây quá dễ thương.

Khi một cô gái bắt đầu yêu cũng là lúc cô bắt đầu đánh mất những ngày tháng vô tư rồi.

“Buồn đã tới rồi từ thuở biết thương yêu

Tình sẽ lớn dần và buồn sẽ thêm nhiều…”

Và em cứ rưng rưng nước mắt khi nghe câu hát :

“Buồn đã biến rồi khi chợt đến cơn vui

Bàn chân ấu thời DŨNG MÃNH bước trên đời”

Tại sao là ”Dũng mãnh” để dành cho một người con gái. Chẳng phải khi bước vào con đường tình cô đã hoàn toàn không còn ai để nương tựa. Cha, mẹ, anh chị, bạn thân… cũng không ai giúp đỡ được gì ngoại trừ sự mách bảo của trái tim non tơ. Cô đã phải tự quyết định có nên lao tới một nơi mà cô cho rằng đó là bến bờ hạnh phúc hay không. Cô như người làm xiếc dũng mảnh bước trên sợi dây chăng ngang thác Niagara để một là cập được bến bờ vinh quang, hai là tan xác dưới vực sâu.

Trịnh Công Sơn rất nhân hậu với người nữ. Ông biết rất rõ ông trân trọng và yêu người nữ đến như thế nào nhưng ông hoàn toàn mù tịt những gì xảy ra trong lòng một người con gái khi yêu. Chính Phạm Duy mới là người đọc được trái tim đau đớn đến dường nào. yếu đuối đến dường nào mà cũng dũng mãnh đến dường nào của… em.

Cám ơn Phạm Duy và thương quá những cô gái bắt đầu biết yêu.

Cuộc đời của Phạm Duy không bình yên. Hình như ông không chịu nổi sự ràng buộc và ông thà bị” chửi” còn hơn là sống mà không được làm theo ý mình. Vì vậy ông đã nhiều phen đi tìm tự do cho riêng mình. Đó là nói cho nhẹ nhàng, thực ra ông đã nhiều phen bị rượt chạy.

“Ta chạy lòng vòng

Ta chạy mòn chân

Nào có hay đời cạn

Nào có hay cạn đời” (*)

Rồi sau mấy mươi năm

“Ta chạy mù đời

Ta chạy mòn hơi

Quì té trên đường đời

Sợi tóc vương chân người..”(*)

Ông lại trở về.
Và sự trở về của ông cũng thật ghê gớm

“Người từ trăm năm

Về như dao nhọn

Dao bén ngọt dâm

Ta chết trầm ngâm

dòng máu chưa kịp tràn” (*)

Hàng ngàn người Việt đang ngồi chật kín khán phòng để được nghe nhạc Phạm Duy với giá vé không rẻ chút nào. Dù chàng trai trẻ Đức Tuấn hát ”Nương Chiều” không sánh được với Anh Ngọc, Duy Trác. Dù Thu Minh” Cô Bắc Kỳ nho nhỏ” không đẳng cấp bằng Lệ Thu trong ”Thuyền Viễn Xứ”, người đi xem vẫn thấy hạnh phúc vô cùng. Trong niềm vui vì được nghe những giai điệu bay bỗng có pha nỗi niềm của những con tim được trong một phút tung cánh bay về một cõi tự do dù là trong tâm thức. Cuộc đời ai mà biết được. Những buổi biểu diễn nhạc cách mạng ở trong nước hiện nay lâm vào cảnh chợ chiều, không bán vé nhưng không kéo được khán giả kể cả khán giả con nhà ”Cách mạng“!!!

Em vẫn cho rằng người Nghệ sĩ đích thực họ có cái xác phàm y như mình, nhưng thỉnh thoảng họ được thần nhập vào và cũng có lúc họ bị ma nhập, quỷ nhập…

Dù sao Phạm Duy cũng đã tuyên bố:

“Tôi còn yêu

Tôi cứ yêu

Cho dù tôi đã chết rồi

Cho dù ai oán ghét tôi

Cho dù ai xa lánh tôi” (*)

Phải mấy trăm năm mới có một Nguyễn Du. Không dễ có được một Phạm Duy, một Trịnh Công Sơn. “Ngoài những giây phút xuất thần, họ cũng có quyền sống cuộc đời bình thường, lắm lúc u mê, sai lầm giống như anh và em. Và em chẳng dại gì ghét hai ông rồi ghét lây nhạc của họ để rồi tâm hồn vốn đã nghèo nàn của em lại thêm cảnh túng thiếu.”

