WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xã hội Dân sự, đó chính là sự Sáng tạo

Tác giả Đoàn Thanh Liêm thăm Warsaw. Ảnh Đàn Chim Việt

Trong mấy năm gần đây, tôi đã viết đến 50 bài liên quan đến chủ đề Xã hội Dân sự. Trong bài viết gần đây nhất là vào cuối tháng Ba 2012, nhân dịp ngày Giỗ Đầu của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tôi đã lấy nhan đề là: “Nguyễn Đức Quang và tính Năng động của Xã hội Dân sự Việt nam”. Nay thì tôi muốn khai triển thêm về khía cạnh Sáng tạo trong khu vực Xã hội Dân sự hiện nay trong thời đại Internet trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Như ta đã biết sự tiến bộ trong xã hội con người thì đều phát xuất từ những cố gắng sáng tạo không ngừng của các thành viên họat động trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật, tổ chức công quyền, quản lý điều hành, văn học nghệ thuật, tư tưởng học thuật v.v… Nói chung, thì giới chỉ huy lãnh đạo trong bất kỳ cơ sở chính trị kinh tế hay văn hóa xã hội nào cũng đều tìm cách phát huy sáng kiến nhằm cải tiến nâng cao năng xuất phục vụ xã hội trong phạm vi trách nhiệm của đơn vị cơ hữu của mình.

Nhưng trong khu vực chính quyền Nhà nước (the State), thì người làm chính trị thường bị hạn chế trong tầm họat động của mình, do những nhóm quyền lực từ mọi phía làm áp lực thế này thế nọ khiến cản trở việc thực thi chương trình ích quốc lợi dân của mình. Và cả trong lãnh vực Kinh doanh về kinh tế cũng như thương mại (the Marketplace), thì giới doanh nghiệp nhiều khi cũng sử dụng những thủ đọan cạnh tranh thiếu lành mạnh nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận riêng cho tập đòan của mình, mà bất chấp đến những thiệt hại gây ra cho nhân quần xã hội.

Mà chỉ trong khu vực Xã hội Dân sự (XHDS = the Civil Society) gồm những tổ chức phi chính phủ, bất vụ lợi (non-governmental, non-profit organisations), ta mới dễ có điều kiện để phát huy sáng kiến phục vụ xã hội của mình hơn là trong hai khu vực Nhà nước và khu vực Kinh doanh như vừa nói ở trên. Và trong mấy chục năm gần đây, XHDS càng ngày càng thêm tích cực mạnh dạn hơn nữa trong vai trò làm “Đối trọng đối với chính quyền Nhà nước” (Counterbalance) – nhằm bảo vệ sự Công bằng Xã hội và Phẩm Giá cùng Quyền Con Người của mỗi cá nhân người công dân – để thực hiện cái quyền lực của Nhân dân trong tư thế “Kiểm sóat và Quân bình” (Checks and Balance) đối với cơ quan Nhà nước.

Tôi xin trưng dẫn một số sự kiện thực tế vừa xảy ra gần đây – để minh họa cho chiều hướng lạc quan và tiến bộ này của XHDS.

1 – Trường hợp giải thóat của Luật sư Trần Quang Thành vừa từ Trung quốc đến Mỹ

Ông Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) bị mù mắt từ nhỏ, nhưng đã có ý chí vươn lên bằng cách miệt mài trau dồi kiến thức về luật pháp và đã có khả năng hành nghề luật sư để bênh vực những nạn nhân của sự áp bức từ nhân viên chính quyền Trung quốc, cụ thể là giúp việc khiếu kiện tập thể (class action) cho hàng ngàn phụ nữ bị cưỡng bức triệt sản, cưỡng bức phá thai. Vì thế mà ông bị tù đày và bị canh giữ nghiêm ngặt tại địa phương tỉnh Sơn Đông.

Nhưng nhờ có sự yểm trợ rất nhiệt thành của các tín đồ Thiên chúa giáo, cụ thể là tổ chức ChinaAid do ông Bob Fu làm Giám đốc, ông Thành đã vượt thóat được sự kiềm chế này và đến được thủ đô Bắc Kinh, rồi từ đó mà liên lạc trực tiếp được với giới chức trong Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington. Nhờ vậy, mà chính phủ Mỹ đã ra tay hành động để giải thóat ông Thành khỏi sự kềm kẹp của chính quyền Trung quốc.

Nhưng cũng vì thế mà có sự căng thẳng về ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ, vì Trung Quốc tố cáo rằng Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ của mình. Trước sự bế tắc căng thẳng chính trị đó, thì may mắn làm sao, một số nhân vật trong tổ chức nhân quyền Human Rights Watch – như Sophie Richardson, Dinah Pokempner đã liên hệ với Đại học New York để xin cấp học bổng cho Luật sư Thành qua Mỹ học bổ túc về luật theo hệ chính quy, vì trước đây ông Thành chỉ có thể mày mò tự học, nên chưa được đào tạo đúng theo tiêu chuẩn chuyên môn của ngành luật pháp. Và cuối cùng, như ta đã biết vào cuối tháng Năm 2012 vừa qua, ông Thành đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh chấp thuận cho xuất ngọai đến nước Mỹ để theo học về luật tại Đại học New York.

Cái mưu trí sáng kiến và tinh thần năng nổ tích cực của tổ chức ChinaAid cũng như của Human Rights Watch trong trường hợp này đã giúp “Giữ Thể diện” (face saving) cho chính quyền Trung Quốc – và nhờ đó cũng làm dịu bớt được sự căng thẳng đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh vậy.

2 – Từ sự nổi giận của giáo sư Peter Drucker đến chiến dịch “Occupy Wall Street”

Giáo sư Peter Drucker (1909 – 2005) là một vị Đại sư nổi danh khắp thế giới, ông chuyên giảng dậy tại nhiều đại học ở Mỹ và viết sách về môn Quản trị kinh doanh trong hơn nửa thế kỷ. Ông còn được mời làm cố vấn cho nhiều đại công ty trên thế giới cũng như cho nhiều cơ quan Nhà nước của Mỹ và Canada.

Nhưng khi ông khám phá ra chuyện có nhiều giám đốc công ty đã tham lam làm giàu một cách bất chính – đến độ có thu nhập gấp mấy trăm lần so với lợi tức trung bình của người công nhân, thì giáo sư đã rất phẫn nộ giận dữ. Ông tuyên bố: “Đó là điều không thể tha thứ được về mặt luân lý cũng như về mặt xã hội – và chúng ta sẽ phải trả một cái giá nặng nề cho tình trạng đó” (nguyên văn tiếng Anh: “This is morally and socially unforgivable, and we will pay a heavy burden for it!”

Và sau đó, ông đã chấm dứt việc làm cố vấn cho các đại công ty, mặc dầu ông được họ trả lương rất hậu hĩ. Thay vào đó, giáo sư Drucker đã dồn hết tâm sức vào việc cố vấn hướng dẫn cho các tổ chức thiện nguyện nhân đạo như Hội Nữ Hướng Đạo, tổ chức Salvation Army, Nhà thờ Saddleback Valley Church của mục sư Rick Warren v.v… Ông hòan tòan tự nguyện giúp cho các tổ chức bất vụ lợi này, mà không hề nhận lại bất kỳ một sự đãi ngộ hay thù lao nào.