Thiên tài dầu sao cũng có giá riêng. Nhìn trong băng ghi hình em thấy rõ nét mặt hân hoan, xúc động, rạng rỡ của những người già đã hơn 30 năm mới được nghe nhạc Phạm Duy, của những người trẻ lần đầu nghe nhạc Phạm Duy. Trở về Việt Nam, Phạm Duy bị nhiều người ”chửi” là ”Vô Liêm Sĩ”. Tội nghiệp cho người dân trong nước, họ đã hưởng lợi từ sự ”Vô liêm sĩ” của thiên tài.

Em gái của anh Lương Lệ Huyền Chiêu

(*) lời ca của Phạm Duy

16 Phản hồi cho “Phạm Duy và lời nói vị tha”

  1. NgocNu says:

    Thấy mọi người “said” nên NN cũng “say” cho vui . Bạn Huyền Chiêu cho độc giả bài viết rất ngọt ngào đầy sự thương mến và biết ơn những nhạc sĩ đã đóng góp cho “Đời” những bản nhạc /lời ca tuyệt vời . Theo ý nghĩ mộc mạc của NN thì Nhạc Sĩ là những người vốn được đặc ơn từ ‘Thượng Đế’ đưa tới cho chúng ta (Nhân Loại) những tài năng của họ để ca ngợi “Tình Yêu” mà con người cần phải có . Nhạc sĩ vì những rung cảm của Tình Yêu (được viết hoa )mà sáng tác ra bản nhạc từ (tiếng tơ lòng) của họ để hiến tặng cho người đời . Người đời cũng có những rung cảm khi thưởng thức những lời ca, điệu nhạc của những nhạc sĩ với tâm tình đồng cảm và biết ơn.
    Nhạc sĩ cũng là con người (một sinh vật như chúng ta ) , nên họ cũng có cả ” hỉ, nộ, ái, ố,” như mọi người bình thường ,do đó mà có những bản nhạc tình ướt át, say mê người nghe , những bản nhạc để đời…Nhưng rồi nhạc sĩ cũng có những bản nhạc (tuy không hẳn là dung tục) nhưng không (xuất thần) như lạc vào Thiên Thai hoài như nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác ra từ cả nửa thế kỷ mà vẫn được người nghe ái mộ .
    Chúng ta (thính giả) nên nhìn những nhạc sĩ như những người bình thường và vẫn cứ ngưỡng mộ những gì họ hiến tặng cho chúng ta mà không nên đòi hỏi họ, những nhạc sĩ phải là “thần thánh” , chúng ta hãy thưởng thức sự hiến tặng của họ với sự biết ơn và thương mến của chúng ta . Vì như những “Nhạc sĩ lừng danh trên thế giới họ vẫn phải xa lìa chúng ta khi cuộc sống của họ đã chấm dứt ,chỉ còn lại những bản nhạc hay để đời cho chúng ta . Chúng ta hãy bỏ qua mấy bài ca mà chúng ta không mấy thích, vì có gì là tuyệt đối khi mà những nhạc sĩ cũng chỉ là con người mà không phải là thần thánh, thưa các bạn . Thân kính .

  2. Tran Nhu says:

    Những nhận xét, phân tích rất lạ, độc đáo, và ..cũng đầy độ lượng và bao dung, nhưng đồng thời cũng rất là chân thật. Lâu lắm mới được đọc một bài viêt hay, nhẹ nhàng và dễ thương như vậy. Xin cám ơn cô Huyền Chiêu.

  3. Tuan Ngo says:

    Xom ruou, Ninh Hoa??

    Toi o Nha Trang, hay ra Ninh Hoa, vi ong bac ruot co 2 tiem ban thuoc tay, o hai dau cho Ninh Hoa.
    Nghe noi o Ninh Hoa, co 1 xom, cac co gai rat la dep, trang nhu buoi. Khong biet co fai la xom ruou khong?

    Theo y kien cua toi, Pham Duy la nguoi “be fai”. Thay cho nao “sung suong” la nhao dzo. Thay doi nhu cai rot!
    Luc khang chien chong Fap, thay kho, nen ben dot ve thanh pho ngay.
    Thay CS vao, so kho, nen chay ngay qua My, de huong thu.
    Luc ve gia, thay o My chim lim, khong kiem tien duoc va khong ai nhac den, ben chay ngay ve VN, de kiem tien va gai tre!

    Con luc lam nhung bai pho tho “Nguyen Tat Nhien” nhu bai Tha nhu giot mua, Em hien nhu ma souer, Hai nam tinh lan dan, hay la tho cua Linh Phuong “Ky vat cho em”.
    Thi Fam Duy chi de tac gia Fam Duy, ma khong he nhac den cac thi si, ma minh da pho tho!