Rồi gần đây, giới trẻ ở Mỹ đã phát động một chiến dịch lấy tên là “Occupy Wall Street” (Chiếm đóng Wall Street) nhằm lên tiếng cảnh cáo giới tài phiệt chuyên môn khai thác làm giàu bất chính đến nỗi gây ra cuộc khủng hỏang kinh tế tài chánh từ mấy năm nay. Phong trào này đã lan rộng ra nhiều thành phố trên nước Mỹ cũng như tại nhiều nước khác. Tuần vừa qua, khi viếng thăm New York, tôi có hỏi anh bạn Dick Hughes về chuyện “Occupy Wall Street bây giờ ra sao rồi?” Dick trả lời tôi rằng: Cái chính là phong trào này đã gửi ra một thông điệp thật rõ ràng như thế này: “Giới tài phiệt của quý vị chỉ có 1% dân số thôi. Còn quần chúng nhân dân chúng tôi chiếm đa số tuyệt đối là 99% đấy. Như vậy, thì quý vị phải biết liệu cách mà đối xử, không thể nào mà cứ tung hòanh bừa bãi, tham lam làm giàu bất chính mãi được nữa…”

Phong trào Occupy Wall Street này làm tôi nhớ lại lời tuyên bố của Thánh Gandhi ở Ấn Độ đã nói thật dứt khóat rằng : “There is enough for everyone’s need, but there is never enough for everyone’s greed ” – Xin tạm dịch là: “Xã hội có thể cung ứng đủ cho nhu cầu của mọi người, nhưng không bao giờ lại đủ cho sự tham lam của mọi người đâu!”

Tại nước Pháp gần đây, người ta đổ xô nhau đi mua một cuốn sách nhỏ của tác giả Stéphane Hessel có nhan đề là “Indignez-vous” – “Các bạn hãy giận dữ” trước những bất công tệ nạn của xã hội. Và từ đó mà dấn thân nhập cuộc góp phần vào công việc cải thiện xã hội.

Cũng như ở Việt Nam, trước tình hình “Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi” hiện nay, thì người sĩ phu quân tử không thể nào mà lại có thể giữ mãi cái thái độ của kẻ bàng quang, dửng dưng vô cảm, vô trách nhiệm – để “mặc kệ nó” (mackeno) bất kể đất nước xấu xa tệ hại ra sao.

3 – Hội nghị thượng đỉnh tại thành phố Harrisonburg, tiểu bang Virginia (Harrisonburg Summit)

Harrisonburg là một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Virginia, cách xa thủ đô Washington DC chừng 100 miles về phía Tây Nam, trong khu thung lũng Shenandoah Valley, sát với tiểu bang West Virginia. Dân số chừng 45,000 người, thì có đến 20,000 là sinh viên và giáo chức thuộc hai Đại học James Madison University (JMU) và Eastern Mennonite University (EMU).

Bắt đầu từ năm 2009, chính quyền thành phố do thị trưởng Kai Degner lãnh đạo đã có sáng kiến tổ chức hàng lọat các Hội nghị Thượng đỉnh gọi là Harrisonburg Summits nhằm quy tụ đại diện các cơ sở và tổ chức tư nhân ở địa phương cùng ngồi lại với nhau để bàn thảo về phương hướng phát triển của địa phương. Là một người có dịp đến tham dự từ phiên họp ban đầu với bà con tại Harrisonburg, tôi xin ghi ra một cách tóm lược về lọai summit này, đại để như sau:

Hội nghị đầu tiên đã diễn ra vào ngày 30 tháng Năm 2009 với chừng 150 tham dự viên trong khuôn viên Nhà thờ First Presbyterian Church ở khu trung tâm thành phố. Trong số thành phần tham dự, có đại diện của chừng 60 tổ chức cơ sở tại địa phương – mà điển hình là Nhà thờ First Bresbyterian, các Đại học JMU, EMU, Bridgewater College, các tổ chức the Rockingham Memorial Hospital, the Sierra Club Virginia Shenandoah Group, the Climate Action Alliance of the Valley, the Harrisonburg City Democratic Committee…

Các đề tài được bàn thảo trong vòng gần 4 giờ, lần lượt theo từng nhóm nhỏ và được đúc kết trong phiên họp khóang đại vào lúc xế chiều trong ngày. Cụ thể, ta có thể ghi ra mấy chủ đề đáng chú ý như sau: “Green Jobs & Economic Stimulus”, “Energy, Coal, Nuclear and Alternatives”, “Insulating Homes (Especially of low-income families”, “Plan for City to Decrease Carbon Footprint”, JMU/Local government Cooperation”…

Vào ngày 21 tháng Chín 2010, một Hội nghị khác đã diễn ra lấy tên là “Harrisonburg Student-Citizen Summit” quy tụ đại diện các cơ sở giáo dục như JMU, EMU, Blue Ridge Community College, Bridgewater College, National College etc…

Mọi thông tin liên hệ đến các sinh họat của Harrisonburg Summits này đều được phổ biến rộng rãi trên Internet nơi website dưới đây, mà các cư dân ở địa phương cũng như các bạn đọc khắp nơi đều có thể tham khảo một cách dễ dàng : www.harrisonburgsummits.com”.

4 – Để tóm tắt lại:

Đến đây tôi xin tóm lược lại với vài ghi chú vắn tắt sau đây:

A/ Với loại công tác từ thiện nhân đạo truyền thống, thì XHDS đóng vai trò làm Đối tác với chính quyền Nhà nước (Counterpart), điển hình như họat động của Hội Hồng Thập Tự, Cơ quan Bác ái (Charities)…

Nhưng với lọai công việc nhằm bảo vệ sự Công bằng Xã hội, Nhân phẩm, Nhân quyền…, thì XHDS lại đóng vai trò làm Đối trọng đối với chính quyền Nhà nước (Counterbalance). Vai trò này khá tế nhị, khó khăn phức tạp – nhất là khi phải đối đầu với một chính quyền độc tài ngoan cố và thâm độc tàn bạo như chính quyền cộng sản ở các quốc gia Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam hiện nay. Vì thế, mà XHDS cần phải khai triển một sách lược khôn ngoan, kiên trì nhằm đạt tới những thắng lợi dứt khóat cho công cuộc xây dựng một xã hội tiến bộ, nhân ái và hài hòa.