  4. doan says:

    Bai hat duoc nhac si sang ta’c ra no’ cung noi len ca’i tu duy,ca’ ta’nh,nhung cung co’ the la kha’t khao mong uo’c,nhung ly’ tuong ma nguoi ta mong vuon to’i.Bai hat la`m sao co’ the vi’ nhu dua con co’ loi song rieng duo.c ba.n ? :)… no’i the^’ ma’ no’ la .. kaka.

  5. Trần quang Hạ says:

    Có mấy chỗ tác giả viết chưa thật đúng lời bài hát(?)

    ta chạy vòng vòng, thay vì ta chạy lòng vòng
    về ngang trường Luật, thay vì về qua trường Luật
    ta hụt tình yêu, thay vì ta vụt tình yêu
    dao vết ngọt đâm, thay vì dao bén ngọt đâm
    chạy tàn hơi, quì té trên đường rồi…

    Nói chung tôi đồng tình với bài viết, chỉ xin góp thêm một số ý kiến:

    Về bài hát (Thiên Duyên Tình Mộng?) do Bảo Yến hát, Phạm Duy tiết lộ ông đã viết từ năm 2000, sau đó nhờ Bảo Yến thu băng kỷ niệm chứ không phổ biến ra ngoài. Lời bài hát sổ sàng và táo bạo. Phạm Duy đã từng viết tục ca, nhưng dâm ca hình như chỉ có bài hát đó. Tục ca ngày xưa không được hưởng ứng, dâm ca ngày nay cũng cùng chung số phận. Điều nầy khẳng định trong nghệ thuật, con người có khuynh hướng tìm đến cái thiện mỹ chứ không chấp nhận những dung tục tầm thường.

    Có thể xem đó là giai đoạn người nghệ sĩ trong ông nổi loạn, giống như đứa bé nổi chứng, nhưng không có nhiều người lên án hay kết án Phạm Duy về sự nổi loạn trên. Cá nhân tôi cũng không nghĩ ông đồi truỵ. Việc đời thường tình yêu tình dục ai chẳng có, làm hằng ngày thì không sao, nhưng nói ra thì bị lên án. Bài hát nếu được phổ biến cũng không ai hát, vì xấu hổ, thế thôi.

    Việc Phạm Duy về sống ở Việt Nam có gây ồn ào dư luận thật. Người ta lên án ông vì những phát biểu phù chính quyền, chứ không lên án việc quay trở lại của một con người tuổi gần xế bóng. Nhà nước cộng sản muốn ông quay về để tuyên truyền NQ36, người yêu âm nhạc trong nước muốn ông về để nhac Phạm Duy được đăng đàn công khai. Người Việt hải ngoại muốn ông về làm âm nhạc chứ đừng làm chính trị. Một nhà chính trị có thể làm nên sự nghiệp khi đi sống lưu vong, nhưng người nghệ sĩ không thể thành công nếu bị cắt lìa khỏi quê hương xứ sở. Phạm Duy về tất cả cùng có lợi, vậy tại sao không?

    Tuy nhiên một số phát biểu khi mới về của ông đã gây khá nhiều phản cảm, chuyện xin vào hội nhạc sĩ VN, vui mừng vì được cấp CMND, hộ khẩu … gây nhiều thất vọng ở người hâm mộ. Phạm Duy biết chế độ cộng sản ngày xưa không tốt, cộng sản ngày nay vẫn không tốt. Việc chấp nhận ông trở về là sự trao đổi sòng phẳng giữa hai bên. Phạm Duy không biết giá trị của mình nên trong trao đổi, ông đã đưa cho bên kia nhiều quá. Đó là lý do tại sao Phạm Duy bị hải ngoại chê trách.

    Thật ra nhạc Phạm Duy vẫn được hát liên tục trong nước bất kể sự cấm đoán của chính quyền sau 75. Không cho công khai thì người ta nghe chui, hát chui. Trừ những người không thích âm nhạc, giới hâm mộ Phạm Duy miền bắc, miền nam không phân biệt chính kiến nguồn gốc. Ông là nhạc sĩ lớn, để lại gia tài đồ sộ trong nền âm nhạc Việt là điều không chối cãi.

    Chỉ tiếc một điều khi ông về tuổi đã quá lớn, giấc mộng trường ca Kiều (?) có lẽ không bao giờ thực hiện được. Cũng như Trịnh Công Sơn còn nợ Khánh Ly và hàng triệu người hâm mộ hành trình Huế Sài Gòn Hà Nội.