B/ Như đã có dịp trình bày trong bài “Suy nghĩ về sự Thách đố của thế hệ chúng ta” được phổ biến vào đầu năm 2012 mới đây, tôi xin ghi lại sự lạc quan phấn khởi của mình trước sự nhập cuộc tranh đấu của những người còn rất trẻ hiện nay ở quốc nội – mà tiêu biểu là những nữ nhi xuất sắc như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Hùynh Thục Vy, là những trang nam nhi hào kiệt như Việt Khang, Hùynh Ngọc Hiếu, Đòan Huy Chương… Tuy vẫn còn là một thiểu số chưa đông đảo lắm, nhưng rõ rệt họ đều đã biểu lộ những tính chất cao quý của giới sĩ phu quân tử trong truyền thống ngàn xưa của dân tộc chúng ta – đó là những tính chất được gói ghém trong có 3 chữ: Nhân, Trí và Dũng. Và trong tiếng Anh, tôi gọi đây là: “The 3C Minority – Compassionate, Creative & Courageous”.

Và chính những người trẻ tuyệt vời như thế đang là những nhân vật tiêu biểu sáng ngời trong khu vực Xã hội Dân sự của Việt nam chúng ta hiện nay vào đầu thế kỷ XXI. Mà vì muốn nhấn mạnh đến tính chất sáng tạo phong phú của họ trong hành động tranh đấu kiên trì cho sự Vẹn tòan Lãnh thổ, cho Phẩm giá và Quyền Con người, nên tôi đã lấy nhan đề của bài viết này là: “Xã hội Dân sự, đó chính là sự Sáng tạo” vậy. (The Civil Society, it’s precisely Innovation, it’s Creativity).

Costa Mesa, ngày đầu tháng Bảy năm 2012

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Xã hội Dân sự, đó chính là sự Sáng tạo”

  1. Minh Đức says:

    Nước Mỹ cái gì tư nhân làm không được thì nhà nước làm. Ngay cả việc phóng hỏa tiễn để đem người lên trạm không gian ngày nay tại Mỹ là do một công ty tư nhân làm mà không còn do cơ quan nhà nước NASA nữa. Nhờ thế cơ quan NASA có thể dùng ngân sách nhà nước cấp cho làm các viện quan trọng khác mà tư nhân không làm được, như đưa người lên Hỏa Tinh, chẳng hạn. Cách suy nghĩ này rất khác với cách suy nghĩ của những người CS tại Việt Nam, Trung Quốc, khác với cách suy nghĩ của những người cựu CS Nga như Vladimir Putin, tập trung quyền lực trong tay nhà nước càng nhiều càng tốt, nhà nước phải bao thầu mọi chuyện. Nếu các nước mà chính phủ dành làm hết mọi chuyện mà làm tốt hơn các nước để cho tư nhân làm thì chuyện xã hội dân sự chẳng đáng bàn đến. Nhưng các nước mà chính phủ dành làm hết thì đầy những tham nhũng, phung phí ngân sách trong các cơ quan chính phủ.

    • NON NGÀN says:

      NHÀ NƯỚC LÀ AI ?

      Nhà nước thực chất chỉ là chính phủ đang điều hành đất nước. Mà chính phủ cũng chỉ gồm bởi những cá nhân con người đang kết cấu quyền hành trong một bộ máy hành chánh cụ thể.
      Có nghĩa cơ chế nhà nước như một kết cấu một số thành phần các cá nhân nào đó để điều hành quản lý chung mọi việc bao quát nhất trong xã hội. Thế thì nói cho cùng, toàn thể xã hội là cơ bản, không phải nhà nước. Nhà nước chẳng qua là cái nề, cái khuôn để giữ cho xã hội được thống nhất hay có một trật tự nào đó. Nhưng đối với mọi sự vật, bất cứ cái gì cũng phải đứng trên một cái nền. Chính cái nền quyết định, không phải sự vật quyết định. Nói cho cùng mọi người trong xã hội là mục đích sau cùng, dân tộc, đất nước là nền tảng sau cùng, không phải là chế độ, đảng, hay là nhà nước. Chỉ có bọn dốt nát, ít học, mọi rợ mới quá đề cao nhà nước. Đề cao nhà nước thái quá là tạo điều kiện cho sự độc tài, độc đoán, sự nô lệ, sự tham những, sự xu nịnh bằng mọi loại để làm tê liệt xã hội, làm băng hoại xã hội. Chính trong gần thế kỳ bọn tăm tối được gọi là trí thức XHCN đã bất chấp con người, bất chấp xã hội, bất chấp dân tộc, bất chấp đất nước, chỉ bô bô ngôn ngữ cặn bả đề cao nhà nước, đề cao sự độc tài ngu tối để dung dưỡng mọi hệ lụy của nó là sự chuyên đoán và sự tham nhũng. Cái nhục và trách nhiệm cũng như cái tội lớn nhất từ trước đến nay đối với nhân dân, đối với toàn dân tộc chỉ là bọn được gọi là trí thức XHCN hoàn toàn chỉ là bọn điếu đóm, không có tư duy độc lập, không có ý thức độc lập, mọi cái chỉ có ca ngợi đảng một cách cuồng tín, ca ngợi lý thuyết ý thức hệ một cách ngu si, dốt nát, như là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Hậu quả đó là ngày nay Trung Quốc đang xâm lăng Việt Nam một cách có quy mô và hệ thống, đang áp sát vào lãnh hải VN không còn lối thoát qua chính hình ảnh ngang ngược là cái ĐƯỜNG LƯỠI BÒ của chúng. Thế mà nào có thấy cái đám trí thức XHCN từng được nuôi dưỡng cho ăn học trong suốt gần thế kỷ qua có được tiếng nói nào xứng đáng hoặc sáng giá nào đâu để hướng dẫn nhân dân, quần chúng, và toàn thể dân tộc này ?

      ĐẠI NGÀN
      (06/7/12)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Dear Minh Đức,

      Ngắn gọn lại những điều tôi trình bày bằng câu nói của Mạnh Tử : DÂN VI QÚI, XÃ TẮC THỨ CHI, QUÂN VI KHINH !

      Mạnh Tử là học trò Khổng Tử. Khổng Tử là người thực tế, ông đã đặt ra những giềng mối cai trị đất nước. Nhưng sinh thời ông ko được trọng dụng, bởi bọn vua chúa thấy không có lợi cho chúng. Cho nên ông đi chu du khắp nơi và mở lớp thu nhận học trò.

      Sau này bọn cầm quyền đã lợi dụng cái Nho học của Khổng mà đẻ ra cái Tống nho nhằm phục vụ cho chúng như ai cũng rõ.

      Bài viết khá hay mà tôi sưu tầm được, xin phép Ban Biên Tập cho repost ở đây, để nói lên cái hay của Khổng học mà bị bọn vua chúa thời phong kiến lợi dụng, bóp méo đi.

      Kính cáo,
      LMC

      =====

      DÂN VI QÚI

      Minh Văn (Hà Nội, VN)

      Trong thời đại văn minh hiện nay, chế độ dân chủ đã được xác lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới; và tư tưởng dân chủ không còn xa lạ đối với nhân loại: Đó là người dân có quyền làm chủ đất nước và tự quyết định vận mệnh của chính mình. Tiếc rằng ở nước ta thì không được như vậy, dù là tư tưởng tiến bộ đó đã có ở các nhà tư tưởng thời cổ đại.

      Mạnh Tử – người đã tiếp tục và phát triển một cách xuất sắc học thuyết của Khổng Tử, có nói rằng: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Có nghĩa rằng, Dân làm quý, xã tắc là thứ, vua làm khinh. Chúng ta có thể thấy rõ tư tưởng trọng dân, đặt vị trí của người dân lên trên nhà vua của Mạnh Tử, khi ông cho rằng Dân vi quý, quân vi khinh.

      Quan điểm tư tưởng đó có bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân, vì dân của Khổng Tử. Câu chuyện dưới đây sẽ minh chứng cho điều đó:

      Khi Tử Cống xin Khổng Tử dạy bảo về đường lối trị quốc và quản lý, Khổng Tử đáp: “Túc thực, túc binh, dân tín chi hỹ”. Nghĩa là trước tiên phải có đầy đủ lương thực (yếu tố vật chất), thứ đến là phải có đầy đủ quân đội vũ khí và sự tín nhiệm của dân.

      Tử Cống lại hỏi: “Nếu trường hợp bất đắc dĩ mà phải bỏ một trong ba điều đó thì nên bỏ thứ nào?”. Khổng Tử đáp: “Bỏ binh”.

      Tử Cống hỏi tiếp: “Nếu như trong hai điều còn lại mà phải bỏ một thì bỏ thứ nào?”.

      Khổng Tử đáp: “Bỏ lương thực”. Khổng Tử cho rằng bỏ ăn thì chết song xưa nay ai cũng chết, nhưng không có lòng tin của dân chúng thì quốc gia không thể đứng vững và tồn tại lâu dài.

      Đoạn đối thoại này của Khổng Tử đã nói với mọi người một cách rõ ràng rằng: So sánh “túc binh”, “túc thực”, và “dân tín” thì “dân tín” là quan trọng nhất. Trong những tình huống cấp thiết có thể có thể bỏ binh, bỏ lương thực, điều đó có thể làm cho quốc gia nảy sinh ra một số khó khăn nhất định về vật lực, tài lực nhưng không bao giờ được làm mất đi lòng tin của nhân dân.

      Tại sao “dân tín” lại quan trọng đến như vậy? Bởi vì “dân vô tín bất lập”. Không có sự tín nhiệm của dân chúng thì một quốc gia, một chế độ sẽ không tồn tại lâu dài được. Khi một chế độ mất đi lòng tin của dân chúng, thì cho dù vật chất có đầy đủ, quân đội vững mạnh thì đó cũng chỉ là một con hổ giấy. Ngược lại, một chế độ thực sự vì dân và được sự tín nhiệm của dân thì dù trong hoàn cảnh khó khăn dân chúng vẫn tin theo để đưa đất nước vượt qua khó khăn đó.

      Dân tín là sự tín nhiệm của dân chúng đối với nhà nước và những người lãnh đạo. Tín nhiệm là chỉ sự tin tưởng tới mức dám phó thác. Nếu dân chúng mất đi tín nhiệm thì cũng có nghĩa là mất đi Dân tâm. Lúc đó thì nhà nước có đưa ra những chính sách, quy định, pháp luật, chế độ tốt đến mấy thì dân chúng cũng không màng để ý, không hy vọng. Như vậy nhân dân sẽ giữ thái độ bàng quan đối với những nhà nước không có tín nhiệm đối với dân.

      Tín nhiệm sản sinh ra lòng tin và hy vọng, từ đó có thể liên kết và hòa hợp vận mệnh quốc gia với lợi ích của nhân dân. Ngược lại, không có sự tín nhiệm đối với nhà nước thì quần chúng không thể gắn bó với vận mệnh quốc gia được. Câu chuyện Thương Ưởng dựng cột gỗ để thay đổi biến pháp là một minh chứng tiêu biểu cho quan điểm này. Muốn thực hiện tốt đẹp công việc của quốc gia thì trước hết phải có được sự tín nhiệm của dân chúng.

      Ấy vậy mà thời nay vẫn có những quốc gia không có tư tưởng trọng dân và làm cái việc ngược lại với những điều mà Khổng Tử và Mạnh Tử đã răn nói từ xưa.

      Đảng cầm quyền ở nước ta chính đã và đang làm cái việc nghịch lý đó. Trong bối cảnh bức thiết là sự sụp đổ của hàng loạt các chế độ cộng sản trên phạm vi toàn cầu, để cứu mình Đảng Cộng sản đã làm ngược lại điều răn mà Khổng Tử đã từng nhắc nhở. Đó là, thay vì “bỏ binh”, “bỏ lương thực” và giữ lại sự tín nhiệm của dân thì họ lại “bỏ tín nhiệm của dân”, “bỏ lương thực” và giữ lại binh quyền. Họ đã sẵn sàng vứt bỏ sự tín nhiệm của nhân dân để cứu lấy chế độ khi cấp bách. Họ có thể để cho dân đói khổ và thất nghiệp nhưng lại nuôi dưỡng lực lượng công an và quân đội để bảo vệ chế độ.

      Từ lâu người dân đã mất hẳn niềm tin vào chế độ độc tài nhưng ngược lại, chế độ thì luôn tự nhận là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Nhà nước chỉ quan tâm đến sự tồn vong của chế độ mà không bao giờ quan tâm đến sự tồn vong của đất nước và nhân dân. Đối với lãnh thổ thì biển đảo để cho “ngoại bang xâm chiếm”, đối với nhân dân thì “sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi”. Người dân vì thế mà sống trong sự hoang mang và mất đi niềm tin vào xã hội mà mình đang sống. Như vậy thì còn đâu tư tưởng “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” như người xưa đã dạy?

      Khổng Tử đã từng nói rằng, “không có niềm tin của nhân dân thì quốc gia không thể tồn tại được lâu dài”. Nhưng nay nhà nước vẫn luôn khinh rẽ nhân dân, chỉ khăng khăng dùng bạo lực và công an để bảo vệ sự ổn định chính trị. Sự ổn định và tồn tại đối với một chế độ xem thường nhân dân liệu sẽ vững chãi đến bao lâu?

      M.V.
      30/9/2011

  2. USA says:

    Cứ giữ hoài cách viết nầy thì muôn đời không thoát khỏi cái vỏ miệng. Làm ơn học vài cái hay của nước Mỹ.

  3. iBi says:

    Rất đồng ý với ý kiến rằng những người trẻ tuổi ở quốc nội đang đấu tranh cho dân chủ, quyền làm người, toàn vẹn lãnh thổ v.v… là những người có tâm huyết và can đảm. Tuy nhiên việc họ làm thiếu tổ chức, thiếu phong trào hưởng ứng v.v… nên không có hiệu quả rộng lớn và dễ bị dập tắt. Tôi xin cảm phục những ngườii đang đấu tranh bằng tài, sức bé bỏng của mình.