    Là người yêu âm nhạc như tác giả, tôi cũng ngậm ngùi và tiếc nuối: Đất nước chúng ta không thiếu những thiên tài, nhưng giòng chảy bạo ngược đã vùi dập họ vào những lúc tài năng lên đỉnh điểm. Trịnh Công Sơn đã không có sáng tác nào xứng đáng sau biến động 75, Phạm Duy cũng cụt cảm hứng khi bị xô đẩy ra khỏi quê hương đất nước.

    • Sông Lô says:

      Thưa quý anh chi,

      Tác giả là người quen với tôi từ thuở còn di học, là cô giáo dạy trung học đã về hưu, hiện đang sống ở trong nước. Do một tình cờ đọc được bài viết này, tôi thấy bài viết chẳng những hay về nội dung, về văn phong với những dòng chữ rất chân thật mà còn là cái nhìn của 1 người ở trong nước nên tôi đã đề nghị xin phổ biến và tác giả đã đồng ý. Cảm ơn những góp ý của quý anh chị, tôi đã chuyển những góp ý này cho tác giả và tác giả đã có hồi đáp, tôi xin chuyển đến quý anh chi.

      Tôi rất vui được đọc nhiều ý kiến phản hồi về bài “người từ trăm năm về phai tóc nhuộm”. Tôi sống trong nước nên không có được cái nhìn chính xác nhất về PD. Tôi chỉ có thể viết từ những cảm xúc rất thật của mình.”làm người thật khó” tiếc là chính PD cũng không biết rằng mình giá trị đến như thế nào. Nếu ông biết được, ông đã “tu thân” và ông đã “bình” được” thiên hạ”. Tiếc thay cho dân tộc Việt chưa bao giờ có được một vì vua như Minh Trị THiên Hoàng , chưa có nhà chính trị nào như Gandhi, cũng chưa có một nghệ sĩ nào như Tagore. Có nghĩa là dân tộc chúng ta vẫn còn “nhỏ bé”. Tội nghiệp cho người dân Việt mà bản chất luôn khat khao hoà bình và hướng thiện, nhưng tất cả dường như đang mục rã!
      Cũng như PD, TCS không biết cái giá của mình nên nếu sau 75 ông lên núi ở ẩn, không thèm uống rượu với những người không ngang tầm với mình thì đã bảo toàn được thanh danh .Trời ban cho tài năng nhưng nếu chúng ta không tự mình tắm gội cho sạch sẽ để đón nhận tặng vật của trời cho thì sẽ tự rước lấy hậu quả vào thân.
      Trời ơi , lẽ nào những bậc tài danh như PD, TCS lại phải để cho một người phụ nữ quê mùa , bình thường như tôi binh vực. Xin gửi lời cảm ơn đến những ý kiến rất chân thật mà Sông Lô đã chuyển cho tôi.

      Chúc vui

      SôngLô

    • behe says:

      Do la loi bai tho ‘Tha nhu giot mua’ cua Nguyen Tat Nhien cho nao phai cua Pham Duy

  6. Du Lam says:

    Người viết ” Phạm Duy và lời nói vị tha” có sự nhầm lẫn giữa thơ và nhạc,cuộc ” rượt chạy” tác giả nói là của Nguyễn Tất Nhiên Phạm Duy chỉ phổ lại bài thơ nầy, đồng ý tài hoa của Phạm Duy tôn vinh bài thơ rất tự nhiên, không gượng ép. Nhưng không vì thế mà áp đặt cuộc rượt chạy ấy là của Phạm Duy, ông ta không bị ai ngoài sự ham hố của cá nhân mình buộc chạy, chứ không rượt chạy.Tôi mê nhạc Phạm Duy, nhưng tôi đã vĩnh biệt Phạm Duy trên Take2tango năm nào vì sự trở về và những câu nói nhố nhăng. Phạm Duy có thể trở về như lúc ra đi và đừng nói gì cả. Phải chăng nếu chỉ nói rằng tôi đã già, tôi muốn nắm xương tàn của tôi được chôn nơi đất mẹ có phải dễ ” vị tha ” hơn không?Phạm Duy đã ra đi không phải từ năm 1975. Phạm Duy đã rời khỏi bưng biền, ” dinh tê” ở thập niên 50 thế kỷ trước. Lần ” dinh tê “nầy không phải đi tìm sự sống mà là cõi chết dù ông ta vẫn sống nhăn răng ra đó, vẫn viết, hát và làm tình.Vị tha là vị tha nào?