    Xin góp ý kiến về điểm này: phe cực hữu ở Mỹ nổi lên với phong trào “Tea Party”; đối lại, phe cực tả ở Mỹ cũng nổi lên phong trào “Occupy Wall Street”. Thật ra thì hai phe tả, hữu vẫn kình chống nhau liên tục từ xưa nay ở Mỹ. Các phong trào của hai phe đưa ra là để chống nhau, nhưng cũng làm thăng bằng nhau về động lực kinh tế trong xã hội Mỹ. “Occupy Wall Street” ở Mỹ lan ra Canada và các nước khác ở châu Âu thành tên “Occupy city” hay gì gì đó thì cũng là do phe tả ở các nước đó vận động đang khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái mà thôi. Tả, hữu ở các nước phương tây kình chống nhau nhưng cũng là động lực cân bằng nhau trong xã hội, không giống như các xã hội dưới sự thống trị độc tài, ở đó chỉ có bạo lực, khủng bố, áp bức và bóc lột.

  4. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tôi thấy qúi vi cố gắng giải thích về XÃ HỘI CÔNG DÂN aka XÃ HỘI DÂN SỰ (civil society; société civile) chưa được thoả đáng cho lắm. Xin thử góp một bàn tay nhé :-) !

    Trong một quốc gia bao giờ cũng có hai phần CÔNG và TƯ !
    Một quốc gia có tự do dân chủ thật sự, thì phần công “TEO TÓP”, phần tư PHÁT TRIỂN!
    Phần tư càng ƯU THẮNG và ĐA DẠNG thì càng có dân chủ đa nguyên !

    Thời phong kiến vua quan lo tất tần tật việc nước, nói trắng ra là giai cấp cai trị buộc giai cấp bị trị phải cúi đầu tuân phục hoàn toàn. Nghĩa là phần tư không đáng kể nếu so với phần công. Đó là một quốc gia xã hội KHÔNG DÂN CHỦ.
    Thậm chí trong gia đình cha mẹ là gia trưởng, nắm toàn quyền quyết định và con cái phải lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Trong sinh hoạt giáo hội cũng rứa.

    Tại sao vậy ?

    Xin thưa đó là thời kỳ xã hội con người chưa phát triển, còn sống khép kín thành từng bộ tộc hay một (nhóm) quốc gia riêng rẽ, và lại chuyên về nông nghiệp, với một chút sinh nhai nhờ hình thái săn bắn và chăn nuôi, cũng như mọi sinh hoạt dựa vào sức người thôi, vì chưa có cơ giới hóa. Con người cần sống tập thể để làm ăn sinh sống, nên cần một người vừa mạnh khoẻ lại khôn ngoan làm thủ lĩnh. Người đó chính là người đứng đầu gia đình (gia trưởng), bộ tộc (tù trưởng), quốc gia (quốc vương). Điều tất yếu là những người này cai trị theo cách riêng của mình, buộc những thành viên khác phải tuân phục triệt để, gọi là nhằm giữ kỷ cương đạo lý bla bla bla, thường là do chính người này đặt ra.

    Xã hội ngày một phát triển, giao thương rộng mở, cộng thêm máy móc mới ra đời, và cơ giới hóa đã giải phóng con người khỏi công việc nặng nhọc ngày xưa. Buôn bán phồn thịnh mở đường cho giới thương gia nắm giữ vai trò quan trọng ở một số quốc gia, như ở Âu châu, những nơi có nhiều biển. Chính những người này buộc giới cầm quyền như vua quan cùng các lãnh chúa nhiều đất đai, cũng như giáo hội Kitô giáo phải chia quyền cho họ.
    Xã hội ngày càng chia ra nhiều hạng người, với giới trí thức và văn nghệ sĩ xuất hiện ngày một đông đảo, có khuynh hướng hoạt động độc lập, không còn lệ thuộc vào giới cai trị như thuở ban đầu (phải phục vụ cho nhà cầm quyền mới sống được). Khái niệm dân chủ bắt đầu khai sinh, nhất là từ cuộc cách mạng dân quyền 1789 ở Pháp, lan toả khắp Âu châu.
    Kỹ nghệ hóa do máy móc giúp cho đất nước phát triển, nhưng đồng thời lại đẻ ra những bất công, do cấu kết giữa chủ với nhà cầm quyền chèn ép thợ, tức người làm công. Từ đó có đấu tranh, đình công để làm tiền đề cho sự ra đời của các nghiệp đoàn nhằm liên kết giới làm công lại, tranh đấu có hiệu quả hơn với đám chủ nhân tham lam vô độ, với đám cầm quyền thối nát, hè nhau bóc lột dân đen.

    Các nghiệp đoàn tư chính là bước đầu của những hình thái sinh hoạt các xã hội công dân sau này. Vâng chính từ đó đã gới ý cho người ta nghĩ đến việc tập hợp nhau lại để tạo nên các hội đoàn, các nhóm, các club … cùng chia xẻ chung một ngành nghề (hội y sĩ, hội dược sĩ, hội kỹ sư …), một sở thích (hobbies, such as hội đua thuyền buồm, hội chơi tem, hội quần vợt …), một lý tưởng (bảo vệ nhân quyền, môi sinh, động vật như gấu Panda hay các loại có nguy cơ diệt chủng / endangered species, thực vật, cá voi ….), thậm chí ngày một lan rộng ra, như hội những người bị Ung thư, bị Alzheimer, hội những người tiêu thụ … Chính những hội đồng hương, như Hội tương tế Bắc Việt, Hội dân Quảng Đà …, hay hội Học sinh Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long … cũng thế.

    Một quốc gia dân chủ thật sự thì vai trò chính quyền, tức người cầm quyền được ngày một giảm thiểu tối đa, bộ máy nhà nước sẽ phải được tinh giảm cũng tối đa. Bởi có lắm quyền dễ sinh độc tài; cũng như lắm công chức thì bộ máy chính quyền sẽ trở nên cồng kềnh, một yếu tố thuận lợi cho nạn thư lại (bureaucracy), cũng như tiền để chi trả cho bộ máy này rất lớn.
    Nói rõ hơn ngoài trừ một số lãnh vực, như quân sự, ngoại giao, chính trị …, nhà nước nên chỉ giữ vai trò TRỌNG TÀI, để giám sát các sinh hoạt xã hội dân sự trong một quốc gia. Nghĩa là trong lãnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, giao thông vận tải, truyền thông … cần phải giải tư (privatization) càng nhiều càng tốt. Tư nhân sẽ đảm nhận tất tần tật công việc này. Khi có tranh chấp giữa các tư nhân, nhà nước để họ tự dàn xếp với nhau, và khi cần thiết đóng vai trọng tài để phân xử, ai phải ai trái theo đúng luật chơi đã cùng nhau đặt ra từ trước.

    Nhìn qua thực tế ta thấy rõ ở tại các nước phương Tây hiện nay đã theo mô hình trên. Nhìn lại với các nước CS ta thấy rõ nhà nước xen vào đời sống của dân và sinh hoạt xã hội rất thô bạo, thậm chí làm cản trở bước tiến của các thành viên trong đó. Bô lô ba la là nhà nước lo từng cây kim sợi chỉ, hạt gạo, hạt muối, cục đường, giọt nước nắm cho dân, nhưng thực chất là kiểm soát chặt bao tử dân. Kẻ nào bất tuân đi theo lề trái là bị chế tài qua hình thức cắt hộ khẩu, cắt số lương thực … như ta từng thấy. Bộ máy nhà nước cực kỳ cồng kềnh và chỉ tổ cho tham nhũng phát triển với chế độ thư lại quá thời phong kiến thực dân ở nước ta.

    Nói tóm lại, một quốc gia một xã hội muốn có dân chủ tự do thật sự là phải công nhận những xã hội công dân dưới mọi hình thái. Chính sự hiện diện của nó làm bảo kê vững chãi nhất cho nền dân chủ tự do.

    Chính vì lẽ đó mà các chế độ độc tài đã cố hết sức để manh tâm thủ tiêu mọi hình thức xã hội công dân nói trên. Đồng thời chúng ngụy trang bằng một loại xã hội công dân, do chính chúng đẻ ra và giựt dây nhằm lũng đoạn ở trong.
    Chẳng hạn Hội Chữ Thập Đỏ (Hội Hồng Thập Tự) lại do các nhân viên nhà nước CS nắm chặt ! Các hội khác, như Hội tranh đấu cho nạn nhân chất độc màu da cam cũng cầm đầu bởi các đảng viên CS cỡ gộc … Thậm chí các hội võ thuật, như Tổng hội Vovinam cũng phải để cho một quan chức CS ngồi làm VIP trong đó !
    Rồi các hội đoàn của xã hội công dân phải thông qua nhiều thủ tục rắc rối của nhà nước CS mới được hoạt động. Trong khi đó, ở các nước phương Tây, bạn chỉ cần đăng ký ở một cơ quan nhà nước địa phương nơi mình ở, với một số qui định mang tính hình thức, là có thể khai sinh ra một hội mới.

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

    • Minh Đức says:

      Trích: “Thời phong kiến vua quan lo tất tần tật việc nước, nói trắng ra là giai cấp cai trị buộc giai cấp bị trị phải cúi đầu tuân phục hoàn toàn”

      Thời phong kiến vua quan dành lo hết mọi chuyện chỉ là thời Tần Thủy Hoàng mà thôi. Chế độ nhà Tần chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong lịch sử rồi sụp đổ, sau đó các triều đại sau trải qua hàng ngàn năm đều cai trị khoan dung hơn chế độ nhà Tần, để cho dân được tự do hơn chế độ nhà Tần, và có tự do hơn các chế độ Cộng Sản thời nay. Thời xưa tại Việt Nam, về cách cai trị người ta có câu: “Dụng quan bất như dụng dân, dụng dân bất như dân tự dụng”, nghĩa là dùng quan để cai trị dân không bằng dùng dân để cai trị dân, dùng dân để cai trị dân không bằng để cho dân tự cai trị lấy mình. Triều đình ngày xưa để cho dân tự do sống, miễn là đừng nổi lên làm loạn. Còn việc lễ hội, chọn người làm việc làng là do dân tự lo, triều đình không phải “chỉ đạo” cho dân phải làm những điều đó. Trong truyện kiếm hiệp, các môn phái võ thuật bên Tàu tự do thành lập mà không phải có người của triều đình gài vào để kiểm soát gì cả. Các môn phái tự do hoạt động, tha hồ đánh nhau chí chết, chẳng thấy bóng quan quân ở đầu.

      • Võ Hưng Thanh says:

        THỂ CHẾ VÀ CHẾ ĐỘ

        Xã hội loài người phát triển, mọi thể chế, chế độ cũng phát triển theo một cách khách quan, tự nhiên. Do vậy từ xã hội chưa có nhà nước, đến xã hội phong kiến cát cứ địa phương, đến chế độ quân chủ vương quyền thống nhất, rồi chuyển qua chế độ dân chủ tự do, là do sự biến chuyển của nền tảng kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử đi lên nói chung. Cái nền tảng đó chính là đầu óc, là ý thức con người. Chính đầu óc được giáo dục, sáng tạo, nghiên cứu và phát triển khoa học, văn minh của các thành phần ưu tú, các thành phần tinh hoa trong dân tộc, nhân loại làm cho toàn thể các quốc gia, toàn thể loài người cùng phát triển. Không có cá nhân phát triển, không có tập thể phát triển, không có cả chủng loài phát triển. Các Mác chỉ là tay ngu ngốc, quá tin nhảm vào lý thuyết biện chứng luận của Hegel để lấy quan điểm hai mặt đối lập của xã hội mà tuyên bố bừa xã hội từ trước đến nay chỉ là xã hội đấu tranh giai cấp để chủ trương đấu tranh giai cấp là động lực tiến hóa lịch sử để nhằm đưa giai cấp vô sản, giai cấp công nhân một cách giả tạo lên làm giai cấp lãnh đạo một cách nhân danh và giả dối, giả tạo. Cái ngu muội của Các Mác chỉ là sự huyễn hoặc giai cấp một cách siêu hình vì tin nhảm, mù quáng vào lý thuyết siêu hình huyền hoặc, phi khoa học của Hegel. Nhưng vì chính sách độc tài của Lênin đã củng cố quan điểm sai lầm đó, tạo ra tầng lớp trí thức cu li dỏm là các trí thức một chiều được mệnh danh là trí thức XHCN. Cuối cùng toàn thể xã hội loài người bị quay như chóng chóng trong cái mịt mùng. Đến nỗi cuối cùng cũng đành từ giả kiểu kinh tế nhà nước tập trung giả tạo, phi hiểu quả, để quay về lại kinh tế thị trường và sự hội nhập toàn cầu. Cho nên cái khách quan, chính xác bao giờ cũng chỉ khách quan, chính xác. Còn cái gì ngụy tạo, điếu đóm của bọn trí thức, hiểu biết dỏm, cũng vẫn chỉ là ngụy tạo, phi thực tế, phi kết quả, và chỉ mang lại những tai hại cho chính nhân loại và các dân tộc nói chung. Đó là lý do tại sao những tay ăn bã luôn luôn lên án chế độ quân chủ, phong kiến, và ca ngợi chuyên chính vô sản trong suốt thời kỳ dài. Họ không biết rằng cái khách quan quá khứ không thể thay đổi được và vai trò của nó không phải không tích cực trong quá khứ. Thế nhưng khi lịch sử phát triển lên, phải cần cơ chế mới, nguyên lý mới thay vào, thế thôi. Nhưng cơ chế đó phải là cơ chế tự nhiên, hữu lý, khoa học, đó là cơ chế dân chủ tự do cho xã hội và cá nhân thật sự. Bởi chỉ cơ chế này mới thật sự làm điều kiện cho toàn xã hội và mọi cá nhân phát triển. Sự ngu tối của Mác cho rằng chỉ có giai cấp, nhất là giai cấp vô sản mới là đàu tàu của lịch sử, thực chất là sự phịa đặt, sự u mê, mà chỉ có những kẻ còn u mê, còn gian dối hơn cả Mác đối với dân tộc và nhân loại mới tôn xưng một cách bợ đỡ vì quyền lợi và danh phận ích kỷ cá nhân như là đỉnh cao của trí tuệ loài người, đỉnh cao của ý thức nhân loại. Nói chung lại, thực chất chỉ có chế độ dân chủ tự do đúng nghĩa, và kinh tế thị trường tự do đúng đắn, lành mạnh, mới là ý nghĩa cuối cùng của nhân loại, không phải cái gọi là xã hội cộng sản khoa học mà Mác đã phịa ra trong tưởng tượng một cách mê sản và ngu ngốc.