  7. TúyLân says:

    Thưởng thức âm nhạc là tùy theo ý thích của mỗi người. Riêng tôi thì chỉ thấy Phạm Duy có số lượng bài hát hay ít hơn sớ bài hát dở. Nếu so sánh về số lương và chất lượng thì thật là không cân bằng chút nào. Ở đây tôi chỉ nói chút it về con người của Phạm Duy mà tôi đã có dịp nghe từ chính ông nói cách đây gằn 20 năm, lúc đó tôi còn là học sinh trung học. Nghe ông miệt thị và phê bình Văn Cao và Trịnh Công Sơn mà tôi đã rất bất bình trong cách nói tự cao và hống hách cuả ông. Tôi tự hỏi tính khiêm tốn và đạo đức của ông ta ở đâu?. Cho nên theo nhận xét của riêng tôi thì Tài năng của Phạm Duy chỉ lu mờ so với cách sống và tính ngạo mạng của ông ta.

  8. Minh Anh says:

    Chả ai lại lố bịch đến mức đi so sánh 1 nhạc sĩ với 1 nhà thơ cả! Nhất là lại so sánh với 2 nhà thơ lớn của dân tộc là Hàn Mạc Tử và Huy Cận! “Cả bây giờ em vẫn cho rằng nếu không có Hàn Mặc Tử, Huy Cận, cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thường nhưng nếu không có nhạc Phạm Duy tâm hồn mình chắc sẽ nghèo đi rất nhiều.” Có thể rằng dòng nhạc bình dân của Phạm Duy dễ hiểu hơn nên đã đi sâu vào tiềm thức, suy nghĩ của người viết bài này. Tuy nhiên nếu tác giả có 1 chút nghiên cứu về lĩnh vực thơ ca, đặc biệt là dòng thơ tình của Hàn, thì chắc rằng sẽ không dám có những tuyên bố ngây ngô như vậy. Dẫu cũng phải thừa nhận rằng có hàng vạn người Việt, những người mà vì những lý do hoàn cảnh khác nhau, không được đọc, học, hiểu biết về các dòng thơ của Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên… nhưng họ vẫn sống tiếp diễn bình thường!

  9. Người nghệ sĩ phải biết sống với nhịp đập con tim của dân tộc, phải biết thương yêu dân tộc thì người nghệ sĩ ấy sẽ sống mãi với núi sông. Người nghệ sĩ chỉ thích tiếng vỗ tay của một chế độ phi nhân VC thì người nghệ sĩ ấy đã chết trong lòng dân tộc. Lời ca yêu thương dân tộc mà người nghệ sĩ bày tỏ trong bài hát dù hay đến mức nào mà cuộc sống của người ấy trái với đạo lý thì lời ca ấy vẫn bị xem là lời ca bịp. Phạm Duy mắc vào trường hợp đó.

    Thật mà nói, Phạm Duy viết nhạc, những làng nhạc đã đi vào lòng người VN và người viễn xứ nhưng vì chỉ một phút thiếu suy nghĩ mà bao nhiêu cảm tình của dân tộc dành cho ông đã bị đánh mất. Tôi nghe bài viết về Phạm Phú Quốc, một phi công hết sức dũng cảm của miền Nam, ông viết về người anh hùng này rất thấm thía. Nhưng anh Quốc ơi đã bị tác giả phản bội như một ông tướng Kỳ ngày nào đó hô hào chống VC nay quỳ gối trước quân thù vì một lợi danh hư ảo.

    Thật sự Phạm Duy đã chết mặc dù ông còn sống thoi thóp trên dường bệnh, ai sinh ra chỉ có một lần chết nhưng cái chết phải để tiếng thơm muôn đời cho thế hệ tương lai, nhưng Phạm Duy chọn con đường hư danh như người bộ đội VC chọn con đường chết cho VC, cuối đời anh còn gì nữa đâu, đói khổ, thảm sầu, cơm không có ăn áo không có mặt. Đó là người chiến sĩ VC Trần Vàng Sao mà tôi nêu lên để làm bằng chứng.

  10. Luan says:

    Chào cô Huyền Chiêu,
    Tôi đồng ý với những gì cô đã nói ở trên, và nói một cách rất khéo léo.
    Tôi cũng nghĩ như cô, người nghệ sĩ có những giây phút xuất thần, họ gởi hồn họ vào việc sáng tác mới tạo ra một tác phẩm được mọi người công nhận. Mặc dầu đó là đứa con tinh thần của họ nhưng khi khai sinh ra rồi thì mỗi đứa con có một đời sống riêng của nó, không còn chịu lệ thuộc vào cá tính của bố mẹ nó, cách ứng xử hàng ngày của tác giả.

Leave a Reply to Trần quang Hạ