        ĐẠI NGÀN
        (06/7/12)

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Theo tôi nhận thấy đại cương ở thời đó giới cầm quyền nắm hầu như toàn bộ mọi sinh hoạt trong quốc gia và xã hội.

        Cứ xem ngày xưa con đường tiến thân duy nhất là HỌC RA LÀM QUAN ! Trong khi ngày nay tha hồ chọn lựa làm cho tư nhân hay nhà nước. Chính vì thế mà trí thức ngày xưa đã phải vào hùa với vua, lãnh chúa … mới sống được.
        Thậm chí các văn nghệ sĩ cũng sống nhờ sự bảo bọc của vua chúa, hay giáo hội Kitô giáo ở bên Âu châu.
        Cứ xem những bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng thường được vua chúa, giáo hội Kitô, dân nhà giàu đặt hàng, bởi dân thường làm sao đủ sức chi trả. Cho nên các bức vẽ một là chân dung các vị này, hai là các điển tích lấy từ kinh bổn đạo Kitô (bible), ba các chiến công của các vua chúa …

        Ở phương Tây đám giáo hội Kitô nắm chặt nhiều mặt trong xã hội ngoài lãnh vực tâm linh, như giáo dục, cứu tế xã hội, thậm chí cả chính trị và kinh tế nữa. Đám này cấu kết chặt chẽ với đám vua chúa để hà hiếp dân đen và thường sống cực kỳ xa hoa, thối nát. Chính vì thế mà Kitô giáo mới phân nhành tùm lum sau này, và để sống còn đã phải cải tổ sâu rộng nhiều phen trong giáo hội từ hai ngàn năm qua.

        Còn ở xã hội phương Đông chịu ảnh hưởng của văn minh văn hóa Trung Hoa, đã xếp hạng nho sĩ đứng hàng đầu (nhất sĩ nhì nông và coi thường giới thương buôn). Và như đã nói nho sĩ thì chỉ học để phục vụ cho giai tầng cai trị. Thất bại trong quan trường hay thi cử mới lui về dậy học (có khi kiêm luôn nghề thày thuốc, bói toán, địa lý …), mà cũng dậy theo cái gọi là sách “thánh hiền”, buộc mọi người phải coi vua quan là cha mẹ dân, buộc dân phải cúi đầu phục tùng.
        Chả thế mà Nguyễn Gia Kiểng đã chê bai, gọi đó là hạng “con cháu cô Tư Hồng”, tức con cái đĩ điếm lấy Tây; còn Phạm Thị Hoài cũng cực lực đả phá, gọi đó là “đám trí thức phò chính thống”, chả khác gì thời CS ngày nay.
        Chính cái đám nho sĩ hỏng thi hay bỏ quan trường về quê ở ẩn, hay hưu trí này là một hình thức quan lại bán chính thức ở hương thôn, bởi ảnh hưởng của họ rất lớn, có khi còn mạnh hơn các viên chức địa phương cấp làng xã, thậm chí đôi lúc còn hơn quan huyện nữa (nếu như viên quan này từng làm to trong triều đình, bởi vẫn còn tử đệ con cháu nắm giữa vai trò này nọ trong hệ thống hành chánh thời đó, hay kết hôn với đám hoàng thân quốc thích). Chả thế mà dân gian có câu: Một kẻ làm quan ba họ được nhờ !
        Cái gọi là “phép vua thua lệ làng” chỉ là một chút ngoại lệ ở một vài địa phương, không đáng kể; chứ vua chúa đã có “tay trong” để kiểm soát cả nước, từ nơi thị tứ đến thâm sơn cùng cốc.
        Đó là lý do phái theo Tây học, như nhóm Tự Lực văn đoàn ở ta, đã cực lực đả phá cấu trúc “phản dân chủ”, bởi sự cổ hủ, lỗi thời … Trước đó cụ Phan Tây Hồ đã kêu gọi chấn dân khí là thế.

        Ở Ta (cũng như Tàu) chính cái background Tống Nho ấy đó đã tạo ra một môi trường sống đầy thuận lợi cho đám độc tài toàn trị Cộng Sản phát triển; tương tự thế, ở trong Nam thời kỳ 54-75 đã đẻ ra độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, nối tiếp bằng độc tài quân phiệt, và sau cùng là CS !

        Những truyện võ hiệp kỳ tình thực ra là sản phẩm tưởng tượng của các văn sĩ Tàu thêm mắm dặm muối. Đó là biệt tài của người Tàu, cũng như biệt tài kể chuyện. Đến ngay những truyện DÃ SỬ nổi tiếng nhất, such as Tam Quốc Chí aka Tam Quốc diễn nghĩa, Anh hùng Lương Sơn Bạc … cũng chỉ chứa đựng lắm chuyện hư cấu, dựa trên chính sử rồi thêm thắt lung tung ở trong.
        Cứ xem như thời Từ Hi thái hậu có loạn Quyền phỉ (The Boxers) thì rõ bọn có võ của Tàu chả là cái quái qủi gì hết. Thường chỉ là phương Sơn Đông mãi võ, làm xiệc mua vua thiên hạ ngoài đường phố, nơi thị tứ … hơn là có giá trị thật sự. Tất cả chỉ là chuyện phóng đại quá sự thật.

        Ta xem bọn Tàu phóng đại châm cứu lên hết mức, nhưng cho đến nay châm cứu có giật được một giải Nobel Y học nào chăng ? Bởi nếu qủa thực châm cứu gây mê để mổ lớn như tim óc ruột gan phèo phổi … thì còn hay hơn ngành gây mê hồi sức Tây Y, hay nói rõ Tây y phải dẹp mẹ nói ngành này luôn. Thế nhưng thực tế ko phải dzậy.

        Rồi tranh tài ở Olmpic thế giới hay ở Á vận hội cũng chỉ thấy có môn nhu đạo (judo), thái cực đạo kiểu Đại Hàn (taiwando); còn wushu cũng chưa popular ngay ở Á vận hội, và vắng mặt hoàn toàn ở Olympic. Đã thế võ Tàu còn kém nổi tiếng hơn là Kick Box kiểu Thái Lan ngoài thực tế. Ở phương Tây lò luyện Kick Box tràn lan khắp nơi và có tổ chức nhiều giải quan trọng. Rồi chưa kể vật kiểu Nhật (sumo), kiểu cổ truyền ở phương Tây (Hy Lạp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ ….)

        Bạn xem nhiều phim và truyện Tàu nên bị “tảy não” cứ nghĩ đó là sự thật ngoài đời. Xin lỗi, hay đi vào thực tế để thấy rõ hơn nữa.
        Cái hiện nay đang được bọn chính quyền Tàu đánh phèng la quảng cáo là môn võ Thiếu Lâm Tung Sơn, xem kỹ chả khác gì một thứ làm xiệc hơn là một môn võ chính thống !
        Cá nhân tôi thấy nó còn thua xa môn võ mới sáng lập sau này của Việt Nam là VOVINAM, đã thành lập được các tổng cục thế giới, các châu lục và quốc giá khắp thế giới. Những đội Ý, Pháp cũng như một số đội ở Trung Đông là những đội mạnh, không thua gì đội Việt Nam. Đã tổ chức được những cuộc tranh tài quốc tế, và phía VN đã cố đưa vào chương trình tranh tài SEA Games, rồi Á vận hội với giấc mơ đưa luôn vào Olympic trong tương lai xa !
        Bọn CS đã cố hòa giải với đám lãnh đạo Vovinam, nhằm quảng bá ra ngoài thế giới môn võ Việt Nam này. Nói chung cả hai phía cũng có lợi và tôi cho đó là việc nên làm. Lợi hại ra sao xin để khi khác phân tích kỹ càng cho rộng đường dư luận.

        Kính cáo,
        LMC

  5. ĐẠI NGÀN says:

    XÃ HỘI DÂN SỰ – ĐÓ CHÍNH LÀ SỰ TỰ SO

    Mọi cá nhân con người đều sinh ra đời hoàn toàn bình đẳng và tự do, đó là chân lý khách quan, cơ bản, tự nhiên và tối hậu nhất đối với cá nhân và xã hội. Người nào đi đúng hay phù hợp với chân lý này là người tốt, người nào đi ngược hay không phù hợp với chân lý này là người đi nghịch lại, phản lại người khác cũng như phản lại xã hội. Đó cũng chính là nguyên tắc gọi là nguyên tắc xã hội dân sự. Bởi chỉ có xã hội dân sự mới thực chất và cốt yếu phù hợp với chính nguyên lý này. Mọi xã hội khác, như xã hội trại lính, xã hội quân sự, xã hội tổ chức độc đoán độc tài, xã hội chính trị kiểu độc đảng, xã hội phát xít kiểu mafia v.v… đều là những xã hội giả tạo, vượt ra ngoài xã hội dân sự, không còn là xã hội dân sự thực chất. Nói như thế để thấy rằng chỉ có xã hội dân sự là xã hội nguyên gốc, xã hội tiền đề cơ bản của mọi sự phát triển và hạnh phúc tự nhiên của con người. Nói cụ thể, xã hội dân sự là xã hội kinh tế, văn hóa, thực tế và thực tiển một cách khách quan tự nhiên. Mọi người sinh ra đời đều phải có sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt văn hóa mới tồn tại và thành người. Cơ sở của tất cả mọi điều đó là nguyên tắc hợp tác, nguyên tắc tổ chức theo nguyên lý hoàn toàn dân chủ, tự do của xã hội. Đó cũng chính là nền kinh tế thị trường, nền văn hóa tự do phát triển. Đó cũng chính là điều kiện để mọi ý thức, mọi tư tưởng, mọi ý thức khoa học, nghiên cứu và phát minh khoa học của cá nhân, của mỗi dân tộc, đất nước, của toàn thể nhân loại luôn luôn được phát triển tự do và đi lên không ngừng. Thế thôi, lịch sử loài người chỉ là lịch sử khách quan, hoàn toàn không theo công thức, có có nguyên tắc tiền chế, không có cơ chế hay thể chế chính trị nào mang tính tiền chế, đúc khuôn sẳn. Đó chính là sự phát triển nền dân chủ, tự do một cách văn minh, hòa hợp, khách quan, hiệu quả và đúng đắn nhất. Thế những chính Các Mác là một tay điên loạn theo kiểu trí thức, đưa ra một học thuyết để tạo ra một xã hội tiền chế không giống ai, quy tất cả xã hội khách quan vào xã hội tư sản để nhằm thiết lập một xã hội vô sản một cách hoang đường và giả tạo. Kết quả chỉ có thể tạo thành một xã hội độc tài trại lính theo đủ mọi kiểu. Đi kèm theo đó là nguyên tắc đấu tranh giai cấp một cách tưởng tượng và giả tạo, không thực tế, đã đưa lại bao nhiêu sự khốc hại trong lịch sử. Bởi vì thực thể xã hội cơ bản là thực thể sinh học. Nó phải theo những nguyên lý sinh học khách quan một cách tự nhiên. Đó là nguyên lý đấu tranh lẫn nguyên lý kết hợp và cộng tồn. Mác mê tín vào biện chứng luận của Hegel nên chỉ thấy sự đối lập, đấu tranh là độc nhất một cách giả tạo. Đó chính là sự non nớt, sự ngây ngô, sự dốt nát và sự khù khờ của Các Mác. Thế những những tay trí thức nửa mùa, điếu đóm, ở trong vòng cương tỏa và vụ lợi, đã từng nhao nhao và bô bô một cách vô trách nhiệm tưng xưng Mác như là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Kết quả là những xã hội được tổ chức theo cách độc đảng theo kiểu hệ thống kết cấu phi xã hội dân sự giống như trại lính một cách giả tạo. Tất cả mọi cá nhân đều hành vi theo một sách, nói theo một cách, suy nghĩ theo môt cách. Đó chính là thực tế của những xã hội trước đây gọi là phe xã hội chủ nghĩa, phe Liên Xô, Trung Quốc. Đó là các hình ảnh thời Stalin, thời Mao Trạch Đông, thời Pôn pốt v.v… Ngày nay toàn bộ xã hội kiểu trại lính muôn màu, bị lãnh đạo hóa theo kiểu độc tài độc đoán của cách giáo điều đó đã hoàn toàn sụp đổ. Cả thế giới Đông Âu cũ và nước Liên xô cũ ngày nay đều trở về với xã hội theo cách dân chủ tự do bản nguyên tự nhiên, đó chính là xã hội dân sự. Nên nói tóm lại, chỉ có xã hội dân sự phát triển mới có sự sáng tạo phát triển về mọi mặt, bởi vì chính nguyên lý dân chủ, tự do mới được hoàn toàn đáp ứng. Cho nên, nếu ngày nay những xã hội nào chưa được trả về lại với xã hội dân sự, tức xã hội khách quan tự nhiên, trong tính cách dân chủ tự do về bầu cử, về đảng phái, về mọi sinh hoạt xã hội, đời sống, văn minh, văn hóa khác nhau, thì đó chẳng qua chỉ là những tàn dư còn lại của xã hội phản dân sự, phi dân sự mà chính hệ thống mác xít lênin thời Liên xô cũ vẫn còn chưa chuyển hướng hay còn chưa được giải quyết.

    Võ Hưng Thanh
    (04/7/12)

Phản hồi